Bạn đang xem bài viết Vị Trí Đặt Cây Thiết Mộc Lan Và Cách Chăm Sóc Cây Thiết Mộc Lan được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Avwg.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cách chăm sóc cây thiết mộc lanĐể chăm sóc tốt cây thiết mộc lan chẳng có gì khó, các bạn chỉ cần lưu ý một số vấn đề sau:
Về vị trí đặt cây thiết mộc lan: cây thiết mộc lan là cây chịu được nắng, cũng có thể sống trong bóng râm. Khi ở môi trường nắng gắt lá cây thường hơi vàng. Nếu môi trường nắng dịu thì lá cây xanh với các sọc vàng khá nổi bật. Nếu ở môi trường trong nhà ít nắng thì lá cây xanh hơn nhưng màu vàng của sọc lại không tươi bằng ở ngoài nắng. Do đó, vị trí đặt cây thích hợp để cây phát triển tốt là đặt trong nhà hoặc đặt ở nơi có nắng không quá gắt như trong mái hiên. Còn nếu bạn trồng cây ngoài trời thì nên trồng ở những nơi có bóng nắng vào buổi trưa chiều là tốt nhất.
Về đất trồng & phân bón: thiết mộc lan có thể chịu hạn và sống tốt ở nơi đất bạc màu. Nhưng thiết mộc lan có thể bị chết do úng nước, vì thế bạn nên trồng thiết mộc lan trong đất có khả năng thoát nước tốt là đủ. Khi thấy đất trở nên cứng, không thấm nước thì nên thay đất cho cây. Cùng với đất, bạn có thể bón thêm các loại phân giúp cây ra lá như phân NPK mỗi tháng 1 lần.
Về nước tưới & độ ẩm: thiết mộc lan trồng ngoài trời có thể chịu hạn hàng tháng trời mà không cần tưới. Bạn để ý sẽ thấy nhiều gia đình để chậu thiết mộc lan ở ngoài vỉa hè vì cây cao ngồng không còn thích hợp trồng trong nhà. Mặc dù không chăm bón, nắng gắt suốt nhưng cây chỉ xơ xác, lá hơi bị vàng nhưng vẫn sống rất tốt. Do đó, khi trồng thiết mộc lan, các bạn có thể quên không tưới cả tuần nhưng đừng tưới nhiều vì tưới nhiều tỉ lệ cây bị úng chết rất cao. Tốt nhất 1 tuần hoặc 10 ngày tưới 1 lần là đủ. Nếu trời mưa ẩm thì có thể giãn ra 2 tuần tưới 1 lần hoặc đợi đất trong chậu cây thật khô mới tưới.
Về phòng trừ sâu bệnh: thiết mộc lan gần như không có sâu bệnh hại. Khi trồng các bạn chỉ cần để ý lượng nước tới phù hợp là đủ. Nếu tưới nhiều cây bị úng sẽ dẫn đến tình trạng bị vàng lá.
Bên cạnh các lưu ý trên, các bạn nếu trồng cây trong nhà thì nên cho cây ra ngoài trời mỗi tuần 1 lần vào buổi sáng để cây hồi phục khả năng quang hợp. Nếu bạn thấy cây to khó di chuyển thì nên đặt cây ở trong nhà nơi có nắng chiếu vào là tốt nhất. Vị trí này sẽ giúp bạn không phải cho cây đi tắm nắng hàng tuần mà cây vẫn phát triển tốt.
Vị trí đặt cây thiết mộc lan hợp phong thủy
Đặt cây thiết mộc lan trong phòng khách ngay sau cửa ra vào: vị trí này giúp hút tài lộc vào nhà một cách mạnh mẽ. Vị trí này cũng rất gọn gàng và là một vị trí đặt cây trang trí rất phù hơp cho hầu hết mọi phòng khách.
Đặt cây thiết mộc lan ở phù hợp với mệnh của gia chủ: các bạn hãy xem bảng tra cung phi bát trạch sẽ thấy ngay mỗi người theo cung phi bát trạch đều có 3 điểm cơ sở là cung, mệnh và hướng. Bạn hãy xem bạn hợp với hướng nào thì đặt thiết mộc lan ở hướng đó, đây là một mẹo đơn giản nhưng lại hiệu quả để chọn hướng đặt cây phong thủy.
Đặt thiết mộc lan ở góc tụ tài, tụ khí trong phòng khách: trong phòng thường có góc tụ khí chính là góc chéo với cửa ra vào với điều kiện góc này phải kín. Tụ khí trong phong thủy rất quan trọng nó được coi là cơ sở khi bố cục phong thủy cho ngôi nhà, khí tụ thì vượng, khí tán thì vong. Do đó, nơi tụ khí trong phòng khách còn gọi là góc tụ tài, bạn chỉ cần đặt cây phong thủy vào đây để tăng khả năng tụ khí thì tài lộc chắc chắn sẽ nhiều. Dù vậy, không phải lúc nào cũng đặt được cây thiết mộc lan ở vị trí này mà còn phải xét theo hướng. Góc tụ khí ở hướng đông, đông nam, nam thì đặt cây thiết mộc lan xanh rất tốt. Góc tụ khí ở hướng tây nam hoặc hướng tây thì đặt cây thiết mộc lan lá sọc vàng.
Cách Chăm Sóc Cây Cẩm Nhung Đúng Cách Tại Nhà
Cây cẩm nhung là cây cảnh rất dễ trồng. Để trồng cây cẩm nhung các bạn chỉ cần chuẩn bị đất trồng nhiều mùn thoát nước tốt. Khi chăm sóc cây, các bạn cũng chỉ cần lưu ý đặt cây nơi mát mẻ, tưới đủ nước là cây sẽ xanh tốt quanh năm. Trong bài viết này, Nông nghiệp Online (NNO) sẽ hướng dẫn cách chăm sóc cây cẩm nhung đúng cách tại nhà để các bạn luôn có những chậu cây cẩm nhung xanh tốt quanh năm.
Cách chăm sóc cây cẩm nhung đúng cách tại nhàĐể chăm sóc cây cẩm nhung rất đơn giản, các bạn lưu ý đất trồng cần thoát nước tốt, tưới nước đầy đủ, xịt ẩm cho cây, bón phân định kỳ và lưu ý nếu có sâu bệnh thì xử lý ngay. Cụ thể như sau:
Đất trồng: cây cẩm nhung không kén đất nhưng nếu đất bị úng nước thì rất dễ bị thối rễ và chết cây. Do đó, các bạn cần lưu ý đất trồng cây phải tơi xốp, thoát nước tốt. Nếu có thể, bạn hãy trộn thêm phân hữu cơ ủ hoai mục, trấu ủ hoai mục hoặc một ít sỏi nhỏ để tăng độ tơi xốp cho đất. Trường hợp đất bị bạc màu trở nên cứng, không thấm nước thì cần thay đất cho cây ngay.
Phân bón: cây cẩm nhung trồng trong nhà nên hấp thụ dinh dưỡng khá ít. Ngoài ra, cây cẩm nhung là cây cảnh chơi lá nên tốt nhất các bạn bón phân NPK cho cây. Phân NPK sẽ giúp cây ra lá tốt và đẹp hơn. Tất nhiên, nếu có thể thì bạn nên bón bổ sung phân vi sinh và phân hữu cơ để cung cấp đầy đủ vi lượng cho cây.
Nước tưới: vấn đề nước tưới là vấn đề rất quan trọng. Nếu tưới nước không đủ cây sẽ bị thiếu nước dẫn đến héo cây. Nếu tưới nước nhiều cây có thể bị úng chết. Để tưới nước cho cây đúng, đủ, các bạn nên kiểm tra đất trồng cây khô hẳn rồi mới tưới. Khi tưới thì nên tưới chậm để đất ngấm đủ nước. Khi thấy nước chảy ra ở dưới lỗ thoát nước ở đáy chậu thì dừng không tưới nữa. Nếu bạn vẫn lo tưới không đúng cách thì 3 ngày tưới 1 lần hoặc khi thấy cây có dấu hiệu hơi héo lá thì tưới cho cây.
Ngoài ra, bạn nên dùng bình xịt để xịt lên lá cây giúp cây tăng độ ẩm. Nếu bạn xịt lá hàng ngày và thời tiết không quá nắng nóng thì 1 tuần mới cần tưới nước cho cây 1 lần. Nếu trời nắng nóng thì bên cạnh việc xịt nước khoảng 3 – 4 ngày bạn tưới 1 lần là được.
Ánh sáng: cây cẩm nhung là cây ưa bóng, nếu trồng ngoài trời thì bạn nên trồng ở vị trí có bóng nắng hoặc dưới tán cây. Nếu trồng trong nhà thì cũng nên đặt ở nơi không bị nắng gắt chiếu vào là được.
Nhiệt độ: cây cẩm nhung ưa nhiệt độ mát mẻ và cũng ưa ẩm. Do đó, khi nhiệt độ nắng nóng hoặc cây đặt cạnh nguồn nhiệt cây rất dễ bị héo. Bạn nên đặt cây ở nơi thoáng mát trong khoảng 15 – 27 độ C cây sẽ phát triển tốt nhất.
Không khí: cây cối cần không khí thoáng đãng mới phát triển tốt được. Do đó, bạn nên lưu ý nơi đặt cây cẩm nhung cần phải thoáng khí. Bên cạnh đó, mỗi tuần bạn cho cây ra ngoài trời vào buổi sáng sớm để cây hồi phục sức sống thì cây sẽ luôn phát triển tốt. Nếu cây đặt trong phòng bí khí thì dù bạn chăm sóc tốt nhưng cây sẽ kém phát triển và chết dần.
Một vài nguyên nhân khiến cây chết do chăm sóc sai cách
Đất trồng bạc màu: đất bạc màu sẽ hút nước kém dẫn đến đất không ngấm nước dù bạn tưới nhiều. Khi đất bạc màu thường cây sẽ không hút được nước và dinh dưỡng nên cây còi cọc, suy yếu và chết dần.
Bón phân quá nhiều: việc bón phân cho cây sẽ giúp cây phát triển tốt hơn nhưng nếu bạn bón phân sai cách thì có thể khiến cây bị chết. Các loại phân hóa học như phân NPK,
: việc bón phân cho cây sẽ giúp cây phát triển tốt hơn nhưng nếu bạn bón phân sai cách thì có thể khiến cây bị chết. Các loại phân hóa học như phân NPK, phân đạm hay phân kali nếu bón quá nhiều với lượng đậm đặc cây có thể bị chết.
Tưới quá nhiều nước: nhiều bạn sợ cây thiếu nước nên tưới cho cây hàng ngày. Việc tưới cho cây hàng ngày sẽ khiến đất trồng bị ẩm ướt trong thời gian dài. Điều này khiến các loại vi sinh vật có hại phát triển trong đất và còn khiến cây bị thối rễ dẫn đến chết cây.
Vị trí đặt cây không thích hợp: cây cẩm nhung là cây ưa bóng không chịu được nắng gắt. Nhiều bạn đặt cây ở cửa sổ ngay vị trí có nắng chiếu vào buổi trưa chiều, nắng gắt khiến cây bị mất nước, khô héo và cháy lá.
Môi trường không có không khí lưu thông: như đã nói ở trên, cây trồng trong nhà thường có ít nắng và bị bí khí nên cây phát triển khá chậm. Nếu bạn không thường xuyên đưa cây ra ngoài vào sáng sớm để cây hồi phục thì cây sẽ phát triển chậm, suy yếu và chết dần mà không rõ nguyên nhân.
Cây Hồng Môn: Ý Nghĩa Phong Thủy, Cách Trồng Và Chăm Sóc
Cây hồng môn là cây gì?
Đặc điểm cây hồng mônCây hồng môn là loại cây lâu năm, thường mọc thành bụi và có sức sống rất khỏe. Cuống lá có hình trụ, chiều cao từ 30 – 60 cm. Lá cây lớn và có hình trái tim xanh đậm, lá non sẽ có màu nhạt hơn tỏa khắp bụi cây. Cây hồng môn ra hoa quanh năm, hoa của cây mọc thành cụm dài và đính trên mo hoa. Mo hoa thường có màu hồng, đỏ và có hình trái tim.
Cây có vẻ ngoài rất đẹp nhưng không nên trồng trong nhà có trẻ nhỏ hoặc thú cưng. Vì cây hồng môn thuộc họ ráy nên hầu hết bộ phận trên cây có độc, bạn không cần phải quá lo lắng vì lượng độc không đủ để gây mất mạng. Nếu tiếp xúc tay chân thì chỉ có cảm giác ngứa nhưng nếu nuốt phải sẽ dẫn đến đau, rát môi, cuống lưỡi hay cổ họng.
Phân loại cây hồng mônCây hồng môn là loại cây cảnh được dùng để trang trí trong nhà, văn phòng, bàn làm việc giúp tạo không gian xanh mát, thanh lọc không khí và các khí độc hại như formaldehyde, xylene, toluene, và ammoniac.
Không chỉ vậy, nhờ có lá cây hình trái tim và những bông hoa đỏ sặc sỡ mà loài cây này cũng được các cặp đôi mua làm quà tặng cho nhau như một lời hứa về tình yêu đậm sâu.
Tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý rằng thân cây hồng môn có chứa độc tố Calcium oxalate và Asparagine có thể gây bỏng rát cổ họng, ruột, dạ dày nếu trẻ nhỏ ăn phải.
Trong tiếng Trung, “màu hồng” là màu của sự “may mắn” và “môn” tượng trưng cho “gia môn phú quý”, do đó nhiều gia đình trồng hồng môn trong nhà với hy vọng mang lại may mắn, tài lộc cho bản thân và gia đình của mình.
Trong tình yêu, bởi hình trái tim màu xanh của lá cây và màu đỏ của mo hoa đều mang ý nghĩa tình yêu chân thành và nồng cháy, nên bạn hoàn toàn có thể tặng một chậu hồng môn cho nửa kia của mình, sẽ rất cảm động đấy.
Đối với những người đang kinh doanh, nên đặt một chậu hồng môn nơi bàn làm việc của mình hoặc quầy lễ tân của công ty. Không những để trang trí cho khu vực làm việc rực rỡ hơn, mà còn có tác dụng như “mèo thần tài” vẫy gọi sự thuận lợi và tài lộc đến rất hiệu quả.
Khi trồng một chậu cây hồng môn trong gia đình sẽ có tác dụng lọc khí rất hiệu quả, lá của cây hấp thụ được nhiều bụi bẩn cũng như là những nguồn năng lượng tiêu cực của không gian sống và trả lại bầu không khí trong lành cho gia đình bạn.
Tuy nhiên, mệnh Hỏa cũng là những người khá nóng nảy và thiếu kiên nhẫn, vì vậy việc sở hữu một chậu cây hồng môn có ý nghĩa mang lại nhiều may mắn và sắc xanh của cây sẽ giúp “kiềm chế” được những tính cách gây trở ngại trên con đường sự nghiệp cũng như cuộc sống của người mang bản mệnh này.
Đối với những bản mệnh khác trong Ngũ hành vẫn có thể sở hữu cho mình một chậu cây hồng môn, tài lộc và may mắn của bạn cũng sẽ tiến tới không kém những người mệnh Hỏa.
Cách trồng cây hồng mônĐể trồng loại cây này phát triển tốt nên sử dụng đất giàu dinh dưỡng như phù sa, các loại đất thoát nước tốt và tơi xốp, có thể trộn nhiều loại như phân chuồng, xơ dừa,… tạo nên loại đất dinh dưỡng cho cây, nên rải thêm một lớp đá ở mặt trên của đất trồng, vừa mang lại thẩm mỹ mà còn hạn chế được hơi ẩm thoát ra.
Sau khi chọn giống cây con hồng môn ưng ý, đặt cây vào chậu và tưới nước đầy đủ cho cây, nên đặt cây con tại nơi có bóng mát, cây con sẽ bắt đầu ra rễ nhiều hơn và phát triển như bình thường.
Khi hồng môn đủ lớn thì bạn có thể trồng cây trong nước, nên sử dụng bình thủy tinh để bạn có thể dễ dàng quan sát và phát hiện nếu cây gặp vấn đề gì. Cố định cho phần rễ luôn ngập trong nước và thay nước mỗi tuần một lần để đảm bảo sự phát triển tốt nhất của cây.
Hồng môn thường được nhân giống từ phương pháp chiết cành. Nên chọn những cây mẹ khỏe mạnh và được trồng trên 4 tháng, bạn dùng dao để tách sát gốc cây con và sử dụng lá bèo tây để bó lại rồi ươm đến khi cây con ra thêm rễ mới rồi hãy trồng cây con vào chậu mới.
Cách chăm sóc cây hồng mônTưới nước: Hầu hết các loại cây sẽ chết nếu thiếu nước, vì vậy nên tưới cây thường xuyên. Đối với cây hồng môn chỉ cần cung cấp từ 100 – 200 ml nước, hay tầm ¾ chậu cây. Nên tưới 1 tuần 1 lần vào mùa lạnh và 2 lần 1 tuần vào mùa khô. Không nên tưới quá nhiều nước vì sẽ làm cây bị úng rễ.
Nhiệt độ: Nhiệt độ phù hợp để cây sống tốt khoảng từ 15 đến 30 độ C. Không nên để cây trực tiếp dưới ánh mặt trời vào buổi trưa nắng gắt vì cây sẽ rất dễ bị bỏng. Những không gian mát mẻ có điều hòa sẽ là môi trường thích hợp cho cây.
Ánh sáng: Nên để cây ở vị trí có thể hấp thụ được ánh nắng mặt trời, tốt nhất nên vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn. Cây vẫn có thể sống tốt ở các ánh đèn nhân tạo như đèn điện hoặc đèn huỳnh quang.
Advertisement
Bạn có thể dễ dàng tìm mua cây hồng môn tại các cửa hàng cây cảnh uy tín trên toàn quốc với giá khoảng 180.000đ – 300.000đ/1 cây. Bên cạnh đó giá bán còn có thể tùy thuộc vào loại và thời điểm bán, có chậu trồng hoặc không có chậu trồng cây. Do đó khi mua bạn nên tìm hiểu và liên hệ với chủ shop để được biết thông tin chi tiết về giá cụ thể hơn.
Cây Hạnh Phúc Có Hoa Không? Cách Chăm Sóc Cây Hạnh Phúc Ra Hoa
Cây hạnh phúc có ra hoa không? Ý nghĩa của hoa cây hạnh phúc
Cây Hạnh Phúc thuộc loài thân gỗ, được sử dụng làm cây cảnh nội thất, cây cảnh trang trí nhà ở. Cây hạnh phúc sẽ ra hoa vào mùa xuân hoặc mùa hè trong năm và hoa thường có màu trắng ngà.
Hoa mang ý nghĩa tượng trưng cho hạnh phúc, sự viên mãn, sung túc. Cũng vì là loài cây mang ý nghĩa hạnh phúc, ngày nay cây không chỉ được trồng trong phạm vi nhà ở mà còn được dùng trang trí không gian công cộng như siêu thị, công viên, sân bay… Cái tên ý nghĩa của cây đem lại cho người sở hữu và những người xung quanh cảm giác ấm áp và kết nối với nhau.
Hạnh Phúc toát ra ý nghĩa từ tên gọi. Cây là biểu tượng của hạnh phúc, sự viên mãn, đầm ấm. Cây toát ra ý nghĩa từ hình dáng cây to cao, vững chãi cùng với kết cấu lá hình trái tim.
Bên cạnh ý nghĩa về hạnh phúc, thứ mà con người vẫn luôn tìm kiếm trong cuộc sống thì Hạnh Phúc còn tạo nên sự sang trọng, uy nghiêm, tạo vận khí tốt cho gia chủ.
Đặc điểm nhận dạng của cây hạnh phúc
Cây Hạnh Phúc (tên khoa học là Alpinia Purpurata) thường gọi là cây gừng kiểng. Đây là một loài cây đẹp mang nhiều ý nghĩa tốt lành. Cây mang đến hạnh phúc, niềm vui, sức khỏe cho gia chủ nên nó mới có cái tên đẹp như vậy.
Hạnh Phúc là cây cảnh để bàn thân gỗ với kích thước khá nhỏ bé chỉ từ 20cm – 30cm. Cây Hạnh Phúc là cây có những tán lá xanh tốt, màu xanh của niềm tin và hy vọng.
Cây Hạnh Phúc không quá đặc biệt về hình dáng và màu sắc nhưng cũng có lẽ vì cây đã mang lại nhiều niềm vui, hạnh phúc cho những người trồng nó nên cây mới có cái tên đẹp như vậy.
Cây rất thích hợp trồng trong văn phòng, ở những nơi có không gian rộng rãi, thoáng mát. Bạn cũng có thể đặt chúng ở hành lang, trong phòng ngay cạnh cửa sổ… nơi bạn có thể nhìn ngắm và chăm sóc mỗi ngày. Không chỉ riêng Việt Nam ta mà cả những nước như Nhật Bản và Trung Quốc cũng rất chuộng loại cây này.
Cách chăm sóc cây hạnh phúc ra hoa
Cây hạnh phúc thường được trồng chủ yếu bằng phương pháp giâm cành. Khi giâm cành từ cây lớn đủ thời gian, cành đã sinh rễ thì tiến hành cưa tách khỏi cây mẹ và trồng vào chậu hoặc trồng trực tiếp trên đất vườn.
Khi cưa cần thao tác dứt khoát và nhanh chóng, hạn chế thấp nhất sự tổn thương đến cây mẹ. Trường hợp trồng cây trong chậu cần chú ý hạn chế chiều cao cây khi giâm cành. Đường kính cây phải đạt từ 10 – 12cm.
Muốn Cây Hạnh Phúc sinh trưởng và phát triển và nở hoa, bạn cần chăm sóc cây theo quy trình, tuân thủ đúng chế độ ánh sáng, nước tưới và phân bón cho cây, cụ thể như sau:
Ánh sáng
Ánh sáng giúp cây quang hợp tạo chất hữu cơ cấu tạo nên bộ phận của cây, cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cây. Cây Hạnh Phúc ưa ánh sáng, tuy nhiên khi đưa vào trong phòng dưới ánh sáng đèn điện có dây tóc, đèn huỳnh quang cây vẫn có thể quang hợp, sinh trưởng bình thường.
Ở những nơi thiếu ánh sáng, cây có xu hướng vươn cao để hướng sáng, lá chuyển mầu xanh nhạt hoặc xanh vàng không còn mầu xanh đặc trưng do diệp lục được hình thành ít, bị phân huỷ nhiều trong điều kiện thiếu sáng, thân cây nhỏ bé, mềm lướt vươn dài.
Nước
Nước chiếm hàm lượng lớn trong cây từ 70 – 90 % khối lượng cây, tham gia cấu tạo chất nguyên sinh của tế bào để cấu tạo cơ quan bộ phận cây. Nước giúp hoà tan, vận chuyển các chất trong cây, tham gia các quá trình sinh lý, quá trình thoát hơi nước.
Nếu thiếu nước cây bị héo, ảnh hưởng đến quá trình sống của cây (quang hợp, hô hấp…). Thừa nước làm cây mềm yếu, giảm sức chống chịu với bệnh hại. Vì vậy cần cung cấp đầy đủ, kịp thời nhu cầu nước cho cây.
Đất trồng
Nên chọn loại đất trồng thoáng khí, tơi xốp, có khả năng thoát nước cao để thích hợp với cây
Nguồn Gốc, Ý Nghĩa, Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Lan Cẩm Cù Đúng Kỹ Thuật
Nguồn gốc và đặc điểm hoa lan cẩm cù?
Hoa lan cẩm cù hay còn gọi là lan anh đào, có nguồn gốc xuất xứ từ vùng Đông Nam Á và Úc, có tên khoa học là hoa Hoya Carnosa, thuộc họ thiên lý. Lan cẩm cù được phân bố tại các đất nước vùng Đông Nam Á, Châu Đại Dương và miền nam Trung Quốc.
Loài hoa này cũng rất phát triển ở Việt Nam trải dài từ Bắc vào Nam có khoảng 40 loài và xuất hiện nhiều nhất là ở miền Trung.
Lan cẩm cù thuộc loại cây dây leo mềm dẻo, sống lâu năm, có chiều cao trung bình từ 4-7m. Lá có hình bầu dục và đầu hơi thuôn nhọn. Hoa có dạng hình cầu, nở thành chùm hình ngôi sao 5 cánh rất đẹp và có hương thơm dễ chịu. Hoa lại còn rất lâu tàn trung bình từ 7-10 ngày.
Phân loại cây lan cẩm cù Phân loại theo tên tiếng AnhCó hơn 500 loại hoa lan cẩm cù trên thế giới, người ta sẽ đặt tên của chúng bằng cách kết hợp từ tên chung là Hoya + tên riêng. Nhưng với số lượng nhiều như vậy thì việc phân loại, nhận biết theo tên tiếng Anh cũng khá vất vả.
Phân loại theo màu hoaĐây là cách phổ biến và dễ dàng nhất, chỉ cần quan sát thấy màu của cánh hoa là gì và phân loại chúng theo màu sắc như hoa lan cẩm cù màu đỏ, vàng, tím, trắng,… Với cách này bạn sẽ dễ phân loại được ngay cả khi không biết tên.
Phân loại theo hình dáng hoaĐể chi tiết, dễ phân biệt hơn nữa thì nhiều người kết hợp phân loại theo màu sắc với hình dáng hoa. Sẽ có loại hoa cẩm cù hình cầu, hình chén hoặc hình tên lửa,…
Phân loại theo hình dáng láHoa lan cẩm cù có nhiều hình dáng lá, nhưng phổ biến nhất là hoa lan cẩm cù lá hình trái tim. Vì hình dáng lá trái tim rất ấn tượng, nên được nhiều bạn trẻ dùng làm quà tặng cho bạn bè, người yêu,…
Ngoài ra còn có các loại lá dài, lá cứng, cũng có những loại có lá biên vàng, kẻ biên,…
Ý nghĩa hoa lan cẩm cùHoa lan cẩm cù mang đến ý nghĩa yêu thương, tượng trưng cho sự tròn đầy viên mãn, nên rất phù hợp để bạn tặng cho những người thân yêu quý của mình vào các dịp đặc biệt.
Hoa lan có nhiều ý nghĩa trong dịp Tết cổ truyền Việt Nam, mang lại sự may mắn về mặt phong thủy giúp thu hút tài lộc và đem lại may mắn trong cuộc sống cho gia chủ, nên rất thích hợp để trang trí trong nhà.
Công dụng của hoa lan cẩm cù đối với đời sốngHoa lan cẩm cù thường được mọi người dùng để trang trí vì nó có hình dáng màu sắc hoa đa dạng.
Ngoài ra, cây lan cẩm cù còn được sử dụng để chữa các loại bệnh như viêm phổi nhẹ, viêm phế quản, viêm kết mạc… vì các bộ phận của cây đều phủ sáp, thân và lá chứa một lượng sterol glucoside là hoyin (0.76-0.832%)
Cách trồng và chăm sóc cây lan cẩm cùCách trồng lan cẩm cù không quá phức tạp, bạn quan tâm tới các yếu tố như nhân giống, tưới nước và trừ sâu bệnh
Lan cẩm cù có thể nhân giống theo cách giâm cành hoặc chiết cành:
Đối với nhân giống từ hạt: Bạn cần chọn hạt khi trái chín già và tách chúng làm đôi bảo quản trong bao nylon.
Khi đã có hạt giống thì bạn đem hạt đi gieo, nên chọn loại đất có độ tơi xốp và giàu chất dinh dưỡng. Bạn nên chọn những nơi râm mát để cây có điều kiện phát triển tốt nhất.
Nhân giống từ lá, cành, thân: Thay vỉ để trái chín già bạn có thể chọn cách là dùng lá và thân già dăm xuống đất, sử dụng thuốc kích thích để nhanh ra rễ. Đây là một cách trồng lan cẩm cù vô cùng hiệu quả
Bí quyết chăm sóc lan cẩm cù bạn chỉ cần chú ý tới việc tưới, bón phân, ánh sáng vừa đủ để cây phát triển tốt
Tưới nước cho cây: Lan cẩm cù là loại cây ưa độ ẩm cao chịu hạn tốt, bạn nên tưới nước cho cây 1 lần/ tuần. Bạn có thể linh hoạt tưới nước cho cây theo mùa để đảm cây có độ ẩm tuyệt đối, đặc biệt chậu cây cần có lỗ thoát nước tránh bị ngập úng.
Bón phân để cây phát triển: Đối với lan cẩm cù tốt nhất bạn chỉ nên bón phân cho cây 1,2 lần/tháng. Vì lan cẩm cù không nên bón quá nhiều phân, cây có thể xót mà chết hoặc ức chế sự ra hoa của cây. Để cây có thể phát triển ổn định bạn chỉ nên bón ở mức độ vừa đủ.
Về ánh sáng: Lan cẩm cù là loại ưa ánh sáng tán xạ. Nên chọn một nơi có lượng ánh sáng vừa đủ để cây có thể quang hợp và ra hoa điển hình như ban công hoặc tán mái được che lưới sẽ rất thích hợp để cây có đủ ánh sáng để phát triển.
Advertisement
Phòng trừ sâu bệnh: Loại lan này rất ít bị sâu hại tấn công nếu có cũng chỉ là các loại rệp. Nếu cây nhà bạn bị nhiễm rệp thì hãy mua các loại thuốc đặc trị phun trực tiếp lên lá sẽ ngăn ngừa rệp rất hiệu quả, nhưng chỉ nên dùng với một lượng vừa phải.
Mua cây hoa lan cẩm cù ở đâu? Giá bao nhiêu?Cây Bách Tán: Ý Nghĩa, Hình Ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà
Cây bách tán là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa cây bách tán
Cây bách tán hay cây tùng bách tán, hoặc cây vương tùng, có tên khoa học là Araucaria excelsa. Chúng thuộc họ Araucariaceae – Bách tán, có nguồn gốc từ New Caledonia – quốc đảo nằm ở phía nam Thái Bình Dương và phía đông châu Úc, Nam Mỹ, Úc, New Zealand,…
Ở Việt Nam, bạn có thể tìm thấy cây bách tán ở các vùng núi Tây Bắc và thường mọc trên các vách núi cheo leo.
Cây bách tán là một loại cây sống lâu năm, thường được tìm thấy ở những nơi có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như trong rừng hay ven biển.
Ý nghĩa phong thủy của cây bách tánTheo phong thủy, cây tùng bách tán là biểu tượng của lối sống ngay thẳng, ngoan cường và bất khuất, chúng luôn mạnh mẽ vươn mình, dù cho có sống trên những môi trường khắc nghiệt, những địa hình hiểm trở một cách phi thường.
Cây bách tán còn được coi là biểu trưng cho mùa đông, vì nó vẫn hiên ngang phát triển dù cho có lạnh giá, thiếu nước và dinh dưỡng. Loại cây này cũng thường được nhiều người chọn để trồng lên phần mộ của người thân, với ý nghĩa dù đã khuất thì họ vẫn sống mãi trong lòng người nhà.
Đặc điểm của cây bách tánCây bách tán thuộc loại cây gỗ thường xanh mọc thẳng đứng, nếu mọc ngoài tự nhiên thì có thể cao đến 50m, với đường kính khoảng 40-60cm. Còn nếu là cây cảnh bonsai thì chỉ cao khoảng 1-2m. Thân thường khá xù xì và có vảy nhỏ dần khi lên cao.
Lá cây tán khá rộng khoảng 5-10cm, có màu xanh nhạt và đậm dần theo thời gian. Giống với cây thông, hoa (nón) của bách tán có màu trắng vàng, thường nở vào tháng giêng hoặc tháng 2 âm lịch.
Cũng giống như những người anh em họ khác, quả của cây bách tán khá đặc trưng, có hình cầu và nhiều mắt. Màu xanh lúc còn non, và dần chuyển sang màu nâu đậm, rồi rụng.
Tác dụng của cây bách tánCây bách tán không chỉ có công dụng trang trí, làm đẹp không gian sống mà còn có tác dụng xua đuổi tà khí, mang lại sự bình yên, an lành cho con người.
Bên cạnh đó cây bách tán còn được trồng để lấy gỗ, phục vụ cho xây dụng và làm đồ mỹ nghệ.
Cách trồng và chăm sóc cây bách tán Cách trồng cây bách tán tại nhàTrồng cây bách tán bằng phương pháp giâm cành hoặc chiết cành. Lưu ý, bạn phải chiết và giâm ngọn thân chính thì cây mới thẳng và phát triển tốt.
Nếu muốn nhanh hơn, bạn có thể mua cây giống tại các vườn ươm, cửa hàng bán cây giống hay mua online qua các trang web chuyên bán cây giống, cây cảnh.
Cách chăm sóc cây bách tán
Cây tùng bách tán ư nắng và chịu hạn tốt, vì thế bạn hay trồng cây ở nơi có nhiều ánh sáng.
Bạn chỉ cần tưới nước trung bình 1 lần/ngày là đủ ẩm cho cây.
Tường xuyên cắt tỉa cành để tạo tán cho cây phát triển tốt, đồng thời loại bỏ những cành lá bị gãy, héo hay vàng úa.
Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây bách tánNhư nói ở trên thì cây bách tán khá dễ sống, tuy nhiên cũng có một số lưu ý sau đây:
5 hình ảnh đẹp về cây bách tán
Cập nhật thông tin chi tiết về Vị Trí Đặt Cây Thiết Mộc Lan Và Cách Chăm Sóc Cây Thiết Mộc Lan trên website Avwg.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!