Xu Hướng 10/2023 # Tiêm Phòng Viêm Gan B Cho Trẻ Mấy Mũi Để Phòng Ngừa Bệnh Hiệu Quả? # Top 17 Xem Nhiều | Avwg.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Tiêm Phòng Viêm Gan B Cho Trẻ Mấy Mũi Để Phòng Ngừa Bệnh Hiệu Quả? # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Tiêm Phòng Viêm Gan B Cho Trẻ Mấy Mũi Để Phòng Ngừa Bệnh Hiệu Quả? được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Avwg.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tiêm phòng viêm gan B cho trẻ mấy mũi? Không tiêm đủ mũi trẻ có bị sao không? Trẻ có thể không tiêm phòng không? Đây là những câu hỏi được nhiều mẹ đặt ra trước sự lo lắng về một trong những căn bệnh dễ lây truyền cho trẻ. Thực tế, việc tiêm phòng đầy đủ luôn là giải phảp tối ưu, giúp ngăn ngừa nguy cơ trẻ bị lây nhiễm.

1. Căn bệnh viêm gan B có nguy hiểm cho trẻ không?

Viêm gan B là căn bệnh truyền nhiễm do virus siêu vi B (HBV) gây ra – Ảnh Internet

Viêm gan B, hay còn gọi là viêm gan siêu vi B, là căn bệnh truyền nhiễm do virus siêu vi B (HBV) gây ra, lây truyền qua các đường từ mẹ sang con, quan hệ tình dục, truyền máu, hoặc do tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh. Trong đó, 2 con đường dễ lây truyền nhất là từ mẹ sang con và tiếp xúc với người thân trong gia đình, hoặc những người bị nhiễm bệnh.Đặc biệt, trẻ là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh này nhất, vì sức đề kháng của trẻ yếu hơn so với người lớn. Thế nên, việc tiêm phòng viêm gan B là biện pháp giúp tăng sức đề kháng để chống lại sức mạnh của các virus gây bệnh.

Trẻ bị nhiễm viêm gan siêu vi B có thể không xuất hiện những biểu hiện rõ rệt, với những trường hợp này, trẻ có thể tự hồi phục. Nếu bệnh chuyển biến cấp tính hoặc mãn tính, khi đến độ tuổi trưởng thành, có thể gây ra các biến chứng nặng hơn, như xơ gan hay ung thư gan, đây là 2 trong số những nguyên nhân có tỷ lệ cao khiến trẻ tử vong.

Vì vậy, tiêm vắc xin phòng viêm gan B ở những năm đầu đời là giải pháp tối ưu để bảo vệ sức khỏe của bé yêu. Tuy nhiên, việc làm này chỉ mang lại hiệu quả tối đa khi trẻ được tiêm sớm và đủ số mũi theo lịch tiêm chủng quốc gia.

2. Trẻ cần được tiêm phòng viêm gan B mấy mũi?

Viêm gan B hiện chưa có thuốc điều trị dứt điểm, nhưng hiện nay đã có vắc xin phòng ngừa căn bệnh này. Nếu trẻ đã được tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch, thì mẹ không cần quá lo ngại việc trẻ có nguy cơ bị nhiễm bệnh. Vậy tiêm phòng viêm gan B cho trẻ mấy mũi để đạt hiệu quả cao nhất?

Viêm gan B hiện đã có vắc xin ngừa bệnh – Ảnh Internet

Trong chương trình tiêm chủng quốc gia , các trẻ dưới 12 tháng tuổi cần đảm bảo đủ 3 hoặc 4 mũi tiêm. Một số trẻ chỉ cần tiêm đủ 3 mũi trước 12 tháng tuổi cũng đủ tạo miễn dịch để phòng bệnh.

Ở những trẻ có mẹ bị nhiễm viêm gan siêu vi B, trẻ cần được tiêm đủ 4 mũi. Bác sĩ khuyến cáo trẻ cần được tiêm mũi đầu tiên ngay sau sinh trong vòng 24h. Mũi tiêm này có tác dụng giảm 90-95% khả năng bị nhiễm bệnh. Các mũi tiêm sau đó lần lượt thực hiện khi trẻ đủ 1, 2 và 12 tháng tuổi.

Nếu mẹ không bị nhiễm bệnh, trẻ chỉ cần tiêm đủ 3 mũi vào các khung thời gian: mũi tiêm thứ nhất trong vòng 24h sau sinh, mũi tiêm thứ 2 lúc 1 tháng tuổi và mũi tiêm thứ 3 khi trẻ đủ 6 tháng tuổi. Sau 12 tháng tuổi, trẻ có thể tiêm bổ sung 1 mũi thứ 4 để nhắc lại vào lúc trẻ từ đủ 16 đến 18 tháng tuổi.

Nếu trẻ thuộc nhóm đối tượng mắc bệnh mãn tính, sinh non không đủ 2.5 kí, hoặc đang sốt, bị dị ứng, trẻ có thể bỏ qua mũi tiêm này, vì nếu được tiêm chậm hơn khoảng thời gian đó sẽ không đảm bảo hiệu lực của vắc xin.

Một số mẹ lo ngại cho sức khỏe trẻ khi phải tiêm vắc xin viêm gan B cùng các loại vắc xin phòng bệnh khác. Tuy nhiên, theo ý kiến từ các chuyên gia, điều này hoàn toàn không ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của trẻ.

Dương Tính Viêm Gan B Là Gì?

Tìm hiểu về dương tính viêm gan b là gì, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa. Đọc bài viết để hiểu rõ hơn về căn bệnh này trên Nào Tốt Nhất.

Viêm gan B là một căn bệnh viêm gan nguyên phát do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Đây là một bệnh lây truyền qua đường máu và các chất cơ bản khác. Khi một người bị nhiễm viêm gan B, virus sẽ tấn công các tế bào gan và gây viêm nhiễm. Dương tính viêm gan B là một thuật ngữ để chỉ việc một người dương tính với viêm gan B, có nghĩa là đã nhiễm virus HBV trong cơ thể.

Viêm gan B là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng của gan do virus viêm gan B gây ra. Virus này có thể lưu trú trong cơ thể một cách lâu dài, dẫn đến viêm nhiễm cấp tính hoặc viêm nhiễm mạn tính. Viêm gan B có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như xơ gan, ung thư gan và suy gan.

Viêm gan B được truyền từ người sang người chủ yếu qua các hoạt động lây nhiễm như quan hệ tình dục không an toàn, tiếp xúc với máu hoặc các chất cơ bản của người nhiễm viêm gan B. Việc sử dụng chung vật dụng cá nhân như lưỡi cạo, bàn chải đánh răng, hoặc kim tiêm cũng có thể gây lây nhiễm.

Ban đầu, người bị nhiễm viêm gan B có thể không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, sau một thời gian, các triệu chứng sau có thể xuất hiện:

Mệt mỏi và suy nhược

Suy giảm sức đề kháng

Đau nhức quanh vùng gan

Mất cảm hứng ăn

Buồn nôn và nôn mửa

Sự thay đổi màu sắc của nước tiểu và phân

Trong một số trường hợp, viêm gan B có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Các biểu hiện nghiêm trọng của viêm gan B bao gồm:

Xơ gan: sự biến đổi mô gan bình thường thành mô xơ gan, gây suy giảm chức năng gan.

Ung thư gan: viêm gan B có thể dẫn đến ung thư gan, một căn bệnh nguy hiểm và khó chữa trị.

Suy gan: viêm gan B mạn tính có thể dẫn đến suy gan, khi gan không thể hoạt động đúng cách.

Hiện tại, có một số phương pháp điều trị viêm gan B như:

Sử dụng thuốc chống viêm gan B: thuốc này giúp kiểm soát sự lây lan của virus trong cơ thể và giảm viêm nhiễm.

Tiêm vắc-xin viêm gan B: Vắc-xin viêm gan B có thể giúp phòng ngừa viêm gan B và giảm nguy cơ lây nhiễm cho những người chưa bị nhiễm.

Để phòng ngừa viêm gan B, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

Tiêm vắc-xin viêm gan B: Vắc-xin viêm gan B là phương pháp phòng ngừa hiệu quả nhất. Nó giúp cung cấp sự bảo vệ cho cơ thể chống lại virus viêm gan B.

Sử dụng biện pháp phòng ngừa lây nhiễm: Tránh tiếp xúc với máu hoặc các chất cơ bản của người nhiễm viêm gan B. Sử dụng bàn chải đánh răng, lưỡi cạo và kim tiêm cá nhân.

Dương tính viêm gan B đề cập đến tình trạng khi một người được xác định là đã nhiễm virus viêm gan B trong cơ thể. Khi một người được xét nghiệm và kết quả cho thấy có mặt của kháng thể hoặc chất gây nhiễm vi rút viêm gan B trong máu, họ được coi là dương tính viêm gan B.

Nguyên nhân chính dẫn đến dương tính viêm gan B là tiếp xúc với máu hoặc các chất cơ bản của người nhiễm viêm gan B. Để xác định dương tính viêm gan B, một bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm máu để tìm hiểu sự có mặt của chất gây nhiễm vi rút viêm gan B.

Dương tính viêm gan B không chỉ cho biết bạn đã nhiễm virus viêm gan B, mà cũng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như xơ gan và ung thư gan. Vì vậy, nó là một tình trạng cần được chăm sóc và quản lý đúng cách.

Để xác định dương tính viêm gan B, bạn cần thực hiện xét nghiệm máu. Xét nghiệm này sẽ phát hiện các kháng thể hoặc chất gây nhiễm vi rút viêm gan B trong máu của bạn.

Dương tính viêm gan B không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng nó có thể được kiểm soát và quản lý thông qua việc sử dụng thuốc và tuân thủ chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh.

Có hàng triệu khách hàng Tiềm Năng đang xem bài viết này

Bạn muốn có muốn đưa sản phẩm/dịch vụ thương hiệu của mình lên website của chúng tôi

Liên Hệ Ngay!

Ung Thư Gan: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa

Ung thư là sự tăng trưởng mất kiểm soát của các tế bào ở mô hoặc cơ quan, tạo nên khối u. Ung thư gan là sự tăng sinh không kiểm soát của các tế bào gan tạo nên khối u trong gan, hủy hoại các tế bào gan khiến gan không thể hoạt động bình thường.

Vào năm 2023, ung thư gan là ung thư có tỷ lệ mắc mới cao nhất nước ta [1].

Dựa vào nguồn gốc tế bào, ung thư gan được chia thành 2 loại chính:

Ung thư gan nguyên phát: phát triển từ các tế bào gan bao gồm ung thư biểu mô tế bào gan (hay gặp nhất), ung thư biểu mô đường mật và u nguyên bào gan (Hepatoblastoma).

Ung thư gan thứ phát: các tế bào từ vùng khác di căn đến gan.

Ung thư gan là sự tăng sinh không kiểm soát của các tế bào gan

Ung thư gan giai đoạn đầu thường tiến triển thầm lặng, không có triệu chứng đặc trưng, rất khó nhận biết. Ung thư gan giai đoạn muộn có biểu hiện rầm rộ như:

Sụt cân không rõ nguyên nhân (không do chế độ ăn uống hay luyện tập, không bị bệnh lý cấp tính nào).

Chán ăn, ăn không ngon.

Buồn nôn, nôn.

Đau âm ỉ, có cảm giác tức nặng vùng hạ sườn phải (bụng trên bên phải, dưới xương sườn).

Luôn cảm thấy mệt mỏi.

Luôn có cảm giác ngứa.

Trướng bụng, cổ trướng (bụng bè ra hai bên).

Xuất hiện vàng da, vàng mắt.

Nước tiểu sẫm màu, phân bạc màu.

Ung thư gan có dấu hiệu đau ở vùng gan (hạ sườn phải)

Gan bị tổn thương

Gan bị tổn thương, ảnh hưởng lớn đến cấu trúc của gan, làm cho các tế bào gan tăng sinh để bù lại các tế bào đã mất. Điều này có thể làm cho các tế bào gan tăng sinh mất kiểm soát.

Gen

Sự thay đổi cấu trúc của DNA do đột biến gen sẽ ảnh hưởng đến sự phân chia và chết theo chương trình của các tế bào gan.

Nếu gen kiểm soát sự chết theo chương trình bị đột biến các tế bào gan sẽ tăng sinh mất kiểm soát.

Các chất hóa học

Các chất hóa học hoàn toàn có thể làm đứt gãy, đổi đoạn, chuyển đoạn các gen thuộc DNA gây phá hủy các gen kiểm soát chức năng tế bào làm cho tế bào tăng sinh mất kiểm soát, hình thành khối u.

Tiểu đường

Người mắc đái tháo đường, đặc biệt là đái tháo đường típ 2 thường thừa cân và béo phì. Tình trạng này rất dễ xảy ra các bệnh lý về gan như gan nhiễm mỡ, xơ gan,…

Xơ gan

Khi các tế bào gan bị phá hủy, gan sẽ tăng sản xuất mô xơ để bù đắp cho các tế bào ấy. Các mô xơ này ngăn chặn dòng máu đến gan, tạo điều kiện hình thành ung thư.

Tiếp xúc với Aflatoxin B1

Aflatoxin B1 trong nấm mốc có thể gây phá hủy gen ức chế ung thư TP53. Điều này làm cho các tế bào tại gan phát triển mà không có tín hiệu dừng lại.

Viêm gan mạn tính do virus

Trên thế giới, yếu tố nguy cơ gây ung thư chủ yếu là viêm gan do virus viêm gan B và C [2]. Viêm gan dễ chuyển thành xơ gan và sau đó là ung thư gan.

Sử dụng rượu bia nhiều

Sử dụng rượu bia có thể gây xơ gan. Mặt khác, theo số liệu thống kê, người nghiện rượu có tỷ lệ mắc ung thư gan cao gấp 10 lần người không nghiện rượu [2].

Hút thuốc lá

Các chất độc trong thuốc lá có thể hủy hoại các tế bào gan làm cho gan bị tổn thương. Mặt khác, các chất trong thuốc lá có thể tác động vào tế bào làm thay đổi bộ gen gây ra sự phát triển không kiểm soát của các tế bào gan.

Gan nhiễm mỡ

Các chất béo tích tụ trong gan làm tăng nguy cơ mắc xơ gan, từ đó có thể dẫn tới ung thư gan. Mặt khác các chất béo chứa nhiều trong gan cũng làm gan hoạt động quá nhiều có thể gây suy gan.

Yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ ung thư gan

Thiếu máu: gan là nơi tổng hợp các yếu tố đông máu. Khi cấu trúc gan thấy đổi, các yếu tố đông máu sản xuất không đủ làm cho máu dễ chảy trong thành mạch gây thiếu máu.

Khó cầm máu: do các yếu tố đông máu giảm dễ dẫn tới chảy máu không cầm.

Tắc nghẽn đường dẫn mật: khối u ảnh hưởng đến các cấu trúc đường dẫn mật trong gan, khiến cho dịch mật không lưu thông gây nên tình trạng vàng da, vàng mắt.

Suy gan: khi các tế bào bất thường tăng sinh quá nhiều, phá hủy tế bào lành, gan không còn thực hiện được chức năng.

Di căn: ung thư gan di căn theo đường bạch huyết và đường máu di chuyển đến các cơ quan khác để gây bệnh như ung thư trực tràng, ung thư đại tràng,…

Ung thư gan có thể di căn gây ung thư đại tràng

Xét nghiệm chức năng gan: men gan (AST,ALT), đông máu, nồng độ protein để đánh giá tình trạng của gan.

Xét nghiệm chất chỉ điểm khối u AFP: nồng độ AFP tăng trong các trường hợp: ung thư gan, xơ gan và viêm gan. Tuy nhiên AFP lớn vẫn là gợi ý ung thư gan.

Siêu âm: đánh giá sơ bộ tình trạng của gan, giúp phát hiện các thay đổi về nhu mô, đường dẫn mật trong gan. Đây là phương pháp không xâm lấn, chi phí thấp, được thực hiện nhanh chóng.

Chụp cắt lớp vi tính (CT-scanner), chụp cộng hưởng từ (MRI): thu được hình ảnh trực quan của gan, nhằm phát hiện các tổn thương nhỏ trong gan.

Chụp PET: sử dụng chất phát xạ để tìm khu vực sử dụng nhiều đường bất thường trong cơ thể, xem xét có phải là ung thư hay không.

Sinh thiết gan: chọc một kim vào vùng gan để thu được mô bệnh học. Sinh thiết gan là thủ thuật xâm lấn, nên chỉ được sử dụng khi tất cả các phương tiện chẩn đoán khác không thể chẩn đoán xác định được ung thư.

Chụp cắt lớp vi tính để phát hiện hình ảnh bất thường của gan

Các dấu hiệu cần đến gặp bác sĩ

Sụt cân không rõ nguyên nhân (giảm nhiều hơn 6kg/tháng).

Chán ăn, ăn không ngon, luôn trong trạng thái mệt mỏi.

Buồn nôn, nôn.

Đau âm ỉ, có cảm giác tức nặng vùng hạ sườn phải (bụng trên bên phải, dưới xương sườn).

Luôn có cảm giác ngứa.

Trướng bụng, cổ trướng (bụng bè ra hai bên).

Xuất hiện vàng da, vàng mắt.

Nước tiểu sẫm màu, phân bạc màu.

Khi có dấu hiệu vàng da, vàng mắt nên đến các cơ sở y tế để thăm khám

Nơi khám chữa bệnh uy tín

Khi có dấu hiệu của ung thư gan hoặc có các yếu tó nguy cơ mắc ung thư gan nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa Gan mật để được thăm khám. Tham khảo một số bệnh viện đa khoa uy tín:

Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Ung bướu chúng tôi Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Gia An 115, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương,…

Tại Hà Nội: Bệnh viện K, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội,…

Tham khảo một số bệnh viện điều trị ung thư uy tín

Theo dõi: nếu kích thước u , theo dõi 3 tháng/lần về kích thước khối u và thay đổi chỉ số AFP để đánh giá xem có tiến hành phẫu thuật hay không.

Phẫu thuật: cắt bỏ một phần của gan để loại bỏ khối u, đảm bảo phần gan còn lại vẫn đủ đảm bảo chức năng.

Ghép gan: trong trường hợp khối u quá lớn phải cắt bỏ toàn bộ gan thì phải tiến hành ghép gan để đảm bảo chức năng.

Nút động mạch: nút các động mạch cấp máu cho khối u để ngăn cản khối u phát triển.

Advertisement

Liệu pháp nhắm đích: sử dụng các thuốc tấn công các tế bào ung thư mà không tấn công các tế bào khỏe mạnh khác. Một số thuốc thường được sử dụng là bevacizumab,…

Liệu pháp miễn dịch: sử dụng các tế bào nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể, giúp chống lại tế bào ung thư.

Xạ trị: sử dụng nguồn phóng xạ năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư.

Phẫu thuật là phương pháp loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư

Kiểm tra sức khỏe thường xuyên theo khuyến cáo của bác sĩ. Đặc biệt các trường hợp viêm gan B, viêm gan C, xơ gan, người nghiện rượu cần phải kiểm tra đều đặn.

Tiêm phòng virus viêm gan B, viêm gan C để giảm nguy cơ mắc viêm gan.

Sử dụng thuốc bổ gan đã được chứng minh lâm sàng để nâng cao chức năng gan.

Tiệt trùng các vật dụng có khả năng dính máu.

Không dùng chung bơm kim tiêm hoặc các đồ dùng cá nhân.

Hạn chế rượu, bia, bỏ hẳn thuốc lá.

Có biện pháp quan hệ tình dục an toàn, không được sử dụng ma tuý.

Tập thể dục thường xuyên, duy trì ít nhất 30 phút mỗi ngày và ít nhất 5 lần/tuần.

Tiêm phòng viêm gan B để tránh mắc viêm gan B

XEM THÊM:

12 loại nước uống mát gan trị mụn hiệu quả, dễ làm và lưu ý khi uống

Ăn gì giải độc gan? 18 thực phẩm tiêu độc gan cho ngày hè nóng bức

Viêm gan B nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Nguồn: NIH, Mayo Clinic, Cleveland Clinic, WebMD

Vắc Xin Viêm Màng Não Bc Phòng Bệnh Gì?

Định nghĩa

Bệnh viêm màng não do não mô cầu do tác nhân vi khuẩn Neisseria meningitidis gây ra. Chúng xâm nhập vào cơ thể gây ra nhiều bệnh cảnh khác nhau (riêng rẽ hoặc phối hợp). Các cơ quan chịu ảnh hưởng như

Đường hô hấp

Máu

Hệ thần kinh

Xương khớp

Màng tim

Mắt

Đường niệu và sinh dục

Đây là căn bệnh tuy ít gặp nhưng lây lan rất nhanh, có khả năng phát triển thành dịch. Bệnh dễ lây lan qua đường hô hấp, đặc biệt ở những nơi tập trung đông người.

Tuổi dễ mắc bệnh nhất là trẻ em từ 36 tháng đến 3 tuổi hoặc thanh thiếu niên từ 14 đến 20 tuổi. Bệnh hay xảy ra và lan rộng tại các khu tập thể đông đúc ở thành thị hơn là ở nông thôn. Các nhóm vi khuẩn thường gặp là A, B, C, Y và W-135. Trong đó, ở Việt Nam thường gặp chủng  A, B, C. Ở Mỹ, người ta thống kê được có khoảng trên 13% số ca chết do viêm màng não. Do vậy, cách tốt nhất giúp phòng bệnh vẫn là tiêm ngừa vắc xin viêm màng não BC do não mô cầu.

Triệu chứng

Khi mắc bệnh thường khởi phát với triệu chứng như sau:

Sốt cao từ 39 – 40 độ có kèm ho, rét run, lạnh người

Mệt mỏi

Đau họng

Nhức đầu

Nôn và buồn nôn

Trong các trường hợp diễn tiến nặng, có thể sẽ sốt li bì, co giật, thậm chí là hôn mê. Các biểu hiện của bệnh thường giống với sốt, cảm cúm thông thường nên mọi người thường hay chủ quan, tự chữa tại nhà mà không đến các địa chỉ y tế để thăm khám.

Ngoài ra, viêm màng não do mô cầu não xuất hiện các nốt phát ban sau 1 – 2 ngày kể từ khi sốt. Chúng lan nhanh với màu xanh tím hoặc đỏ thẫm, có đường kính 1 – 5mm. Đôi khi tụ lại thành đám và dẫn đến hoại tử da. Cơ thể người bệnh dễ rơi vào tình trạng nhiễm độc, nhiễm trùng, suy đa tạng và tử vong nhanh chóng sau 24 giờ. Tiêm vắc xin viêm màng não BC giúp phòng ngừa mắc bệnh.

Ai cũng có thể mắc bệnh viêm màng não do não mô cầu. Tuy nhiên người dưới 30 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ cao hơn. Bệnh rất nguy hiểm, diễn biến nặng nhanh chóng. Bệnh có thể gây tử vong trong vòng 24 giờ nếu không được chăm sóc, điều trị tích cực. Trong khi đó, bệnh lây lan qua đường hô hấp nên khả năng lây nhiễm khi tiếp xúc với người bệnh là rất lớn. Đồng thời, bệnh có nguy cơ phát triển thành ổ dịch nếu không có biện pháp khống chế kịp thời.

Phòng ngừa

Cách phòng bệnh tốt nhất là tiêm vắc xin viêm màng não BC.

Đeo khẩu trang cũng là một cách phòng bệnh hiệu quả, đồng thời ngăn ngừa sự lây lan cho người khác qua đường hô hấp. Bạn nên tránh tiếp xúc gần với người bệnh và phun xịt hóa chất diệt khuẩn tại ổ dịch. Nguy cơ bị lây bệnh cao nhất thường ở trong tuần lễ đầu tiên khi tiếp xúc với người bệnh.

Trong gia đình hoặc một tập thể có người nhiễm bệnh, cần xét nghiệm đối với tất cả người còn lại. Cách ly những người bị viêm mũi họng và điều trị tích cực cho đến khi xét nghiệm không còn thấy vi khuẩn.

Cần sắp xếp chỗ ngủ cách nhau ít nhất 1,5m. Nên phân tán nhỏ những tập thể quá đông. Người bệnh cần được cách ly ở bệnh viện có chuyên khoa nhiễm. Sau một thời gian điều trị, cần xét nghiệm sạch trùng mới được cho xuất viện để tránh lây lan cho những người khác và cho cộng đồng.

Đối với những tập thể có nguy cơ mắc bệnh cao, khi có dịch có thể uống thuốc phòng bệnh sớm.

Nên giữ vệ sinh môi trường thông thoáng, sạch sẽ. Nếu có biểu hiện bệnh thì phải đến bệnh viện ngay để được điều trị sớm.

Vệ sinh cá nhân phòng bệnh, khử khuẩn bằng Chloramin B 25%

Vắc xin viêm màng não BC được sử dụng cho trẻ em từ đủ 6 tháng tuổi tới người lớn dưới 45 tuổi. Liều tiêm vắc xin gồm 2 mũi. Mũi thứ 2 cách mũi đầu tiên khoảng 6 – 8 tuần.

Vắc xin có chứa các kháng nguyên nhằm kích thích cơ thể tạo kháng thể chống lại vi khuẩn gây bệnh. Hiệu quả bảo vệ của vắc xin viêm màng não do não mô cầu lên đến 90%.

Tiêm vắc xin viêm màng não do não mô cầu chưa có trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Mọi người cần chủ động đến địa chỉ tiêm dịch vụ và tiêm theo lịch để phòng ngừa bệnh.

Bệnh Gan Nhiễm Mỡ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị Hiệu Quả

Bệnh gan nhiễm mỡ (thoái hóa mỡ gan) là tình trạng có quá nhiều chất béo tích tụ trong gan.

Ở người khỏe mạnh, gan có chứa một lượng nhỏ chất béo. Nhưng khi lượng chất béo đạt từ 5% đến 10% trọng lượng gan, nó sẽ trở thành bệnh lý.

Trong hầu hết các trường hợp, bệnh gan nhiễm mỡ không gây ra bất kỳ vấn đề nghiêm trọng nào và cũng không ngăn cản hoạt động bình thường của gan. Nhưng khoảng 7% đến 30% người mắc gan nhiễm mỡ sẽ dẫn đến tiến triển xấu.

Bệnh tiến triển qua 4 giai đoạn: gan nhiễm mỡ, viêm gan nhiễm mỡ, xơ hóa gan, xơ gan.

Có 2 dạng chính của gan nhiễm mỡ:

Bệnh gan nhiễm mỡ do rượu

Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu

Bệnh gan nhiễm mỡ là tình trạng có quá nhiều chất béo tích tụ trong gan

Bệnh gan nhiễm mỡ giai đoạn đầu thường không có triệu chứng, triệu chứng chỉ xuất hiện khi bệnh tiến triển thành xơ gan. Chỉ có một số ít trường hợp biểu hiện triệu chứng, bao gồm:

Đau bụng hoặc đầy bụng ở phía trên bên phải của bụng (vùng gan).

Buồn nôn, chán ăn hoặc sụt cân.

Vàng da (Da và lòng trắng của mắt có màu vàng).

Sưng bụng và chân (phù nề).

Mệt mỏi.

Rối loạn tâm thần.

Ngực to hơn bình thường ở nam giới do rối loạn nội tiết.

Lòng bàn tay đỏ.

Ốm yếu.

Một số dấu hiệu của gan nhiễm mỡ

Béo phì

Trong cơ thể người béo phì có nhiều chất béo. Các chất béo trong cơ thể vào gan sẽ tạo thành triglyceride, phospholipid, cholesterol ester. Sau đó gan sẽ tổng hợp tạo lipoprotein từ các chất này và đưa vào máu để vận chuyển đến các tổ chức, tế bào khắp cơ thể.

Nếu lượng chất béo quá dư thừa, lipoprotein không kịp vận chuyển và thoái hóa, các chất béo sẽ tích tụ lại ở gan và hình thành gan nhiễm mỡ.

Chất béo dư thừa sẽ tích tụ trong tế bào gan hình thành gan nhiễm mỡ

Nghiện đồ uống có cồn

Rượu bia khi vào cơ thể 90% được chuyển hóa trong gan. Như vậy gan phải tiếp nhận chuyển hóa một tỷ lệ rất lớn bia rượu nếu chúng ta thường xuyên sử dụng trong một thời gian dài, dễ dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ.

Gan nhiễm mỡ do rượu khá phổ biến, là 1 trong 2 dạng chính của gan nhiễm mỡ.

90% rượu bia uống vào được chuyển hóa trong gan

Tiểu đường

Tỷ lệ người mắc đồng thời bệnh tiểu đường tuýp 2 và gan nhiễm mỡ lên đến 46%. Nguyên nhân là do cơ thể không sử dụng được glucose và acid béo, chúng sẽ chuyển hóa thành chất béo trong gan.

Cơ thể người bệnh tiểu đường không sử dụng được glucose và acid béo, chúng sẽ chuyển hóa thành chất béo trong gan

Suy dinh dưỡng

Người thiếu hụt dinh dưỡng không tổng hợp được lipoprotein (có vai trò vận chuyển chất béo của gan), khiến triglyceride tích tụ trong gan dẫn đến mỡ thừa trong gan.

Người thiếu hụt dinh dưỡng không tổng hợp được lipoprotein

Viêm gan mãn tính do Virus

Gan nhiễm mỡ có thể là tự phát hoặc kèm theo nhiễm virus viêm gan C. Theo số liệu của các nhà nghiên cứu, khoảng 50% người mắc bệnh viêm gan C cũng mắc bệnh gan nhiễm mỡ.

Gan nhiễm mỡ có thể là tự phát hoặc kèm theo nhiễm virus viêm gan C

Yếu tố di truyền

Một số tình trạng di truyền hiếm gặp, như bệnh Wilson hoặc thiếu betalipoprotein huyết có thể là nguyên nhân dẫn đến gan nhiễm mỡ.

Di truyền là một trong những nguyên nhân của gan nhiễm mỡ

Tác dụng phụ của một số thuốc dùng điều trị bệnh khác

Một số thuốc như Amiodarone, Diltiazem, Tamoxifen hoặc thuốc nhóm steroid có khả năng gây ra gan nhiễm mỡ.

Một số thuốc có thể dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ

Cao huyết áp

Các nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh rằng có mối liên hệ giữa tăng huyết áp và bệnh gan nhiễm mỡ. [1], [2] Bệnh gan nhiễm mỡ kèm theo tăng huyết áp có xu hướng xảy ra ở những bệnh nhân mắc bệnh gan cấp tính.

Có mối liên hệ giữa tăng huyết áp và bệnh gan nhiễm mỡ

Tăng lipid máu

Rối loạn lipid máu lâu dài có thể làm tăng biểu hiện và hoạt động của một số protein, ảnh hưởng xấu đến quá trình tổng hợp lipid và lipoprotein ở gan. Dẫn đến tăng triglyceride, lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) và lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDL) và giảm mức lipoprotein tỷ trọng cao (HDL).

Rối loạn lipid máu lâu dài có thể gây ra gan nhiễm mỡ

Biến chứng chính của gan nhiễm mỡ là xơ gan, là tình trạng mô gan bị thay thế bằng mô xơ, sẹo và sự thành lập các nốt tân sinh dẫn đến mất chức năng gan.

Xơ gan xảy ra khi gan cố gắng ngăn chặn tình trạng viêm, nó sẽ tạo ra những vùng sẹo (xơ hóa). Nếu viêm tiếp diễn, xơ hóa lan rộng để chiếm ngày càng nhiều mô gan.

Nếu không khắc phục, xơ gan có thể dẫn đến:

Cổ trướng (chất lỏng tích tụ trong bụng gây chướng bụng).

Giãn tĩnh mạch thực quản (tĩnh mạch trong thực quản bị sưng).

Bệnh não gan (Lú lẫn, buồn ngủ, nói lắp).

Ung thư gan.

Suy gan.

Biến chứng chính của gan nhiễm mỡ là xơ gan

Vì bệnh gan nhiễm mỡ thường không có triệu chứng nên bệnh chỉ được phát hiện khi khám sức khỏe định kỳ hoặc khám bệnh lý khác.

Khi thăm khám, bác sĩ sẽ hỏi một số câu hỏi về tiền sử sử dụng rượu, các loại thuốc bệnh nhân dùng, chế độ ăn uống, tập thể dục và bệnh mắc kèm.

Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra các dấu hiệu lâm sàng như sụt cân và vàng da.

Xét nghiệm máu cho thấy nồng độ men gan tăng cao là dấu hiệu của gan bị tổn thương.

Để chẩn đoán xác nhận, bác sĩ có thể yêu cầu thêm một số kỹ thuật:

Siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT scan).

Sinh thiết gan để xác định mức độ tiến triển của bệnh gan.

FibroScan, một loại siêu âm chuyên dụng đôi khi được sử dụng thay cho sinh thiết gan để tìm ra lượng mô mỡ và mô sẹo trong gan.

Các dấu hiệu cần đến gặp bác sĩ

Gan nhiễm mỡ thường không biểu hiện triệu chứng. Vì vậy, bạn nên đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ để biết mình có mắc bệnh không.

Khi bệnh đã tiến triển nặng và biểu hiện thành triệu chứng, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để được khám và điều trị. Các dấu hiệu bao gồm:

Đau bụng hoặc đầy bụng ở phía trên bên phải của bụng.

Buồn nôn, chán ăn hoặc sụt cân.

Da và lòng trắng mắt hơi vàng.

Phù nề.

Mệt mỏi.

Nơi khám chữa bệnh uy tín

Tp. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Đại học Y Dược chúng tôi Khoa Nội tiêu hóa – Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Chợ Rẫy,…

Hà Nội: Khoa Tiêu hóa – Bệnh viện Bạch Mai, Khoa Gan mật – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Khoa Gan mật – Bệnh viện Việt Đức,…

Để điều trị gan nhiễm mỡ hiệu quả, trước tiên cần phải xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó tìm kiếm các phương pháp điều trị phù hợp.

Giảm cân: Với những bệnh nhân gan nhiễm mỡ do béo phì thì giảm cân là cách điều trị tốt nhất. Việc giảm cân cần thực hiện một cách khoa học, tuân thủ theo đúng liệu trình điều trị của các bác sĩ chuyên môn. Tránh việc giảm cân bằng đột ngột hoặc dùng thuốc giảm cân tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn.

Cai rượu: Rượu cũng chính là một trong những nguyên nhân gây bệnh gan nhiễm mỡ do đó cần phải cai rượu ngay, đồng thời kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập luyện thể dục thể thao sẽ giúp nhanh chóng đẩy lùi bệnh hơn.

Sử dụng thuốc điều trị gan nhiễm mỡ: Ví dụ nếu mắc gan nhiễm mỡ do mỡ máu cao hay do tiểu đường, bác sĩ sẽ áp dụng một số loại thuốc điều trị hạ lượng cholesterol trong máu, còn với những bệnh nhân gan nhiễm mỡ do tiểu đường sẽ được sử dụng thuốc nhóm thiazolidinedione

Advertisement

Với những bệnh nhân gan nhiễm mỡ do béo phì thì giảm cân là cách điều trị tốt nhất

Để ngăn ngừa bệnh gan nhiễm mỡ và các biến chứng của nó, điều quan trọng là phải xây dựng 1 lối sống lành mạnh. Cụ thể là:

Hạn chế hoặc không uống rượu bia.

Quản lý cân nặng.

Cắt giảm tối đa chất béo bão hòa (trong mỡ động vật, thịt, bơ, sữa, phô mai, dầu dừa,…), chất béo chuyển hóa (thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh) và carbohydrate tinh chế (bánh mì trắng, gạo trắng, nước ngọt, bánh ngọt, đồ ăn vặt,…) trong chế độ ăn.

Kiểm soát lượng đường trong máu, mức triglyceride và mức cholesterol.

Tuân thủ điều trị nếu đang mắc bệnh tiểu đường.

Mỗi ngày tập thể dục ít nhất 30 phút.

Chế độ ăn lành mạnh có thể giúp ngăn ngừa gan nhiễm mỡ

Xơ gan

Viêm gan A

Nguồn tham khảo: chúng tôi Webmd, Healthline, Pathogenesis and Prevention of Hepatic Steatosis

Nguồn tham khảo

Hypertension is prevalent in non-alcoholic fatty liver disease and increases all-cause and cardiovascular mortality

Association between hypertension and nonalcoholic fatty liver disease: a cross-sectional and meta-analysis study

What to know about vitamin E for fatty liver

Bệnh viện Đa khoa Triều An

Trầm Cảm Sau Sinh Là Gì? Dấu Hiệu, Phòng Ngừa Và Cách Điều Trị

Trầm cảm sau sinh là sự thay đổi phức tạp về thể chất, cảm xúc và hành vi mà các bậc cha mẹ gặp phải sau sinh và thường xảy ra hơn ở phụ nữ. Bệnh rất phổ biến trong vòng 1 năm đầu sau sinh. Theo khảo sát, cứ mỗi 10 phụ nữ sau sinh thì 1 người sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề từ trầm cảm sau sinh. Không chỉ vợ, cả người chồng cũng bị những ảnh hưởng tương tự.

Trầm cảm sau sinh khiến cho cả tinh thần và thể chất kiệt sức

Chứng “baby blues”

Chứng baby blues hầu như rất phổ biến, khoảng 70% phụ nữ sau sinh đã trải qua triệu chứng này. Tâm trạng của bạn có thể thay đổi một cách đột ngột, có thể cảm thấy rất hạnh phúc rồi cảm thấy rất buồn. Bạn có thể khóc chẳng vì lý do gì hoặc bạn có thể cảm thấy thèm ăn, khó ngủ, sầu não, cáu gắt, lo lắng.

Tình trạng này thường kéo dài từ một vài giờ đến 1 – 2 tuần sau sinh. Đối với “baby blues”, bạn có thể không cần đến những sự hỗ trợ về mặt y tế. Tuy nhiên, bạn có thể tham gia trò chuyện trao đổi với những người thân xung quanh hay các bà mẹ bỉm sữa giảm bớt triệu chứng.

Chứng “baby blue gặp” ở phụ nữ sau sinh

Trầm cảm sau sinh (PPD)

Sinh con đầu lòng hay con thứ thì khả năng mắc PPD đều có thể. Tương tự như “baby blues” nhưng những cảm xúc này sẽ dữ dội hơn và kéo dài hơn. Có thể từ vài tuần đầu sau sinh, hoặc có thể bắt đầu sớm hơn – khi mang thai, hoặc muộn hơn đến 1 năm sau sinh.

PPD sẽ ảnh hưởng đến khả năng chăm sóc em bé và xử lý các công việc của bạn. Để tránh trường hợp các triệu chứng có thể trở nên tồi tệ hơn, bạn cần đến gặp bác sĩ để sàng lọc triệu chứng, tư vấn và đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp.

Trầm cảm sau sinh ở phụ nữ

Rối loạn tâm thần sau sinh

Rối loạn tâm thần sau sinh là một bệnh lý tâm thần rất nghiêm trọng. Bệnh xảy ra nhanh chóng trong 3 tháng đầu sau khi sinh nở. Các triệu chứng và dấu hiệu bệnh có thể rất nghiêm trọng:

Rối loạn giấc ngủ, không ngủ được.

Tức giận.

Ảo tưởng và ảo giác (ảo giác thị giác, ảo giác thính giác).

Dễ kích động và năng lượng quá mức.

Có những suy nghĩ ám ảnh về em bé.

Cố làm hại bản thân hoặc em bé.

Rối loạn tâm thần sau sinh có thể dẫn đến những suy nghĩ và hành động không lường trước được, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và bé nên cần phải có phương án điều trị thích hợp ngay lập tức

Rối loạn tâm thần sau sinh ở phụ nữ

Luôn tự cảm thấy buồn bã, biểu hiện như cảm giác trống rỗng, tuyệt vọng.

Giảm hứng thú với các hoạt động hằng ngày.

Sụt cân hay tăng cân đáng kể (thay đổi hơn 5% trọng lượng cơ thể trong 1 tháng dù không ăn kiêng để giảm cân hay ăn theo chế độ tăng cân).

Thèm ăn hoặc ăn quá ít so với bình thường.

Mất ngủ hay ngủ quá nhiều.

Rối loạn tâm thần vận động.

Mệt mỏi, cảm thấy cạn kiệt năng lượng.

Cảm thấy bản thân vô dụng, mất phương hướng.

Giảm khả năng tư duy/tập trung, không thể quyết định được điều gì.

Suy nghĩ nhiều về cái chết, có ý định tự tử nhiều lần mà không có cách thức cụ thể.

Dầu hiệu của trầm cảm sau sinh

Sự thay đổi hormone: Sự sụt giảm mạnh mẽ của estrogen và progesterone sau khi sinh con đóng một vai trò quan trọng trong việc gây ra trầm cảm sau sinh. Các hormone khác được sản xuất bởi tuyến giáp của bạn cũng có thể giảm mạnh và khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, chậm chạp và chán nản.

Thiếu ngủ: Khi bạn bị thiếu ngủ và choáng ngợp, bạn có thể gặp khó khăn trong việc xử lý các vấn đề hằng ngày.

Sự lo lắng: Bạn có thể lo lắng về khả năng chăm sóc trẻ sơ sinh và nhiều lo lắng quá mức khác.

Tự ti bản thân: Bạn có thể cảm thấy bản thân kém hấp dẫn hoặc cảm thấy rằng bạn đã mất kiểm soát cuộc sống của mình.

Sống một mình.

Có tiền sử trầm cảm.

Biến chứng của quá trình mang thai: sinh non, thuyên tắc ối, vỡ tử cung hay nhiễm trùng hậu sản có thể gây nên vết thương tâm lý cho những người mới lần đầu mang thai.

Làm mẹ đơn thân hoặc mang thai khi dưới 20 tuổi.

Ít sự quan tâm hay giúp đỡ từ những người xung quanh hoặc gia đình trong quá trình mang thai và chăm sóc con.

Nguyên nhân của trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh không được điều trị có thể làm suy yếu khả năng gắn kết với em bé của bạn và ảnh hưởng đến cả gia đình:

Đối với bản thân: Trầm cảm sau sinh nếu không được điều trị sớm có thể kéo dài trong nhiều tháng hoặc lâu hơn, thậm chí biến thành một rối loạn trầm cảm mãn tính. Ngay cả khi điều trị, trầm cảm sau sinh có thể khiến bạn có nhiều khả năng bị trầm cảm trong tương lai.

Đối với người chồng: Khi một người mẹ mới bị trầm cảm, người cha có thể bị trầm cảm kéo theo.

Đối với em bé: Con của các bà mẹ bị trầm cảm sau sinh có nhiều khả năng gặp vấn đề với việc ngủ và ăn uống, khóc nhiều hơn bình thường và có thể bị chậm nói.

Trầm cảm sau sinh ảnh hưởng đến gia đình bạn

Thực hiện sàng lọc trầm cảm: Các chuyên gia y tế có thể thực hiện sàng lọc trầm cảm hoặc hỏi bạn một loạt các câu hỏi như: bạn cảm thấy thế nào, bạn cảm thấy thế nào về con mình hay bạn chăm sóc đứa bé thế nào. Hãy trả lời những câu hỏi đó một cách trung thực nhất để các bác sĩ có thể đưa ra được kết luận chính xác về tình trạng sức khỏe tâm thần của bạn. Các bác sĩ có thể giúp phân biệt xem cảm xúc của bạn là bình thường hay đó là triệu chứng của trầm cảm sau sinh.

Xét nghiệm: Bác sĩ của bạn có thể cho bạn làm xét nghiệm máu vì trầm cảm sau sinh có thể gây ra các triệu chứng tương tự như nhiều tình trạng tuyến giáp.

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Sau khi sinh con, bạn thấy bản thân có những triệu chứng, dấu hiệu của những loại trầm cảm sau sinh kể trên, đặc biệt là những dấu hiệu của bệnh rối loạn tâm thần sau sinh thì hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa tâm lý để được sàng lọc, tư vấn và từ đó đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp nhất.

Các triệu chứng và hậu quả của bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu như không được điều trị kịp thời.

Các bệnh viện có chuyên khoa tâm lý/ tâm thần

Khi có các dấu hiệu nêu trên, bạn có thể đến bất kỳ phòng khám, tư vấn về tâm lý, tâm thần hoặc các bệnh viện đa khoa lớn để kịp thời thăm khám và chữa trị.

Tham khảo một số bệnh viện có chuyên khoa tâm lý, tâm thần uy tín và nổi tiếng.

Tại Hà Nội: Bệnh viện Tâm thần Trung ương I, Bệnh viện đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Quân Y 103, Bệnh viện Bạch Mai – Viện sức khỏe Tâm thần,…

Tại Hồ Chí Minh: Bệnh viện Tâm thần TPHCM, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch,…

Tuy trầm cảm sau sinh khá là phổ biến nhưng bên cạnh chúng vẫn còn tồn tại những hiểu nhầm không đáng có:

Trầm cảm sau sinh không nghiêm trọng như các loại trầm cảm khác: Thực tế, trầm cảm sau sinh cũng là một bệnh lý rất nghiêm trọng. Những trường hợp bệnh nhân mắc trầm cảm không được điều trị kịp thời có thể tự làm đau chính mình, con mình thậm chí là từ bỏ cuộc sống.

Trầm cảm sau sinh hoàn toàn do thay đổi nội tiết tố: Có rất nguyên nhân có thể gây ra trầm cảm sau sinh, thay đổi nội tiết tố của cơ thể chỉ là một trong số đó.

Trầm cảm sau sinh sẽ hết nhanh: Không giống như “baby blues” trầm cảm sau sinh có thể kéo dài nhiều tháng, nếu không được điều trị thì có thể trở thành vấn đề tâm lý lâu dài.

Trầm cảm sau sinh chỉ ảnh hưởng đến người phụ nữ: Trầm cảm sau sinh hoàn toàn có thể xảy ra với những người mới làm cha, đặc biệt là những người có tiền sử trầm cảm, hoặc đang gặp phải trong cuộc sống có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao.

Các loại điều trị phổ biến cho trầm cảm sau sinh là:

Tâm lý trị liệu: Bạn sẽ nói chuyện với nhà tâm lý học hoặc bác sĩ tâm lý để tìm hiểu các liệu pháp để giúp bạn thay đổi những suy nghĩ đã ảnh hưởng đến bạn và khiến bạn trầm cảm.

Advertisement

Thuốc: Có nhiều loại thuốc khác nhau cho trầm cảm sau sinh. Tất cả chúng phải được kê đơn bởi bác sĩ của bạn. Loại phổ biến nhất là thuốc chống trầm cảm. Thuốc chống trầm cảm có thể giúp giảm các triệu chứng trầm cảm và một số thuốc có thể được sử dụng trong quá trình cho con bú.

Liệu pháp điện âm: Điều này có thể được sử dụng trong các trường hợp cực đoan để điều trị trầm cảm sau sinh.

Các phương pháp điều trị

Người thân, đặc biệt là các người chồng nên dành thời gian chăm sóc, lắng nghe tâm tư và chia sẻ việc nhà cũng như việc chăm con đối với người phụ nữ.

Chị em phụ nữ thì nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, chăm sóc cho bản thân và hoạt động bên ngoài như đi mua sắm hay xem phim. Bạn cũng có thể dành thời gian cho các cuộc gặp gỡ, hội họp với bạn bè của mình.

Đừng để bản thân bị cô lập: Hãy dành thời gian nói chuyện với gia đình và bạn bè của bạn về cảm giác của bạn. Học hỏi kinh nghiệm chăm giữ trẻ từ các bà mẹ khác.

Yêu cầu giúp đỡ: Hãy mở lời với những người thân của bạn và cho họ biết bạn cần được giúp đỡ. Nhờ những người thân trông con giúp bạn nếu như bạn cảm thấy mệt mỏi và cần được nghỉ ngơi. Nếu có điều kiện, hãy tìm đến các dịch vụ chăm sóc trẻ. Những người chăm trẻ này có thể để cải thiện giấc ngủ của em bé và làm dịu sự quấy khóc.

Chăm sóc bà mẹ trong thời kỳ hậu sản

7 cách giảm cân sau sinh đơn giản, hiệu quả giúp lấy lại vóc dáng

Nguồn: Mayoclinic, WebMD, NHS, Cleverlandclinic, Womenshealth

Cập nhật thông tin chi tiết về Tiêm Phòng Viêm Gan B Cho Trẻ Mấy Mũi Để Phòng Ngừa Bệnh Hiệu Quả? trên website Avwg.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!