Xu Hướng 9/2023 # Thuyết Minh Về Đền Nghè ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất # Top 11 Xem Nhiều | Avwg.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Thuyết Minh Về Đền Nghè ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất # Top 11 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Thuyết Minh Về Đền Nghè ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Avwg.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thuyết Minh Về Đền Nghè ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất ✅ Các Bài Văn Ấn Tượng Dành Cho Các Bạn Đọc Được chúng tôi Chọn Lọc Dưới Đây.

Chia sẻ đến bạn đọc mẫu Dàn Ý Thuyết Minh Về Đền Nghè để các bạn đọc triển khai bài văn đầy đủ ý.

Mở bài: Giới thiệu khái quát về Đền Nghè

Thân bài:

Lịch sử hình thành:

Nguồn gốc

Địa chỉ/ nơi tọa lạc?

Diện tích nơi đó? Rộng lớn hay nhỏ?

Cảnh vật xung quanh ra sao?

Đặc điểm

Ý nghĩa văn hóa, tín ngưỡng của khu di tích

Kết bài: Cảm nhận về Đền Nghè

Xem Thêm Bài 🌹 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Địa Phương Em❤️️ Ngắn Hay

Thuyết Minh Đền Nghè Chi Tiết Nhất là tài liệu tham khảo hữu ích để các em ôn tập thật hiệu quả cho kì thi của mình.

Đền Nghè tức An Biên cổ miếu toạ lạc ở phố Lê Chân, phường An Biên, quận Lê Chân, nội thành Hải Phòng. Đây là một quần thể kiến trúc dân tộc mang phong cách thời Nguyễn gồm hậu cung, nhà thiêu hương, tả vu, hữu vu, nhà bái đường, nhà bia, tam quan…

Quy mô đền tuy không lớn nhưng bố cục cân đối hài hoà. Những mảng điêu khắc gỗ long, ly, qui, phượng; hoa trái đào, lựu, sen, chanh vẽ chạm công phu tinh tế. Những đầu đao, nóc mái đắp nổi những rồng bay, phượng múa, cảnh núi Yên Tử, cảnh Hai Bà chỉ huy quân … càng tôn thêm vẻ uy nghi của ngôi đền. Trong đền đủ các câu đối, hoành phi sơn son thiếp vàng hay khảm xà cừ ca ngợi phẩm hạnh tài năng nữ tướng. Đồ thờ tự long đình, bát bửu, kiệu bát cống… không thiếu thứ gì.

Đặc biệt trong đền có sập đá, khánh đá làm bằng đá quý núi Kính Chủ, có võng đàPo đòn cong nghi vệ của bậc nữ tướng. Tương truyền đền dựng từ sau ngày Nữ tướng hi sinh, nhưng chỉ là một nghè nhỏ bằng tranh tre trên khu gò ở cánh đồng của làng An Biên. Quần thể kiến trúc hiện nay được xây dựng vào những thập kỷ đầu thế kỷ XX.

Bằng tấm lòng “hằng tâm, hằng sản” của nhiều thế hệ người Hải Phòng, di tích đền Nghè ngày một khang trang. Năm 1919, toà hậu cung 3 gian được xây dựng theo lối “chồng diêm tầng 4 mái”. Năm 1926, xây toà thiêu hương, dựng toà tiền tế… Mặt ngoài chồng diêm của toà hậu cung, nơi có điều kiện phô diễn vẻ đẹp, người ta đắp nổi phù điêu trang trí, mô phỏng các điển tích như: An Tử Sơn, Ngô vương đề cờ, Trưng Vương dấy quân.

Đằng trước toà hậu cung là toà thiêu hương vuông vức, hai tầng với tám mái đao cong vút, đắp “rồng chầu, phượng đón” vươn lên trong không trung tựa như những cánh tay thôn nữ trong động tác múa đèn. Toà tiền bái 5 gian được làm bằng gỗ lim nguyên cây khá bề thế. Bờ nóc của toà này đắp bằng vôi vữa, chính giữa dựng cuốn thư, đắp nổi 4 chữ Hán “An Biên cổ miếu”, hai bên có phượng chầu. Kèm 2 bên thiêu hương là hai dải vũ nhỏ, mỗi toà ba gian.

Như vậy, các công trình kiến trúc của đền Nghè tạo thành một tổng thể không gian kiến trúc khép kín, tuân thủ theo phong cách cổ truyền dân tộc. Thông qua các đồ án trang trí thể hiện kiến trúc để phản ánh ước mơ, nguyện vọng của người đương thời và là “thông điệp văn hoá” gửi lại cho đời sau. Ngoài đền thờ chính, di tích đền Nghè còn có điện Tứ phủ. Điện nhìn ra phố Lê Chân thông qua cổng chính.

Cổng đền Nghè thực sự là một công trình kiến trúc đồ sộ, đẹp và hoành tráng như cổng các cung điện, lăng tẩm, đền đài thời trung cổ. Thăm đền Nghè, khi bước qua cổng chính nhìn sang bên hữu, du khách sẽ bắt gặp một kiến trúc đẹp. Đó là nhà bia được xây và trang trí theo kiểu dáng của long đình.

Ông bà Lê Đạo kiên quyết khước từ, cho con lánh về vùng ven biển huyện An Dương. Tên quan dâm ác đã giết hại cha nàng. Thù nhà nợ nước, Lê Chân quyết chí phục thù, ngầm chiêu mộ lực lượng, lập nên trang trại ở vùng đất mới, vừa chuẩn bị lương thực, vừa rèn luyện lực lượng chờ thời. Khi Trưng Trắc dựng cờ nghĩa ở Mê Linh, Lê Chân cùng nghĩa quân trại An Biên kịp thời hưởng ứng. Cuộc khởi nghĩa thành công, Trưng Trắc lên làm vua, xưng là Trưng Vương, đóng quân ở Mê Linh.

Lê Chân được giao chức Chưởng quản binh quyền nội bộ kiêm trấn thủ Hải Tần. Nữ tướng ra sức tổ chức lực lượng bố trí đồn trại, lại mở lò vật để rèn luyện quân sĩ. Tương truyền ở làng Mai Động, ngoại thành Hà Nội hãy còn dấu vết sới vật do Lê Chân đặt. Năm 43, vua Hán sai tướng tài Mã Viện đem quân thuỷ bộ theo đường đông bắc sang đánh, Lê Chân đã chỉ huy quân chặn giặc, gây cho chúng nhiều thiệt hại. Nhưng do chênh lệch lực lượng, bà phải lui binh về bảo vệ Mê Linh.

Sau khi phòng tuyến Cấm Khê vỡ, Hai Bà Trưng phải tự tận, Lê Chân phải rút quân vào vùng núi Lạt Sơn thuộc Hà Nam bây giờ, lập căn cứ chống giặc. Mã Viện sai quân vây chặt căn cứ, chẹn đường tiếp tế lương thực. Thế cùng lực tận, Nữ tướng phải tự vẫn để bảo toàn danh tiết. Được tin Nữ tướng hi sinh, dân trang An Biên lập đền thờ, tức đền Nghè – An Biên cổ miếu ngày nay.

Đến đời vua Trần Anh Tông, bà được phong làm Thành hoàng xã An Biên, huyện An Dương và được ban thần hiệu Nam Hải Uy Linh Thánh Chân công chúa; các triều đại đều ban sắc tặng. Hàng năm cứ đến ngày sinh 8 tháng 2, ngày hoá 25 tháng chạp, ngày khánh hạ 15 tháng 8, nhân dân Hải Phòng nô nức đến đền Nghè cùng dân An Biên tưởng niệm vị Nữ tướng khai quốc công thần triều Trưng cũng là người khai sinh trại An Biên, cái nôi của nội thành Hải Phòng ngày nay.

Hệ thống thờ tự ở đền Nghè được xếp vào hàng “Kinh điển” trong nghi thức tín ngưỡng cổ truyền của người Việt. Nghi thức thắp hương dâng cúng ở đền Nghè cũng giống như ở nhiều đền miếu khác, được tiến hành theo thứ tự từ ngoài vào trong, từ phải sang trài, lên đền rồi xuống phủ.

Trong tín ngưỡng người xưa, lễ vật dâng lên Thánh mẫu Lê Chân thường bao giờ cũng phải có cua bể và bún. Có lẽ đó là những đồ ăn mà sinh thời bà Lê Chân ưa thích? Dâng lễ đền Nghè trong dịp đầu năm mới, mọi người không quên mua những gói muối hình củ ấu, bọc bằng giấy hồng điều để lấy may. Di tích lịch sử đền Nghè là một di sản văn hoá “Viên khung” của thành phố, của đất nước, nơi bảo tồn nhiều nếp sinh hoạt cổ phong lành mạnh, góp phần làm phong phú kho tàng văn hoá vật thể và phi vật thể của người Hải Phòng.

Xem Thêm Bài 🌵 Thuyết Minh Về Đền Cửa Ông ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Đền Nghè là nơi thờ nữ tướng Lê Chân. Bà Lê Chân quê gốc ở Đông Triều Quảng Ninh, vì nợ nước thù nhà, bà rời bỏ quê hương, khai khẩn vùng đất mới lập nên ấp An Biên – chính là Hải Phòng ngày nay. Cùng với hai bà trưng, nữ tướng đã lập nhiều chiến công như giúp Hai Bà Trưng đánh tan quân Thanh, được phong là thánh Chân công chúa, là người cai quản mảnh đất Hải Tần Phòng Thủ – Hải Phòng ngày nay.

Đền Nghè ban đầu là một ngôi đền nhỏ làm từ tre, gỗ, qua nhiều lần, nhiều đời tôn tạo, đền Nghè có quy mô như ngày nay. Kiến trúc của đền Nghè mang đặc trưng kiến trúc của nhà Nguyễn. Cho đến ngày nay đền Nghè năm lặng lẽ trên một con phố rất yên bình là phố Lê Chân gần với trường tiểu học minh khai, trường cấp ba ngô quyền và nhìn ra quảng trường trung tâm thành phố.

Cổng đền Nghè được xây dựng theo kiến trúc truyền thống – lối Tam Quan gồm một cổng chính và hai cổng phụ. Cổng chính của đền thưởng được mở vào những dịp lễ quan trọng còn cổng phụ được mở suốt ngày đêm để du khách đến thăm viếng. Cổng đền Nghè khá quy mô gợi nhớ đến hình ảnh cổng của những cung điện đền đài thời trung cổ trước đây.

Phía trên của cổng được đắp nổi tượng rồng với hình ảnh song long chầu nhật nguyệt. Bước sau cánh cổng đền, du khách sẽ bước vào không khí trang nghiêm, tĩnh mịch của đền Nghè, đền Chính nằm bên tay phải. Phía cửa đền có một cái lư hương đồng lớn, chính là nơi du khách thắp hương và khấn vọng từ phía ngoài vào.

Tiếp theo là ban Trình – nơi thờ của hội đồng các quan và cũng là nơi đặt lễ, sớ chính của mọi người. Trong điện còn giữ lại được rất nhiều những cổ vật có giá trị là các hoành phi, câu đối, cuốn thư làm bằng gỗ được sơn son thiếp vàng và trạm trổ rất tinh vi, có niên đại lên đến hàng trăm tuổi. Giá trị nhất là bức cuốn thư với dòng đại tự “An Biên Cổ Miếu”. Hai bên điện có đồ tế khí bởi bà lê chân là một nữ tướng người ta bày những bộ tế khí như giáo, thương, đao … và các sập đá, kiệu gỗ…

Trong đền còn lưu giữ được hai nhạc khí quan trọng và cổ xưa, đó là một chiếc trống lớn và chiếc khánh làm bằng đá được trạm trổ những chữ Hán trên đó. Đây là những vật dụng rất gần gũi với nữ tướng khi còn sống. Hai bên đền chính là giải vũ được xây dựng theo lối nhà cổ, mái ngói, cột gỗ, đây cũng là nơi khách thập phương chuẩn bị đồ lễ để vào viếng thăm đền. Phía trong cùng là hậu cung nơi đặt di tượng nữ tướng.

Đây là một bức tượng cổ, tinh xảo và có nhiều giá trị. Hậu cung chỉ được mở vào những dịp lễ trọng là lễ giỗ bà Lê Chân, ngày thường được khép kín vừa tạo sự tách biệt, vừa tạo không khí trang nghiêm. Đền Nghè có một kiến trúc độc đáo khác hẳn với các đền chùa khác là không xây kín mà để thoáng ở hai bên, theo quan niệm về phong thủy, âm dương và trời đất của người xưa.

Điện Tứ Phủ nằm đối diện với cổng vào, công trình này mới được tôn tạo, đem lại vẻ khang trang bề thế xong vẫn giữ lại được nét cổ kính truyền thống. Trong điện là nới thờ ban Trần triều, thờ Đức thánh Trần – Trần Quốc Tuấn; ban thờ mẫu là mẫu thượng thiên, mẫu thượng ngàn , mẫu thoải và thờ các ông hoàng là ông hoàng 7 và ông hoàng 10. Nơi đây không khí trang nghiêm, khói hương trầm mặc, gợi sự thoát tục.

Nhà Bia xây dựng theo kiểu long đình là nơi lưu giữ một tấm bia cổ làm bằng đá, cao 1,5m, rộng 0,85m, dày 0, 2 m. Bia được ghi bằng chữ Hán tóm tắt lại tiểu sử và chiến công bà lê chân. Hai bên nhà bia còn giữ lại bốn pho tượng cổ là tượng voi đá và ngựa đá, theo quan niệm của người xưa đây là người bạn đồng hành vào sinh ra tử cùng nữ tướng.

Đền Nghè có khoảng sân rộng với cây xanh, cây cảnh, tạo không khí nên thơ, yên bình. Lễ hội nữ tướng lê chân thắng chận được tổ chức hàng năm vào tháng ba âm lịch. Trong lễ hội có lễ rước từ đền Nghè đến tượng đài nữ tướng và múa lân. Trong tín ngưỡng người xưa, lễ vật dâng lên Thánh mẫu Lê Chân thường bao giờ cũng phải có cua bể và bún.

Đến viếng đền nghè, chúng ta tạm bỏ cái ồn ào, xô bồ tấp nập, cái bon chen của cuộc sống thường ngày để đắm mình vào không gian nhẹ nhàng, yên tĩnh. Lúc đấy chúng ta trở về với chính mình và cõi tâm linh để tìm thấy cõi yên bình trong cuộc sống của mỗi người. V ào dịp Tết âm lịch sau khi viếng đền Nghè, người dân có thói quen mua gạo và muối được gói trong những mảnh giấy đỏ (hồng điều) với mong ước một năm no đủ, tình cảm đậm đà. Đây trở thành một nét văn hóa tốt đẹp.

Đến thăm đền nghe nhắc nhở chúng ta về đạo lý uống nước nhớ nguồn. Biết gìn giữ bản sắc văn hóa của người Việt Nam, đặc biệt là trong thời kì hội nhập như bây giờ, chúng ta hãy biết giữ lấy truyền thống văn hóa đó để hội nhập, để biết tự hào về dân tộc mình

Xem Thêm Bài 🌿 Thuyết Minh Về Thành Cổ Loa ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Di Tích Đền Nghè Hay Nhất được chúng tôi chọn lọc và chia sẻ đến các bạn đọc quan tâm sau đây.

Đền Nghè nằm ở trung tâm thành phố, thuộc phường Mê Linh (nay là phường An Biên, quận Lê Chân). Đền Nghè là di tích lịch sử văn hóa thờ nữ tướng Lê Chân – vị tướng giỏi của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thế kỷ 1 (40 – 43), đã đến vùng đất ngã ba sông Tam Bạc – sông Cấm, lập ấp Vẻn, sau đổi là An Biên Trang, tiền thân của Tp. Hải Phòng sau này.

Ngôi đền là tổng thể di tích lịch sử gồm voi – ngựa đá, sập đá, bia đá và các toà kiến trúc xinh xắn với qui mô vừa phải nhưng từ lâu đã trở thành một trong số những di tích lịch sử và danh thắng nổi tiếng của địa phương.

Tương truyền rằng Bà sống khôn chết thiêng. Khi Bà gieo mình xuống sông thì hoá đá trôi trên mặt sông Kinh Thầy. Từ đoạn sông vùng Đông Triều quê cũ của Bà đến bến Đá (nay là bến Bính) thì bập bồng xoay tròn trên mặt nước. Nhân dân làng An Biên biết Bà đã hiển thánh, liền rủ nhau mang đòn, chão ra sông vớt và khiêng đá thiêng về. Khiêng đến khu vực Đền Nghè hiện nay thì trời bỗng nổi cơn giông gió, chão đứt. Dân làng bèn chọn khu đá rơi ấy để dựng đền thờ Bà.

Lúc đầu, đền thờ chỉ là một gian miếu nhỏ, mái lợp gianh. Năm 1919 đền được xây dựng khang trang gồm 2 nhà chính – Tiền tế và Hậu cung (năm 1919 xây dựng Hậu cung gồm 3 gian, năm 1926 đền lại xây thêm toà Tiền Tế 5 gian). Nóc nhà Tiền tế nổi bật hàng chữ Hán lớn “An Biên cổ miếu”. Giữa Tiền tế và Hậu cung là nhà Thiên Hương 2 tầng, mái tâm đầu đao.

Trong toà hậu cung đặt tượng bà Lê Chân, hai bên thờ song thân Bà. Tháng 11 năm 1999 khởi công xây dựng và ngày 31.12.2000 khánh thành tượng đài nữ tướng Lê chân bằng đồng, cao 7,5m; nặng 19 tấn đặt tại vườn hoa trung tâm thành phố, cách đền thờ Bà khoảng hơn 100 mét về phía tây bắc.

Đến thăm quần thể Đền Nghè, ngoài việc chiêm ngưỡng Tượng đài, quí khách thường chú ý đến 2 vật tích độc đáo trong Đền – đó là Khánh đá và Sập đá. Khánh làm bằng một tấm đá nguyên dày 5cm được tách ra thành hình chiếc khánh (có chiều cao 1m, rộng 1,6m). Mặt trước khánh khắc nổi 2 con rồng chầu mặt nguyệt và hình mây bay xung quanh.

Mặt sau khánh khắc hình mây bay và sóng nước, cả hai mặt có 2 núm tròn, lồi cao là chỗ để gõ. Tiếng khánh đá trong ngân vang êm dịu, lan tỏa, hướng ta tới cõi tâm linh huyền ảo mà thiêng liêng.

Đền Nghè hiện nay được tu bổ, tôn tạo thành một công trình mang phong cách kiến trúc thời Nguyễn, đầu thế kỷ 20 bao gồm: tam quan, tòa bái đường, thiêu hương, hậu cung, giải vũ, nhà bia, nơi đặt tượng voi đá, ngựa đá. Phía sau làm thêm tòa tứ phủ. Tòa bái đường gồm 5 gian được nâng đỡ bởi 16 cột gỗ lim, kê trên 16 viên đá tảng đục đẽo công phu, tỉ mỉ.

Chính giữa nóc nhà bái đường đắp nổi hàng chữ Hán lớn “ An Biên cổ miếu”. Sau khi tu bổ, tôn tạo những nét đẹp của đền được gìn giữ với diện mạo khang trang đáp ứng nhu cầu thăm viếng của nhân dân và du khách thập phương.

SCR.VN Gợi Ý Bài 🌹 Thuyết Minh Về Côn Sơn Kiếp Bạc ❤️️ 14 Bài Văn Hay Nhất

Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Đền Nghè đặc sắc nhất giúp các em có thêm nhiều kiến thức hay về địa danh nổi tiếng này.

Đền Nghè (quận Lê Chân) – điểm đến hấp dẫn với du khách khi đến tham quan thành phố Cảng.

Một trong những điểm đến được đoàn công tác của Tổng cục Du lịch vừa tiến hành khảo sát để xây dựng hành trình “tua”, giới thiệu trong Năm du lịch quốc gia 2013 tại Hải Phòng, đó là đền Nghè. Một địa danh du lịch văn hóa tâm linh tiêu biểu của thành phố Hoa Phượng đỏ được đông đảo du khách ưa thích. Họ đến di tích lịch sử văn hóa thờ Nữ tướng Lê Chân này để tìm hiểu về vùng đất, con người Hải Phòng gắn với vị tướng giỏi của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thế kỷ thứ nhất (năm 40 – 43).

Người đã đến vùng đất ngã ba sông Tam Bạc- sông Cấm, lập ấp Vẻn, sau đổi là An Biên Trang, tiền thân của thành phố Hải Phòng sau này. Đền bề thế với quy mô vừa phải nhưng từ lâu trở thành một trong số những di tích lịch sử và danh thắng nổi tiếng của thành phố. Nơi đây được coi là tổng thể di tích lịch sử gồm voi, ngựa đá, sập đá, bia đá và các kiến trúc đẹp.

Một điều thuận lợi với mỗi du khách muốn đến viếng thăm đền Nghè là đền nằm ở trung tâm thành phố, trên đường Lê Chân, phường An Biên, quận Lê Chân. Đền nằm trong quần thể điểm đến ở khu vực trung tâm thành phố từ Nhà hát thành phố, Quán hoa, dải vườn hoa trung tâm đến hồ Tam Bạc đến Bảo tàng thành phố, đình Hàng Kênh, chùa Dư Hàng, khu phố cổ, chợ Sắt…

Cách đền Nghè hơn 100 mét về phía tây bắc là Tượng đài Nữ tướng Lê Chân. Tượng đài Nữ tướng Lê Chân đặt tại vườn hoa trung tâm thành phố với chất liệu bằng đồng, cao 7,5m, nặng 19 tấn, khánh thành ngày 31-12-2000.

Đền Nghè ban đầu chỉ là một ngôi đền nhỏ lợp tranh, đến năm 1919, được xây dựng khang trang. Đền Nghè hiện nay là một công trình mang phong cách kiến trúc thời Nguyễn, đầu thế kỷ 20 với tam quan, tòa bái đường, thiêu hương, hậu cung, giải vũ, nhà bia, nơi đặt tượng voi đá, ngựa đá. Chính giữa nóc nhà bái đường đắp nổi hàng chữ Hán lớn “An Biên cổ miếu”. Du khách được chiêm ngưỡng tòa bái đường gồm 5 gian được nâng đỡ bởi 16 cột gỗ lim, kê trên 16 viên đá tảng đục đẽo công phu, tỉ mỉ.

Nét đặc sắc của kiến trúc đền Nghè cũng thu hút sự chú ý của du khách. Đó là nghệ thuật chạm khắc trên gỗ, đá với các đề tài long, ly, quy, phượng; tùng, cúc, trúc, mai… Tất cả thể hiện kỹ thuật chạm khắc, chạm nổi, chạm chìm đạt đến trình độ tinh xảo của các nghệ nhân xây dựng đền.

Đến thăm đền, du khách được tìm hiểu về 2 vật tích độc đáo, đó là khánh đá và sập đá. Khánh làm bằng một tấm đá nguyên dày 5cm được tách ra thành hình chiếc khánh (có chiều cao 1m, rộng 1,6m). Mặt trước khánh khắc nổi 2 con rồng chầu mặt nguyệt và hình mây bay xung quanh. Mặt sau khánh khắc hình mây bay và sóng nước.

Cả hai mặt có 2 núm tròn, lồi cao là chỗ để gõ. Được dịp nghe tiếng khánh đá trong ngân vang êm dịu, lan tỏa, du khách tĩnh tâm cảm nhận để hướng tới cõi tâm linh huyền ảo mà thiêng liêng. Sập đá đồ sộ, tạo bằng khối đá liền, chạm nổi hình chim, thú, hoa, lá rất công phu đem lại những điều thú vị về tài nghệ chạm khắc của nghệ nhân xưa. Ngoài ra, nơi đây lưu giữ tấm bia đá có kích thước lớn được tạc vào thời Nguyễn, ghi tiểu sử của nữ tướng Lê Chân.

Điều đáng mừng là sau khi tu bổ, tôn tạo những nét đẹp của đền được gìn giữ với diện mạo khang trang đáp ứng nhu cầu thăm viếng của nhân dân thành phố, du khách trong và ngoài nước.

Giới Thiệu Bài 🌹 Thuyết Minh Về Tràng An ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Bài Văn Thuyết Minh Về Đền Nghè Đặc Sắc với cách diễn đạt câu văn hấp dẫn, hình ảnh miêu tả chân thực và sáng tạo.

Đền Nghè ở Hải Phòng là nơi thờ nữ tướng Lê Chân. Quê hương của bà là ở làng An Biên (nay thuộc Đông Triều, Quảng Ninh). Bà đã đến vùng đất ở ngã ba sông Tam Bạc hòa vào dòng sông Cấm để lập ra một ngôi làng và phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm, đánh bắt hải sản. Nữ tướng đã đặt tên vùng đất này là An Biên (nay là quận Lê Chân) để nhớ về cội nguồn của mình.

Lê Chân là nữ tướng tài ba, xuất sắc trong cuộc khởi nghĩa chống quân Đông Hán xâm lược của Hai Bà Trưng. Bà đã chiến đấu anh dung, lập ra nhiều chiến công vang dội và được chính Trưng Vương phong thành “Chương quản binh quyền nội bộ”, trấn giữ miền Hải Tần (hiện nay là Hải Phòng).

Lịch sử hình thành của đền Nghè Hải Phòng bắt nguồn từ sự tưởng nhớ công ơn khai khẩn và chiến công của nữ tướng Lê Chân. Dân làng Lê Chân đã lập ra một ngôi miếu nhỏ lợp tranh để thờ bà nằm ở vùng đất giáp với sông Cấm và sông Tam Bạc. Sau này, ngôi miếu được xây dựng lại, ốp gạch và lợp ngói.

Đến cuối thế kỷ XIX, vùng đất làng An Biên thuộc về thực dân Pháp (theo hiệp ước năm Giáp Tuất 1874) nên dân làng An Biên đã di dời đền Nghè lên phía Nam đến vị trí hiện nay. Theo các bài thuyết minh về đền Nghè Hải Phòng, đến năm 1919, ngôi đền được xây dựng với quy mô rộng lớn và bề thế hơn.

Năm 1975, Nhà nước đã xếp hạng đền Nghè là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Đến năm 2008, Hải Phòng đã cho tu bổ lại để ngôi đền khang trang hơn. Đền Nghè gồm có tam quan, thiêu hương, tòa bái đường, giải vũ, hậu cung, nhà bia, nơi đặt tượng ngựa đá, voi đá. Sau này, người dân xây dựng thêm tòa tứ phủ.

Trong tòa bái đường có 5 gian nhà được nâng đỡ bởi 16 cột gỗ lim và kê trên 16 viên đá tảng được đục đẽo vô cùng tỉ mỉ, công phu. Chính giữa của nóc nhà bái đường là những hàng chữ “An Biên cổ miếu” bằng tiếng Hán được đắp nổi rất lớn.

Hậu cung đền Nghè gồm có 3 gian nhà được xây dựng cao hơn khu nhà bái đường. Thiết kế ở hậu cung là kiểu 2 tầng mái để tạo ra sự uy nghi, bề thế cho khu nhà. Các đề tài đa dạng từ long, ly, quy, phượng đến tùng, cúc, trúc, mai được chạm nổi, chạm chìm và chạm bong hình đan xen nhau đến mức tinh xảo. Những nóc mái, đầu đao của đền còn được đắp nổi hình rồng bay, phượng múa, cảnh Hai Bà Trưng chỉ huy quân, cảnh núi non Yên Tử…

Đền Nghè đến nay vẫn lưu giữ được nhiều bức điêu khắc trên đá có giá trị như tấm bia đá lớn ghi tiểu sử nữ tướng Lê Chân được tạc từ thời nhà Nguyễn. Tại tòa bái đường có khánh đá chạm nổi mềm mại về vũ hội long vân. Tại tòa thiêu hương có sập đá chạm nổi công phu về hình chim. thú, hoa lá từ khối đá liền.

Đọc Thêm Bài 💦 Thuyết Minh Về Thánh Địa Mỹ Sơn ❤️️ 11 Bài Văn Hay Nhất

Thuyết Minh Về Đền Nghè Đạt Điểm Cao giúp các em có thể học hỏi và trau dồi thêm cho mình nhiều kĩ năng viết hay.

Đền Nghè thờ nữ tướng Lê Chân – vị tướng tài ba trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thế kỷ 1 (40 – 43) – người đã đến vùng đất ngã ba sông Tam Bạc – sông Cấm lập ấp Vẻn, sau đổi là An Biên Trang, tiền thân của Tp. Hải Phòng ngày nay. Tương truyền, khi nữ tướng Lê Chân gieo mình xuống sông tự vẫn thì hoá đá trôi trên mặt sông.

Từ đoạn sông vùng Đông Triều (Quảng Ninh) – quê cũ của Bà – đến bến Đá (nay là bến Bính) thì bập bồng xoay tròn trên mặt nước. Nhân dân làng An Biên biết Bà đã hiển thánh, liền khiêng đá thiêng về thờ, đến khu vực đền Nghè hiện nay thì trời bỗng nổi cơn giông gió làm đá rơi. Dân làng bèn chọn khu đá rơi ấy để dựng đền thờ Bà và hàng năm tổ chức lễ hội tưởng nhớ ngày sinh (8/2 âm lịch) và ngày hóa (25/12 âm lịch) của Bà.

Lúc đầu, đền thờ chỉ là một gian miếu nhỏ, mái lợp tranh. Từ năm 1919 đến 1926, đền được xây dựng khang trang hơn, bổ sung thêm một số hạng mục kiến trúc. Trải qua quá trình tu bổ, tôn tạo, hiện nay, đền Nghè là một quần thể di tích mang phong cách kiến trúc thời Nguyễn thế kỷ 20, bao gồm: tam quan, tòa hậu cung, bái đường, thiêu hương, giải vũ, nhà bia – nơi đặt tượng voi đá, ngựa đá, sập đá, bia đá; phía sau làm thêm tòa tứ phủ.

Hậu cung của đền gồm 3 gian được thiết kế theo kiểu 2 tầng mái, bên trong thờ tượng nữ tướng Lê Chân ngồi trên ngai, đặt trong một khám lớn sơn son, thếp vàng với dáng vẻ uy nghi, đôn hậu, xinh đẹp; hai bên thờ song thân Bà. Tòa bái đường 5 gian được nâng đỡ bởi 16 cột gỗ lim, kê trên 16 viên đá tảng đục đẽo công phu, tỉ mỉ; chính giữa đắp nổi hàng chữ Hán lớn “An Biên cổ miếu”. Giữa hậu cung và bái đường là nhà thiêu hương 2 tầng với mái tâm đầu đao.

Đến thăm đền Nghè, ngoài việc tham quan quần thể kiến trúc độc đáo của đền, du khách còn được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm điêu khắc đá có giá trị, điển hình là khánh đá và sập đá. Khánh được làm từ một tấm đá nguyên khối dày 5cm, cao 1m, rộng 1,6m. Mặt trước khánh khắc nổi 2 con rồng chầu mặt nguyệt và mây bay xung quanh; mặt sau khắc hình mây bay và sóng nước.

Khi gõ, tiếng khánh đá ngân vang, trong trẻo, hướng ta tới cõi tâm linh huyền ảo, linh thiêng. Sập đá đồ sộ, tạo bằng khối đá liền, chạm nổi hình chim, thú, hoa, lá rất công phu thể hiện kỹ thuật chạm khắc vô cùng tinh xảo của các nghệ nhân xưa. Ngoài ra, ở đền còn lưu giữ tấm bia đá có kích thước lớn được tạc vào thời Nguyễn, ghi tiểu sử của nữ tướng Lê Chân.

Cách đền Nghè khoảng hơn 100m về phía tây bắc là tượng đài nữ tướng Lê Chân được đúc bằng đồng, cao 7,5m, nặng 19 tấn, đặt tại vườn hoa trung tâm thành phố. Tượng được khởi công xây dựng vào tháng 11/1999 và khánh thành vào ngày 31/12/2000.

Năm 1975, đền Nghè đã được Nhà nước xếp hạng di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia.

Chia Sẻ Bài 💦 Thuyết Minh Về Chùa Thiên Mụ ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Bài Văn Thuyết Minh Về Đền Nghè Ấn Tượng giúp các em có thể khám phá thêm cho mình nhiều kiến thức hay.

Đền Nghè nằm trên đường Suối Rồng thuộc phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn là Di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố. Đền được xây dựng ở lưng chừng núi, nơi đất trời, biển cả, núi non giao hòa. Đây là ngôi đền “hàng tổng” của Đồ Sơn, được người dân vùng biển này coi trọng vì nơi đây thờ “Lục vị tiên công”, 6 vị thần có công lập nên đất Đồ Sơn.

Ngược theo dòng lịch sử mới thấy được hết sự độc đáo và tâm linh của ngôi đền này. Trước năm 1945, tổng Đồ Sơn có 2 xã, 5 làng; làng nào cũng có đình, đền riêng, song hầu như tất cả có duy nhất một vị thành hoàng. Vị thành hoàng chung của người dân Đồ Sơn xưa được các làng, xã thờ là thần Điểm Tước. Nguồn gốc của vị thần này bắt nguồn từ một truyền thuyết xa xưa, kể rằng vùng đất Đồ Sơn đang yên vui bỗng có một con thuỷ quái đến phá hoại các xóm vạn chài.

Được sự giúp đỡ của thần linh, xóm vạn chài trở nên yên vui, cư dân Đồ Sơn tiến hành lễ cầu duệ hiệu (tên gọi của thần) . Sau 7 ngày, 5 đêm thì thấy hiện lên nốt chân chim trên mâm bột, từ đó Điểm Tước trở thành tên gọi của thành hoàng tổng Đồ Sơn (Điểm Tước có nghĩa là vết chân chim).

Từ nguồn gốc của vị thành hoàng làng này, tục chọi trâu được hình thành ở Đồ Sơn và là tập tục rất lâu đời của người Việt cổ được lưu giữ cho đến ngày nay. Với những nghi thức độc đáo mang màu sắc của văn hoá vùng ven biển, tục chọi trâu Đồ Sơn trở thành một lễ hội đặc biệt mang tầm vóc quốc gia. Lễ hội chọi trâu được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Di tích đền Nghè – Đồ Sơn hội tụ đủ cả hai yếu tố vật thể và phi vật thể để trở thành một di sản văn hoá rất có giá trị, được xây dựng và tồn tại trong một không gian văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc.

Tham Khảo Bài 💦 Thuyết Minh Về Sông Hương ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Đền Nghè Ngắn Gọn và súc tích thể hiện qua từng câu văn, cách dùng từ ngữ đa dạng và sinh động.

Khách du lịch đến Hải Phòng thường đến tham quan Đền Nghè, một di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng thờ nữ tướng Lê Chân.

Hải Phòng ngày nay thuộc vùng đất An Biên xa xưa. Những năm đầu của thế kỉ I sau Công Nguyên, Lê Chân đã đến vùng đất sình lầy trên cửa sông Cấm, chiêu dân, khai hoang, lập ấp… trấn giữ vùng An Biên. Bà đã mở thao trường dạy võ. Hàng nghìn nữ nhi hào kiệt khắp mọi miền đất nước đã kéo về đây tụ hội, mưu đồ nghiệp lớn.

Khi Trưng Trắc và Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa, Lê Chân đã kéo binh mã về Long Biên tụ nghĩa, đánh đuổi tên Thái thú Tô Định, giải phóng 65 thành trì. Khi tướng giặc là Mã Viện kéo quân sang, nữ tướng Lê Chân đã kịch chiến với binh mã Thiên triều ở vùng hữu ngạn sông Hồng. Bà đã oanh liệt hi sinh trong một trận đánh dữ dội, ác liệt bên bờ sông Đáy.

Tục truyền rằng, Lê Chân sau khi oanh liệt hi sinh đã hóa đá, trôi trên sông Kinh Thầy, trôi đến Bên Đá (Bến Bính ngày nay) thì thi hài nữ tướng cứ bập bồng xoay tròn trên mặt nước. Đêm đêm tiếng ngựa hí, tiếng quân reo vang vọng vùng biển trời An Biên.

Dân làng An Biên nằm mộng biết nữ tướng Lê Chân đã hiển thánh. Họ đã kéo nhau ra bến sông, vớt và khiêng đá thiêng về. Nhưng chỉ đi được độ non dặm đường thì trời nổi dông gió, sấm chớp kinh thiên động địa, hòn đá thiêng rơi xuống, cắm sâu vào lòng đất. Đền Nghè đã được xây dựng tại nơi đó.

Hai nghìn năm đã trôi qua. Đền Nghè đã được tu tạo nhiều lần, trở thành chốn linh thiêng, tráng lệ như ngày nay.

Đền Nghè là một công trình kiến trúc đồ sộ, cổ kính, đậm đà tính dân tộc, cấu trúc hình chữ Nhị (Hán Tự). Nhà Tiền tế và nhà Hậu cung như hai nét vẽ lớn vằng vặc giữa trăng sao. Nóc nhà Tiền tế nổi bật hàng chữ Hán lớn “An Biên cổ miếu”. Giữa Tiền tế và Hậu cung là nhà Thiên hương 2 tầng, bốn đầu đao có linh vật bay lên trời xanh. Tòa Bái đường gồm năm gian được nâng đỡ bởi 16 cột gỗ lim, kê trên 16 viên đá tảng chạm trổ hoa văn. Hậu cung gồm 3 phần, cao hơn nhà Bái đường với thiết kế kiểu 2 tầng mái xếp, uốn cong vút lên.

Trong đền, ngoài tượng nữ tướng Lê Chân sơn son thếp vàng còn có nhiều di vật lịch sử như sập đá, khánh đá, bia đá,… đồ sộ, nhiều bia tượng cổ. Bức tượng nữ tướng vừa mang vẻ đẹp người con gái của dân tộc, vừa mang phong độ uy nghi, cốt cách anh hùng của một liệt nữ phi thường từng làm cho lũ tướng tá của Thiên triều hồn xiêu phách lạc.

Đến tham quan Đền Nghè, du khách xúc động được sống lại cuộc đời oanh liệt của nữ tướng đất An Biên, tự hào nhớ lại trang sử hào hùng của dân tộc ta thời đại Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa đánh giặc Hán xâm lược.

Hằng năm, ngày 25 tháng Chạp ta là ngày giỗ nữ tướng Lê Chân. Các bà, các mẹ, các chị quanh vùng vẫn kết hàng tnăm mâm hoa rực rỡ, thơm ngát, kính cẩn dâng lên hương hồn Nữ tướng. Ngày 8 đến ngày 10 tháng 2 ta là ngày Hội Đền Nghè. Năm nào cũng có hàng nghìn, hàng vạn người kéo về dự lễ hội.

Gợi Ý Bài ⏩ Thuyết Minh Về Đền Hùng ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Văn Mẫu Thuyết Minh Về Đền Nghè Hay được nhiều bạn đọc chia sẻ rộng rãi trên các diễn đàn văn học nổi tiếng.

Đền Nghè là một quần thể di tích mang phong cách kiến trúc thời Nguyễn thế kỷ XX. Nét đặc sắc của kiến trúc đền Nghè là nghệ thuật trạm khắc trên gỗ, đá với các đề tài: long, ly, quy, phượng; tùng, cúc, trúc, mai thể hiện kỹ thuật chạm bong hình, chạm nổi, chạm chìm đạt đến trình độ tinh xảo.

Hàng năm cứ đến ngày sinh 8 tháng 2 của Nữ tướng Lê Chân, ngày hoá 25 tháng chạp, ngày khánh hạ 15 tháng 8, nhân dân Hải Phòng nô nức đến cùng dân An Biên tưởng niệm vị Nữ tướng khai quốc công thần triều Trưng cũng là người khai sinh trại An Biên, cái nôi của nội thành Hải Phòng ngày nay.

Tương truyền đền dựng từ sau ngày Nữ tướng Lê Chân hi sinh, nhưng chỉ là một nghè nhỏ bằng tranh tre trên khu gò ở cánh đồng của làng An Biên. Quần thể kiến trúc hiện nay được xây dựng vào những thập kỷ đầu thế kỷ XX.

Trong đền đủ các câu đối, hoành phi sơn son thiếp vàng hay khảm xà cừ ca ngợi phẩm hạnh tài năng Nữ tướng. Đồ thờ tự long đình, bát bửu, kiệu bát cống, trống đồng, võng đào đòn cong nghi vệ của bậc Nữ tướng…

Bằng tấm lòng “hằng tâm, hằng sản” của nhiều thế hệ người Hải Phòng, di tích đền Nghè ngày một khang trang. Năm 1919, toà hậu cung 3 gian được xây dựng theo lối “chồng diêm tầng 4 mái”. Hậu cung của đền gồm 3 gian được thiết kế theo kiểu 2 tầng mái, bên trong thờ tượng Nữ tướng Lê Chân ngồi trên ngai, đặt trong một khám lớn sơn son, thếp vàng với dáng vẻ uy nghi, đôn hậu, xinh đẹp; hai bên thờ song thân Bà.

Mặt ngoài chồng diêm của toà hậu cung, nơi có điều kiện phô diễn vẻ đẹp được đắp nổi phù điêu trang trí, mô phỏng các điển tích như: An Tử Sơn, Ngô vương đề cờ, Trưng Vươn dấy quân.

Đằng trước toà hậu cung là toà thiêu hương vuông vức được xây dựng năm 1926. Tòa thiêu hương xây theo kiến trúc hai tầng với tám mái đao cong vút, đắp “rồng chầu, phượng đón” vươn lên trong không trung tựa như những cánh tay thôn nữ trong động tác múa đèn. Sập đá được đặt tại tòa thiêu hương. Sập đá đồ sộ, tạo bằng khối đá liền, chạm nổi hình chim, thú, hoa, lá rất công phu thể hiện kỹ thuật chạm khắc vô cùng tinh xảo của các nghệ nhân xưa. Kèm 2 bên thiêu hương là hai dải vũ nhỏ, mỗi toà ba gian.

Tòa tiền bái 5 gian được nâng đỡ bởi 24 cột gỗ lim, kê trên 24 viên đá tảng đục đẽo công phu, tỉ mỉ. Bờ nóc của toà thiêu hương đắp bằng vôi vữa, chính giữa dựng cuốn thư, đắp nổi 4 chữ Hán “An Biên cổ miếu”, hai bên có phượng chầu.

Bên trong tòa tiền bái treo Khánh đá chạm nổi đề tài “Long vân khánh hội”, đường nét tinh xảo, mềm mại, uyển chuyển. Khánh được làm từ một tấm đá nguyên khối dày 5cm, cao 1m, rộng 1,6m. Mặt trước khánh khắc nổi 2 con rồng chầu mặt nguyệt và mây bay xung quanh; mặt sau khắc hình mây bay và sóng nước. Khi gõ, tiếng khánh đá ngân vang, trong trẻo, hướng ta tới cõi tâm linh huyền ảo, linh thiêng.

Ngoài đền thờ chính, di tích còn có điện Tứ phủ. Điện nhìn ra phố Lê Chân thông qua cổng chính. Cổng đền Nghè thực sự là một công trình kiến trúc đồ sộ, đẹp và hoành tráng như cổng các cung điện, lăng tẩm, đền đài thời trung cổ. Thăm đền Nghè, khi bước qua cổng chính nhìn sang bên trái, du khách sẽ bắt gặp một kiến trúc đẹp. Đó là nhà bia được xây và trang trí theo kiểu dáng của long đình.

Chính giữa nhà bia dựng tấm bia đá cao 1,5m; rộng 0,85m; dày 0,2m. Nội dung minh văn khắc ghi về tiểu sử, sự nghiệp của bà Lê Chân bằng chữ Hán, nói rõ Nữ tướng quê ở làng Vẻn, tên chữ An Biên, huyện Đông Triều, nay thuộc tỉnh Quảng Ninh.

Xem Thêm Bài ❤️️ Thuyết Minh Về Lăng Bác ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Đền Nghè Ở Hải Phòng sẽ gợi ý cho các em nhiều ý tưởng hay để hoàn thiện bài văn của mình.

Nằm ở trung tâm thành phố, thuộc phường Mê Linh ( nay là phường An Biên, quận Lê Chân ), đền Nghè là di tích lịch sử văn hóa thờ nữ tướng Lê Chân – vị tướng đã đến vùng đất ngã ba sông Tam Bạc – sông Cấm, lập ấp Vẻn, sau đổi là An Biên Trang .

Hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng chống quân Đông Hán xâm lược, Bà được giao trọng trách trấn giữ miền Hải Tần, để tưởng nhớ công lao của nữ tướng – người lập làng An Biên xưa và đặt nền móng cho thành phố Hải Phòng ngày nay – nhân dân xây ngôi miếu An Biên thờ Bà.

Qua hơn 1 năm tu bổ tôn tạo, giờ đây người dân thành phố và du khách thập phương đến tham quan một diện mạo mới của ngôi đền và tưởng niệm thờ vị nữ tướng có công khai phá và tạo dựng vùng đất Hải Phòng.

Đền Nghè hiện nay là một công trình mang phong cách kiến trúc thời Nguyễn, đầu thế kỷ 20 bao gồm: tam quan, tòa bái đường, thiêu hương, hậu cung, giải vũ, nhà bia, nơi đặt tượng voi đá, ngựa đá. Sau làm thêm tòa tứ phủ. Tòa bái đường gồm 5 gian được nâng đỡ bởi 16 cột gỗ lim, kê trên 16 viên đá tảng đục đẽo công phu, tỉ mỉ.

Chính giữa nóc nhà bái đường đắp nổi hàng chữ Hán lớn ” An Biên cổ miếu”. Sau khi tu bổ, tôn tạo những nét đẹp của đền được gìn giữ với diện mạo khang trang đáp ứng nhu cầu thăm viếng của nhân dân và du7 lhách thập phương.

Với tổng mức đầu tư được điều chỉnh là 17,63 tỷ đồng, Công ty cổ phần tu bổ di tích và thiết bị văn hóa trung ương đã tổ chức thi công và hoàn thành dự án kịp tiến độ, bảo đảm yếu tố kỹ thuật, mỹ thuật trong trang trí nội thất của công trình, gìn giữ giá trị văn hóa , tâm linh cho di tích.

Đền Nghè hấp dẫn không chỉ bằng những giá trị được thể hiện trong kiến trúc, tâm linh mà còn là từ những câu chuyện về lịch sử của vị nữ tướng Lê Chân, về hội hoa thủy tiên độc đáo tương truyền được tổ chức từ những năm 20….Cùng với tượng đài nữ tướng Lê Chân, chùa Hàng, Nhà Hát thành phố, quán hoa….đền Nghè sau khi tu bổ sẽ là nơi gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa mang bản sắc dân tộc một cách có hiệu quả khi trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế.

Thông tin thêm về Đèn Nghè : Ngôi đền xinh xắn với qui mô vừa phải nhưng từ lâu đã trở thành một trong số những di tích lịch sử và danh thắng nổi tiếng của địa phương. Đó là đền Nghè – ngôi đền thờ nữ tướng Lê Chân, người có công khai phá, tạo dựng vùng đất Hải Phòng.

Tương truyền rằng bà sống khôn chết thiêng. Khi bà gieo mình xuống sông thì hoá đá trôi trên mặt sông Kinh Thầy. Từ đoạn sông vùng Đông Triều quê cũ của bà đến bến Đá (nay là bến Bính) thì bập bồng xoay tròn trên mặt nước. Nhân dân làng An Biên biết bà đã hiển thánh, liền rủ nhau mang đòn, chão ra sông vớt và khiêng đá thiêng về. Khiêng đến khu vực Đền Nghè hiện nay thì trời bỗng nổi cơn giông gió, chão đứt. Dân làng bèn chọn khu đá rơi ấy để dựng đền thờ bà.

Lúc đầu, đền thờ chỉ là một gian miếu nhỏ, mái lợp gianh. Năm 1919, đền Nghè mới được xây dựng khang trang như hiện nay. Đền có 2 nhà chính – Tiền tế và Hậu cung. Nóc nhà Tiền tế nổi bật hàng chữ Hán lớn “An Biên cổ miếu”. Giữa Tiền tế và Hậu cung là nhà Thiên Hương 2 tầng, mái tâm đầu đao. Trong toà hậu cung đặt tượng bà Lê Chân, hai bên thờ song thân bà.

Đến thăm Đền Nghè, quí khách thường chú ý đến 2 vật tích độc đáo – đó là Khánh đá và Sập đá. Khánh làm bằng một tấm đá nguyên dày 5cm được tách ra thành hình chiếc khánh (có chiều cao 1m, rộng 1,6m). Mặt trước khánh khắc nổi 2 con rồng chầu mặt nguyệt và hình mây bay xung quanh. Mặt sau khánh khắc hình mây bay và sóng nước, cả hai mặt có 2 núm tròn, lồi cao là chỗ để gõ. Tiếng khánh đá trong ngân vang êm dịu, lan tỏa, hướng ta tới cõi tâm linh huyền ảo mà thiêng liêng.

Gợi Ý Bài ❤️️ Thuyết Minh Về Bến Nhà Rồng ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Bài Văn Thuyết Minh Về Đền Nghè Đơn Giản sẽ giúp các em học sinh tham khảo cách hành văn súc tích và giàu hình ảnh.

Đền Nghè là một quần thể di tích mang đậm phong cách kiến trúc của thời Nguyễn tại thế kỷ XX. Nét đặc sắc của kiến trúc đền Nghè là nghệ thuật trạm khắc trên gỗ, đá với các đề tài: long, ly, quy, phượng hay tùng, trúc, cúc, mai với kỹ thuật chạm khắc nổi đạt đến độ tinh xảo. Di tích văn hóa đền Nghè hiện nay tọa lạc ngay tại trung tâm thành phố Hải Phòng, nằm ngay giáp với hai mặt phố Mê Linh và Lê Chân của thành phố.

Ban đầu, Đền Nghè là một cái miếu nhỏ nằm trên bãi soi, chỗ ngã ba sông Tam Bạc và sông Cấm. Đây cũng là nơi đầu tiên Lê Thánh Công Chúa từ quê nhà đặt chân đến vùng đất ven biển.

Đền Nghè bản nguyên có thể đã được nhân dân dựng từ rất xa xưa. Trong An Biên thần tích bi ký ghi: Khi Nữ tướng Lê Chân mất, bà đã báo mộng cho nhân dân làng An Biên ra bờ sông rước vật thiêng về lập miếu thờ, tất cả mọi việc cầu đào đều ứng nghiệm.

Ban đầu, đều có thể chỉ là một ngôi miếu thờ nhân thần là nữ nhân vật lịch sử triều Trung có công đánh giặc Hán đô hộ có tên gọi An Biên cổ miếu (miếu cổ làng An Biên). Đến thời Trần (thế kỉ XII-XIII) Thánh Chân công chúa báo mộng âm phù giúp vua Trần Nhân Tông đánh thắng giặc Chiêm thành.

Điều này nên ông được phong mỹ tự là Nam Hải uy linh và miếu An Biên được cấp tiền tu sửa (Văn bia ghi là 100 quan).Trải qua một thời gian dài chiến tranh, di tích đền An Biên đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Đến năm 2007-2009, Đền Nghè đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đầu tư cấp kinh phí tu bổ, tôn tạo như hiện nay.

Điện Tứ Phủ ở Đền Nghè Hải Phòng nằm trong quần thể di tích Đền Nghè. Nơi đây, nhân dân Hải phòng thờ vị Nam Hải uy linh và Thánh Chân công chúa. Bà vừa là một nhân vật trong lịch sử Việt Nam và đồng thời được nhân dân gọi là một vị nữ thần. Nhân dân phụng thờ Thánh Lê Chân và tôn thờ bà là Thánh mẫu thờ Mẫu và đề cao công lao của bà với nhân dân và đất nước.

Tại điện Tứ Phủ ở Đền Nghè Hải Phòng, Ngũ vị tôn ông được thờ ở gian trung cung. Y phục của các vị là áo quan văn, võ, mũ cánh chuồn. Tòa thiêu hương (nhà tám mái) cấu trúc theo kiểu phương đình (nhà vuông). Tòa thiêu hương gồm tạo thành hai tầng mái có kiểu chồng diềm, phần góc đao trang trí đề tài long phụng hồi chầu.

Phần chồng diềm (giữa hai mái) ghép các bức tranh theo các đề tài Đạo giáo. Tại đây có trưng bày các bức Tam thanh, Ngọc hoàng thượng đế, các bức tranh này xoay quanh nguồn gốc và xuất xứ ly kỳ của Mẫu Lê Chân có ảnh hưởng của Đạo giáo. Thiêu hương đặt một sập đá lớn, trên sập đá đặt đồ tế khí và chúng được đặt theo nguyên tắc đăng đối qua trục thần đạo, phần trên là một bức đại tự lớn: Thượng đẳng tôn thần, dẫn theo bản sắc phong của vua Khải Định phong năm 1924.

Trung tâm của thiêu hương đặt sập thờ. Đây là sập thờ khổ lớn bằng đá, kiểu chân qúy dạ cá. Mặt sập phẳng, mở ra bốn góc, dưới mặt sập là các đường chỉ trang trí cánh sen, hoa cúc dây nối. Bốn góc sập là bốn mặt hổ phù trang trí bao trùm lên chân sập. Phần chân sập đỡ trên bốn con lân đá trong tư thế thủ phục, mắt mở tròn cảnh giác…các linh vật và các đường nét hoa văn trang trí trên sập đều được khắc nổi lấy vân may và hoa cúc dây làm nền trang trí, tạo cho sập đá có dáng vẻ mềm mại, các linh vật có hồn, sống động.

Sập đá do bà Nguyễn Thị Năm, hiệu là Kỳ Nam cùng tạo vào năm Mậu Dần, niên hiệu Bảo Đại thứ 10 (năm 1938). Sập đá ghi nhớ sự tích Thánh mẫu Lê chân khi hóa làm thành Hoàng làng An Biên đã hiển linh bàn đá trôi ngược trên dòng sông cấm. Thánh Mẫu Lê Chân đã báo mộng cho dân làng An Biên ra bến sông để rước về dựng đền thờ Bà.

Chia Sẻ Bài ❤️️ Thuyết Minh Về Chùa Một Cột ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Đền Nghè Hải Phòng, nằm không xa Nhà hát thành phố, không chỉ là một địa điểm tôn giáo. Nó mang đậm tính biểu tượng lịch sử vì nó được dành cho Lê Chân, người thành lập thành phố Hải Phòng. Đền thờ tại phường Mê Linh, quận Lê Chân.

Lịch sử đền Nghè Hải Phòng: Xưa kia, đền Nghè còn có tên là đền Ngàn, được xây dựng ở vùng đất giáp sông Tam Bạc và sông Cấm. Đến cuối thế kỷ 19, vùng đất làng An Biên cổ kính theo hiệp ước năm Giáp Tuất (1874) thuộc về thực dân Pháp. Dân làng An Biên buộc phải di dời Đền Nghè.

Đền Nghè không chỉ là một công trình kiến ​​trúc cổ mà còn là một địa điểm văn hóa, sinh hoạt tín ngưỡng quen thuộc của người dân Hải Phòng. Đền Nghè là tên thường gọi, tên chữ là “An Biên cổ miếu”. Ngôi chùa ban đầu là một ngôi chùa nhỏ làm bằng tre, gỗ, mái tranh. Sau đó, nó đã thay đổi qua nhiều năm:

Đến năm 1919, chùa được xây dựng và tôn tạo lại với phong cách kiến ​​trúc thời Nguyễn. Năm 1975, đền Nghè đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Năm 2008 – 2009 được lãnh đạo Hải Phòng quan tâm tu bổ chùa. Ngôi chùa ngày càng khang trang.

Ngoài tham quan quần thể kiến ​​trúc độc đáo của chùa, du khách còn được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm điêu khắc đá có giá trị, tiêu biểu là chuông đá và giường đá – kiểu cổ, làm bằng đá quý của núi Kính Chủ. Tuy quy mô chùa không lớn nhưng bố cục hài hòa. Các tác phẩm điêu khắc gỗ Tứ Linh – “rồng, lân, rùa, phượng” và các loại như đào, lựu, sen, chanh… rất công phu và tinh tế. Các đầu đao, nóc đình chạm nổi hình rồng bay, phượng múa, cảnh núi Yên Tử, cảnh Hai Bà cầm quân… càng làm tăng thêm vẻ uy nghiêm cho ngôi chùa.

Đền Nghè là khu di tích gồm hai gian chính – gian thờ phía trước và hậu cung. Thứ nhất, hậu cung là nơi đặt tượng Nữ tướng Lê Chân được điêu khắc tinh xảo, hai bên là bàn thờ cha mẹ. Phía ngoài hậu cung có các bức phù điêu đắp nổi, mô phỏng các câu chuyện thời chiến.

Thứ hai, chính điện hình vuông được xây dựng vào năm 1926. Nơi đây có kiến ​​trúc hai tầng, tám mái cong vút với hình dáng “rồng chầu, phượng đón” vươn cao như những cánh tay thiếu nữ múa đèn. Mái chính điện được đắp bằng vôi vữa. Chính giữa mái có bốn chữ Hán “An Biên Cổ Miếu”, tiếng Anh có nghĩa là “An Biên Ancient Shrine”, hai bên là phượng hoàng.

Ngoài ra, trong chùa còn có quả chuông đá phù điêu đề tài “Long Vân Khánh Hội”, đường nét tinh xảo, mềm mại, uyển chuyển. Chuông được làm từ đá nguyên khối dày 5cm, cao 1m, rộng 1,6m. Trước mắt là 2 con rồng chầu mặt trăng, mây bay tứ tung. Mặt sau chạm khắc mây bay, sóng nước.

Ngoài chính điện còn có Điện Tứ Phủ – điện thờ 4 vị nữ thần cai quản trời, núi, sông, đất. Điện Tứ Phủ nhìn ra đường Lê Chân qua cổng chính. Khi bước qua cổng chính nhìn về bên trái là nhà bia. Chính giữa nhà bia là tấm bia đá cao 1,5m; Rộng 0,85m; Dày 0,2m. Nội dung khắc trên bia là tiểu sử và sự nghiệp của Nữ tướng Lê Chân bằng chữ Hán cổ.

Gợi Ý Bài 🌹 Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Lớp 8 ❤️️15 Bài Hay Nhất

Bài Văn Thuyết Minh Về Đền Nghè Ngắn gọn giúp các em có thêm nhiều tài liệu để ôn tập cho kì thi của mình thật tốt.

Đền Nghè là 1 trong những địa điểm du lịch văn hóa tâm linh tiêu biểu của thành phố hoa phượng đỏ, thành phố Hải Phòng với điểm nổi bật đó là nghệ thuật chạm khắc trên gỗ đá. Đền nằm ở vị trí phường An Biên, thuộc quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. Muốn đến ngôi Đền có tên Nghè, bạn chỉ cần hỏi đường đến nhà hát thành phố Hải Phòng bởi đền chỉ cách vị trí nhà hát khoảng 600m, rất dễ tìm.

Đền Nghè ở hải phòng thờ ai? Đây chắc hẳn là thông tin mà nhiều người muốn biết. Theo tương truyền, nơi đây có thờ nữ tướng Lê Chân, vị tướng tài ba của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng vào thế kỷ thứ 1 (những năm 40-43).

Tướng Lê Chân đã đặt chân lên vùng đất này, chỗ ngã ba sông Tam Bạc, sông Cấm lập ấp sau đó đổi tên là An Biên Trang, tiền thân của thành phố Hải Phòng ngày nay.

Truyền thuyết kể lại, khi nữ tướng Lê Chân gieo mình xuống dòng sông tự vẫn thì ngay lập tức hóa đá trôi trên mặt sông. Từ đoạn sông vùng Đông Triều của tỉnh Quảng Ninh, quê cũ của bà đến bế Đá tức bến Bính ngày nay thì lập tức xuất hiện xoáy nước tròn trên mặt sông.

Nhân dân trong vùng biết bà đã hiển linh do đó liền khênh hòn đá này về thờ, đến khu vực Đền Nghè hiện nay thì trời bỗng nổi cơn mưa lớn, giông bão khiến hòn đá bị rơi. Dân làng thấy vậy, liền xây dựng khu đền tại chính vị trí mà hòn đá rơi, chính là vị trí Đền Nghè ngày này.

Lúc đầu , đền thờ nữ tướng Lê Chân chỉ là 1 gian miếu nhỏ, máu lợp gianh. Đến năm 1919 mới được xây dựng khang trang hơn với 2 nhà chính Tiền tế và Hậu cung. Sau đó trải qua nhiều lần tu sửa và xây dựng, đến nghè có hình dáng như ngày nay.

Tượng nữ tướng Lê Chân được xây dựng từ năm 199, đến tháng 12 năm 2000 thì hoàn thành, tượng được xây dựng bằng đồng, cao đến 7,5m nặng 19 tấn đặt tại vườn hoa trung tâm thành phố, cách đền thờ Bà khoảng hơn 100m tính về phía Tây Bắc.

Nếu bạn có dịp đến mảnh đất được mệnh danh là thành phố hoa phượng đỏ này, nhất định bạn nên tìm đến di tích Đền Nghè một lần để được chiêm ngưỡng quần thể kiến trúc độc đáo của đền với những tác phẩm kiến trúc đặc biệt được làm từ đá, điển hình là khánh đá và sập đá. Khánh đá được làm từ 1 tấm đá nguyên khối cao 1m, rộng 1,6m và dầy 5cm. Chiếc khánh đá này được các thợ thủ công điêu khắc tạo hình nổi 2 con rồng chầu mặt nguyệt và mây bay lơ lửng xung quanh, mặt sau khắc hình mây và sóng nước.

Lễ hội Đền Nghè Hải Phòng được tổ chức vào ngày 8 tháng 2 âm lịch hàng năm để tưởng nhớ đến ngày sinh của bà. Và ngày hóa sẽ tổ chức vào ngày 25 tháng 12 âm lịch.

SCR.VN Giới Thiệu Bài 🌹 Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Lớp 10 ❤️️15 Mẫu Hay

Đền Nghè nằm ở trung tâm thành phố Hải Phòng, là đền thờ Nữ tuớng Lê Chân, người lập ra làng An Biên thuở truớc và đặt nền móng cho việc tạo lập nên thành phố Hải Phòng sau này. Đền nằm trên phố Lê Chân, quận Lê Chân, cách Nhà hát lớn thành phố Hải Phòng khoảng 600m.

Buổi đầu, đền Nghè mới chỉ là một ngôi miếu nhỏ lợp gianh nứa, năm 1919, toà Hậu cung của đền đuợc xây dựng, năm 1925, toà hậu cung đuợc trùng tu, đến năm 1926, tòa Tiền Bái đuợc xây dựng. Đây là một tổng thể di tích lịch sử gồm voi đá, ngựa đá, sập đá, bia đá ghi tiểu sử bà Lê Chân và các tòa kiến trúc thể hiện nghệ thuật điêu khắc rất điêu luyện mang tính truyền thống của nhiều thế kỷ truớc.

Toà bái đường gồm 5 gian được nâng đỡ bởi 16 cột lim, kê trên 16 viên đá tảng đục đẽo công phu, tỉ mỉ. Chính giữa nóc nhà bái đường đắp nổi hàng chữ Hán lớn An Biên cổ miếu. Hậu cung gồm 3 gian, xây cao hơn nhà bái đường với thiết kế kiểu 2 tầng mái, làm tăng thêm sự bề thế, uy nghi của công trình.

Thuật chạm khắc bong hình, chạm nổi, chạm chìm đạt đến trình dộ tinh xảo. Hiện nay, đền Nghè còn bảo tồn được nhiều tác phẩm điêu khắc trên đá rất có giá trị. Điển hình là tấm bia đá có kích thước lớn được tạc vào thời Nguyễn, nghi tiểu sử của nữ tướng Lê Chân.

Toà bái đường treo khánh đá chạm nổi đề tài vũ hội long vân đường nét tinh vi, mềm mại, uyển chuyển. Ở toà thiêu hương có chiếc sập đá đồ sộ, tạo bằng khối đá liền, chạm nổi hình chim, thú, hoa, lá rất công phu. Tại toà hậu cung, tương Nữ tướng ngồi trên ngai thờ, đặt trong một khám lớn sơn son, thếp vàng với dáng vẻ uy nghi, đôn hậu, xinh đẹp.

Hàng năm, đến ngày 8/2 âm lịch, đền kỷ niệm ngày sinh của Nữ tướng. Vào ngày giỗ Bà (25/12 âm lịch) bên cạnh các lễ nghi thường có, nhân dân, nhất là các bà, các chị rủ nhau thành một vài nhóm mua hoa kết thành những mâm hoa nhiều tầng, cao có ngọn, rất nghệ thuật, đẹp mắt để dâng lên bà Lê Chân. Đêm giao thừa mỗi năm, trẻ già, gái trai nô nức đến đền cầu tài cầu lộc và vui vẻ mua một gói muối bọc ngoài giấy đỏ, hồng, hình củ ấu với mong ước một năm mới đầy may mắn.

Đọc Thêm Bài 🌹 Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ❤️️17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Đền Nghè Lớp 9 là một trong những đề văn rất thường hay gặp trong các kì thi quan trọng.

Trải qua bao thăng trầm, biến cố lịch sử, đầu thế kỷ 20, Đền Nghè thờ Nữ tướng Lê Chân – Thành Hoàng của Hải Phòng được đại trùng tu, với nghệ thuật kiến trúc tinh xảo, lưu giữ miếu đá cổ cả nghìn năm.

Đền Nghè, tên chữ là “An Biên Cổ Miếu”, tọa lạc tại phố Lê Chân (An Biên, Lê Chân, Hải Phòng), nơi thờ Nữ tướng Lê Chân, người có công khai hoang, lập ấp nên Trang An Biên xưa, nay là TP Hải Phòng. Đây là di tích lịch sử cấp quốc gia. Đền Nghè buổi đầu mới chỉ là một ngôi miếu nhỏ lợp gianh nứa, từ năm 1924-1927 được đại trùng tu và đến năm 2007-2009, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đầu tư kinh phí tu bổ, tôn tạo như hiện nay.

Trên cổng đền trang trí nhiều linh vật trong thế giới tâm linh của người Việt như chim phượng, rồng, lân… Trụ phía ngoài cổng có đắp đôi câu đối đề cao công đức của vị thần thờ trong đền: “Đức đại an dân thiên cổ thịnh/ Công lao hộ quốc vạn niên trường” – Dịch nghĩa: “Đức lớn làm yên lòng dân, từ xa xưa vốn đã giàu có/ Công dầy giúp đất nước mãi mãi còn ghi”.

Qua cổng đền vào là không gian thiêng của đền Nghè, phía trước là gian tiền tế, với kiểu kiến trúc tường hồi bít đốc. Trang trí trên bờ nóc là hình tượng các linh vật trong thế giới tâm linh của người Việt. Hai bên bờ nóc là hai đầu rồng ngậm bờ nóc chầu về trung tâm, tiếp theo là hai quy tàng chờ Hà đồ (bức đồ trên sông Hoàng Hà)…

Trung tâm bờ nóc là một bức cuốn thư lớn đề 4 chữ Hán: An Biên Cổ Miếu, các chữ được giát những mảnh sứ màu lam long lanh chiếu sáng. Tất cả các linh vật đều hướng về trung tâm trong tư thế chuyển động.

Trung tâm của gian tiền tế là ban thờ Công đồng. Ban thờ có một nhang án lớn trên đặt long ngai thờ bài vị công đồng, hai bên là 2 lọng che, phía trước nhang án là một lư hương lớn đặt chính giữa và 2 hạc chầu vào. Hai bên nhang án là hệ thống bát bảo. Hai gian bên cạnh tòa tiền tế là nơi đặt long kiệu và phượng kiệu, tượng trưng cho âm dương đối đãi.

Trên hiên Hậu cung, có một bàn thờ đá trên thờ miếu đá. Truyền thuyết kể rằng, khi Nữ tướng Lê Chân qua đời đã hóa thành miếu đá trôi trên sông về vùng đất An Biên và báo mộng cho dân làng rước về thờ.

Miếu đá là một khối đá được tạo tác công phu, ở trung tâm mặt trước miếu khắc chìm dòng chữ: “Đương cảnh Thành Hoàng Nam Hải uy linh Thượng đẳng tôn thần”. Hai bên miếu là 2 câu đối: “Ngọc miếu thêm tôn nghiêm, người An Biên càng nặng lòng báo đức/ bàn đá năng thờ, sẽ như mặt trời chiếu rọi dòng Cấm hiển hiện linh thiêng”.

Phía trong Hậu cung là không gian linh thiêng nhất của di tích. Hậu cung là một tòa nhà 3 gian kiểu tường hồi bít đốc. Chính giữa có bức đại tự khắc 4 chữ Hán: Nghi gia vạn thế (Gia đình Nữ tướng Lê Chân mãi mãi được người dân nhớ ơn phụng thờ)

Gian giữa ban thờ Nữ tướng Lê Chân. Thần tượng Nữ tướng Lê Chân được tạc bằng chất liệu gỗ, theo phong cách tượng tròn, tọa lạc trên ngai rồng. Đầu đội mũ phượng, có gắn trang trí hoa cúc, chim phượng… Khuôn mặt nữ tướng hình trái xoan, lông mày lá liễu, mắt bồ câu, mũi nhỏ, thon gọn, miệng chúm lại.

Tường hồi hậu cung được cách điệu hình cánh cung mở góc tạo bờ hồi nóc có dáng mềm mại. Nhìn từ phía hồi chính giữa nóc hậu cung là hình một mặt hổ phù lớn đắp nổi ngậm chữ Thọ, hai bên là 2 đầu rồng chầu, phía trên là hình một con chim phượng lớn nổi khối sải cánh bay…

Phía mái trước hậu cung có kiểu mái chồng diêm, trên đắp các bức phù điêu. Mỗi một mảng phù điêu gắn với xuất thân, công trạng và hiển linh của Nữ tướng. Trên hình là tấm phù điêu đức vua Trần Anh Tông (thế kỷ 14) cùng đoàn quân hùng hậu, xe ngựa, thuyền rồng đi chinh phạt quân Chiêm Thành, khi đi qua vùng đất An Biên được Đức Thánh Lê Chân báo mộng âm phù.

Trong khuôn viên di tích, bia đá lớn được để trang trọng trong lầu bia, trên chính diện đường thần đạo trước sân đền Nghè. Bia ghi “Hải Phòng An Biên thần tích bí” (Bia ghi thần tích miếu cổ làng An Biên). Trên bia khắc gần 1.000 chữ Hán dựng vào mùa xuân năm 1924.

Tặng Bạn 🌵 Thẻ Cào Miễn Phí ❤️ Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Thuyết Minh Về Cây Dừa Lớp 9 Hay Nhất ❤️️15 Bài Văn Mẫu

Thuyết Minh Về Cây Dừa Lớp 9 Hay Nhất ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu ✅ Tuyển Tập Đặc Sắc Giới Thiệu Về Giá Trị Và Ý Nghĩa Của Cây Dừa Trong Đời Sống.

Để phân tích đề và định hướng bố cục cũng như nội dung bài văn, các em học sinh cần lập dàn ý thuyết minh về cây dừa lớp 9, từ đó có thể dễ dàng triển khai bài viết của mình. Tham khảo mẫu dàn bài thuyết minh về cây dừa lớp 9 chi tiết như sau:

I. Mở bài

Cũng như cây tre, từ bao đời nay cây dừa gắn bó với cuộc sống của người Việt Nam.

Dừa mang lại lợi ích rất nhiều cho cuộc sống của con người.

II. Thân bài

Nguồn gốc của cây dừa:

Hiện nay, người ta vẫn còn tranh cãi về nguồn gốc của cây dừa.

Một số người cho rằng, dừa có nguồn gốc từ một số nước Đông Nam châu Á.

Một số người lại cho rằng, dừa có nguồn gốc từ Nam Mĩ.

Riêng ở nước ta, dừa đã có từ rất lâu.

Đặc điểm của cây dừa:

Dừa sống được ở nhiều loại đất khác nhau, nhưng phát triển tốt trên loại đất pha cát.

Dừa có khả năng chịu mặn tốt (dừa có rất nhiều ở ven biển).

Rễ dừa thuộc loại rễ chùm.

Thân dừa được bao bọc bởi các tàu dừa. Thân dừa cao dần khi các tàu dừa khô và rụng xuống. Các tàu dừa rụng tạo thành những vòng đai quanh thân dừa. Thân dừa thường có màu nâu mốc.

Tàu dừa to, dài, có nhiều phiến lá. Khi non lá có màu xanh non. Khi già, lá có màu xanh đậm. Khi khô, lá màu nâu. Mỗi phiến lá đều có gân ở giữa.

Dừa ra hoa liên tục. Hoa dừa nở thành từng cụm. Cả hoa đực và hoa cái cùng nở trên một cụm hoa.

Dừa là loại quả có xơ vỏ ngoài nhẵn và cứng. Phía trong lớp vỏ là sợi xơ (gọi là xơ dừa). Trong lớp xơ là gáo dừa rất cứng. Bên trong lớp gáo dừa là cùi dừa. Cùi dừa có màu trắng trong khi non và có màu trắng đục khi già.

Công dụng của cây dừa:

Tất cả các bộ phận rễ, thân, tàu lá, hoa, quả dừa đều sử dụng được.

Rễ dừa có thể dùng để làm củi đun.

Thân dừa có thể làm cầu bắc qua những con kênh, con mương nhỏ, làm cột nhà, làm máng nước…

Tàu dừa có thể dùng làm mái lợp nhà. Xương dừa (vót ra từ lá) có thể làm chổi quét.

Vỏ và xơ dừa có thể dùng để bộn chảo, bộn thừng hoặc làm nhiên liệu để sản xuất than củi.

Gáo dừa có thể dùng làm đồ mĩ nghệ.

Nước dừa dùng đồ giải khát.

Cùi dừa có thể dùng để làm kẹo làm mứt, làm dầu dừa…

III. Kết bài

Cây dừa có rất nhiều ích lợi cho cuộc sống của con người

Dừa là nguồn đề tài vô tận cho những sáng tác nghệ thuật: Thơ, ca, họa, nhạc. Dừa đi vào bài hát Dáng đứng Bến Tre. Dừa đi vào những trang thơ của Trần Đăng Khoa (bài thơ Cây dừa).

Dừa sẽ mãi mãi là người bạn thân thiết của người Việt Nam.

Mời bạn xem nhiều hơn 🌟 Thuyết Minh Về Cây Dừa 🌟 15 Bài Thuyết Minh Hay

Bài văn thuyết minh về cây dừa ngắn nhất sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng ôn tập và chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp.

Từ bao giờ, cây dừa đã đi vào văn thơ, ca nhạc của người Việt Nam ta. Khách phương xa đặt chân về thôn quê nước Việt, đều được một loại dù thiên nhiên che nắng trên mọi nẻo đường: Cây dừa Việt Nam. Đó là một loài cây thông dụng và có nhiều công dụng trên đất nước ta gắn bó suốt đời với người dân Việt Nam ta.

Tuổi thơ Việt Nam, trẻ em nào cũng có ít nhiều kỉ niệm gắn bó với cây dừa. Các nghệ nhân khéo léo thường lấy lá dừa non màu xanh lá mạ quấn tròn, thuôn thuốn và cong cong trong tay lão nghệ nhân biến thành một con châu chấu khống lồ chỉ trong nháy mắt. Lá dừa khô làm vách lá, mái lá hoặc chất đốt. Thân dừa ngày xưa thỉnh thoảng được dùng làm bình đựng ấm trà, đốn ngày nay đã được làm đũa, muỗng và một số đồ mĩ nghệ xuất khẩu đa dạng.

Cây dừa có bao nhiêu loại thì sinh ra biết bao nhiêu loại trái. Có loại như dừa xiêm dừa dâu, dừa bị. Quả dừa xiêm có màu xanh mát, cho cùi dẻo, nước ngọt Dừa lửa là loại dừa có màu đỏ cam bọc ngoài trái, chấu nước của nó không bằng dừa xiêm. Dừa dâu là loại dừa trái nhỏ cũng pha màu lửa nhưng lợi hơn, nhỏ hơn trái bưởi, cho nước rất ngọt. Dừa bị là dừa nhỏ, lấy cơm vắt nước cất hoặc kho, chế biến làm thực phẩm.

Đối với người trưởng thành, lá dừa không chỉ làm đồ chơi mà nó có công dụng trong đời sống. Có khi tham gia vào những cổng chào trong đám cưới, có khi lá dừa khô kết thành đuốc. Nước dừa làm mĩ phẩm thiên nhiên của thiếu nữ Nam Bộ. Có lời lưu truyền rằng con gái Bến Tre tắm nước dừa nên da trắng, mịn. Các cụ già bị huyết áp cũng uống nước dừa để trị bệnh.

Cơm dừa là một thực phẩm chế biến đa dạng. Thành phần hoá học của nó rất nhiều đạm và chất béo nên rất bổ dưỡng. Ở Bến Tre xắt dừa mỏng xào với chuối để làm kẹo chuối. Dừa già thì xay nhuyễn vắt nước cốt để làm nhân bánh. Ngày 30 tết chuẩn bị đón giao thừa không ít phụ nữ và trẻ em quây quần bên mẻ nước dừa thơm thơm béo béo pha những màu trắng tinh, màu hồng phấn, màu xanh lá dứa thật hấp dẫn. Cây dừa là hình ảnh của xứ nhiệt đới ẩm, dáng nó nghiêng thường xõa bóng bên dòng nước. Lá dừa là chiếc lược khổng lồ chải vào bầu trời xanh. Hình ảnh cây dừa đã đi vào ca dao, thơ văn và ca từ của nhiều nghệ sĩ Việt Nam và nước ngoài.

Cây dừa xuất hiện từ bao giờ thì không rõ nhưng nó gắn bó với mọi người trên đất nước Việt Nam: trẻ em, phụ nữ, người già… trong ngày thường cũng như trong ngày cưới, ngày tết. Với tình hình Việt Nam mở cửa đón khách du lịch năm châu, quả dừa xiêm lại trở thành món quà mới mẻ với những người khách ôn đới. Nó đã trở thành một biểu tượng đẹp của sinh thái nước Việt chúng ta.

SCR.VN tặng bạn 💧 Thuyết Minh Về Cây Chuối 💧 15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay

Bài văn thuyết minh về cây dừa hay nhất sẽ mang đến cho các em học sinh những ý văn đặc sắc với cách xây dựng câu văn giàu ý nghĩa biểu đạt.

Đó là một câu đố rất thú vị mà tôi nghĩ rằng tất cả học sinh chúng ta đều đã ít nhất một lần được nghe qua khi còn học ở bậc tiểu học.

Thiết nghĩ trên đời sao lại có loài cây thú vị đến vậy, quả không chứa hạt mà lại chứa thứ nước ngon ngọt, khiến người ta uống một lần rồi là nhớ mãi. Thậm chí trong một bài hát nào đó người ta còn thiết tha mà cất lên rằng “uống nước dừa hay nước mắt quê hương”. Để thấy rằng cây dừa, trái dừa vốn dĩ từ bao đời nay đã trở thành thứ cây, thứ quả thân thiết, gắn bó sâu nặng với con người Việt Nam, tuy không thể sánh với cây tre, nhưng có lẽ ở một phương diện nào đó dừa vẫn được xem là những cây đa, cây lúa trong tâm tưởng người Việt Nam chăng?

Dừa là hay còn có tên khác là cọ dừa, có tên khoa học chính thức là Cocos nucifera Arecaceae, thuộc họ Cau (Arecaceae). Hiện nay các nhà thực vật học vẫn còn rất nhiều tranh cãi về nguồn gốc chính thức của dừa, một số người cho rằng dừa có nguồn gốc ở các nước Đông Nam Á, do dừa mọc và phát triển cực kỳ mạnh mẽ ở nơi đây. Nhưng một số khác lại cho rằng dừa có thể xuất phát từ miền tây bắc Nam Mỹ, thậm chí còn có chứng cứ về hóa thạch của các loài thực vật giống dừa xuất hiện ở New Zealand và Ấn Độ từ hàng chục triệu năm về trước.

Một cách giải thích hợp lý được đưa ra rằng, bất kể dừa có nguồn gốc từ đâu thì việc nó có mặt ở nhiều các vùng lục địa trên trái đất là bởi cuộc “di cư” của các trái dừa trên các đại dương. Do tính chất nhẹ, nổi trên mặt nước và không thấm nước, nên khi gặp lục địa và điều kiện thích hợp các trái dừa trôi lênh đênh hàng tháng trên mặt biển vẫn có thể nảy mầm bình thường.

Ở Việt Nam có nhiều giống dừa với các tên gọi khác nhau, thế nhưng chủ yếu phân ra làm hai nhóm lớn là nhóm dừa thân cao và dừa thân lùn. Dừa cao hay còn gọi là dừa thường, cây trưởng thành cao khoảng 12-20m, cá biệt có cây cao tới 30m, tuy tăng trưởng nhanh nhưng cho trái muộn (thông thường khoảng sau 5 đến 7 năm), và đạt năng suất tối đa sau 15-20 năm. Dừa cao cho số lượng trái trên một quầy dừa ít, nhưng quả to, cùi dừa dày và hàm lượng dầu dừa cao (65-70%). Ưu điểm chính là sức chống chịu tốt, dễ canh tác.

Một số giống dừa cao được trồng phổ biến ở Việt Nam là: Dừa Ta, dừa Dâu, dừa Lửa, dừa Giấy, dừa Sáp. Dừa lùn cây trưởng thành thường có độ cao dưới 10m, tăng trưởng chậm nhưng mau ra hoa và kết trái sau khoảng 3 đến năm chăm sóc. Số trái trên một quầy nhiều, trái nhỏ, cùi dừa mỏng, dẫn đến hàm lượng dầu thấp, nhưng nước nhiều và ngọt thanh, chủ yếu dùng làm nước giải khát. Tuy nhiên khi canh tác người nông dân cần phải có kỹ thuật bởi các giống dừa lùn có sức chống chịu kém, dễ bệnh và chết. Một số giống dừa lùn phổ biến ở Việt Nam gồm có dừa Xiêm, dừa Tam Quan, dừa Ẻo, dừa Dứa.

Về đặc điểm sinh học, ngoài khác biệt về chiều cao thì dừa cao và dừa lùn đều có một số điểm chung. Thân dừa là loại thân cột mọc thẳng, thân cứng, cao trong quá trình sinh trưởng không phân nhánh, cũng không có cành. Lá dừa tập trung ở ngọn cây, nên nhiều lúc nhìn từ xa cây dừa giống như một chiếc ô lớn xanh thẫm. Lá dừa xẻ thùy, tàu lá dài từ 3-7m phân thành nhiều lá nhỏ (lá chét) không đối xứng nhau qua gân giữa, các lá chét có màu xanh thẫm, ở giữa cũng có một gân chính. Khi cây cao dần lên thì lá ở gốc già và rụng đi để lại mắt sẹo ở thân dừa.

Tùy theo giống dừa mà cây có thời điểm ra hoa và tuổi ra hoa khác nhau, hoa mọc ra từ nách lá thành một dé (quầy), trên đó có cả hoa đực lẫn hoa cái, chúng tự thụ phấn hoặc thụ phấn chéo nhờ động vật hoặc gió. Hoa dừa sau khi được thụ phấn thì khoảng 7-8 tháng sau có thể thu hoạch lấy nước uống.

Kích thước trung bình của trái dừa từ 15-20cm, quả hình trứng, có ba cạnh, da có thể mang màu xanh hoặc cam nâu. Dừa là loại quả hạch, sọ cứng được bao bọc bởi một lớp xơ dày, khi già thì cứng và hóa gỗ, bên trong sọ dừa kín là cơm dừa và nước dừa, đây được coi là hai loại thực phẩm sạch số một, bởi nó được bảo vệ một cách kín kẽ bởi sọ dừa. Thậm chí trong một số trường hợp nguy cấp nước dừa còn trở thành dung dịch truyền trong y tế.

Dừa ở hiện nay có mặt ở nhiều nơi trên đất nước ta, bởi nó phù hợp với khí hậu nóng ẩm, và với nhiều loại đất khác nhau, nhưng thích hợp nhất vẫn là loại đất thịt pha cát, đất bồi ven sông, suối, biển, thoát nước tốt. Ở nước ta các tỉnh vùng duyên hải miền Trung, đặc biệt là tỉnh Bến Tre là nơi dừa được canh tác nhiều nhất, trở thành một loại cây có giá trị kinh tế cao và được rất ưa chuộng.

Dừa là thứ cây có nhiều công dụng. Quả dừa cho phần cơm dừa ngọt, bùi dùng để ăn, là nguyên liệu trong công nghiệp thực phẩm tạo ra các sản phẩm như mứt dừa, các loại bánh kẹo có hương vị thơm ngon, béo ngậy. Cơm của giống dừa thân cao chủ yếu dùng để ép lấy dầu dừa, sử dụng trong công nghệ mỹ phẩm, thực phẩm chức năng,… Bên cạnh cơm dừa, thì nước dừa chính là thành phần được ưa chuộng thứ hai, hiện nay ở nước ta nước dừa đã trở thành loại nước giải khát tự nhiên ngon, bổ, rẻ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể người.

Nước dừa khi chưa bị bổ ra còn là dung dịch truyền vô trùng thay thế cho dung dịch glucose trong một số trường hợp nguy cấp. Vỏ và xơ dừa được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất than củi, bên cạnh đó xơ dừa còn được sử dụng khá phổ biến trong việc làm chất độn phân bón. Sọ dừa hay gáo dừa là nguyên liệu để làm nhạc cụ hoặc một số đồ thủ công mỹ nghệ. Thân dừa được sử dụng trong xây dựng, điêu khắc chạm trổ,… Ngoài ra dừa còn là một loại cây được trồng để tạo cảnh quan trong các resort, bên bờ biển, trong một số công trình kiến trúc nhà ở.

Như vậy có thể thấy dừa là một loài cây đã gắn bó thân thiết với con người Việt Nam ta từ nhiều đời nay, có nhiều đóng góp quan trọng không chỉ trong khía cạnh kinh tế, cuộc sống mà còn đem lại những giá trị văn hóa tinh thần, làm phong phú thêm đời sống xã hội của nhân dân ta. Với những lợi ích thiết thực như vậy cây dừa đáng được trân trọng và phát triển rộng rãi hơn nữa ở nước ta, đồng thời tạo cơ hội cho các sản phẩm từ dừa vươn ra thị trường nước ngoài đóng góp thêm vào nền kinh tế Việt Nam.

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Mỗi khi nghe lời bài thơ của Trần Đăng Khoa, em lại nhớ đến cây dừa, một loài cây xanh tươi nơi những bãi cát trắng trải đầy nắng vàng.

Quê em ở vùng biển, ở đây người dân trồng rất nhiều dừa trên những bãi cát. Dừa ở quê em có sức sống rất mãnh liệt, xanh tươi đứng trước biển khơi đầy sóng và gió. Những cây dừa họ nhà cau ấy có thân cây rất cao và mịn, nó có màu nâu nhàn nhạt , trên thân cây có những vòng khoanh tròn nối nhau chạy dọc tạo thành một vòng tròn thú vị. Trông nhìn thân dừa cao, em tưởng cây có dễ trùm, sau này nghe ngoại nói, em mới biết những cây dừa có gốc phình to hơn thân, rễ chúng rất khỏe và to, đâm sâu qua tầng cát đất, hút các chất dinh dưỡng để nuôi thân cây luôn được căng tràn sức sống.

Dừa có nhiều tàu lá, xanh ngát tỏa ra bốn phía, nhìn xa trông chúng như những cái ô khổng lồ hòa cùng màu áo xanh của trời mây. Đến với vùng biển tràn ngập nắng và gió, ta ngắm nhìn màu xanh của những cây dừa, chợt cảm thấy thật mát mẻ và thoải mái. Những tán dừa to, khỏe dần lên theo tháng năm nhờ thiên nhiên và khí hậu nơi đây.

Có lần, em nghe ngoại kể, những cây dừa nơi quê em quả thật như những chiến sĩ áo giáp xanh kiên cường trước bão gió. Có những trận bão giật cấp 5, sóng biển cuộn lên ào ào, cùng cơn thịnh nộ của trời đất, mưa xối xả, như tuôn như ùa từng đợt muốn quật ngã những cây dừa ở trên bãi cát. Ấy thế mà sau cơn mưa, trời lại sáng, bão qua đi, dừa vẫn tư thế đó, oai dũng hiên ngang đứng trước mọi thứ tan hoang, những chiếc ghế dành cho khách du lịch đổ rạp trên bãi biển, hàng ô ngã đổ nhoài về bên vệ đường. Dường như cây dừa nhìn thấy cũng thương cảm với “những người bạn” chung chỗ ở với mình, những tán lá dừa vẫy vẫy như an ủi cảnh vật sau cơn bão lớn.

Đến mùa dừa ra hoa, hoa trắng muốt nở li ti từng chùm như hoa cau, tỏa mùi hương rất dễ chịu. Mùi hương ấy chỉ khi ta nhắm mắt tận hưởng hơi vị của muối, của gió, của biển ta sẽ cảm nhận được hương hoa dừa đang lan tỏa phảng phất quện trong hương muối khơi xa, xâm chiếm tâm hồn ta. Có những lần em ra phụ giúp mẹ coi quán ăn ven biển, nằm trên ghế, nhắm mắt hít thật sâu, em cảm nhận được mùi hương ngan ngát dịu nhẹ lan tỏa ấy khiến cho ta cảm thấy thư thái.

Sau khi nở hoa, cây dừa sẽ kết trái, thành từng chùm trĩu nặng một màu xanh bóng bẩy. Quả dừa cũng là đồ uống đặc trưng của vùng biển, nó là thức uống giải khát số một khi bạn đang mệt nhoài vì những cơn nắng nóng. Khi ta đục những quả dừa, rồi bổ chúng là hai, em nhìn thấy lớp cùi dừa trắng muốt béo ngậy được bọc bởi mấy lớp vỏ cứng. Tuy bên ngoài trông dừa rất cứng rắn, nó bất đắc dĩ trở thành những trái bóng cho những đứa trẻ to khỏe trong vùng.

Nhưng khi được tận hưởng những dòng nước mát lành và cùi dừa ngòn ngọt và bùi, em mới biết được dừa sinh ra có lớp vỏ cứng để bảo vệ hết những gì tốt đẹp nhất bên trong của chúng. Những cây dừa ven biển- những người anh hùng, người bạn của dân và khách du lịch đến nơi đây, trong bất cứ tấm ảnh của vị khách nào ta cũng sẽ tình cờ phát hiện thấy những bóng dừa lả lơi, xa có gần có, vẫn màu xanh ấy hiện hữu trước mắt em với bao thân thương và quen thuộc.

Cây dừa- một loại cây có sức sống vô cùng mãnh liệt, chính sức sống tiềm tàng ấy đã in dấu sâu đậm trong kí ức tuổi thơ của em. Nhớ về quê hương xứ sở, em lại mường tượng về những cây dừa đang “dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng”.

Đọc nhiều hơn với 🔥 Thuyết Minh Về Cây Tre Lớp 9 🔥 15 Mẫu Giới Thiệu Cây Tre Hay

Khi viết bài văn thuyết minh cây dừa lớp 9, các em học sinh có thể  vận dụng nhiều yếu tố miêu tả, so sánh, liên tưởng để làm nổi bật bài viết của mình.

Có lẽ hình ảnh cây dừa đã trở thành một hình ảnh quen thuộc đối với tất cả mọi người. Ai mà chẳng có lần được thưởng thức vị nước dừa thơm ngon cơ chứ. Ở Việt Nam, dừa thường có nhiều ở những vùng ven biển và đặc biệt là dừa thường tập trung từ Quãng Ngãi đến Cà Mau nhưng nhiều nhất là ở Bình Định và Bến Tre.

Có rất nhiều ý kiến tranh cãi về việc cây dừa xuất hiện lần đầu ở đâu trong đó một số học giả cho rằng nó có nguồn gốc ở khu vực đông nam châu Á trong khi những người khác cho rằng nó có nguồn gốc ở miền tây bắc Nam Mỹ. Dù có ở đâu thì đây cũng là loại quả vô cùng được ưa chuộng đối với mọi người.

Dừa thường sống ở nơi có khí hậu nhiệt đới, phát triển trên đất pha cát và có khả năng chống chịu tốt. Đặc biệt những quả dừa sẽ có thể phát triển một cách tối ưu nếu nơi đó có độ ẩm cao( khoảng 70-80%). Có lẽ vì vậy mà người ta thường trồng nhiều dừa ở ven biển để nó có thể phát triển một cách tốt nhất. Dừa được chia làm nhiều loại nào dừa xiêm( loại dừa này nhỏ hơn so với trái dừa bình thường nhưng nước lại rất ngọt), dừa nếp( trái vàng xanh mơn mởn), dừa lửa( lá đỏ quả vàng hơi hồng)… dù là loại dừa nào thì cũng đều có vẻ đẹp riêng.

Cây dừa cao lắm, có thể cao bằng cả một tòa nhà cao tầng ở nơi đây vươn ra đón nắng đón gió. Rễ cây dừa không to mà tỏa ra thàng nhiều sợi rễ nhỏ, cắm sâu vào lòng đất cần cù lấy chất dinh dưỡng nuôi cây. Thân dừa không to, vừa đủ bằng một vòng tay của em nhưng cao lắm. Thân cây sần sùi màu nâu và ở trên thân thường có những vòng tròn nhỏ đều tăm tắp và cách đều từ gốc lên tới ngọn cây. Từ thân cây sẽ tỏa ra những tàu lá to và dài.

Từ bên dưới nhìn lên, những tàu lá xanh như vươn dài ra tận trời xanh như những cánh tay bảo vệ cây khỏi gió bão nơi biển cả. Ở mỗi tàu lá đều có những chiếc lá nhỏ và dài xếp thẳng tắp dọc theo tàu lá và nhỏ dần về phía ngọn. Đặc biệt ẩn bên dưới những tàu lá ấy là từng chùm quả dừa màu xanh to và tròn trông rất thích mắt.

Quả dừa to và nặng lắm nhìn từ xa trông như một quả bóng. Quả có vỏ cứng và dày màu xanh nhạt và ẩn bên trong lớp vỏ ấy là một lớp cùi trắng trông rất hấp dẫn bao bọc xung quang như bảo vệ phần nước dừa bên trong. Nước dừa không ngọt quá như những loại cây ăn quả khác mà nó chỉ ngọt thanh thanh, khi uống đem lại cảm giác rất sảng khoái và dễ chịu.

Cây dừa đem lại rất nhiều công dụng cho mọi người. Như đã nói ở trên, nước dừa được coi là một loại nước giải khát vô cùng được ưa thích trong những ngày hè nóng nực. Ngoài ra nước dừa còn được dùng để làm nước chấm, kho cá kho thịt… Cùi dừa có thể được dùng để làm mứt, làm nước cốt dừa hay dầu dừa rất tốt và giàu chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó phần vỏ cứng của vỏ dừa còn có thể được sử dụng để làm than hoạt tính hay chất đốt. Không chỉ mỗi trái dừa có giá trị mà những bộ phận khác của cây cũng được dùng trong rất nhiều việc hữu ích như thân dừa chắc nên có thể làm cột, làm cầu ; lá dừa to có thể dùng để lợp mái nhà….

Như vậy có thể thấy cây dừa không chỉ góp phần làm cho cảnh quan đất nước thêm tươi đẹp mà còn được dùng để sử dụng trong rất nhiều việc. Cây dừa hữu ích như vậy nên mỗi người chúng ta cũng cần phải chăm sóc, bảo vệ nó cẩn thận để cây có thể phát triển một cách tốt nhất.

Gửi tặng bạn 💕 Thuyết Minh Về Cây Mai 💕 15 Mẫu Về Hoa Mai Hay Nhất

Tham khảo bài văn thuyết minh về cây dừa Bình Định lớp 9 với những ý văn hay giúp các em học sinh nâng cao kỹ năng viết.

Đi vào trong những vần thơ, trong lời ru câu hát, cây dừa đã trở thành một người bạn của người dân Việt Nam. Dừa đã gắn bó với quê hương, với những bờ cát trắng và nắng gió của tổ quốc từ ngàn đời nay với màu lá xanh tươi như thế.

Không chỉ ở Việt Nam mà trên khắp các châu lục, dừa là một loài cây quen thuộc. Các nghiên cứu khoa học vẫn chưa tìm ra được câu trả lời chính xác cho nơi bắt đầu của dừa nhưng qua nhiều năm phát triển, dừa giờ đây trở nên rất phổ biến, đặc biệt là ở các vùng nhiệt đới như châu Á và vùng ven Thái Bình Dương. Còn ở nước ta, dừa thường tập trung ở các tỉnh miền Trung, nổi tiếng nhất là ở Bình Định.

Thân dừa rất cao, một số cây có thể cao đến ba mươi mét. Dừa còn sở hữu một thân hình khỏe khoắn với khuôn hình trụ kiên cố, có những nốt vằn trên thân vết sẹo để lại sau khi những bẹ lá già và rụng xuống đất để lại. Dừa càng già thì màu thân càng bạc đi theo năm tháng.

Đúng như nhà thơ đã miêu tả, cây dừa có tán rộng với những lá dài, xanh mướt và nhiều tàu. Thân hình cao lớn, tán lá xanh dày nên những hôm trời nắng. Cây dừa đứng sừng sững như một chiếc ô khổng lồ, dang rộng những cánh lá xanh dài của mình để che bớt đi cái chọi lọi, gay gắt của nắng, đem lại những bóng râm mát cho người dân nghỉ ngơi.

Lá dừa có hình dạng như lông chim với một gân chính dài, cứng, từ gân đâm ra những lá đơn. Mỗi lần làn gió thổi qua là những lá đơn lẻ ấy lại va chạm vào nhau, tạo nên những âm thanh xào xạc rất vui tai. Ấy cũng là thú vui của những du khách đi biển, nằm dài trên bờ cát trắng dưới bóng mát của tán dừa, lắng tai nghe bản hòa tấu của tiếng sóng vỗ rì rầm và lá rì rào như đang hát.

Dừa cũng có hoa, nhưng hoa dừa lại nhỏ, có màu trắng. Vì kích thước quá nhỏ, lại nằm ở trên cao nên ít khí người ta nói đến hoa dừa. Nhưng hoa dừa lại vô cùng quan trọng. Từ những bông hoa nhỏ ấy, ta mới có những trái dưa thơm nức mùi hương. Quả dừa phát triển từ hoa, lớp vỏ bên ngoài màu xanh, cứng, nhẵn và có ba đường gờ lên rất rõ ràng. Vì thế mà quả dừa không tròn như quả nhãn, quả cam, không có hình bầu dục như xoài mà có một dạng rất riêng và đặc trưng.

Dừa là quả hạch có xơ, vỏ dừa được cấu thành từ nhiều lớp xơ dừa chồng lên nhau, khá cứng nên người ta thường gọi là sọ dừa hoặc gáo dừa. Bên trong những lớp xơ đã hóa gỗ ấy là cùi dừa và nước dừa – nguyên liệu nấu ăn đã rất phổ biến. Với dừa non thì cùi thường mỏng và mềm, nên thường được hái để lấy nước.

Với những quả già, lớp ngoài chuyển thành màu nâu thì cùi dừa dày, chắc nên được sử dụng để lấy cùi. Để lấy dừa non thì cần phải hái nhưng với dừa già, ta chỉ cần đợi nó rụng xuống và thu hoạch là được. Trái dừa cũng được chia ra nhiều loại như dừa xiêm với trái nhỏ, nước rất ngọt; dừa bị với trái to; dừa lửa với vỏ màu vàng hồng như ánh lửa.

Dừa không chỉ đem lại bóng mát cho người dân vào những ngày hè nóng nực mà còn được mang nhiều giá trị sử dụng khác. Gần như tất cả các bộ phận trên cây dừa đều có thể sử dụng và làm nguyên liệu cho đời sống sinh hoạt. Nước dừa ngoài là một thức uống giải khát thì có thể sử dụng làm các món ăn như cá kho, nước chấm. Cùi dừa vừa có thể ăn trực tiếp lại vừa có thể thêm vào các món như thịt kho dừa, các loại chè để tăng thêm hương vị.

Là một người dân Việt Nam, không ai là không biết đến dừa Bến Tre, đặc biệt là kẹo dừa Bến Tre với sắc ngọt lịm và mùi thơm thanh thanh dễ chịu của hương dừa. Hiện nay, con người còn sáng tạo ra dầu dừa – một sản phẩm dùng để làm đẹp khá phổ biến. Với sọ dừa thì có thể làm gáo nước, rễ dừa được sử dụng như một loại thuốc, thân dừa là một cây cầu chắc chắn.

Không chỉ hiện hữu trong đời sống thường nhật, dừa còn đi vào văn học. Trong ca dao như một hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam:

Lê Anh Xuân, một nhà thơ hiện đại cũng có những vần thơ về cây dừa với bài thơ như tiếng gọi thân thương “Dừa ơi”. Dừa còn đi vào trong âm nhạc, trở thành biểu tượng cho một vùng miền của tổ quốc trong “Dáng đứng Bến Tre”.

Dừa đã gắn bó với tuổi thơ của bao người dân Miền Trung, lớn lên cùng với những lũ trẻ da sạm đi vì nắng gió, che mát cho tâm hồn bao đời người dân đất Việt.

Chia sẻ cơ hội 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới

Bài văn thuyết minh về cây dừa Việt Nam lớp 9 sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin đa dạng, phong phú về giá trị và ý nghĩa của cây dừa trong đời sống.

Hình ảnh cây dừa đã đi vào thơ ca nhạc họa một cách rất tự nhiên. Dừa là hình ảnh rất gần gũi và hết sức quen thuộc thân thương và trìu mến, gắn liền với tuổi thơ của mỗi chúng ta.

Hầu như loại dừa nào cũng có đặc điểm và cấu tạo như nhau. Thân dừa có hình trụ với những nốt vằn trên thân, cao khỏe, có màu nâu sậm, cao khoảng 20- 30 cm, đường kính rộng khoảng 45 cm. Đối với loại dừa dùng để làm cảnh thì thân thường là màu xanh có nhiều đốt với những tán lá xòe rộng như một cái ô khổng lồ. Lá dừa xanh, rất dài và tán lá rộng. Mỗi một cây dừa đều có nhiều tàu lá. Khi già thì lá chuyển mình thành màu vàng rồi héo dần và rụng.

Phải quan sát rất tỉ mỉ thì ta mới nhìn thấy những bông hoa trắng, nhỏ li ti kết thành từng chùm trông thật thích mắt. Cây ra hoa rồi kết thành trái. Quả dừa tròn, nằm trên những tàu lá, kết thành từng chùm như đàn lợn con nằm trên cao. Cây dừa có rất nhiều quả, quả của chúng kết thành buồng, mỗi cây có rất nhiều buồng và mỗi buồng dừa có nhiều quả, trung bình mỗi buồng từ năm đến mười trái dừa, có loại trên hai mươi trái.

Quả dừa gồm hai phần là phần vỏ và phần nước ở bên trong được ngăn cách nhau bởi lớp cùi trắng. Để lấy nước của quả dừa thì đây là một công đoạn cũng rất khó cần loại bỏ lớp vỏ ngoài và lớp xơ dừa sau đó dùng đũa/que chọc vào mắt lớn nhất của quả rồi đặt ống hút vào. Người ta có thể lấy nước bằng cách chặt bỏ một phần vỏ ở phần đối diện với cuống dừa để phần vỏ cứng bên trong phơi ra vật chứa.

Người ta tìm đến với dừa có rất nhiều những công dụng khác nhau. Mỗi bộ phận của dừa hầu như đều chứa đựng những lợi ích khác nhau. Chúng ta không chỉ biết công dụng của dừa dùng để ăn mà biết đến với rất nhiều công dụng khác. Thân dừa dùng để làm cột chống, hay lá dừa khi già héo và rụng thì người ta phơi khô dùng để đun và cháy rất bén. Bên cạnh đó, thân dừa có thể dùng làm đồ mỹ nghệ hoặc làm vật liệu cho một số công trình xây dựng. Rễ dừa có thể dùng làm thuốc nhuộm, thuốc sát trùng để súc miệng hay chữa trị bệnh lỵ và nó còn được dùng để đánh răng.

Tán lá dừa rộng, xòe to nên có thể dùng để che nắng, che mưa. Xơ dừa dùng làm dây thừng, hoa dừa dùng để trang trí. Phần có tác dụng to lớn là nằm ở quả dừa. Bên trong quả có chứa nước dừa thơm ngon, béo ngậy có thể dùng để uống giúp đẹp da hay dùng để nấu cơm, thổi xôi thêm cùi dừa nạo mỏng thì ta sẽ được đĩa xôi ngon miệng, béo ngậy, giàu chất dinh dưỡng.

Người ta còn biết dùng nước dừa đun lại để làm dầu dừa dưỡng da, dưỡng tóc. Cùi dừa dùng để kho thịt, thạch dừa hay dùng để làm kem dừa khi trời nắng nắng oi bức hay dùng là mứt vào mỗi dịp tết. Khi dùng xong bên trong, họ còn dùng gáo dừa để làm vật dụng trong gia đình hay dùng để nấu ăn…

Cây dừa có rất nhiều tác dụng to lớn đối với cuộc sống của con người. Đã từ lâu nó đã trở thành biểu tượng của người dân Việt Nam bởi sự kiên cường bất khuất, dám đối mặt với mọi gian nan để vươn cao, vươn xa hơn.

Cùng với văn mẫu thuyết minh về cây dừa lớp 9, chia sẻ đến bạn 🌼 Tả Cây Dừa Hay 🌼 15 Bài Văn Tả Lợi Ích Cây Dừa Điểm 10

Để viết bài văn thuyết minh về cây dừa lớp 9 đạt điểm cao, bên cạnh những thông tin cơ bản, các em học sinh cũng cần đưa vào bài viết những yếu tố miêu tả, so sánh để làm câu văn thêm sinh động.

Nguồn gốc của cây dừa từ đâu mà có thì không ai biết rõ, chỉ biết rằng từ đời này qua đời khác cây dừa đã luôn xuất hiện và trở thành một phần trong đời sống của chúng ta. Cũng có những người thì cho rằng cây dừa có cội nguồn từ khu vực Đông Nam Á của chúng ta, nhưng cũng có các giả thuyết khác về nguồn gốc của loài cây này như ở miền Tây Bắc Nam Mỹ, khu vực New Zealand, khu vực Hawaii,…

Vì dừa có đặc điểm sinh sống rất đặc biệt nên cây dừa phân bố chủ yếu ở các khu vực như Châu Á, Thái Bình Dương,…Đó là các khu vực nhiều nắng nhiều gió và tần suất mưa nhiều, rất phù hợp để thân dừa phát triển. Còn trên mảnh đất chữ S của chúng ta, dừa có nhiều và trải dài từ khu vực miền Trung kéo đến tận cùng mũi Cà Mau thân yêu của Tổ Quốc.

Thân dừa cao lớn, có đường kính khoảng 40-50cm, màu sắc pha trộn giữa màu nâu sậm và xanh lá cây, có những chấm mốc xanh lốm đốm trên cây và chia rõ thành nhiều đốt. Lá dừa xanh, dài, có nhiều tàu lá, ôm trọn lấy thân dừa mà xòe ra thành chiếc tán rộng.. Hoa dừa nhỏ, có màu trắng, là loại hoa tạp tính, có cả hoa đực và hoa cái trên cùng cụm hoa.

Dừa ra hoa liên tục mà nhờ đó mà chúng ta có trái dừa. Trái dừa có được nhờ quá trình thụ phấn chéo của hoa dừa, thường mọc theo buồng, mỗi buồng có khoảng từ 5 đến 10 trái. Qủa dừa có hai lớp vỏ, một lớp vỏ ngoài và một lớp vỏ trong. Lớp vỏ dày bên ngoài và phần xơ dừa ở giữa đã ôm trọn phần cùi dừa và nước dừa bên trong. Cứ như vậy, dừa đơm hoa kết trái liên tục, đem đến cho chúng ta nguồn thu hoạch vô kể.

Họ dừa có rất nhiều loại khác nhau: Dừa xiêm, dừa nếp, dừa cảnh, dừa sáp,..mỗi loại lại có những đặc điểm đặc tính khác nhau, đem lại cho người dùng sự phong phú, đa dạng khi sử dụng.

Dừa có rất nhiều công dụng đối với đời sống sinh hoạt của chúng ta. Thân dừa nhờ to lớn mà được dùng nhiều làm cột làm nhà, làm cầu, làm đũa,..Nước dừa thường được dùng để làm nước uống, hoặc để tăng thêm hương vị cho các món ăn trong nấu nướng. Xơ dừa được dùng nhiều làm dây thừng. Rễ dừa còn được dùng để làm thuốc nhuộm, làm các bài thuốc dân gian chữa bệnh. Dầu dừa được biết đến nhiều nhất trong lĩnh vực làm đẹp, có thể dùng để dưỡng da, dưỡng tóc,..và cũng có thể dùng để nấu ăn. Có rất nhiều công dụng của dừa mà chúng ta không thể liệt kê hết được, tùy vào mục đích sử dụng mà dừa đem lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích, giá trị.

Có thể thấy, cây dừa đem lại cho chúng ta rất nhiều điều, có một ý nghĩa nhất định trong đời sống văn hóa, sinh hoạt hàng ngày của người dân Việt Nam. Nó đã trở thành một biểu tượng của hồn quê, của người dân quê hiền lành, cần cù, chất phác, một nắng hai sương với trời với đất nhưng vẫn đem lại dòng nước ngọt ngào mát trong.

Đó là tinh hoa đất trời gửi tặng để chúng ta góp phần xây dựng cuộc sống của mình tốt đẹp hơn. Cây dừa đã trở thành một giá trị tinh thần to lớn, đi vào các lời ca cao, các trang thơ bài văn của chúng ta. Vì vậy mà nó cũng đóng góp một phần không nhỏ vào kho tàng nghệ thuật của dân tộc ta.

Mỗi dịp đi xa về chỉ cần ngồi dưới gốc dừa quê và uống một ngụm nước dừa trong mát là mọi muộn phiền dường như không còn nữa. Cây dừa đã đóng góp rất nhiều cho đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân Việt Nam, là một người bạn hữu ích của làng quê Việt Nam.

Để làm tốt bài văn thuyết minh về cây dừa lớp 9, các em học sinh đừng quên ôn tập những kiến thức cơ bản về văn thuyết minh trong bài giảng sau:

Gợi ý cho bạn ☘ Tả Cây Cối Hay Nhất ☘ 15 Bài Văn Miêu Tả Cây Cối Điểm 10

Văn mẫu thuyết minh cây dừa lớp 9 hay nhất sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các em học sinh trong quá trình làm bài.

“Ai đứng như bóng dừa, tóc dài bay trong gió, có phải người còn đó, là con gái của Bến Tre…”

Câu hát ngân nga mang đậm hồn quê gợi nhớ về vùng đất Bến Tre, quê hương của đồng khởi. Nhắc đến Bến Tre, người ta liên tưởng đến một vùng quê thanh bình với cây lành trái ngọt. Đặc biệt, có một loài cây gắn bó quanh năm, gắn bó cả cuộc đời với người dân Bến Tre – cây dừa.

Đi khắp Bến Tre, nơi đâu ta cũng gặp bóng râm của những hàng dừa mát rượi. Hầu như nhà nào cũng trồng dừa. Cây dừa biểu tượng của cây trái ở Bến Tre cũng như cây chè của Bảo Lộc, Thái Nguyên, cây cà phê ở Buôn Mê Thuột hay cây cọ ở vùng quê sông Thao.

Khác với cây dừa ở các tỉnh khác được mọc ở vùng đồng bằng, dọc bờ biển hay ven những triền cát trắng, cây dừa Bến Tre mọc dài trên ba cù lao lớn, cù lao Minh, cù lao Bảo và cù lao An Hóa. Vì vậy, cây dừa Bến Tre quanh năm được phù sa của các nhánh sông Tiền, Hàm Luông, Ba Lai, Cổ Chiên bồi đắp nên lúc nào cũng xanh tươi đầy sức sống.

Cây dừa Bến Tre có rất nhiều chủng loại. Dừa ta hay còn gọi là dừa bị trái to, cơm dày, dừa xiêm trái nhỏ nước ngọt và thanh, dừa lửa có vỏ bên ngoài vàng cháy, dừa dâu trái thon nhỏ dần ở hai đầu như hình dáng quả dâu. Ngoài ra còn có một số loại khác như: Dừa Tam Quan, dừa cỏ, dừa dứa, dừa nhiếm, dừa éo… riêng dừa sáp chỉ mọc được ở Trà Vinh và trở thành đặc sản của vùng đất này.

Có lẽ trong tất cả các loại cây trái ở Việt Nam, cây dừa là một loại cây cống hiến cả cuộc đời mình cho con người. Không một chi tiết nào trên thân dừa lại không có chỗ dùng. Rễ dừa dùng để làm chất đốt, có nơi còn làm thuốc nhuộm. Lá dừa dùng để lợp nhà, gói bánh dừa, tàu dừa chặt ngắn lá dùng để trang trí nhà rạp, cổng hoa trong những tiệc cưới ở làng quê. Lá dừa khô được bó lại thành cây làm đuốc soi đường trong những vùng sâu thiếu thốn ánh đèn phố thị. Sống lá dùng để đan những giỏ hoa giỏ đựng trái cây trông rất thanh mảnh và trang trọng.

Thân dừa thường dùng để bắc ngang con mương nhỏ làm cầu. Sau khi bào bỏ lớp vỏ bên ngoài, người ta lấy thân làm cột, làm kèo xây nhà, hoặc sáng tạo ra các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác hoặc làm chén đũa…Bông dừa tươi được hái xuống để cắm trang trí vừa thanh nhã vừa lạ mắt. Bông dừa già cắt khúc kết lại với nhau làm thành giỏ hoa, chụp đèn treo tường có giá trị thẩm mỹ cao.

Đọt dừa non hay còn gọi là củ hủ dừa là một thứ thức ăn độc đáo. Có thể làm gỏi, lăn bột, xào.. rất thích hợp với người ăn chay. Tuy nhiên, món này không phải lúc nào cũng có vì mỗi khi đốn một cây dừa, người ta mới lấy được củ hủ để dùng. Thậm chí ngay cả con sâu sống trên cây dừa (còn gọi là đuông dừa) cũng là một thứ món ăn ngon. Do ăn đọt dừa non nên đuông dừa béo múp míp. Người ta chế biến đuông thành nhiều món ăn khoái khẩu và bổ dưỡng ở các quán ăn trong thành phố.

Tuy nhiên, thứ có giá trị nhất vẫn là trái dừa. Trái dừa tươi được chắt ra lấy nước giải khát, có công năng hạ nhiệt, giải độc. Ngày xưa, trong chiến trận, thiếu các phương tiện y tế, người ta còn dùng nước dừa thay thế cho dịch truyền.

Dừa khô có nhiều công dụng hơn nữa. Nước dừa dùng để kho cá, kho thịt, thắng nước màu, cơm dừa rám dùng để làm mứt, cơm dừa dày được xay nhuyễn, vắt nước cốt làm kẹo dừa, nấu dầu dừa, làm xà phòng. Bã dừa dùng làm bánh dầu, để bón phân hoặc làm thức ăn cho gia súc. Gáo dừa được sử dụng làm than hoạt tính, chất đốt hoặc làm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ rất được ưa chuộng ở các nước phương Tây. Xơ dừa được đánh tơi ra dùng làm thảm, làm nệm, làm dép đặc trị cho những người bệnh thấp khớp hoặc bện làm dây thừng, lưới bọc các bờ kè chống sạt lở ven sông.

Hiện nay, các mặt hàng làm từ cây dừa không chỉ phát triển trong nước mà còn được mở rộng ra các nước khác trên thế giới. Kẹo dừa Bến Tre được xuất khẩu nhiều nhất qua trung Quốc.

Đi về Bến Tre, chỉ cần qua khỏi phà Rạch Miễu ta sẽ đi giữa bạt ngàn màu xanh của dừa. Những buổi trưa oi bức, chỉ cần mắc võng học bài dưới gốc dừa, bên cạnh bờ ao, hoặc đưa mắt nhìn bầu trời xanh đung đưa qua kẽ lá, nghe tiếng cá nhảy, đớp mồi dưới ao chúng ta bỗng thấy cuộc đời đẹp biết bao. Cuộc sống của người dân Bến Tre gắn liền với cây dừa từ bao đời nay. Ngôi nhà của họ cũng ẩn hiện dưới bóng râm mát rượi của hàng dừa, lúc khát nước uống trái dừa ngọt lịm … Không biết đã có bao nhà thơ đã dệt nên những vần thơ đẹp về cây dừa ở Bến Tre. Trong đó bài thơ của nhà thơ Kiên Giang làm em thích thú nhất:

Trong tương lai, cuộc sống ngày một hiện đại hơn. Nhưng những giá trị tinh thần vẫn không bao giờ thay đổi. Cũng như vậy, cây dừa sẽ mãi gắn bó với người dân Bến Tre như những hạt phù sac mảnh đất quê hương thêm màu mỡ.

Tìm hiểu hướng dẫn 🔥 Kiếm Thẻ Cào Miễn Phí 🔥 Kiếm Tiền Online Kiếm Thẻ Cào

Dọc theo chiều dài hình chữ S của đất nước Việt Nam xinh đẹp, ta sẽ bắt gặp rất nhiều những loài cây quen thuộc và gần gũi như: dưa hấu, mít, nhãn, xoài ở miền Bắc; sầu riêng, mãng cầu ở miền Nam … Và không thể không kể đến cây dừa. Dừa là một loại cây vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam. Đặc biệt, dừa còn là loài cây không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của người dân xứ Nam này. Dừa đóng một vai trò vô cùng thiết yếu và quan trọng đối với cuộc sống thường nhật của chúng ta.

Dừa là loại cây thuộc loại cây ở vùng ôn đới. Dừa có thể chịu được thời tiết ở nhiều vùng, miền và địa hình khác nhau. Dừa có thể được trồng ở chỗ có nhiều cát, gió như ở bãi biển, hoặc cũng có thể trồng ở vùng nội địa ở trong đất liền. Dừa là loại cây có thân thẳng đứng. Dừa rất cao. Chiều cao trung bình của một cây dừa rơi vào khoảng 5m – 6m. Thân dừa cao, thẳng và trơn. Thân dừa không có là mà nhẵn bóng giống như thân cây cau.

Rễ dừa rất chắc, có thể ăn sâu vào trong lòng đất mẹ, hút chất dinh dưỡng để nuôi cây. Lá dứa thuộc loại lá bản to. Lá dừa có màu xanh, to và mọc thành từng khóm dày. Điều thú vị nhất ở cây dừa đó chính là quả dừa. Quả dừa tùy từng loại. Loại lấy nước thì vỏ bên ngoài có màu xanh lá cây đậm, cùi bên trong mỏng và mọng nước. Loại lấy cùi thì vỏ bên ngoài có màu nâu, thớ vỏ hơi cứng và cùi dày, ít nước và nước của loài dừa này thường là chua, không ngọt như loại dừa lấy nước.

Dừa là loại cây có rất nhiều công dụng. Lá dừa có thể dùng để gói xôi, vừa giữ được mùi thơm của xôi hay giúp cho xôi có thêm hương thơm của cỏ cây tự nhiên vừa có thể bảo vệ môi trường, hạn chế được việc sử dụng những bao nilon khó có thể phân hủy. Quả dừa có thể dùng để lấy nước. Nước dừa là một sản phẩm được mọi người ưa chuộng và vô cùng thích sử dụng bởi nước dừa không quá ngọt và cũng không quá nhiều dinh dưỡng, nó thanh, nhẹ và mát. Rất thích hợp uống vào những thời tiết oi nóng.

Dừa còn được dùng để chiết xuất thành các loại chăm sóc da rất tốt cho chị em phụ nữ. Đặc biệt là cùi dừa có rất nhiều công dụng. Nó có thẻ dùng để làm mứt dừa. Mứt dừa là món ăn không thể thiếu của người Việt Nam trong lễ hội, và nhất là trong những dịp Tết đến xuân về. Cùi dừa còn có thể kho với thịt ba chỉ rất ngon và ngậy. Đây là một món ăn phổ biến trong bữa cơm của mỗi gia đình Việt Nam.

Như vậy, cây dừa có rất nhiều những công dụng có ích trong cuộc sống của chúng ta, không chỉ vậy, dừa còn tô điểm cho vẻ đẹp của đất nước quê hương mình.

Bên cạnh văn mẫu thuyết minh về cây dừa lớp 9, đọc nhiều hơn với 🔥 Tả Cây Mai Ngày Tết 🔥 15 Bài Văn Tả Hoa Mai Hay Nhất

Với bài văn thuyết minh về cây dừa lớp 9 tự thuật, các em học sinh sẽ nhân hoá cây dừa để tự giới thiệu về chính mình. Tham khảo bài văn mẫu sau đây:

Nghe tiếng gió rì rào cùng sóng biển, nghe tiếng xào xạc bên bờ. Những cây dừa chúng tôi xếp hàng dài trên bãi cát trắng. Chúng tôi đây là một loài cây đã quá quen thuộc và trở thành hình ảnh gần gũi xuất hiện trong những bức tranh miền biển. Nhưng có lẽ nhiều bạn hữu nơi xa còn chưa biết rõ về chúng, vì vậy tôi sẽ đại diện cho họ hàng nhà dừa giới thiệu về bản thân mình.

Ai cũng biết dừa là một loại cây đã xuất hiện từ lâu. Chúng tôi có thân cây cao khỏe màu xanh sẫm hoặc ngả nâu thẫm , ước chừng chiều cao của chúng tôi là 20 mét đến 25 mét. Trên thân có những nốt vằn đặc trưng, đường kính của khoảng 45 cm đến 50 cm. Những chiếc lá của chúng tôi dài, to có màu xanh tươi và có nhiều tàu xòe ra, khi già lá dừa sẽ ngả vàng và có màu nâu.

Nếu để ý, bạn hoàn toàn có thể nhìn thấy hoa dừa nhỏ xíu màu trắng muốt mọc từng chùm, từng chùm nổi bật. Chúng tôi cho quả quanh năm, quả dừa mọc ra từ hoa, quả hình tròn, có màu xanh vỏ cứng và dày, bên trong có cùi dừa trắng thơm ngậy và nước dừa màu trắng đục. Nước dừa thường được lấy uống để giải khát trong mùa hè. Đàn con của chúng tôi không không đơn độc, chúng mọc thành buồng, một buồng có từ 10 đến 15 quả dừa.

Chúng tôi ưu thích được sống sinh sống ở những nơi có khí hậu nhiệt đới, phát triển ở những vùng đất khô cằn, có đất pha cát. Trái ngược với nơi sinh sống thiếu nước thì chúng tôi có một sức sống mãnh liệt và chống chịu cao. Vì thế dừa hay được trồng ở các nơi ven biển vừa đẹp, vừa chống lại được bão gió. Họ hàng nhà dừa được phân bố ở khu vực Châu á và Thái Bình Dương trên thế giới và được trồng từ Quảng Ngãi rải rác khắp nơi đến tận Mũi Cà Mau, đặc biệt được trồng nhiều ở Bình Định và Bến Tre trên mảnh đất Việt Nam.

Dừa cũng như bao cây khác, chúng tôi được phân ra nhiều loại: dừa xiêm,dừa bị, dừa lửa, dừa sáp, dừa nếp, dừa dâu. Tất cả loại dừa đều có công dụng khác nhau như những quả dừa xiêm dù trái nhỏ nhưng nước rất ngọt thường được bổ ra và uống. Dừa bị trái to, cùi dày thường được dùng để chế biến thực phẩm. Ngoài ra những dừa còn được dùng trong nhiều việc như kho cá, kho thịt. Cùi dừa được nạo ra làm kẹo hay mứt, hoặc xay nhuyễn, thái sợi để nấu xôi. Dầu dừa được dùng làm dầu ăn hoặc để làm đẹp cho các chị em phụ nữ, xơ dừa được dùng để làm dây thừng, còn những thân dừa cao to thường dùng để dựng cột nhà hoặc làm chiếc cầu nhỏ bắc qua kênh rạch.

Như vậy đấy, cây dừa chúng tôi được trồng không chỉ làm đẹp cho cuộc sống con người mà còn mang lại nhiều lợi ích cả về mặt kinh tế. Chúng tôi đã gắn bó với con người như một người bạn thân thiết từ bao đời.

Giới thiệu đến bạn 🌟 Tả Cây Đào Hay Nhất 🌟 15 Bài Văn Tả Cây Hoa Đào Ngày Tết

Đón đọc bài văn thuyết minh về cây dừa ở quê em lớp 9 chọn lọc giúp các em học sinh có thêm những gợi ý thú vị để thực hiện bài viết của mình.

Nhắc đến Bến Tre là ta không thể không nhắc đến dừa- một loại cây quen thuộc với người dân Việt ta. Đi dọc dải đất miền Tây nắng gió ta nhất định sẽ bắt gặp những rặng dừa rủ bóng xanh mát. Cây dừa không chỉ làm đẹp cho cảnh sắc làng quê mà nó còn có nhiều công dụng hữu ích cho con người.

Dừa là loại cây dễ trồng, nó có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau nhưng thích hợp nhất là đất pha cát và có khả năng chịu mặn tốt nên ở Việt Nam dừa được trồng nhiều nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Dừa được chia ra làm nhiều loại trong đó có hai loại phổ biến phải kể đến là dừa xiêm và dừa khô. Các giống dừa xiêm sẽ cho ra nước để uống còn các giống dừa khô sẽ dùng để lấy tinh dầu dừa nguyên chất. Ngoài ra còn có một số giống dừa đặc biệt khác như dừa sọc, dừa sáp, dừa dứa.

Mặc dù được chia ra nhiều giống khác biệt nhưng phần lớn cấu tạo của các cây dừa là giống nhau. Thân dừa mọc thẳng , không phân nhánh, cao tầm 20m đến 25m. Thân dừa là đặc điểm để đánh giá sự sinh trưởng của cây bởi thân dừa cao chỉ phát triển mạnh sau từ 4 đến 5 năm.

Lá dừa xanh, dài, chia thành nhiều tàu rủ xuống giống như lá chuối nhưng chúng không liền một dải như chuối mà mỗi lá chia thành nhiều nhánh. Một cây dừa sẽ có khoảng 30 đến 35 tàu lá và vào thời kì trưởng thành mỗi tàu lá sẽ dài từ 5m-6m. Rễ dừa được sinh ra liên tục ở phần đáy gốc thân, không có rễ cọc. Rễ không có lông hút mà chỉ có rễ dinh dưỡng. Khi cây dừa 5 năm tuổi nó có 548 chiếc rễ và đến năm 13 tuổi chúng sẽ đạt số lượng lên tới 5200 rễ.

Hoa dừa có màu trắng và nhỏ, thuộc loại đơn tính, hoa đực và hoa cái riêng lẻ vì vậy hoa dừa được thụ phấn chủ yếu nhờ gió và côn trùng. Quả dừa được sinh ra từ hoa. Quả dừa tròn quây quanh thân dừa kết thành từng buồng. Mỗi buồng gồm từ 5 đến 10 trái. Vỏ dừa cứng, độ cứng của cùi và độ ngọt của nước dừa bên trong sẽ phụ thuộc vào độ “già” của trái dừa. Khi thu hoạch dừa người ta phải trèo lên cây dừa để vặn, xoay, cắt cho trái dừa rơi xuống đất hoặc có thể đứng dưới đất dùng sào tre để cắt trái dừa rụng xuống.

Cây dừa đã dốc hết sức lực của mình để phục vụ cho đời sống con người. Có thể nói chúng ta tận dụng được hết những bộ phận của dừa vì chúng vừa có giá trị kinh tế vừa có giá trị sử dụng. Thân dừa to khỏe được đục đẽo làm thành những chiếc xuồng giúp người dân miền Tây đi lại trong những ngày lũ lụt hay những ngày xuôi mái chèo qua rừng ngập mặn. Gỗ dừa còn dùng làm đồ mĩ nghệ tinh xảo. Lá dừa phơi khô có thể làm chất đốt trong gian bếp làng quê, làm mái che, đan làm giỏ đựng và ta cũng có thể dùng lá dừa sáng tạo ra chiếc chổi dừa độc đáo. Đến rễ dừa có thể tận dụng để làm thuốc nhuộm…

Và phần giá trị nhất có lẽ là quả dừa. Nước dừa có vị thanh ngọt dùng để giải khát trong những ngày nắng nóng thì không gì sánh được. Cùi dừa dùng để kho thịt, làm mứt hay kẹo dừa- những món ăn quen thuộc với người dân Việt. Xơ dừa được tách ra và được bện thành những sợi dây thừng vững chắc, nó cũng là một nguyên liệu cần thiết để sản xuất than củi. Dừa còn là một phương pháp làm đẹp hữu hiệu với chị em phụ nữ. Dầu dừa có công dụng làm đẹp da, chống nứt nẻ và dưỡng tóc óng mượt. Người xưa còn ca ngợi dầu dừa bằng câu ca dao:

Quả thật, cây dừa đã gắn bó với người dân Việt Nam từ bao đời nay. Dừa tỏa bóng mát làm dịu tâm hồn con người, dừa lại tạo giá trị kinh tế giúp con người kiếm thêm thu nhập. Cây dừa còn đi vào thơ ca, tạo nên một nét riêng giản dị đặc trưng của tâm hồn Việt. Vì thế dừa xứng đáng là một loài cây được yêu quý và trân trọng.

SCR.VN tặng bạn 💧 Nhận Thẻ Cào 50k Miễn Phí 💧 Kiếm Thẻ Cào Free

Tham khảo bài văn thuyết minh về trái dừa lớp 9 hay giúp các em học sinh nắm vững phương pháp làm bài và trau dồi ý văn phong phú hơn.

Dừa là loại cây dễ trồng ở nước ta. Xu hướng dùng hàng thủ công mỹ nghệ từ cây dừa ngày càng được ưa chuộng trên thế giới. Các sản phẩm từ dừa đang có tiềm năng xuất khẩu rất lớn, đem nhiều ngoại tệ về cho đất nước.

Dừa được trồng rải rác khắp các làng quê Nam Bộ, nhiều nhất là ở tỉnh Bến Tre, Bình Định. Cây dừa cao khỏe, có màu nâu, hình trụ và có những nốt vằn trên thân. Dừa có nhiều tàu lá, lá dừa khá dài và mỏng. Dừa có hoa màu trắng, nhỏ li ti và không có mùi quá rõ rệt. Quả được phát triển từ hoa, bên ngoài màu xanh dày, bên trong có cùi dừa và nước dừa.

Dừa có rất nhiều loại khác nhau. Dừa xiêm: Loại dừa này trái thường nhỏ, có màu xanh, nước dừa rất ngọt, thường dùng để uống. Dừa bị thì trái thường to, vỏ màu xanh đậm, thường được dùng trong chế biến thực phẩm. Dừa nếp có trái vàng xanh mơn mởn. Còn dừa lửa sẽ có lá đỏ, quả vàng hồng. Dừa dâu có trái rất nhỏ, thường có màu hơi đỏ. Dừa dứa thì có trái nhỏ, màu xanh, nước ngọt, vì thơm mùi dứa nên gọi là dừa dứa. Cuối cùng là dừa sáp – loại này có cùi dừa vừa xốp, vừa mềm mại lại dẻo như bột đã được nhào sệt, đồng thời lại có màu vàng đục như sáp, chỉ có ở vùng Cầu Kè (Trà Vinh).

Tiềm năng sản xuất và xuất khẩu của cây dừa rất lớn, đã hình thành cả công nghệ chế biến: ngâm tẩm chống mối, tạo dáng, đánh bóng, phủ lớp nhựa chống thấm lên bề mặt sản phẩm. Xu hướng dùng hàng thủ công mỹ nghệ từ cây dừa: Giỏ xách, dĩa, chén, bình, tách, đũa, khay, hộp. Ở các nước phương Tây ngày càng được ưa chuộng. Từ dừa có thể làm vô vàn thứ: cọng dừa tước bỏ lá, đan giỏ xách, làm chổi; gáo dừa làm than hoạt tính, làm chén, dĩa, tô, thân dừa lão làm đũa, làm cột nhà, vỏ dừa làm dây buộc.

Mùa nắng nước dừa là một thứ giải khát tuyệt chiêu vừa sạch vừa bổ. Cùi dừa già làm nguyên liệu chế biến các món ăn và thức uống, nấu dầu dừa và chế biến xà phòng. Nước ta thường chế biến dừa ra nhiều sản phẩm như: bánh dừa, kẹo dừa, các loại mứt dừa và còn nhiều món ăn truyền thống dân tộc chế biến từ dừa: bánh tét, chuối nướng.

Đặc biệt, nước dừa được tạo thành sản phẩm thông qua quy trình công nghệ sinh học. Nước dừa nuôi nấm men Saccharomyces tạo ra prô-tê-in đơn bào bổ sung nguồn đạm thực vật dùng cho người. Giấm ăn hoặc các sản phẩm nước uống lên men từ nước dừa như nước giải khát đóng chai, nước dừa có ga. Nước dừa còn chế biến thành rượu có hương vị đặc trưng. Nước cốt dừa tạo sữa dừa đóng hộp, sản phẩm chiết từ cơm dừa nạo chế biến sữa đặc có đường. Gần đây các nhà khoa học còn dùng vi khuẩn tạo ra thạch dừa. Thạch dừa là đặc sản ăn vừa dai, vừa giòn, góp phần tăng cường các chất xơ giúp cơ thể bài tiết, kích thích tiêu hóa, gây cảm giác khoái khẩu.

Doanh nghiệp Trường Ngân ở Bến Tre đã thành công trong việc tìm được thị trường riêng cho sản phẩm của mình bằng hàng trăm mặt hàng gia dụng như: Giỏ xách đi chợ, giỏ đựng hoa (lẵng hoa) và đựng quà cáp, rổ rá, bình hoa, cùng nhiều chủng loại: tách, chén, dĩa, khay trà và đồ dùng trang trí nội thất khác như: voi khỉ, ngựa, gà, và các tranh treo tường.

Như vậy, dừa là một loại cây vô cùng hữu ích đối với con người. Cây dừa cũng đã trở thành một nét đẹp biểu tượng của miền Tây sông nước.

Mời bạn tham khảo 🌠 Tả Cây Tre Hay Nhất 🌠 15 Bài Văn Tả Về Cây Tre Điểm 10

Bài văn mẫu kết bài thuyết minh về cây dừa lớp 9 đặc sắc sẽ mang đến cho các em học sinh cách diễn đạt khéo léo, hấp dẫn và thu hút người đọc.

Nhắc đến Việt Nam là người ta nhớ ngay đến một quốc gia với muôn ngàn hoa trái. Trong rất nhiều những loài cây có giá trị từ Bắc xuống Nam dọc đất nước, có một loài cây thẳng, giản dị, một loài cây quen thuộc với người dân miền biển Việt Nam – cây dừa:

Dừa được biết đến là một loài cây cùng họ với cây cau. Hiện nay, nguồn gốc chính thức của dừa vẫn chưa được khẳng định chính xác. Một số giả thiết cho rằng dừa có nguồn gốc ở khu vực Đông nam Á, cũng có giả thiết cho rằng dừa có nguồn gốc Nam Mỹ.

Đặc điểm cấu tạo của cây dừa không quá phức tạp, đó là một loài cây thân trụ đứng và cao, mọc thẳng và không phân cành, phân nhánh. Lá dừa trực tiếp mọc ra từ thân chính, gồm hai phần: cuống lá và chét lá. Mỗi tàu dừa có độ dài từ 5 – 6m. Trung bình một cây dừa có khoảng dao động từ 32 – 35 lá. Cây dừa cũng có hoa. Hoa có màu trắng mọc ra từ nách lá, nở thành từng cụm, cả hoa cái và hoa đực đều nằm trên một cụm hoa.

Rễ dừa thuộc kiểu rễ chùm, khi dừa mới ra rễ, rễ thường có màu trắng, nhưng trong quá trình sinh trưởng, rễ sẽ có màu nâu, rễ dừa mọc sâu và khỏe. Quả dừa có vỏ cứng, nhẵn và xanh mượt mà, bên trong là một lớp xơ màu hơi nâu, tiếp đến là lớp gáo dừa cứng chắc. Trong cùng là lớp cùi dừa trắng ngần, thơm nhẹ, có màu trắng trong khi quả dừa còn non và chuyển sang trắng đục khi dừa già. Cùi dừa bao chứa nước dừa thanh thanh, ngọt nhẹ.

Dừa là loài cây có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ, chịu mặn tốt và phát triển thuận lợi trên đất pha cát, ưa những nơi sinh sống có nhiều ánh sáng với lượng mưa vừa phải. Bởi những đặc điểm sinh trưởng trên nên dừa được trồng nhiều ở những vùng khí hậu nhiệt đới ẩm. Ở nước ta, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện về khí hậu và đất đai thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của dừa. Ngoài ra, dừa còn được canh tác nhiều tại các tỉnh miền Trung và Bến Tre.

Người ta thường phân chia dừa thành hai loại dựa trên đặc điểm sinh cấu tạo và khả năng sinh trưởng. Đó là dừa lùn, đây là giống cây cao khoảng dưới 10m, thời gian kết trái dao động trong khoảng 3 tới 5 năm, dừa trái nhỏ, cùi mỏng. Dừa sức sống kém hơn, dễ bị sâu bệnh. Một số tiểu loại của dừa lùn phổ biến là dừa Tam Quan hay dừa Xiêm. Loại thứ hai chính là dừa cao. Giống dừa cao có chiều cao dao động trên 10m cho tới khoảng 20m, thời gian ra trái muộn hơn giống dừa lùn, trong khoảng từ 5 đến 7 năm. Dừa có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt hơn, dừa trái lớn với cùi dày. Một số loại nhỏ của giống dừa cao là dừa Sáp hay dừa Lửa.

Dừa là loại cây mang giá trị cao đối với đời sống con người. Thân dừa thường được dùng làm đồ gỗ mỹ nghệ hay vật liệu cho các công trình xây dựng: cầu. Lá dừa dùng làm mái che hay một số đồ thủ công như giỏ đan, tranh, chổi dừa khô có thể dùng làm chất đốt. Nước dừa chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin, dùng làm nước giải khát.

Nước cốt dừa có thể dùng làm gia vị trong các món giải nhiệt như chè hay trong một số món ăn: thịt kho. Gáo dừa có thể dùng chế tạo nhạc cụ thủ công hay đơn giản là làm gáo múc nước. Xơ dừa dùng bện dây thừng hay làm thảm, khảm thuyền, cũng có thể dùng làm phân bón. Vỏ dừa có thể được dùng làm than củi. Rễ dừa có thể dùng làm thuốc nhuộm hay thuốc sát trùng.

Dường như không chỉ mang giá trị kinh tế, dừa đã thực sự để lại ý nghĩa trong đời sống con người, đặc biệt là người dân Bến Tre. Loài cây ấy đã trở thành một loài cây thân thuộc, một người bạn che chở và hiền lành. Dừa từ rất lâu cũng đã trở thành một nguồn cảm hứng bất tận trong văn chương:

Hay như:

Không chỉ là nguồn cảm hứng cho văn chương, dừa còn là chất liệu cho nhiều bài hát: “Hát về cây dừa quê tôi” (Hoài Thanh) và rất nhiều những bức tranh nghệ thuật.

Dừa là loài cây có sức sống tốt nên kĩ thuật chăm sóc không quá phức tạp, dừa không kén đất, tuy nhiên nên trồng dừa ở những khu vực gần kênh rạch, nên chọn những giống dừa có chiều cao khoảng 0,3 m. Ngoài ra cũng cần chú ý việc bón lót cho cây. Cần che chắn cho dừa trong ba tháng đầu tiên, quan tâm, cung cấp đủ nước cho dừa, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh.

Dừa tồn tại trong tâm thức của người dân Việt Nam, đặc biệt là người dân vùng Bến Tre như một loại cây lành tính và quen thuộc, thân thương như người bạn. Bởi thế, mỗi người cần có ý thức giữ gìn bảo vệ loài cây giàu giá trị ấy.

Tiếp theo văn mẫu thuyết minh về cây dừa lớp 9, có thể bạn sẽ thích 🌼 Tả Cây Chuối Hay Nhất 🌼 15 Bài Văn Tả Cây Chuối Tiêu

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều biết đến cây dừa. Loài cây này rất phổ biến ở nước ta. Nó gắn bó với người dân lao động và trở thành một loài cây thân thuộc, biểu tượng cho những miền quê trù phú của Việt Nam.

Dừa là loài cây thuộc họ cau, có tên gọi khoa học là Cocos nucifera. Hiện nay, người ta vẫn chưa khẳng định chính xác được nguồn gốc của cây dừa. Có ý kiến cho rằng, dừa có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam của châu Á nhưng ý kiến khác lại khẳng định dừa có nguồn gốc từ vùng Tây Bắc của Nam Mĩ. Đây vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi của các nhà học giả. Ngày nay, dừa được trồng nhiều ở những nơi có khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam, dừa đã có từ rất lâu đời, nó được trồng nhiều ở vùng lãnh thổ phía nam đặc biệt là ở tỉnh Bến Tre. Nhắc đến Bến Tre là nhắc đến những hàng dừa cao vút, trĩu quả và đây cũng là nơi sản xuất món đặc sản kẹo dừa nổi tiếng.

Thân cây có màu nâu, nó có thể phát triển tới chiều cao 30 m. Bao bọc xung quanh thân dừa là các tàu lá có kích thước khá dài. Trên mỗi tàu lá là các phiến lá màu xanh non, mọc đối xứng nhau qua gân lá tỏa ra các hướng. Khi các tàu lá này khô, chúng chuyển sang màu nâu rồi rụng dần xuống mặt đất. Hoa dừa nhỏ, mọc thành từng chùm và có màu trắng trông rất đẹp mắt.

Sau quá trình thụ phấn, những hoa cái sẽ kết thành quả. Quả dừa cũng mọc theo chùm, nhìn từ xa nó trông thật giống với “đàn lợn con” trong câu thơ: “Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao” của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Chúng mọc chi chít nhau, trung bình mỗi buồng có khoảng từ mười đến mười lăm quả. Lớp ngoài cùng của quả dừa là lớp vỏ có màu xanh đậm và cứng.

Tiếp theo là phần xơ, sau đó là lớp gáo dừa, cùi dừa và cuối cùng là phần nước dừa. Khi còn non, cùi dừa mỏng, có màu trắng trong. Khi già, nó chuyển sang màu trắng đục và trở nên dày hơn. Bộ rễ của dừa là rễ chùm, thích hợp sinh trưởng ở các vùng đất pha cát vì nó có sức chống chịu tốt. Dừa được chia thành nhiều loại như dừa sáp, dừa xiêm, dừa nếp,…Mỗi loại dừa lại có những đặc điểm và hương vị khác nhau. Dừa xiêm có nước rất ngọt, thường dùng để giải khát. Dừa dứa có kích thước quả nhỏ, vị thơm như mùi dứa nên được gọi bằng cái tên thân thuộc này.

Cây dừa có rất nhiều công dụng trong đời sống con người. Có thể nói, tất cả các bộ phận của cây đều được con người sử dụng vào những mục đích khác nhau với tác dụng nhất định. Nước dừa là loại nước giải khát chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng cao. Người ta dùng nước dừa làm đồ uống, nước chấm làm cho món ăn thêm đậm đà, béo ngậy. Còn gì tuyệt vời hơn nếu trong ngày hè oi bức có ly nước dừa để xua tan đi mệt mỏi. Nước dừa giàu chất dinh dưỡng nên rất tốt cho da. Người ta sử dụng nước dừa để tắm cho trẻ sơ sinh nhằm mục đích làm trắng da cho trẻ.

Lớp cùi dừa được sử dụng trong ẩm thực như một nguyên liệu quen thuộc. Chúng ta có thể thái cùi dừa theo từng khúc nhỏ để kho cùng với thịt hay chế biến nó thành món mứt dừa truyền thống,…Nước cốt dừa được chế biến từ cơm dừa là thành phần không thể thiếu trong các món ăn thịt kho tàu, cá kho, sắn hấp cốt dừa hay các món chè nhằm làm tăng hương vị và sự hấp dẫn cho món ăn ấy. Bên cạnh đó, nước cốt dừa còn được dùng chế biến kẹo dừa. Đây được coi là đặc sản của vùng đất Bến Tre. Kẹo dừa có vị ngọt thanh và rất thơm, thu hút bao du khách khi họ mua về làm quà tặng cho người thân, bạn bè.

Dầu dừa có tác dụng dưỡng da, làm cho làn da trở nên mịn màng. Ngoài ra nó cũng được dùng để dưỡng tóc giúp tóc khỏe, óng mượt hơn và chống rụng tóc. Gáo dừa được sử dụng làm gáo múc nước hay những đồ thủ công trang trí, làm đẹp cho không gian sống. Phần xơ dừa được sử dụng làm dây thừng hoặc làm nhiên liệu trong sản xuất than củi. Ngoài ra, người ta còn dùng xơ dừa để trồng cây nhằm kích thích sự phát triển của rễ cây được trồng.

Thân dừa khỏe và chắc chắn nên được dùng để dựng nhà hay làm cầu để người dân di chuyển qua lại trên các con kênh, con rạch một cách thuận tiện. Rễ dừa phơi khô có thể làm củi đun. Tàu dừa cũng góp phần công dụng không nhỏ trong đời sống con người, nó được dùng để lợp mái nhà, đun nấu. Người ta kết lá dừa thành những chiếc túi, chiếc giỏ vô cùng xinh xắn. Họ còn lấy lá dừa để làm chổi, những đứa trẻ thì kết lá dừa thành con châu chấu để vui đùa. Hoa dừa dùng để trang trí làm tăng tính thẩm mĩ cho không gian. Những con đuông dừa sống trên cây trở thành món ăn bổ dưỡng, hấp dẫn đối với những người yêu thích ẩm thực.

Như vậy, cây dừa có rất nhiều công dụng đối với cuộc sống của con người. Nó gắn bó gần gũi với mỗi chúng ta và trở thành hình ảnh đi vào trong thơ ca nhạc họa một cách tự nhiên nhất. Dừa không chỉ đơn thuần là một loài cây phục vụ nhu cầu sinh hoạt của con người mà còn là loài cây biểu tượng cho sức sống con người Việt Nam.

Đừng bỏ lỡ cơ hội 🍀 Nhận Thẻ Cào 100k Miễn Phí 🍀 Card Viettel Mobifone

Tham khảo bài mẫu thuyết minh về trái dừa bằng tiếng Anh giúp các em học sinh trau dồi từ vựng và nắm vững những cấu trúc ngữ pháp cơ bản.

Tiếng Anh:

In hot summer days, the fruit that cannot be ignored is the coconut.

Coconut has a round shape, dark green skin. Inside the shell is a layer of coconut fiber with soft wood fibers to protect the most delicious and nutritious part inside. When separating the coconut, you will get a cool and delicious coconut water. On hot summer days, coconut water with a little ice, a little sugar is an extremely attractive beverage. The copra is white, has a fleshy and sweet taste.

Coconut is a valuable fruit and is loved by many people.

Tiếng Việt:

Trong những ngày hè nóng nực thì thức quả không thể không nhắc đến chính là quả dừa.

Quả dừa có hình dáng tròn, vỏ quả màu xanh thẫm. Bên trong lớp vỏ là một lớp xơ dừa với những múi xơ bằng gỗ mềm để bảo vệ cho phần thơm ngon bổ dưỡng nhất ở trong. Khi tách quả dừa, sẽ có được nước dừa thơm ngon mát lành. Vào những ngày hè nóng bức, nước dừa thêm một chút đá, một chút đường là có ngay một thứ nước giải khát vô cùng hấp dẫn. Cùi dừa màu trắng phau, ăn có vị bùi và ngọt.

Dừa là một loại quả có giá trị và được nhiều người yêu thích.

Ngoài văn mẫu thuyết minh về cây dừa lớp 9, chúng tôi tặng bạn 💧 Tả Một Cây Hoa Mà Em Yêu Thích 💧 15 Bài Văn Hay Nhất

Thuyết Minh Về Yến Sào Khánh Hòa ❤️️ 8 Bài Văn Hay Nhất

Thuyết Minh Về Yến Sào Khánh Hòa ❤️️ 8 Bài Văn Hay Nhất ✅ Tham Khảo Tuyển Tập Văn Đặc Sắc Được chúng tôi Chọn Lọc Và Chia Sẻ.

Chia sẻ đến bạn đọc mẫu Dàn Ý Thuyết Minh Về Yến Sào Khánh Hòa chi tiết sau đây để triển khai bài văn đầy đủ ý, logic.

I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần thuyết minh (giới thiệu về yên sào Khánh Hòa).

II. Thân bài:

-Nguồn gốc của yến sào

-Phân loại

-Quy trình làm yến sào

-Giá trị dinh dưỡng

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về yến sào

Yến sào là loại thực phẩm cao cấp của người dân một số nước châu Á. Từ xưa, yến sào là món ăn cao cấp có hiều chất bổ dưỡng, từng được dùng trong các bữa yến tiệc của vua chúa và người giàu có.

Người ta nghiên cứu và tìm ra trong yến sào có chứa 18 acid amin không thay thế mà cơ thể không thể tổng hợp được như Aspartic acid, Serine, Tyronsine… 31 nguyên tố đa vi lượng rất giàu Ca và Fe là các khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể và các nguyên tố có ích cho ổn định thần kinh trí nhớ như Mr, Br, Cu, Zn… nên yến sào có tác dụng làm sạch phổi và các cơ quan hô hấp, làm tăng thể trọng, tăng cường khả năng hoạt động thể lực và phản xạ thần kinh, bổ huyết, tăng cường kích thích các tế bào, chống lão hóa, tăng tuổi thọ…

Yến sào có thể nấu các món ăn ngọt hay mặn theo tùy thích. Thông thường món ngọt, yến sào được chưng cách thủy với đường phèn. Muốn thêm ý vị thì thêm vào một ít hạt sen, một ít vị hoài sơn và bá hạp. Món mặn thì dùng yến sào và hạt sen cùng ba vị thuốc bắc tiềm vào bụng gà giò hay bồ câu ra ràng, rồi hầm cho rục sẽ có món ăn ngon và bổ dưỡng. Nhưng thông dụng, được nhiều người ưa chuộng nhất vẫn là món yến sào chưng với đường phèn và hột sen. Nên trong thơ ca Khánh Hòa có câu:

Tham Khảo Bài 🌹 Thuyết Minh Về Đặc Sản Quê Em ❤️️21 Món Ăn Đặc Sản Hay

Giới Thiệu Về Yến Sào Khánh Hòa là tài liệu tham khảo hữu ích để các em có thêm nhiều kiến thức hay và thú vị.

Nha Trang, Khánh Hòa là một vùng nổi tiếng của dải miền Trung đẹp nổi tiếng với biển xanh, cát trắng, nắng vàng, được thiên nhiên ban tặng nhiều phong cảnh hữu tình, sản vật quý hiếm: rừng trầm, biển yến…

Hai loại đặc sản này đã đi vào thơ ca với tất cả niềm tự hào của người dân Khánh Hòa và trở thành giá trị văn hóa biểu trưng. Thi sĩ Quách Tấn đã có những vần thơ ca ngợi: Khánh Hòa là xứ trầm hương/ Non cao biển rộng người thương đi về/ Yến sào thơm ngọt tình quê/ Sông sâu đá tạc lời thề nước non.

Yến sào là tổ chim yến có nhiều tại 11 hòn đảo ở biển Khánh Hòa. Yến sào Khánh Hòa chiếm 70% tổng sản lượng yến sào của cà nước. Tại Việt Nam, chỉ bốn nơi có yến sào là Khánh Hòa, Bình Định, Hội An (Quảng Nam) và Côn Đảo (Bà Rịa- Vũng Tàu). Yến sào có nhiều loại: yến huyết có màu đỏ là loại bổ và quý. Thứ đến có yến bã trầu màu hồng, yến Quang màu trắng, Yến Thiên màu xanh hay vàng, Yến Địa màu xám hay xanh ớt, Yến Bài (tổ làm dở dang)…

Yến sào Khánh Hòa có chất lượng và mùi thơm hơn hẳn yến sào các nơi khác. Theo Giáo sư Alexandre de Rhodes, sở dĩ yến sào Khánh Hòa có mùi thơm là nhờ mùi nhựa trầm hương chim yến đã hút được. Đặc điểm quý giá này đã đi vào thơ ca của Khánh Hòa:

Nghề truyền thống khai thác yến sào ở Khánh Hòa: Theo sách Địa chí Khánh Hòa (trang 223), do nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 2003 viết: Theo dân gian truyền lại, nhân dân đã khai thác yến sào trên các đảo ngoài khơi Khánh Hòa từ năm 1237. Những năm từ 1775 -1812 hàng năm đã khai thác được khoảng 50kg yến sào… năm 1831, lần đầu tiên vua Minh Mạng ra sắc lệnh về quản lý yến sào và ra biểu thuế tài nguyên này trong cả nước… từ những năm 1900-1930, người Pháp giao các đảo yến cho các phú hộ người Việt quản lý.

Từ năm 1936, hình chim yến và tổ yến được khắc trên tuyên đỉnh đặt ở Thế Miếu (Huế). Từ năm 1930-1970 chính quyền quốc hữu hóa và cho đấu thầu thu hoạch với thời hạn 3-5 năm. Hầu hết các tư sản người Hoa trúng thầu. Họ độc quyền quản lý, thuê người Việt giữ đảo và thu hoạch yến. Từ năm 1971, các đảo yến thuộc về người Việt quản lý. Họ ý thức được việc dưỡng chim để phát triển tài nguyên yến sào, nhờ đó sản lượng yến sào tăng lên. Năm 1975, đã thu được 550kg.

Hàng năm, cứ vào cuối tháng 12 chim yến bắt đầu xây tổ cho đến tháng 3 đầu tháng 4 năm sau thì xong và bắt đầu đẻ trứng. Vào thời điểm này, người ta khai thác, thu hoạch tổ yến. Chim yến mất tổ, mất trứng vội vã làm lại tổ và đẻ trứng lần 2. Lần này người ta để chim ấp trứng nở con, nuôi chim con trưởng thành rồi mới thu hoạch tổ. Tổ yến thu hoạch lần 2 thường có chất lượng thấp vì chim làm tổ vội vàng nên tổ mỏng, chim bố mẹ và chim non sống lâu trong tổ nên màu sẫm hơn.

Cách đây 200 năm, những người làm nghề yến sào đã biết thu hồi tổ yến hai lần trong năm và lần thứ 2 bao giờ cũng dưỡng chim. Nhờ đó, chim yến tồn tại và phát triển đến ngày nay. Kỹ thuật lấy tổ yến ở Khánh Hòa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Muốn lấy tổ yến người ta phải làm giàn tre để leo, hoặc dùng dây thừng để lên xuống, dùng sào để chọc tới tổ, dùng móc để gỡ tổ. Khai thác theo cách này vừa tránh làm lở hang đá, vừa cho phép chim xây lại các tổ mới ở cùng vị trí.

Khai thác yến là mội nghề nguy hiểm, vất vả, nhiều khi phải leo thật cao, có khi phải nắm dây tụt xuống tại vực thẳm, trong những hang đá tối om. Do đó, đòi hỏi người thợ khai thác yến phải nhanh nhẹn, khéo léo và có sức dẻo dai. Hàng năm, đến mùa thu hoạch người dân tổ chức lễ hội trước tổ đình yến và thờ cúng bà Chúa đảo yến. Và đây là nét văn hóa truyền thống, điểm tựa về tâm linh của những người khai thác yến.

SCR.VN Gợi Ý Bài💦 Thuyết Minh Về Cách Làm Một Món Ăn Mà Em Yêu Thích ❤️️ Ngắn

Bài văn Thuyết Minh Về Yến Sào Khánh Hòa Ngắn Gọn và súc tích thể hiện qua từng câu văn, cách diễn đạt logic và hấp dẫn.

Yến sào Nha Trang là một trong những cao lương mĩ vị vô cùng quý hiếm. Để những món ăn từ yến sào được phong phú và thơm ngon hơn, chúng ta có kể kết hợp chung với nhiều nguyên liệu bổ dưỡng khác. Yến sào là nước dãi của con chim yến, do đó chất lượng của yến sào sẽ phụ thuộc vào thức ăn và nguồn nước nơi chim yến trú ngụ. Yến sào ở các vùng khác nhau cũng sẽ cho hàm lượng dinh dưỡng và mùi vị khác nhau. Tuy nhiên, nhắc tới yến sào, chưa ai có thể phủ nhận uy tín và chất lượng đến từ yến sào Khánh Hòa hay còn được ưu ái gọi là “tổ yến vua”.

Các sản phẩm của yến sào Khánh Hòa được lấy từ loài chim yến có giá trị dinh dưỡng cao nhất là yến Hàng – Aerodramus Fuciphagus Germani. Tổ yến Khánh Hòa tuy nhỏ nhưng rất đặc, một tổ yến sẽ nặng khoảng 7-12g, sợi yến cũng khá nhỏ và dễ bị đứt trong quá trình làm sạch, do đó khi làm yến, cần phải khéo léo và cẩn thận.

Bài Văn Thuyết Minh Về Yến Sào Khánh Hòa giúp các em có thêm nhiều ý văn thú vị để hoàn thiện bài làm của mình.

Tổ của loài chim yến hay còn gọi là yến sào (Hán – Việt). Chim yến cho tổ ăn được phân bổ chủ yếu khu vực Đông Nam Á, phía Nam đảo Nam Hải Trung Quốc. Từ xa xưa nhất là trong lịch sử Trung Quốc, tổ yến đã là món ăn tiến vua vì được cho là mang lại giá trị sức khỏe to lớn.

Trước đây, chim yến chủ yếu làm tổ ngoài các đảo ven bờ hay gọi là yến đảo. Việc thu hái rất nguy hiểm khó khăn nên giá thành cao. Dần dần người ta đã tìm ra loại chim yến cho tổ ăn được có thể sống trong đất liền tại các ngôi nhà xây dựng riêng cho chim yến. Từ đây, giá trị dinh dưỡng của tổ yến sào được phổ biến rộng rãi hơn dưới sản phẩm yến nuôi.

Tổ yến sào được biết đến là thực phẩm đắt tiền dành riêng cho giới nhà giàu. Tất nhiên đó chỉ là trước đây khi đời sống còn khó khăn tiếp cận yến sào là chuyện khó khăn. Tuy nhiên, gần đây, cùng với sự phát triển trong nhận thức và sản phẩm yến sào đang được săn lùng để bồi bổ sức khoẻ.

Thành phần chất trong tổ yến sào có thể bổ sung giúp cơ thể đảm bảo đủ dưỡng chất cần thiết. Nó bao gồm nước, carbonhydrate, canxi, sắt, chất béo, protein và những acid amin cần thiết cho hoạt động của các chức năng trong cơ thể người. Chính vì vậy nên tổ yến sào được coi là nguồn dinh dưỡng cần thiết dành cho mọi lứa tuổi có thể hấp thu nó. Chính vì vậy mà cả trẻ em (từ 1 năm tuổi trở lên) và bà bầu ( từ tháng thứ 4) có thể sử dụng yến sào để bồi bổ cơ thể.

Dành cho những người có hệ miễn dịch yếu, đây là thực phẩm dành cho bạn. Người ta, đặc biệt là người Trung Quốc nói riêng và phương Đông nói chung sử dụng tổ yến sào để giúp tăng cường hệ miễn dịch của họ. Tổ yến sào chưa glycoprotein và các khoáng chất cùng vitamin giúp cải thiện hệ miễn dịch.

Tổ yến sào có tác dụng làm mát và nuôi dưỡng tế bào từ bên trong giúp duy trì làn da tươi trẻ và mịn màng. Kết quả một vài nghiên cứu chỉ ra rằng tổ yến sào chứa Proline. Thứ kích thích sự tái tạo tế bào. Đồng thời, Proline cũng giúp tang khả năng miễn dịch của tế bào cũng như khả năng chống chịu trước tia X. Proline giúp tăng tốc độ hồi phục của vết thương, kích thích mọc tóc, cải thiện sự sự phát triển của não bộ và ngăn chặn các bệnh về xương.

Tổ yến sào là một giải pháp cho những vấn đề về tiêu hoá thường gặp. Trong thành phần tổ yến có chưa các enzym. Enzym sẽ giúp tăng tốc tộ tiêu hoá thức ăn trong dạ dày. Kích thích sự phát triển và sản sinh của các tế bào nơ-ron thần kinh ở cả người lớn và trẻ em. Ngoài ra còn giúp làm chậm khả năng suy giảm trí nhớ cũng như khả năng bị bệnh Parkinson ở người cao tuổi.

Người thường xuyên dùng tổ yến sào sẽ cảm nhận thấy những thay đổi tích cực về hệ miễn dịch và hiếm khi mắc phải cảm cúm lặt vặt, da dẻ cũng sẽ sáng đẹp hơn, hồi phục nhanh sau khi ốm cũng như vết thương lành nhanh hơn, xương chắc khoẻ hơn cũng như khả năng thị lực tốt lên. Tổ yến sào thực sự tốt cho mọi lựa tuổi.

Gợi Ý 🌹Thuyết Minh Về Món Ăn Dân Tộc Truyền Thống ❤️️15 Mẫu Hay

Thuyết Minh Về Yến Sào Khánh Hòa Hay Nhất, cùng đón đọc bài văn mẫu được chia sẻ sau đây.

Yến sào Khánh Hòa từ lâu đã trở thành một sản phẩm bổ dưỡng vô cùng quý giá từ thiên nhiên. Sảm phẩm yến sào Khánh Hòa được đón nhận như là một món quà cho sức khỏe người Việt. Vậy công dụng của yến sào đối với con người là như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Yến sào Khánh Hòa là sản phẩm được khai thác từ tổ con chim yến, trở thành món ăn bổ dưỡng cho con người. Chim yến là loài chim thường sống trong vách đá trên núi cao. Chúng ăn côn trùng béo ngậy từ tầng cao và uống sương trời. Đặc tính của chim yến là làm tổ bằng chính nước dãi của chúng. Người xưa đã phát hiện ra rằng chính tổ bằng dãi yến lại là thức ăn vô cùng bổ dưỡng.

Trong tổ yến có chứa hơn 18 loại axit amin và trên 30 khoáng chất. Lấy tổ yến đó đem về chế biến thành các món ăn vô cùng hấp dẫn và có giá trị dinh dưỡng cao.

Người cao tuổi thành hay gặp những vấn đề về sức khỏe do cơ thể đã dần có dấu hiệu lão hóa. Ăn yến sào Khánh Hòa giúp người già bồi bổ sức khỏe, lấy lại sự linh hoạt và minh mẫn. nên sử dụng yến sào theo liệu trình khoảng từ 3 đến 6 tháng, chúng ta sẽ thấy người cao tuổi có những thay đổi tích cực về sức khỏe.

Trong thành phần yến sào Khánh Hòa có chứa hàm lượng protein cao, giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể người già. Yến sào giúp cải thiện hệ xương khớp nhờ cung cấp đủ hàm lượng can xi. Thành phầm Crom có trong yến sào giúp cho cải thiện hệ tiêu hóa ở người cao tuổi. Từ đó người già cảm thấy ăn uống ngon miệng hơn, hấp thu thức ăn tốt hơn. Ăn uống tốt giúp ông bà chúng ta khỏe khoắn linh hoạt hơn.

Các yếu tố có trong yến sào như sắt, Valine, Syalic giúp tuần hoàn máu rất tốt, hạn chế các bệnh lý tiểu đường, mỡ máu, tim mạch ở người cao tuổi. Ăn yến sào thường xuyên giúp tăng khả năng ghi nhớ và ngày càng minh mẫn hơn.

Đọc Thêm Bài 💧 Thuyết Minh Về Món Ăn Ngày Tết ❤️️ 15 Bài Văn Hay Nhất

Văn Thuyết Minh Về Yến Sào Khánh Hòa Đơn Giản sẽ giúp các em có thể học hỏi và trau dồi thêm cho mình nhiều kiến thức hay.

Yến sào Khánh Hòa ( Còn có tên gọi khác là ” Yến đảo tự nhiên” ) là thương hiệu dinh dưỡng nổi tiếng của Việt Nam chứa nhiều dưỡng chất quý giá, bổ dưỡng cho sức khỏe con người. Theo các chuyên gia, thực phẩm yến sào Khánh Hòa thiên nhiên giúp người tiêu dùng có thêm sự lựa chọn đúng đắn trong việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho gia đình mình, Những năm trở lại đây Yến Khánh Hòa đang là món quà biếu sức khỏe rất nổi tiếng.

Tuy Yến Sào là thực phẩm của Việt Nam nhưng rất nhiều người tiêu dùng chưa biết hết về quá trình khai thác và chế biến cùng công dụng tuyệt vời của những tổ chim Yến này. Nếu tìm hiểu bạn cần biết về loài chim yến đầu tiên. Đó là: Chim yến hàng (Aerodramus fuciphagus) là loài chim phân bố ở vùng Đông Nam Á.

Trong đó phân loài Aerodramus fuciphagus germani là phân loài đặc hữu phân bố chủ yếu tại các tỉnh duyên hải miền Trung và miền Nam VN. Đây là phân loại cho tổ chim yến đảo thiên nhiên có chất lượng cao hàng đầu thế giới. Loài chim yến này phân bố từ Quảng Bình đến Côn Đảo, Phú Quốc.

Đặc biệt Khánh Hòa là nơi tập trung quần thể chim yến đảo phát triển ổn định và lớn nhất nước. Sản lượng khai thác yến sào đảo yến thiên nhiên Khánh Hòa trong những năm gần đây đã vượt trên 3.300 kg/năm. Vì vậy, Yến sào Khánh Hòa đã trở thành thương hiệu nổi tiếng trong khắp đất nước cũng như thế giới.

Nhờ vào nguồn gốc địa hóa, thành phần hóa học, khoáng vật phong phú ở các hang yến, yến sào Khánh Hòa có giá trị dinh dưỡng đặc biệt cao. Sản phẩm có mùi vị đặc trưng của tổ yến đảo thiên nhiên. Đặc biệt, chỉ có một số hang đảo thiên nhiên ở Khánh Hòa mới có tổ yến huyết, yến hồng với hàm lượng dinh dưỡng rất cao và giá trị kinh tế vô cùng lớn thuộc hàng cực phẩm.

Khánh Hòa được xem là đơn vị dẫn đầu cả nước về sản lượng yến sào đảo thiên nhiên. Đơn vị có thế mạnh là nhà khai thác chuyên nghiệp, luôn chủ động về nguyên liệu sản xuất, phát triển nhiều sản phẩm chất lượng cao cấp, an toàn. Tổ yến đảo Khánh Hòa sau khi thu hoạch được làm sạch lông, tạp chất bẩn bám trên bề mặt và được đóng hộp với nhiều định lượng khác nhau, giá thành phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.

Giới thiệu cùng bạn 🍀 Thuyết Minh Về Món Ăn Mà Em Yêu Thích 🍀 17 Mẫu Hay

Bài Văn Thuyết Minh Về Yến Sào Khánh Hòa Ấn Tượng được giới thiệu đến các bạn sau đây để có thêm nhiều thông tin hay cho mình.

Yến sào chỉ có ở một số nước trong vùng Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Malaysia… người ta có thể lấy yến sào trong các hang ngoài đảo. Nơi này có nhiều loại chim yến như yến đất, yến cỏ, yến xiêm… Phần trên mình chim yến có màu đen, bụng trắng xám, mình thon nhỏ giống chim én, bay rất nhanh và khỏe. Trừ giai đoạn làm tổ, chim yến thường rời tổ bay đi kiếm ăn từ sáng sớm đến lúc mặt trời lặn mới về.

Mỗi năm, người khai thác yến sào ở Nha Trang có thể lấy tổ được hai lần. Chim yến thường bắt đầu làm tổ từ đầu tháng chạp đến tháng hai âm lịch. Trong suốt thời gian làm tổ, mỗi ngày đôi chim trống mái đều bay đi bay về rất nhiều lần để cố xây xong tổ cho kịp thời gian đẻ trứng. Mỗi lần chim mái thường đẻ hai trứng.

Lần gỡ tổ yến thứ nhất bắt đầu khi trứng chim ấp gần nở. Khoảng hai tháng sau, chim yến sẽ bắt đầu làm tổ lại. Đến khoảng tháng bảy, khi chim con đã biết bay thì người lấy yến sẽ gỡ tổ lần thứ hai. Muốn giữ được số lượng tổ yến đều đặn qua mỗi năm, người khai thác luôn chú ý dưỡng chim yến, tức là nuôi thêm số chim con. Sau một vài năm, số chim này sẽ lớn lên và làm tổ. Như vậy, người lấy tổ yến có thể thu hoạch được thêm.

Thu hoạch yến là một công việc khá khó khăn. Người thợ lấy yến phải rành nghề, thuộc lòng từng viên đá trong mỗi hang và phải rất tháo vát, lanh lợi, can đảm. Bởi không có hang yến nào giống nhau và mỗi hang lại đòi hỏi một cách thức khai thác riêng.

Trong một số hang, yến nằm gọn lỏn bên trong lòng núi. Nếu muốn vào, người gỡ yến phải đợi thủy triều xuống hoặc nhấn chìm ghe xuống nước rồi vừa bơi vừa kéo ghe vào trong hang. Có miệng hang lại thông từ trên đỉnh núi xuống và muốn lấy yến, người ta chỉ còn cách đu dây lần xuống. Thậm chí, nhiều hang quá nhỏ hẹp.

Hang yến lại thường ẩm ướt, có rong rêu trơn trượt nên việc đi lại rất khó khăn, cần tuyệt đối cẩn trọng. Tổ yến dính vào vách đá phía trên hang nên người lấy tổ yến phải đứng trên dàn giáo và dùng các thiết bị chuyên dụng để gỡ. Món ngon này lấy ra được nguyên vẹn, người thợ lấy yến cũng phải gỡ rất khéo léo, nhẹ nhàng.

https://youtu.be/8CwDOZdgJoY

SCR.VN tặng bạn 💧  Thuyết Minh Về Món Bánh Xèo Hay ❤️️ Bài Mẫu Ngắn

Thuyết Minh Về Yến Sào Khánh Hòa Đặc Sắc được rất nhiều bạn đọc yêu thích và chia sẻ.

Ở Việt Nam, những nơi khai thác được yến sào có thể kể tới Cù lao Chàm, Quy Nhơn, Phú Quốc và đặc biệt là vùng biển Nha Trang. Trong đó, yến sào Nha Trang được đánh giá rất cao cả về chất lượng và số lượng. Trước kia, thành phố này có khoảng bảy hòn đảo có chim yến nhưng hiện giờ yến chủ yếu sống trên các Hòn Chà Là, Hòn Hổ, Hòn Đụn, Hòn Nội và Hòn Ngoại.

Ngày nay ở Nha Trang, tổ yến không chỉ được lấy trong các hang động tự nhiên mà đã có những ngôi nhà mọc lên chỉ chuyên để cho yến làm tổ. Việc lấy yến cũng không còn giới hạn ở một số cá nhân mà đã có những công ty chuyên nuôi dưỡng và khai thác tổ yến.

Tuy vậy, việc nuôi yến trong nhà cũng đòi hỏi sự đầu tư kinh tế rất lớn và thời gian chờ đợi yến về làm tổ lâu. Bởi đây là loại chim hoang dã, không thể nuôi và khai thác theo phương pháp công nghiệp.

Cũng nhờ những ngôi nhà nuôi yến trên mà số lượng chim yến trong tự nhiên đã được bảo tồn và lượng yến sào bán ra thị trường đã nhiều và ổn định hơn. Yến sào từ một món ăn chỉ dành cho vua chúa khi xưa, nay đã tiếp cận được khá nhiều người dân. Du khách đến Nha Trang đã có thể thưởng thức những món ăn ngon Nha Trang được chế biến từ yến sào trong các nhà hàng sang trọng hay dễ dàng mua được yến sào để làm quà tặng.

Tuy nhiên, do có giá trị cao nên yến sào là một sản phẩm rất dễ bị làm giả hoặc pha trộn thêm tạp chất. Nếu muốn chọn mua yến đảm bảo chất lượng, du khách nên lưu ý tìm đến những địa chỉ có uy tín hoặc nhờ người có kinh nghiệm hướng dẫn. Nếu đã có dịp đặt chân tới Khánh Hòa, biết tới yến sào cùng những công dụng tuyệt vời của thứ đặc sản Nha Trang này, du khách hãy thử một lần trải nghiệm món ăn quý của vua chúa khi xưa.

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Thuyết Minh Về Sơn La ❤️️15 Bài Giới Thiệu Sơn La Hay Nhất

Thuyết Minh Về Sơn La ❤️️ 15 Bài Giới Thiệu Sơn La Hay Nhất ✅ Văn Mẫu Đặc Sắc Giới Thiệu Về Địa Danh, Cảnh Đẹp Nổi Tiếng Ở Vùng Tây Bắc.

Sơn La là một tỉnh vùng núi cao, nằm phía Tây Bắc nước Việt Nam, được thành lập từ năm 1904 tách ra từ trung khu Vạn Bú Nghĩa Lộ, gồm 6 châu: Mường Muổi (Thuận Châu), Mường La, Mường Mụa (Mai Sơn), Mường Vạt (Yên Châu), Mường Sang (Mộc Châu), Mường Tấc (Phù yên, Bắc Yên). Tỉnh lỵ được đặt trên đồi Khau Cả thuộc châu Mường La (Thành phố Sơn La ngày nay).

Thời Hùng Vương, Sơn La thuộc bộ Tân Hưng, thời nhà Lý thuộc châu Lâm Tây, thời Trần thuộc lộ Đà Giang và Qui Hoá, sau đó là trấn Thiên Hưng, thời Lê thuộc 16 châu Thái, đến thời nhà Nguyễn gọi là vùng Thập Châu thuộc phủ Hưng Hoá.

Hiện nay Sơn La có 10 huyện và 1 thành phố là trung tâm vùng Tây Bắc, vào khoảng 20o39′ đến 22o05′ và 103o15′ đến 105o15′ kinh đông. Phía Bắc giáp Sơn La, Yên Bái, phía nam giáp Thanh Hoá, phía đông giáp Hoà Bình, Vĩnh Phú, phía Tây giáp Điện Biên và CHDC nhân dân Lào.

Diện tích Sơn La rộng 14.200 km, có 250km đường biên giới giáp Lào. Địa hình Sơn La rất phức tạp, núi rừng trùng điệp, hiểm trở, bị chia cắt nhiều bởi những dãy núi đá vôi tạo nên những thung lũng, lòng chảo, bồn địa và cao nguyên. Vùng cao chiếm 3/5 diện tích, với độ cao từ 800 – 1000m. Điểm cao nhất là đỉnh Tà Phìn (Bắc Yên) cao 2.879m.

Dải núi phía bắc chạy dài từ Tây Bắc về đến Đông Nam qua các huyện Quỳnh Nhai, Mường La, Bắc Yên, Phù Yên, Mộc Châu là một phần của dãy Hoàng Liên Sơn, có độ dốc lớn, hợp cùng một mảng phụ lưu sông Đà tạo nên cánh đồng Phù Yên phì nhiêu nổi tiếng Tây Bắc.

Vùng rừng núi phía Nam và Tây Nam gồm các huyện: Thuận Châu, Sông Mã, Sốp Cộp, Mai Sơn, Yên Châu và một phần đất Mộc Châu, dọc theo chiều dài biên giới Việt – Lào, địa hình bị chia cắt bởi nhiều dải núi đá vôi và phụ lưu sông Mã, có đỉnh núi cao tới 1940m.

Xen giữa 2 dãy núi trên là 2 cao nguyên Nà Sản (còn gọi là cao nguyên Sơn La) có độ cao 700m và cao nguyên Mộc Châu cao 1050m, nằm trên trục đường quốc lộ 6, rất thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả. Địa hình vùng lòng chảo, thung lũng hình thành các cánh đồng trồng lúa nước lớn, vừa và nhỏ do phù sa các sông suối bồi đắp tạo nên, đất đai phì nhiêu, màu mỡ.

Sơn La có 2 con sông lớn là sông Đà và sông Mã, đều chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, có lắm thác nhiều ghềnh, tiềm ẩn điện năng rất lớn nhưng cũng gây nhiều khó khăn cho giao thông đường thuỷ. Năm 1994 thuỷ điện Hoà Bình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Nước sông Đà dâng cao tạo thành vùng lòng hồ rộng, thuận tiện cho thuyền bè đi lại và hình thành khu kinh tế vùng lòng hồ và vùng dọc sông. Ngoài ra Sơn La còn có hệ thống suối lớn, nhỏ dày đặc và dốc, thuận tiện cho việc phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ, đáp ứng một phần điện sinh hoạt cho nhân dân và các dân tộc.

Khí hậu Sơn La chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9 nóng ẩm, mưa nhiều: mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau lạnh và ít mưa. Do đó ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống sông suối, mùa khô dòng chảy rất nhỏ, một số vùng bị cạn, gây thiếu nước sinh hoạt và sản xuất. Mùa mưa gây lũ lụt gây sạt lở đường gây ách tắc giao thông và phá hoại sản xuất nghiêm trọng.

Rừng Sơn La chiếm 3/4 diện tích tự nhiên, trong đó có nhiều động thực vật quý hiếm. Nhưng do việc khai thác bảo vệ đã không được quy hoạch, nên đến nay độ che phủ chỉ còn 10% diện tích. Rừng bị tàn phá, đất bị xói lở, bạc màu gây lũ lớn.

Sơn La có một số mỏ quặng như: đồng, niken, vàng, bạc, than… song việc điều tra trữ lượng và công nghiệp khai khoáng mới là bước đầu, tiến hành với quy mô nhỏ.

SCR.VN tặng bạn 💧 Giới Thiệu Về Một Danh Lam Thắng Cảnh 💧 17 Bài Văn Hay

Thuyết Minh Về Thành Phố Sơn La – thành phố ”Hoa Ban” được nhiều bạn đọc quan tâm và chia sẻ.

Xuân về, náo nức lòng người, trước thềm xuân mới, tôi có dịp trở lại Thành phố Sơn La. Bao năm đi xa, tâm trạng trở về phố núi với bao ký ức hiện về đong đầy cảm xúc. Nhưng điều bất ngờ hơn thế, Thành phố trẻ Sơn La hôm nay đã vươn lên tầm cao mới, xứng đáng là Thành phố trung tâm của tiểu vùng Tây Bắc.

Thành phố Sơn La hiện dần ra trong sương sớm, sầm uất, hối hả. Từ trên đồi Khau Cả, nhìn xuống trung tâm Cầu trắng, những công trình mới đan xen: Tòa nhà Viettel, VNPT và bật lên là Khách sạn Mường Thanh Sơn La bên công viên 26-10, khu hồ Sanh lung linh ánh nước. Dòng suối Nậm La đôi bờ kè uốn khúc, bao quanh là những khu đô thị mới bàn cờ chạy dọc đến tận Chiềng An.

Và điểm nhấn của Thành phố được tô điểm thêm một công trình mới được tôn tạo – Ao cá Bác Hồ gắn liền với quần thể Quảng trường, Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc và khu trụ sở hành chính của tỉnh trải rộng khắp khu vực cánh đồng Chiềng Cơi xưa. Ao cá Bác Hồ có hình dáng cách điệu cánh hoa ban, thảm cỏ xanh, đài phun nước, cùng Tháp giếng nước có tuổi trên dưới một thế kỷ vẫn được lưu giữ.

Một công trình gắn với hình ảnh các chiến sĩ cách mạng bị tù đày ở Nhà ngục Sơn La, càng tạo nên nét văn hóa, có ý nghĩa lịch sử giữa lòng Thành phố… Những nét mới của Thành phố cứ thế cuốn hút chúng tôi với bao câu chuyện về sức vươn lên của phố núi.

Xuân về, phố núi lại rộn ràng, lắng đọng trong lời bài hát “Thành phố Hoa Ban” – Sơn La núi rừng Tây bắc đại ngàn đường mới lượn quanh bao đồi núi/Nơi đây xuân về nắng mới ngập tràn rừng xanh yêu thương nên hoa ban càng đẹp xinh/Sơn La, thành phố hoa ban tỏa sáng, bao công trình mới mọc lên kia nhà sàn bên sườn núi/Quê ta điện sáng lung linh, cuộc sống yên vui bên nhau xây tình đoàn kết/Sơn La ơn người trông đào, thắp sáng mãi niềm tin mùa xuân, câu hát dân ca inh lả ơi/ Tự hào thay thành phố Sơn La, thành phố hoa ban…

Lời bài hát đem theo biết bao cảm xúc, niềm tự hào của thành phố trẻ hôm nay.

Chia sẻ 🌼 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ngắn Gọn 🌼 15 Mẫu Hay Nhất

Văn Mẫu Thuyết Minh Về Sơn La là tài liệu tham khảo hữu ích để các em có thể học hỏi và trau dồi thêm kiến thức trong cuộc sống.

Đến với Sơn La- Tây Bắc là bạn đến với xứ sở của hoa ban trắng, vùng núi non hùng vĩ, nơi sinh sống của cộng đồng 12 dân tộc anh em đoàn kết, gắn bó thân thương.

Với truyền thống lịch sử, văn hóa truyền thống lâu đời với bao chuyện dân gian, ca dao và những làn điệu xòe quấn quýt bên câu Khắp, lời Đang say đắm lòng người.

Sơn La là miền đất còn hoang sơ thuần khiết của rừng, của núi, của những dòng suối nước trong veo, của những thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ và cả tấm lòng chân chất, hiếu khách của người dân sở tại. Mùa xuân về, hoa ban, hoa đào, hoa mơ, hoa mận nở trắng khắp núi rừng Tây Bắc càng tô đẹp thêm cho quê hương giàu truyền thống cách mạng và bản sắc văn hóa.

Về với Sơn La, du khách sẽ được ngắm nhìn những cảnh đẹp hùng vĩ mà nên thơ của thiên nhiên ban tặng, như Hang Dơi, thác Dải Yếm, thác Chiềng Khoa (Mộc Châu), hang bản Thẳm (Tông Lạnh-Thuận Châu), hang Bia Quế Lâm Ngự Chế (Thành phố Sơn La), hang Chi Đảy (Yên Châu)…. và để tận hưởng không khí trong lành của vùng khí hậu ôn đới đang quyện hòa cùng hương chè Tà Xùa đậm chất của xứ sở mây trắng hay ngan ngát của hương chè vùng Thảo Nguyên xanh.

Nơi đây, có hang Bia Quế Lâm Ngự Chế – nơi ghi dấu bút tích của Vua Lê Thái Tông năm 1440 với bài thơ được khắc trên vòm hang vách đá, đã khẳng định lịch sử, truyền thống hàng nghìn năm trước, nay đang trở thành điểm du lịch về nguồn cội hấp dẫn du khách thập phương.

Hang bản Thẳm (Tông Lạnh) dài hơn km với 2 cửa hang thông ngang 2 sườn núi. Nơi đây từng là kho chứa vũ khí lớn nhất của quân đội ta trong chiến dịch Tây Bắc làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm Châu, chấn động địa cầu. Hang Chi Đảy, là một danh thắng mới được phát hiện và đi vào khai thác.

Mùa xuân, mặt hồ sông Đà mênh mang sóng nước, là thời điểm lý tưởng để du khách thập phương đến thăm các hang động đẹp nằm trên hồ Hòa Bình thuộc địa phận Sơn La như: Hang Mưa, Hang Miếng, Hang Lòm (Quang Minh), hang Tắng (Đá Đỏ), hang Ma Lang Chánh (Suối Bàng)… Riêng hang Ma Lang Chánh nằm trên vách đá ven hồ, lưu giữ các vết tích cử người đời xưa với những quan tài bằng gỗ, được xếp lại với nhau chất ngất trong hang, có niên đại trên 200 năm, mới được phát hiện.

Tại đây, các nhà khảo cổ học còn phát hiện một hệ thống mộ táng trên dãy núi đá vôi có chiều dài trên 4km, gồm 5 hang động có chứa nhiều quan tài cổ, mỗi hang có từ 7 đến 9 quan tài đục bằng thân gỗ có hình thuyền đuôi én. Đây quả là những điểm du lịch kỳ thú, gợi mở cho các nhà khoa học, du khách đến tìm hiểu, khám phá, tham quan du lịch vùng hồ đầy chất thơ và huyền thoại này.

Thác Chiềng Khoa, hay còn gọi là Thác Mây được gắn bởi truyền thuyết của lễ hội Hoa ban Xên bản- Xên Mường. Thác nước đẹp như một dải mấy trắng vờn quanh thung sâu, tung bọt trắng xóa tạo nên những làn sương nhẹ thấm mát cả một vùng. Mùa hè đến, du khách nô nức về đây để được thỏa sức ngâm mình bên dòng suối mát trong veo; hít thở bầu không khí trong lành của cao nguyên Châu Mộc; đắm mình cùng điệu xòe quấn quýt bên nhau trong nhịp trống chiêng vang rộn dưới ánh lửa bập bùng.

Thác nước bản Vặt, một địa danh gắn liền với lịch sử cư trú rừ rất xa xưa của tộc người Thái trắng ở vùng đất Mường Sang xưa, Mộc Châu ngày nay. Thác bản Vặt, hay còn gọi là thác Nàng, thác Dải Yếm- là một cảnh quan sinh thái tuyệt đẹp được thiên nhiên ban tặng được ví như vẻ đẹp xuân sắc của người con gái tuổi trăng tròn đôi mươi…

Ngoài ra, vùng đất Sơn La hiện còn lưu giữ hơn 100 di tích lịch sử văn hóa và di chỉ khảo cổ, trong đó có 9 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia. Nhà tù Sơn La và cây đào Tô Hiệu vẫn còn đó, là một minh chứng về những tội ác của giặc Pháp và tinh thần anh hùng bất khuất của các chiến sĩ cách mạng Việt Nam đấu tranh giành độc lập dân tộc.

Bảo tàng Sơn La lưu giữ những nét văn hóa đặc sắc của 12 dân tộc anh em sống ở Sơn La với hàng trăm di vật từ thời kỳ tiền sử, sơ sử được tìm thấy tại địa phương. Trong đó, gần 1.000 bản sách được ghi chép bằng chữ Thái cổ ở nhiều thể loại, như: sử thi, trường ca, truyện thơ dân gian… và nhiều vật dụng cầm tay bằng đá, sắt, hay trống đồng có niên đại nhiều nghìn năm, được tìm thấy trong các hang động, đang được bảo quản và trưng bày.

Xem Thêm Bài 🌹 Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ❤️️17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Bài văn Thuyết Minh Về Sơn La Ngắn Gọn để các em có thể hiểu hơn về tìm năng du lịch của vùng đất này.

Nếu bạn muốn ngắm hoa ban, hoa mận, hoa cải , thưởng thức rượu cần, trèo đèo lội suối thì hãy nghĩ tới một chuyến du lịch Sơn La. Sơn La mang vẻ đẹp mộng mơ của núi rừng cùng với những nét văn hóa độc đáo của người dân tộc thiểu số.

Mảnh đất Sơn La mang khí hậu của vùng núi phía Bắc. Vì vậy, nhiệt độ quanh năm mát mẻ, dao động từ 23 đến 25 độ C. Thời tiết chia thành hai mùa mà mùa khô và mùa mưa. Mùa khô kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9. Mùa mưa kèm không khí lạnh sẽ kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 sang năm.

Du khách lựa chọn du lịch Sơn La nhiều nhất vào khoảng từ tháng 2 âm lịch đến tháng 9. Bởi lẽ, khoảng từ tháng 2, du lịch Sơn La bắt đầu nhộn nhịp bởi các lễ hội tháng riêng của người dân tộc thiểu số.

Tháng 3, hoa ban, hoa đào nở rộ, rợp trắng một góc trời. Tháng 4, những bông hoa cải vàng bung nụ khiến du khách thích thú.

Trong khoảng thời gian còn lại khác trong năm, du lịch Sơn La khiến du khách thích thú bởi những chuyến phượt vô cùng thú vị. Du khách có thể ngắm nhìn những dãy núi trùng trùng điệp điệp như món quà mẹ thiên nhiên ban tặng cho mảnh đất nơi đây.

Khám phá một số địa điểm du lịch Sơn La nổi tiếng:

Bảo tàng Sơn La: Đây là nơi lưu giữ những kỷ vật của một thời lịch sử hào hùng của dân tộc. Các kỷ vật, đồ lưu niệm được cất giữ đặc biệt. Tại đây còn lưu giữu cữ cổ của một số dân tộc thiểu số để người dân tới thăm quan tìm hiểu.

Nhà tù Sơn La: Nằm cùng trong khuôn viên Bảo tàng Sơn La, nhà tù được thực dân Pháp dân dựng năm 1908. Đây là nơi thực dân Pháp giam giữ, tù đầy các chiến sĩ, nhà cách mạng yêu nước. Chúng xây dựng nhà tù bằng đá lẫn gạch, mùa đông hứng chịu gió lạnh, mùa hè nóng như thiêu như đốt khiến cho tù nhân bị bệnh tật, khổ đau.

Bản Mòng: Cách trung tâm thành phố 7km, bản Mòng có suối nước nóng thu hút khách du lịch. Nhiệt độ suối chỉ khoảng 36- 37 độ C thích hợp cho du khách ngâm mình thư giãn bất kể mùa đông hay mùa hè. Bên cạnh đó, sau khi tắm nước nóng, du khách còn được tận hưởng các dịch vụ nghỉ dưỡng như ở nhà sàn, ăn các món ăn truyền thống của người dân tộc, đốt lửa và tìm hiểu văn hóa tín ngưỡng của nơi đây.

Chiềng Cọ: Du lịch Sơn La thì hãy một lần ghé chân tới Chiềng Cọ để ngắm hoa mận và hoa ban nở. Đây là một xã thuộc Thành phố Sơn La nhưng chúng vẫn giữ được những nét đẹp hoang sơ nhất mà tạo hóa ban tặng.

Bản Thung Cuông: Bản Thung Cuông là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Mông.Từ đường chính đi Mộc Châu bên tay phải sẽ có biển chỉ dẫn vào bản Thung Cuông. Đường vào bản trồng đầy hoa cải trắng. Đây là địa điểm yêu thích chụp ảnh cưới của các bạn trẻ.

Chia Sẻ Bài 💦 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Địa Phương Em❤️️ Bài Mẫu Hay Nhất

Bài Văn Thuyết Minh Về Thành Phố Sơn La Đặc Sắc giúp các em có thể tham khảo và rèn luyện kĩ năng viết của mình tốt hơn.

Sơn La là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Sơn La, vùng Tây Bắc, Việt Nam.

Thành phố Sơn La được thành lập theo Nghị định số 98/NĐ-CP ngày 3/9/2008 của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Sơn La. Thành phố Sơn La hiện là đô thị loại II. Thành phố Sơn La nằm trong vùng karst hóa mạnh, địa hình chia cắt phức tạp, núi đá cao xen lẫn đồi, thung lũng, lòng chảo.

Thành phố Sơn La có một di tích lịch sử đáng chú ý, đó là bia văn của hoàng đế Lê Thái Tông tại cửa động La. Tháng 5 năm 1440, trên đường trở về sau khi dẫn quân chinh phạt vùng Tây Bắc thắng lợi, Lê Thái Tông đã nghỉ tại động La và sáng tác bài thơ “Quế Lâm Ngự Chế” gồm 140 chữ Hán. Di tích này được phát hiện vào năm 1965; năm 1992 được công nhận là di tích văn hóa lịch sử quốc gia.

Cách hang La khoảng 200 mét là đền Quế Lâm tự thờ vua Lê Thái Tông mới được xây dựng vào năm 2001. Ngoài ra cũng phải kể đến di tích lịch sử cách mạng nhà tù Sơn La.

Thành phố Sơn La là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hoá, thương mại, giáo dục, y tế của cả tỉnh, có hệ thống giao thông đường bộ khá thuận lợi tạo điều kiện cho thành phố trong việc giao lưu thông thương hàng hoá, trao đổi thông tin kỹ thuật, tiếp thu các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến và khả năng thu hút vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh.

Giới Thiệu Bài 💧 Thuyết Minh Về Quảng Ngãi ❤️️16 Bài Giới Thiệu Quảng Ngãi

Đến với Sơn La, bạn sẽ được ngắm nhìn một vùng núi non hùng vĩ và khám phá về giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc vùng Tây Bắc, cũng như cuốn hút trong vòng xòe, ngây ngất say trong men rượu cần, cùng thả hồn theo ánh lửa bập bùng và giọng hát ngọt ngào, vang xa trong đêm hội nhạc rừng.

Trong những năm vừa qua, khi đất nước trên đà đổi mới, thì Sơn La cũng đã có nhiều chuyển biến sâu sắc, nhất là trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng cơ sở nhằm phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội và cuộc sống của nhân dân. Sơn La được du khách biết đến bởi những nét văn hóa đặc sắc của 12 dân tộc anh em. Giữa cái rất riêng của 12 dân tộc ấy là những nét rất chung, đó là sự giao hòa giữa các nền văn hóa.

Trong những năm qua, khi du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều tỉnh, thì ngành du lịch Sơn La cũng đã có những khởi sắc. Nhiều tour du lịch ngắn được tổ chức đã tạo ra được sức hấp dẫn đối với du khách cả trong và ngoài nước.

Sau khi đến sân bay Nà Sản, du khách được đi tham quan những di tích lịch sử và những danh lam, thắng cảnh nổi tiếng đã được xếp hạng: Nhà ngục Sơn La, nơi giam giữ tù chính trị trong thời kỳ chống Pháp, hang bia “Quế Lâm Ngự Chế” – bút tích của Vua Lê Thái Tông năm 1440… Bài thơ được khắc trên vòm hang vách đá thẳng đứng, dưới lòng hang rộng, có nhiều thạch nhũ mọc từ vòm hang buông xuống. Đây là những thắng cảnh kỳ vĩ do thiên nhiên và con người kiến tạo.

Khi áng chiều đã trải dài bóng mỗi ngọn cây, nhuộm đỏ những dòng suối, những chiếc lá vàng trôi lững lờ hiền dịu, thanh bình, là lúc du khách có thể đi trên con đường trải nhựa lượn quanh các triền đồi trông như một dải lụa. Xa xa, những dải khói lam chiều nhẹ nhàng uốn mình theo triền núi. Cách trung tâm thị xã gần 5 km, điểm tham quan và thư giãn tại khu Suối nước nóng Bản Mòng hiện ra còn nguyên những nét đẹp hoang sơ, thuần khiết đầy quyến rũ.

Khu Bảo Tàng tỉnh Sơn La nằm trên đồi Khau Cả đã lưu giữ hàng ngàn những hiện vật văn hóa đa dạng các dân tộc Sơn La, thăm những khu làng, bản văn hóa. Trên những nếp nhà sàn truyền thống, du khách có thể thưởng thức những món ăn đặc sản, hương vị mới lạ đậm đà, hấp dẫn như măng lay, cá nướng, cơm lam.

Sau khi chiêm ngưỡng những danh thắng ở thị xã Sơn La, du khách có thể tiếp tục cuộc hành trình của mình để ngắm những cảnh đẹp hùng vĩ mà nên thơ như Hang Dơi, Thác Dải Yếm ở Mộc Châu và để tận hưởng không khí trong lành của vùng khí hậu tiểu ôn đới đang quyện hòa cùng hương chè ngan ngát.

Những du khách yêu thích du lịch sinh thái vùng cao sẽ có nhiều cơ hội ngắm nhìn những vẻ đẹp hoang sơ của những nhành phong lan rừng, những đỉnh núi cao mây vờn, những dòng suối nước trong veo và cả tấm lòng chân chất, hiếu khách của người dân bản xứ. Hương vị thơm nồng của rượu cần hòa quyện cùng điệu xòe bên ánh lửa bập bùng sẽ còn lưu giữ mãi trong lòng du khách. Mùa xuân về, hoa ban nở trắng càng tô thêm vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc trên suốt cuộc hành trình về với Sơn La.

Đọc Thêm Bài 💧 Thuyết Minh Về Quảng Ninh ❤️️15 Bài Giới Thiệu Quảng Ninh

Giới Thiệu Về Đặc Sản Sơn La Ngắn Hay, cùng khám phá bài văn sau đây để khám phá món ăn nổi tiếng mang hương vị núi rừng Tây Bắc.

Sơn La thu hút khách du lịch bởi những ruộng bậc thang trải dài, những vùi núi cao nguyên bát ngát… Đặc sản Sơn La nổi tiếng với những món ăn độc nhất vô nhị khiến ai thưởng thức cũng phải nhớ mãi.

Là món ăn đặc sản của người Thái ở Sơn La. Thông thường da trâu dùng để làm trống bởi da trâu rất dày và cứng nên người ta phải rất cầu kì, khéo léo, tỉ mỉ để lớp da trâu mềm , dai ngon sần sật, đâm đà ngon đến không ngờ. Đặc điểm nổi bật nhất của món ăn này vị chua dịu không phải từ dấm hay chanh mà chính là nước măng chua. Nước măng chua làm cho da trâu trở nên mềm, giòn và không bị ngấy. Chính vì sự kết hợp hoàn hảo này đã tạo nên một món ăn đặc sản lạ miệng dành cho du khách và món nhậu ở vùng Tây Bắc này.

Thịt trâu gác bếp là món ăn có hương vị vô cùng đặc biệt mà không ở nơi đâu có được mà bất kì du khách nào đặt chân tới đây đều được thưởng thức. Không phải lúc nào đồng bào dân tộc Thái cũng chế biến món thịt này mà phải trong những dịp lễ tết, hay có mổ trâu người ta mới làm. Để làm được thịt trâu khô người Thái chọn miếng thịt bắp, đều đẹp lọc hết gân. Sau đó ướp, tẩm gia vị và dùng que xiên thịt để phơi nắng hoặc gác bếp cho thịt săn lại. Khi muốn ăn chỉ cần nướng qua cho thịt chín đều.

Món ăn món ăn đặc sản ở Sơn La đơn giản nhưng lại mang đậm hương sắc đặc trưng của vùng núi. Điều đặc biệt của món ăn này là được nấu trong ống lứa, tre không quá già và quá non. Khi tách ống tre ra sự hòa quyện giữa mùi thơm của gạo, của tre tạo nên hương vị hấp dẫn của cơm lam. Tùy theo khẩu vị của từng người mà cơm lam có thể chấm với muối vừng và chấm chéo.

Pa pỉnh tộp còn được gọi với cái tên khác là “cá nướng gập”. Đây là món ăn cổ truyền và để chế biến món này người ta cần phải chọn những con cá chép, trôi hay trắm. Sau đó nhồi gia vị vào bụng cá và đặc biệt là không thể thiếu mắc khén mội loại gia vị đặc trưng cho ngấm đều rồi cho cá vào đoạn tre rồi nướng trên than củi.

Nậm Pịa trong ẩm thực của người Thái thì món nậm pịa được mệnh danh là món khó ăn, độc đáo nhưng lại có hương vị nhất. Món này được chế biến từ lục phủ ngũ tạng của con vật như: lòng, ruột, dạ dày…rồi đun nhừ với xương đến khi nào đủ độ ngọt. Nậm pịa được đun đến khi nào nước dùng màu nâu sền sệt lại với nhau. Cái vị đắng của các loại lá rừng cùng với mùi của lục phủ ngũ tạng tạo cảm giác khó chịu cho một số người nhưng ăn quen rồi thì món này lại thực sự quấn hút lòng người.

Xem Thêm Bài 💧 Thuyết Minh Về Quảng Nam ❤️️15 Bài Giới Thiệu Quảng Nam

Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Ở Sơn La, cùng đón đọc bài văn giới thiệu về nhà tù Sơn La nổi tiếng sau đây.

Di tích lịch sử Nhà tù Sơn La là một minh chứng lịch sử về các thủ đoạn tra tấn, cầm tù thâm độc và tàn ác của thực dân Pháp với những chiến sỹ cộng sản và người dân yêu nước. Tinh thần thép của các chiến sỹ cộng sản cũng được tôi luyện qua nhà tù khét tiếng này….

Nhà tù Sơn La được xây dựng từ năm 1908, nằm trên đỉnh đồi Khau Cả, thuộc tổ 9 (phường Tô Hiệu, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La).

Từ diện tích 500m2 ban đầu, Nhà tù Sơn La tiếp tục được mở rộng vào những năm 1930 – 1940. Sau ba lần mở rộng, Nhà tù Sơn La có tổng diện tích là 2.184m2, gồm 3 hạng mục lớn: Nhà tù Sơn La, Nghĩa trang Liệt sỹ Nhà tù Sơn La và Cây đa bản Hẹo.

Thực dân Pháp lợi dụng nơi “rừng thiêng nước độc” này để xây dựng và biến Nhà tù Sơn La thành “địa ngục trần gian” để giam cầm, đày ải và thủ tiêu ý chí đấu tranh của những người cộng sản Việt Nam.

Vượt lên gông cùm và tội ác của thực dân Pháp, những chiến sỹ cộng sản kiên trung đã biến nhà tù của đế quốc thành trường học cách mạng, biến những phòng giam lạnh lẽo thành tổ ấm, thắm tình đồng chí của những bạn tù.

Nhà tù Sơn La được thực dân Pháp thiết kế 49 phòng giam to nhỏ khác nhau. Trong các phòng giam, thực dân Pháp thiết kế hệ thống cầu tiêu nổi.

Mặc dù được xây dựng theo lối tự hoại nhưng cầu tiêu lại xây cao hơn sàn nằm, không có nắp đậy, không có nước dội, chất thải tù nhân lưu trữ ở bên trong, do không được vệ sinh thường xuyên nên môi trường rất ô nhiễm. Thực dân Pháp còn thiết kế những phòng giam đặc biệt, được gọi là “xà lim nổi trên mặt đất”. Với chiều dài khoảng 1,6m, chiều rộng và chiều cao cũng hơn 1m và cuối các phòng để một thùng đựng phân không có nắp đậy.

Cao điểm nhất, trong 1 phòng giam đặc biệt này, thực dân Pháp đã giam đến 4 tù nhân. Khi đó, tù nhân chỉ có thể đứng lom khom, ngồi bó gối hoặc thay nhau nằm co. Âm mưu của thực dân Pháp là gây tâm lý ức chế cho tù nhân.

Kiến trúc nhà tù Sơn La trước đây được xây dựng kiên cố, tường được xây bằng đá lẫn gạch, dày từ 40- 60 cm, mái được lợp bằng ngói hoặc tôn nhưng không có hệ thống trần. Vào mùa hè, những đợt gió Lào của vùng Tây Bắc gây ra cái nóng “như thiêu như đốt”, vào mùa Đông những đợt sương muối gây ra cái rét “thấu xương, thấu thịt”.

Nhà tù Sơn La đã trở thành nơi đào tạo, bồi dưỡng những chiến sỹ cộng sản xuất sắc, đóng góp chung vào thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, tiêu biểu như các đồng chí: Tô Hiệu, Lê Duẩn, Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng, Văn Tiến Dũng, Lê Đức Thọ, Nguyễn Văn Trân, Lê Thanh Nghị, Trần Quốc Hoàn,…và nhiều đồng chí khác.

Đặc biệt, Nhà tù Sơn La chính là nơi đồng chí Tô Hiệu – Bí thư chi bộ, người chiến sỹ cộng sản kiên trung đã hi sinh, cây đào mang tên ông tại vách tường Nhà tù Sơn La đã trở thành biểu tượng cho tinh thần đấu tranh bất khuất, ý chí kiên cường của các chiến sỹ cộng sản tại Nhà tù Sơn La.

Năm 1962, Nhà tù Sơn La được xếp hạng Di tích Quốc gia. Tuy nhiên, trong kháng chiến chống Mỹ, qua 2 lần chịu bom giặc, nhiều hạng mục của di tích bị hư hỏng nặng. Đến cuối năm 1980, Bảo tàng tỉnh Sơn La phục chế nhà tù theo các dấu tích cũ. Cuối năm 2014, khi Nhà tù Sơn La được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt.

Đến với Nhà tù Sơn La, khách du lịch sẽ được chứng kiến hàng trăm hiện vật, những công cụ tra tấn – những chứng tích sống về tội ác dã man của chế độ thực dân cũ đối với các chiến sỹ cộng sản như: Còng tay, xích sắt, bàn kẹp sắc nhọn…

Hiện nay, Nhà tù Sơn La vẫn còn để nguyên trạng các xà lim ngầm, xà lim chéo, trại hai giam, trại ba giam cùng những phòng giam đặc biệt chỉ rộng 1,2m2, nơi từng giam những chiến sỹ cộng sản. Ngoài ra, du khách sẽ không khỏi xúc động khi đứng trước cây đào mang tên người chiến sĩ cộng sản kiên trung Tô Hiệu.

SCR.VN Gợi Ý 💧 Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Phú Yên ❤️️15 Bài

Nằm cách trung tâm huyện Mộc Châu 5km theo hướng quốc lộ 43 đi cửa khẩu Lóng Sập, thuộc địa phận bản Vặt, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, thác Dải Yếm từ lâu đã trở thành điểm đến thú vị, nhất là trong những ngày hè nắng nóng.

Thị trấn Mộc Châu (Sơn La) từ lâu đã được ví như Đà Lạt của Tây Bắc. Đi du lịch Mộc Châu vào mùa hè hay mùa đông, ngày sương mù trắng núi hay ngày nắng trải vàng trên những đồi chè đều khiến du khách ngẩn ngơ về vẻ đẹp thiên nhiên của Mộc Châu.

Cách Hà Nội khoảng 190 km, với khí hậu mát mẻ quanh năm, Mộc Châu là điểm du lịch lý tưởng cho du khách từ Hà Nội đi du lịch cuối tuần. Tới Mộc Châu, du khách nhất định không thể bỏ qua Thác Dải Yếm. Một điểm đến lý tưởng để giải nhiệt trong những ngày hè nắng nóng lên tới 39, 40 độ C của Hà Nội.

Thác Dải Yếm có chiều cao khoảng 100m, chia làm hai nhánh, một bên có tới 9 tầng, một bên 3 tầng thác, 2 thác nằm cách nhau khoảng 200 m. Thác nước thứ nhất rộng khoảng 4000m2. Bước chân vào khu vực thác, du khách sẽ cảm nhận ngay được sự mát mẻ, thích thú với không khí trong lành cùng làn nước trong xanh.

Được hình thành từ dòng Suối Vặt, thác Dải Yếm từ lâu đã trở thành điểm đến thú vị đối với đông đảo du khách khi đến với thị trấn Mộc Châu (Sơn La). Điểm khởi nguồn của dòng suối này là từ hai khe nước bó Tá Cháu và bó Co Lằm ở bản Vặt cách thác 600m về phía tay trái của thác cũng nằm trên trục đường quốc lộ 43. Khi chảy đến khu Na Sai, được chia thành hai thác cách nhau khoảng 200m.

Cả hai dòng chảy đều bị chặn lại bởi một bức tường đá vôi, nước dâng lên và tràn về bờ thấp hơn đổ xuống từng bậc đá, tạo thành những thác nước sinh động, mang vẻ đẹp thuần khiết, hoang sơ giữa khung cảnh thiên nhiên yên vắng của núi rừng Tây Bắc.

Trước đây thác Dải Yếm còn được người dân địa phương gọi tên khác như thác Thái Hưng, thác Nàng… Thác đẹp nhất về mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 9) khi nước ở thượng nguồn đổ xuống dữ dội tung bọt trắng xóa tạo cảm giác thích thú cho du khách đến tham quan.

Đứng ở trên đỉnh cao nhất của thác Dải Yến, du khách có thể phóng tầm mắt ra xa để thấy được cả một vùng núi rừng bao la và cảm nhận sự hùng vĩ của mảnh đất nơi đây. Một dòng thác lớn dội nước xuống vực sâu từ độ cao khoảng 100m, kết hợp với nhiều dòng thác nhỏ tạo thành màn sương trắng xóa huyền ảo bao quanh chân núi đá.

Chia Sẻ Bài 💧 Thuyết Minh Về Phú Thọ ❤️️ 15 Bài Giới Thiệu Phú Thọ Hay

Chia sẻ đến bạn đọc bài văn Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Sơn La Chọn Lọc được chúng tôi chia sẻ sau đây.

Tà Xùa vốn là tên của một xã thuộc huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Đặc biệt, Tà Xùa là nơi giáp ranh giữa hai tỉnh Sơn La (Bắc Yên) và Yên Bái (Trạm Tấu). Bởi vậy cũng có nhiều người gọi là Tà Xùa Yên Bái. Thực chất là hai địa điểm này là một thôi.

Xã Tà Xùa huyện Bắc Yên được thiên nhiên ban tặng vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ nhưng rất đỗi trữ tình của núi rừng. Khi con đường nối hai tỉnh qua Tà Xùa khai thông năm 2011, nơi đây dần trở thành một địa điểm thu hút du khách đến khám phá và trải nghiệm mảnh đất mới.

Khi nhắc đến Tà Xùa, người ta cũng nghĩ ngay đến một đỉnh núi tượng trưng cho khu vực này. Với độ cao 2875m so với mực nước biển, Tà Xùa là một trong 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam. Nếu lướt qua những tấm ảnh của những bạn trẻ đã đến Tà Xùa, hẳn ai cũng ấn tượng với biển trời đan xen cùng núi cao hùng vĩ.

Chinh phục Tà Xùa đã nằm trong danh sách của dân trekking, bởi lẽ thiên nhiên hoang sơ cùng cảnh đẹp như chốn thồn tiên của Tà Xùa không phải đâu cũng có.

Do nằm ở độ cao hàng nghìn mét so với mực nước biển nên Tà Xùa quanh năm mát mẻ. Mùa hè thì dễ chịu, mùa đông thì tương đối lạnh, nhất là về đêm. Vì vậy, nhiều người quyết định du lịch Tà Xùa Mộc Châu vào mùa hè vì có thời gian nghỉ cũng như muốn tránh cái nóng vùng đồng bằng. Tuy nhiên thời điểm này việc săn mây thành công sẽ không cao bằng mùa khác.

Tháng 11 đến tháng 3 năm sau được xem là khoảng thời gian thích hợp nhất để chinh phục đỉnh Tà Xùa. Bởi lẽ, điều mà mọi người mong muốn nhất khi đến Tà Xùa đó là săn mây. Thời điểm này, trời vẫn còn se lạnh nhưng là cơ hội tốt để bạn dễ dàng ngắm mây mù ở Tà Xùa.

Vào tháng 5 đến tháng 7, Tà Xùa cũng như toàn miền Bắc đang bước vào cuối hè. Tuy thời điểm này, mây Tà Xùa sẽ loãng và không được đẹp nhưng bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng những cảnh đẹp khác. Ví dụ như những ruộng bậc thang đầy ắp nước, lung linh phản chiếu ánh mặt trời vào mùa nước đổ.

Gợi Ý Bài 🌹 Thuyết Minh Về Cao Bằng ❤️️15 Bài Giới Thiệu Cao Bằng Hay

Bài văn Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Sơn La Ấn Tượng được nhiều bạn đọc quan tâm và chia sẻ rộng rãi sau đây.

Sở hữu độ cao gần 2000 m so với mực nước biển, đỉnh Pha Luông được nhiều người mệnh dạnh là “nóc nhà” của Mộc Châu.

Đỉnh Pha Luông hay còn gọi là Bờ Lung (tiếng Thái có nghĩa là núi lớn) nằm trên địa phận xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, gần khu vực biên giới Việt – Lào, cách trung tâm thị trấn chừng 40 km. Đây được coi là một trong những điểm du lịch Tây Bắc đẹp hoang sơ mà nhiều người không thể bỏ lỡ.

Đỉnh Pha Luông không hấp dẫn bởi sắc trắng của hoa cải hay sắc hồng của hoa đào, hoa mận. Nơi đây được biết đến với khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ giữa núi rừng và là điểm săn mây hết sức lý tưởng.

Trên đỉnh nóc nhà của Mộc Châu, như một thế giới khác biệt với xung quanh – một không gian bao la rộng lớn cùng những dãy núi uốn lượn quyện trong làn sương mây kỳ ảo, xa xa là cánh rừng trùng trùng điệp điệp, bát ngát.

Những vách núi đá với hình thù độc đáo như con cóc, con rùa, khiến người ta không khỏi ngạc nhiên. Đặc biệt, đứng từ trên cao, du khách hoàn toàn có thể quan sát toàn cảnh xung quanh và có cảm giác như chạm vào biển mây.

Thời gian đến Pha Luông thích hợp nhất là vào mùa khô, đặc biệt khoảng từ tháng 2 đến tháng 3 (đầu xuân) để có thể kết hợp vui chơi và săn ảnh đẹp. Thường khám phá Pha Luông sẽ mất khoảng hai ngày nên có thể tận dụng kỳ nghỉ cuối tuần.

Để chinh phục đỉnh Pha Luông du khách cần chuẩn bị đồ ấm nhưng phải gọn nhất có thể, giày chuyên leo núi hoặc giày đi bộ có độ ma sát cao; mang theo các loại thuốc và những vật dụng nhỏ gọn, tiện dụng, phù hợp cho hoạt động leo núi và nhất là sức khỏe và tinh thần tốt để chinh phục đỉnh Pha Luông.

Tham Khảo Bài 💦 Thuyết Minh Về Lạng Sơn ❤️️ 15 Bài Giới Thiệu Lạng Sơn Hay

Thuyết Minh Về Thủy Điện Sơn La, một trong những thủy điện nổi tiếng lớn nhất hiện nay.

Nằm ở bậc thang thứ 2 trong hệ thống bậc thang thủy điện trên thượng lưu sông Đà, Sơn La là công trình thủy điện có công suất lớn nhất với công suất lắp đặt 2.400MW, gồm 6 tổ máy (6 tổ x 400 MW). Điện lượng trung bình năm: 10,246 tỷ kWh (trong đó tăng cho thủy điện Hòa Bình là 1,267 tỷ kWh).

Với công suất trên, Thủy điện Sơn La là nhà máy có công suất lớn nhất trong nấc thang thủy điện trên thượng lưu sông Đà (Thủy điện Hòa Bình: 1.920 MW; Thủy điện Lai Châu: 1.200MW); lớn nhất Việt Nam và lớn nhất Đông Nam Á.

Thủy điện Sơn La có khối lượng công việc thi công lớn nhất trong khu vực: Diện tích lưu vực: 43.760 km2; Dung tích hồ chứa: 9,26 tỷ m3; Mực nước dâng bình thường: 215m; Mực nước gia cường: 217,83 m; Mực nước chết: 175m.

Kết cấu đập bê tông trọng lực cao 138,1 m; chiều dài đỉnh đập 961,6m; công trình có 12 khoang xả sâu, 6 khoang xả mặt. Nhà máy thủy điện kiểu hở, bố trí sau đập.

Khối lượng đào đắp đất đá các loại: 14,673 triệu m3; Khối lượng bê tông các loại: 4,920 triệu m3, trong đó 2,238 triệu m3 bê tông CVC và 2,682 triệu m3 bê tông RCC; Khoan phun gia cố và khoan phun chống thấm: 109.400 md; Khối lượng thiết bị: 72.070 tấn các loại.

Về tiến độ xây dựng, theo Nghị quyết của Quốc hội, nhà máy thủy điện Sơn La sẽ phát điện tổ máy 1 vào năm 2012, hoàn thành toàn bộ Nhà máy vào năm 2023, được hiệu chỉnh phát điện tổ máy 1 vào cuối năm 2010, hoàn thành công trình vào năm 2012.

Thế nhưng, trong quá trình thi công xây dựng nhà máy, Thủy điện Sơn La đã cán đích trước thời hạn 3 năm.

Đón Đọc Bài 🌹 Thuyết Minh Về Sóc Trăng ❤️️ 15 Bài Giới Thiệu Sóc Trăng Hay

Bài Văn Thuyết Minh Về Nhà Tù Sơn La Đạt Điểm Cao để lại nhiều ấn tượng cho các bạn đọc sau đây.

Nằm tại trung tâm thành phố Sơn La, cách Lào 45 km về phía Nam, nhà tù Sơn La đã được người Pháp xây dựng trong thời kỳ Pháp thuộc nhằm mục tiêu giam cầm những người làm cách mạng của Việt Nam. Trải qua 3 lần xây dựng và mở rộng, nhà tù Sơn La có tổng diện tích là: 2.170m2. Ngày nay, nơi đây trở thành một trong những điểm tham quan lịch sử rất có ý nghĩa với người dân Việt Nam cũng như du khách quốc tế.

Giữa lòng thành phố có ngọn đồi mang tên Khau Cả nằm soi mình bên dòng suối Nậm La, nơi đây còn lưu giữ chứng tích lịch sử Nhà tù Sơn La – minh chứng của một thời kỳ lịch sử đấu tranh cách mạng, tinh thần bất khuất của những người cộng sản kiên cường đã bị đầy ải, giam cầm bởi thực dân Pháp.

Nhà tù Sơn La do thực dân Pháp xây dựng năm 1908 với diện tích ban đầu là 500 m2. Nhà tù xây dựng khá kiên cố: tường được xây dựng bằng đá lẫn gạch, mái lợp tôn, không có trần, giường nằm cho tù nhân cũng được xây bằng đá, mặt láng xi măng, mép ngoài được gắn hệ thống cùm chân dọc theo chiều dài của sàn. Trong mỗi phòng giam đều có hố xí nổi được xây cao hơn sàn nằm, không có nắp đậy, không có nước dội, không được vệ sinh thường xuyên.

Với lối thiết kế như vậy, mùa hè những đợt gió Lào của vùng Tây Bắc gây nên cái nóng như thiêu như đốt, những đợt sương muối tạo ra cái lạnh giá, rét thấu xương thịt vào mùa đông cộng với môi trường ô nhiễm ở mỗi phòng giam đã làm bệnh tật phát sinh và lây lan rất nhanh chóng trong tù nhân.

Năm 1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo nhân dân vùng lên đấu tranh chống lại chế độ tàn bạo của thực dân phong kiến. Phong trào đấu tranh đã làm kẻ địch bất ngờ, chúng lồng lộn tìm đủ mọi cách đàn áp, bắt bớ những người Việt Nam yêu nước hòng dập tắt phong trào cách mạng.

Mặt khác tăng cường xây dựng và mở rộng thêm hệ thống nhà tù trong cả nước trong đó chúng đặc biệt chú ý đến nhà tù Sơn La. Năm 1940, Nhà tù Sơn La được mở rộng thêm một trại giam lớn để giam thêm tù nhân và đưa một số tù nhân nữ lên Sơn La nhưng âm mưu đó đã không thực hiện được.

Qua 3 lần xây dựng và mở rộng, nhà tù Sơn La có tổng diện tích là: 2.170m2. Thực dân Pháp đã biến nơi đây thành một địa ngục trần gian để giam cầm, đầy ải và thủ tiêu ý chí đấu tranh của những người Cộng sản.

Bằng chế độ nhà tù cực kỳ hà khắc và những thủ đoạn tra tấn vô cùng hiểm ác, kẻ thù tưởng sẽ tiêu diệt được tinh thần và thể xác của những chiến sĩ cách mạng nhưng chính tại nơi đây đã trở thành một trường học cách mạng, rèn luyện ý chí và bổ sung cho Đảng, cho cách mạng những chiến sỹ, đảng viên cộng sản trung kiên, nổi bật nhất là vai trò của đồng chí Tô Hiệu và bao đồng chí trung kiên khác.

Trải qua 2 lần tàn phá bằng bom của giặc, di tích Nhà tù Sơn La không còn nguyên vẹn, những bức tường nhà ngục đổ nát là minh chứng cho tội ác dã man của kẻ thù. Cây đào Tô Hiệu, biểu tượng gắn với tên tuổi người Bí thư Chi bộ kiên trung của nhà tù vẫn đơm hoa kết trái mỗi độ mùa xuân về…

Sau ngày hòa bình thống nhất cho đến năm 1980, Bảo tàng tỉnh Sơn La bắt đầu tiến hành phục chế lại nhà tù; xây dựng lại một số đoạn tường rào bao quanh, phục chế lại 2 tháp canh, nhà bếp, trại giam lớn, gia cố lại hầm ngầm, xà lim ngầm, xây dựng các bức tường của các phòng giam theo dấu vết của các nền móng cũ ….

Mỗi năm, tại di tích lịch sử nhà tù Sơn La đã đón tiếp hàng trăm ngàn lượt du khách đến tham quan, nghiên cứu, học tập….

Chắc hẳn, một lần nào đó du khách đến với Sơn La, về với núi rừng Tây Bắc để được trải nhiệm, hồi tưởng lại cuộc chiến tranh diễn ra hơn một thế kỷ đã qua; Với sự lãnh đạo tài tình của đảng, tinh thần yêu nước nồng nàn sẵn sàng hy sinh vì độc lập dân tộc, tình đoàn kết keo sơn giữa các dân tộc…Đã để lại cho hậu thế hôm nay một đất nước thanh bình; Tất cả như nhắc nhở các thế hệ tiếp nối hãy sống, làm việc và học tập sao cho xứng đáng với những gì mà các bậc tiền bối đã dày công gây dựng.

SCR.VN Giới Thiệu Bài 💦 Thuyết Minh Về Lào Cai ❤️️ 15 Bài Giới Thiệu Lào Cai Hay

Cách Thủ đô Hà Nội hơn 300km về phía Tây Bắc, những năm gần đây, thành phố Sơn La được lựa chọn là điểm đến trong năm của du khách.

Sơn La là vùng đất hội tụ nhiều dân tộc anh em, có nhiều lễ hội đặc sắc, di tích lịch sử và phong cảnh hữu tình. Xuân này đến Sơn La thăm các điểm di tích như nhà tù Sơn La, Bảo tàng Sơn La, Công trình thủy điện Sơn La hay ngâm mình trong dòng khoáng nóng của bản Mòng bên những vạt rừng hoa ban, hoa đào, hoa mơ, mận nở rộ sẽ khiến cho du khách thấy ngẩn ngơ khi được hòa mình vào muôn vàn sắc hoa.

Sơn La hiện còn lưu giữ hơn 100 di tích lịch sử văn hóa và di chỉ khảo cổ. Đến với thành phố Sơn La, cụm di tích nhà tù Sơn La, bảo tàng Sơn La là những điểm đầu tiên du khách muốn đến tham quan. Nhà tù Sơn La, di tích cách mạng được xếp hạng quốc gia đợt đầu tiên năm 1962, nằm trên đỉnh đồi Khau Cả. Nhà tù Sơn La do thực dân Pháp xây dựng năm 1908 với diện tích ban đầu là 500m2.

Nhà máy thủy điện Sơn La, công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á không chỉ đóng góp cho đất nước mỗi năm hơn 10 tỷ KW điện mà còn là điểm đến thú vị với nhiều du khách khi đến với Sơn La. Từ thành phố Sơn La đi chừng hơn một giờ đồng hồ, vượt qua những cung đường với hai bên là núi rừng bạt ngàn, đến xã Ít Ong, huyện Mường La, du khách không khỏi choáng ngợp trước một màu xanh bất tận của phong cảnh hồ Thủy điện Sơn La.

Một điểm đến du khách không nên bỏ qua là bản Mòng, xã Hua La, cách trung tâm thành phố Sơn La 6km về phía Tây Nam, bản Mòng, là nơi có cảnh quan hùng vĩ với dãy núi nhấp nhô hòa quyện vào nhau như thân rồng uốn lượn quanh bản.

Đến đây du khách được thỏa sức đằm mình bên suối nước nóng thiên nhiên. Du khách có thể tùy thích chọn cho mình một phòng tắm ưng ý để thỏa sức ngâm mình, tận hưởng cảm giác khoan khoái của dòng nước khoáng thiên nhiên ban tặng.

Tặng Bạn 🌵 Thẻ Cào Miễn Phí ❤️ Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Bài Giới Thiệu Về Sơn La Bằng Tiếng Anh giúp các em vừa nâng cao khả năng ngoại ngữ và kĩ năng viết của mình.

Located 320km northwest of Hanoi, Son La town is often used as a half-way overnight stop on the way to Dien Bien Phu. There is not much to remark the town except a prison built in 1908 by the French colonialists to incarcerate the Vietnamese political prisonners

Son La belongs to North-West Vietnam, shares border with Yen Bai, Lao Cai, Lai Chau provinces on the north, Dien Bien Province on the west, Phu Tho and Hoa Binh provinces on the east and Laos on the south. The province has many mountains, rives and mineral sources. Abundant water supply is suitable to hydroelectricity. Moc Chau Plateau is an ideal place to breed milk cow, plant tea and fruit.

Annual average temperature is about 21ºC. The weather is cold, dry in winter and hot in summer

Son La owns following interesting sites. Son La Former Prison and Museum preserves revolutionary remains and exhibits precious objects introducing the historical and cultural traditions of the 12 ethnic groups living in Son La. Stretching out 150m long, Tham Tet Toong Cave is a wonder of nature. Along the walls of the cave, there are numerous stalactites and stalagmites. Ban Hin (Hin ethnic minority hamlet) is marked by the traditions and culture of the Thai.

Tạm dịch

Nằm cách Hà Nội 320km về phía Tây Bắc, thị xã Sơn La thường được sử dụng như một điểm dừng chân qua đêm trên đường đến Điện Biên Phủ. Không có nhiều điều để nhận xét về thị trấn ngoại trừ một nhà tù do thực dân Pháp xây dựng vào năm 1908 để giam giữ các tù nhân chính trị Việt Nam

Sơn La thuộc Tây Bắc Việt Nam, phía Bắc giáp các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, phía Tây giáp tỉnh Điện Biên, phía Đông giáp các tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình và phía Nam giáp Lào. Tỉnh có nhiều núi, sông và nguồn khoáng sản. Nguồn cung cấp nước dồi dào thích hợp làm thủy điện. Cao nguyên Mộc Châu là nơi lý tưởng để chăn nuôi bò sữa, trồng chè và cây ăn quả.

Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 21ºC. Thời tiết lạnh, khô vào mùa đông và nóng vào mùa hè

Sơn La sở hữu những địa điểm thú vị sau đây. Nhà tù và Bảo tàng Sơn La lưu giữ những di vật cách mạng và trưng bày những hiện vật quý giá giới thiệu truyền thống lịch sử, văn hóa của 12 dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn Sơn La. Dọc theo vách hang có muôn vàn nhũ đá và măng đá. Bản Hin (bản dân tộc thiểu số Hin) mang đậm nét truyền thống và văn hóa của người Thái.

Chia sẻ cơ hội 💧 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 💧 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới

Thuyết Minh Về Điện Biên ❤️️15 Bài Giới Thiệu Điện Biên Hay

Thuyết Minh Về Điện Biên ❤️️ 15 Bài Giới Thiệu Điện Biên Hay ✅ Tham Khảo Tuyển Tập Văn Mẫu Đặc Sắc Nhất Viết Về Vùng Đất Anh Hùng Lịch Sử.

Bài Thuyết Minh Về Điện Biên Hay Nhất được chúng tôi chọn lọc và chia sẻ đến các bạn đọc quan tâm sau đây.

Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có diện tích tự nhiên: 9.541,25 km2 . Có tọa độ địa lý 20o54’ – 22o33’ vĩ độ Bắc và 102o10’ – 103o36’ kinh độ Đông. Nằm cách Thủ đô Hà Nội 504 km về phía Tây, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Tây và Tây Nam giáp CHDCND Lào.

Là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 2 quốc gia Lào và Trung hơn 455 km, trong đó: Đường biên giới tiếp giáp với Lào là 414,712 km; với Trung Quốc là 40,86 km; có đường giao thông đi các tỉnh Bắc Lào và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, có đường hàng không từ Điện Biên Phủ đi Hà Nội và thành phố Hải Phòng.

Chủ yếu là đồi núi dốc, hiểm trở và chia cắt mạnh. Được cấu tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam với độ cao biến đổi từ 200m đến hơn 1.800m. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và nghiêng dần từ Tây sang Đông. Xen lẫn các dãy núi cao là các thung lũng, sông suối nhỏ hẹp và dốc.

Điện Biên có khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao, mùa Đông tương đối lạnh và ít mưa; mùa hạ nóng, mưa nhiều, chịu ảnh hưởng của gió tây khô và nóng. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 21o – 23oC, nhiệt độ trung bình thấp nhất thường vào tháng 12 đến tháng 2 năm sau (14o – 18oC), các tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất từ tháng 4 – 9 (25oC).

Lượng mưa hàng năm trung bình từ 1500 mm đến 2500 mm, thường tập trung theo mùa, mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Điện Biên có nhiều nắng, khoảng từ 1820 đến 2035 giờ/năm và từ 115 đến 215 giờ/tháng; các tháng có giờ nắng thấp là tháng 6, 7; các tháng có giờ nắng cao thường là các tháng 3, 4, 8, 9.

Điện Biên là nơi hội tụ sinh sống của 19 dân tộc anh em (Thái; Mông; Kinh; Dao; Khơ Mú; Hà Nhì; Lào; Hoa (Hán); Kháng; Mường; Cống; Xi Mun; Si La; Nùng; Phù Lá; Thổ; Tày; Sán Chay và dân tộc khác). Mỗi dân tộc có những nét riêng về ngôn ngữ, phong tục tập quán, văn hóa… tạo thành bức tranh đa sắc màu cho nền văn hóa Điện Biên.

SCR.VN tặng bạn 💧 Giới Thiệu Về Một Danh Lam Thắng Cảnh 💧 17 Bài Văn Hay

Thuyết Minh Về Điện Biên Đặc Sắc giúp các em có thêm nhiều kiến thức hay và hữu ích để các em ôn tập thi thật tốt.

Điện Biên tỉnh miền núi nằm ở phía Tây Bắc, có vị trí địa chính trị, địa kinh tế, quốc phòng đặc biệt quan trọng trong khu vực Tây Bắc, là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 2 quốc gia Lào và Trung Quốc.

Điện Biên được thiên nhiên ưu đãi nhiều danh lam, thắng cảnh tươi đẹp, hùng vĩ như hồ Pá Khoang, hang Thẩm Púa; là nơi cư trú của 21 dân tộc anh em, mỗi dân tộc mang bản sắc văn hóa riêng gắn với nghệ thuật ẩm thực, nghề thủ công truyền thống và những lễ hội đặc sắc.

Bên cạnh đó, Điện Biên còn có nhiều di tích lịch sử gắn với công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, tiêu biểu là các di tích: tháp Mường Luân, thành Bản Phủ, đền thờ Hoàng Công Chất và đặc biệt là cụm di tích chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Với những tiềm năng to lớn về tự nhiên, lịch sử, Điện Biên là một trong những điểm đến hấp dẫn trên bản đồ Du lịch Việt Nam.

Điện Biên là vùng đất giàu tiềm năng du lịch tự nhiên phong phú, có thể phát triển các loại hình du lịch như: sinh thái, thể thao – mạo hiểm… Trong hệ thống các điểm danh thắng ở Điện Biên phải kể đến hồ Pá Khoang, rừng Mường Phăng, khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé…

Cột mốc ngã ba biên giới A Pa Chải: Nằm ở tọa độ 22026’ vĩ độ Bắc và 103001’ kinh độ Đông, ngã ba biên giới A Pa Chải là địa danh miền núi xa nhất phía Tây Bắc, là cột mốc ngã ba biên giới phân chia ranh giới giữa 3 nước Việt Nam – Lào – Trung Quốc. Nơi đây từ lâu đã được du khách coi là một trong những điểm đến khó chinh phục và thú vị nhất bởi chặng đường lên cột mốc biên giới trên đỉnh cao A Pa Chải vẫn còn hết sức hoang sơ và nguy hiểm.

Chinh phục A Pa Chải chính là hành trình chinh phục thiên nhiên, thể hiện lòng quyết tâm, ý chí và thể lực của du khách. Bên cạnh đó, ấn tượng sâu sắc mà A Pa Chải mang lại cho du khách là niềm tự hào, khẳng định chủ quyền Tổ quốc cùng niềm say mê trước vẻ đẹp phiêu bồng của vùng núi cao quanh năm mây phủ.

Du lịch sinh thái hồ Pá Khoang: Hồ Pá Khoang thuộc địa phận xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, cách thành phố Điện Biên Phủ gần 20km, là cầu nối giữa thành phố Điện Biên Phủ với rừng nguyên sinh Mường Phăng – nơi có Di tích Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ.

Hồ Pá Khoang có thảm thực vật phong phú, địa hình đa dạng, khí hậu ôn hòa thích hợp cho việc nghỉ dưỡng… Các thảm rừng quanh hồ có nhiều loài thú, động vật và các loại hoa phong lan, dưới hồ có nhiều loài cá và thực vật nổi.

Hồ Pá Khoang nằm giữa một vùng thiên nhiên hùng vĩ, ẩn hiện trong mây trời non nước. Vào mùa đông sương mờ buông phủ tạo nên một phong cảnh huyền ảo, thơ mộng. Mùa hè không khí nơi đây thật dễ chịu với không gian thoáng đãng, du khách có thể vút tầm mắt ra xa ngắm mây trời non nước hoặc chèo thuyền du ngoạn, ngắm cảnh. Tất cả tạo nên một khung cảnh êm đềm, mộng mơ, quyến rũ du khách.

Điện Biên là tỉnh miền núi giàu tiềm năng du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa – lịch sử. Nổi bật nhất là hệ thống di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ, thành Bản Phủ, tháp Mường Luân… Những quần thể di tích này là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá để phát triển Du lịch Điện Biên nói riêng và Tây Bắc nói chung.

Chia Sẻ Bài 🌹Thuyết Minh Về Đà Nẵng ❤️️15 Bài Giới Thiệu Đà Nẵng Hay

Thuyết Minh Về Điện Biên Ngắn Gọn và súc tích thể hiện qua từng câu văn, cách sử dụng từ ngữ sinh động.

Điện Biên – mảnh đất ghi dấu chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ rực lửa mùa hè năm 1954, – nay đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng.

Cách thủ đô Hà Nội gần 500km, du khách có thể đi máy bay và ô tô là đến được vùng đất anh hùng Điện Biên. Nằm trên cánh đồng Mường Thanh bằng phẳng, chạy dọc theo thung lũng sông Nậm Rốn, Điện Biên lọt thỏm giữa lòng chảo rộng được bao quanh bởi nhiều dãy núi trùng điệp.

Đến với mảnh đất này, ấn tượng để lại trong du khách đó là bản sắc văn hóa độc đáo, phong tục tập quán đặc thù cùng cảnh đẹp Điện Biên với lễ hội hoa Ban và điệu Xòe mê mải của các cô gái Thái. Hay thưởng thức những đặc sản rượu sâu chít, măng đắng, thịt trâu sấy khô,… mang đậm hương vị của núi rừng Tây Bắc.

Điện Biên nay là một vùng đất đã thay da đổi thịt, đang hừng hực nhịp sống xanh tươi cùng sức sống bản mường với sự thân thuộc và gần gũi, đoàn kết của 21 dân tộc anh em sinh sống nơi đây.

Nằm giữa lòng chảo Điện Biên, cánh đồng Mường Thanh là một trong 4 vựa lúa trù phú và có gạo ngon nhất miền Tây Bắc. Đây là một trong những địa điểm du lịch Điện Biên mà bao du khách luôn mong muốn một lần được chiêm ngưỡng.

Đèo Pha Đin là một trong “tứ đại đèo” của vùng Tây Bắc và thu hút khá nhiều được rất nhiều du khách mà nhất là dân “phượt” mong muốn tìm đến chinh phục. Vượt đèo Pha Đin, du khách sẽ trải nghiệm một cuộc hành trình đầy ấn tượng, thú vị, được khám phá vẻ đẹp hoang sơ và hùng vĩ của thiên nhiên với núi non trùng trùng giăng mây trắng.

Xem Thêm Bài 🌹 Thuyết Minh Về Cần Thơ ❤️️ 15 Bài Giới Thiệu Cần Thơ Hay

Chợ phiên Tả Sìn Thàng là nơi lưu giữ nét đặc trưng văn hoá của đồng bào các dân tộc vùng cao Tủa Chùa – Điện Biên. Do đó, nếu bỏ qua địa điểm này, thì sẽ thật là tiếc cho bạn bởi sẽ không có cơ hội mục sở thị những nét đặc trưng của phiên chợ vùng cao chỉ có ở Tây Bắc.

Theo thông lệ Chợ phiên Tả Sìn Thàng họp vào ngày Tý và ngày Ngọ hàng tháng theo lịch âm. Sáu ngày họp một phiên, đây là nơi trao đổi, giao thương hàng hóa, nông sản của đồng bào các dân tộc thuộc 5 xã phía Bắc huyện Tủa Chùa gồm: Sín Chải, Tả Sìn Thàng, Lao Sa Phình, Trung Thu, Sính Phình.

Chợ phiên Tả Sìn Thàng không chỉ là nơi gặp gỡ giao lưu, trao đổi hàng hóa của người dân nơi đây mà còn là điểm hẹn lý tưởng của nhiều chàng trai, cô gái người dân tộc đi tìm người bạn đời.

Với Chợ phiên Tả Sìn Thàng, du khách sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng những sắc màu Tây Bắc của một phiên chợ vùng cao bên cạnh những núi đá chênh vênh. Được tận mắt ngắm nhìn những bộ trang phục đẹp nhất và mang đậm nét văn hóa của người Mông, Xạ Phang, Dao,… Hay thưởng thức nhiều món đặc sản của núi rừng Tây Bắc cùng món rượu Mông Pê thơm nồng, say đắm lòng người mà khó có ai có thể cưỡng lại được,…

Gợi Ý Bài 🌹 Thuyết Minh Về Cao Bằng ❤️️15 Bài Giới Thiệu Cao Bằng Hay

Bài Văn Thuyết Minh Về Điện Biên Ấn Tượng – giới thiệu về Khu di tích hầm Đờ Cát được nhiều bạn đọc quan tâm sau đây.

Hầm chỉ huy của tướng Đờ Cát nằm ở trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ thuộc cánh đồng Mường Thanh, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Dù đã trải qua gần 60 năm, xong cấu trúc và cách bố trí, sắp xếp của căn hầm vẫn còn được giữ nguyên vẹn.

Hầm Đờ Cát do thực dân Pháp thiết kế rất chắc chắn dài 20m và rộng 8m, gồm bốn gian dùng cho cả sinh hoạt ăn ở và làm việc. Xung quanh hầm được bao bọc bởi hàng rào phòng thủ với hệ thống dây kẽm gai dày đặc và bốn chiếc xe tăng.

Hầm Đờ Cát như một chứng tích cho lịch sử hào hùng của dân tộc, biết bao máu xương và nước mắt của quân và dân ta đã đổ xuống để có được giây phút lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc hầm. Góp phần cho những thắng lợi vẻ vang sau này và đi đến thống nhất nước nhà vào mùa xuân năm 1975.

Ngoài ra, du khách còn có thể tham quan hệ thống di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ gồm: sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng; các cứ điểm Him Lam, Bản Kéo, Độc Lập; các đồi C1, D1, E1. Và còn nhiều địa danh nổi tiếng tại Điện Biên như: Thành Bản Phủ, Động Xá Nhè, Động Pa Thơm, Bảo tàng chiến thắng Điện Biên Phủ, Suối khoáng nóng Uva, Tháp Chiềng Sơ,…

Gợi Ý Bài 🌵 Thuyết Minh Về Bình Dương ❤️️15 Bài Giới Thiệu Bình Dương

Bài Thuyết Minh Về Điện Biên Điểm 10 để lại nhiều ấn tượng cho các bạn đọc với lối văn đặc sắc, cách dùng từ đa dạng và phong phú.

Điện Biên là tỉnh miền núi biên giới thuộc vùng Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội gần 500km; phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu, phía Đông và Đông bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam – Trung Quốc; phía Tây và Tây Nam giáp với nước bạn Lào. Đến với Điện Biên là đến với thiên nhiên, là trở về thăm lại một miền lịch sử, hào hùng với những chiến công vang dội.

Điện Biên có khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao nên nhiệt độ khá mát mẻ với nhiệt độ trung bình từ 21 đến 230C. Mưa lớn thường tập trung vào các tháng 6, 7, 8. Bạn nên tránh đi du lịch đến Điện Biên trong thời gian này vì đường đi sẽ khá trơn trượt, dễ sạt lở, không phù hợp để đi chơi hay ngắm cảnh. Các tháng khô hạn bắt đầu từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau. Tuy vậy các tháng này thường có nhiệt độ về đêm khá thấp – đôi khi nhiệt độ hạ chỉ còn 120C.

Các di tích nổi bật ngay trung tâm thành phố bao gồm đồi A1, C1, C2, D1, cứ điểm Hồng Cúm, đồi Độc Lập, sân bay Mường Thanh, hầm tướng de Castries, nghĩa trang liệt sĩ, tượng đài chiến thắng Điện Biên – gồm ba bức tượng bộ đội với chiều cao 16,6 m bằng đồng thau nằm ở đồi D1, bảo tàng lịch sử – nơi lưu giữ những kỷ vật lịch sử trong chiến thắng “chấn động địa cầu” nằm đối diện nghĩa trang liệt sĩ trên đồi A1.

Còn nhiều địa danh nổi bật khác phải kể đến như Thành Bản Phủ, đền thờ Hoàng Công Chất, vườn anh đào Mường Phăng, các bản làng văn hóa của cộng đồng người dân tộc tiểu số, tháp Mương Luân, động Xá Nhè, tháp Chiềng Sơ… Một địa danh nổi bật khác cũng rất thu hút cộng động phượt thủ trên cả nước là cực Tây A Pa Chải – ngã ba biên giới giữa Việt Nam, Lào, Trung Quốc cách trung tâm Điện Biên 250km.

Với 21 dân tộc anh em, Điện Biên có một tiềm năng văn hóa phi vật thể vô cùng to lớn. Mỗi dân tộc lại có những sắc thái văn hóa riêng, đa dạng, mang đậm màu sắc của dân tộc mình. Đến Điện Biên bạn có thể tham quan các lễ hội như Lễ Tủ Cải của dân tộc Dao Quần chẹt thường được tổ chức sau thu hoạch vụ mùa vào cuối năm cũ hay đầu năm mới là thời gian nông nhàn, lễ Bó khoăn khoai tổ chức sau khi kết thúc vụ mùa phải làm lễ Bó khoăn khoai (cúng vía trâu) – một lễ cảm ơn con trâu sau khi mùa vụ đã hoàn thành.

Lễ mừng cơm mới dân tộc Si la thường được tổ chức từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 (khoảng tháng 8 âm lịch) là thời gian vụ lúa đầu mùa bắt đầu chín và được tổ chức vào ngày Thìn hoặc ngày Tỵ. Hay lễ hội Thành Bản Phủ được tổ chức hàng năm vào các ngày 24 và 25/2 Âm lịch, tại xã Noọng Hẹt, huyện Điện Biên nhằm tưởng nhớ anh hùng Hoàng Công Chất.

Xem Thêm Bài 🌵 Thuyết Minh Về Đất Mũi Cà Mau ❤️️ 16 Bài Giới Thiệu Cà Mau

Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Điện Biên Ấn Tượng – Hồ Pá Khoang một trong những những điểm đến không thể bỏ qua.

Nếu những ai đã từng du lịch Điện Biên thì không thể không đặt chân tới Hồ Pá Khoang – một trong những cảnh đẹp Điện Biên mà không một ai muốn rời bước.

Hồ Pá Khoang thuộc địa phận huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Địa điểm này cách thành phố Điện Biên Phủ gần 20km, nối thành phố Điện Biên Phủ với Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ – Mường Phăng.

Quần thể khu du lịch Pá Khoang là một trong những địa điểm quy tụ nhiều cảnh đẹp khi nó sở hữu tổng diện tích lên 2.400 ha. Đó là những thảm thực vật phong phú và rừng xung quanh hồ với những vườn hoa lan nở rực rỡ muôn sắc màu. Và đó cũng là lý do mà rất nhiều du khách đã chọn Hồ Pá Khoang là một điểm nghỉ dưỡng lý thú.

Nếu du khách yêu thích khung cảnh huyền ảo tuyệt sắc thì mùa đông sẽ là sự lựa chọn thích hợp để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của sương mờ buông phủ quanh hồ. Hoặc muốn tận hưởng không khí thoáng mát và trong lành cũng như ngắm nhìn mây trời non nước, vừa chèo thuyền du ngoạn, tận hưởng phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp thì mùa hè là hoàn hảo nhất.

SCR.VN Gợi Ý Bài 🌵Thuyết Minh Về Bình Thuận ❤️️ 16 Bài Giới Thiệu Bình Thuận

Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Điện Biên Phủ – Mốc ngã ba biên giới A Pa Chải, nơi cực tây Tổ quốc, xa mà gần.

Cột mốc ba cạnh phân chia ranh giới ba nước Việt Nam – Lào – Trung Quốc lung linh dưới nắng. Niềm xúc động và tự hào dân tộc trào dâng.

A Pa Chải thuộc địa phận xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, cách thành phố Điện Biên Phủ 250 km, là điểm cực tây của Tổ quốc, nơi có cột mốc phân chia ranh giới giữa ba nước Việt Nam – Lào – Trung Quốc.

Đây được gọi là mốc ngã ba biên giới nằm trên đỉnh núi Khoang La San, có độ cao 1.864m so với mực nước biển, hàng năm đón khá nhiều du khách, đặc biệt là các bạn trẻ ở mọi miền Tổ quốc đến tham quan, chinh phục.

Trước đây, A Pa Chải được coi là mốc khó chinh phục vì đường lên cột mốc khó khăn, phải vượt qua ba quả đồi cỏ tranh cao lút đầu người, băng qua rừng, lội suối, leo núi cao mất bốn đến năm tiếng từ đồn biên phòng mới lên tới nơi. Giờ đã khác.

Năm 2023, tỉnh Điện Biên hoàn thiện xong con đường bê tông men theo các vách núi và xây bậc tam cấp, du khách chinh phục cột mốc dễ dàng hơn dù rằng vẫn phải đi bộ vài cây số đường bê tông nhỏ, dốc và leo 500 bậc thang để lên tới cột mốc.

Cột mốc ngã ba biên giới đặt trên đỉnh núi có hình tam giác, có ba mặt quay về ba hướng, mỗi mặt có khắc tên nước bằng quốc ngữ riêng và quốc huy ba quốc gia Việt Nam, Lào và Trung Quốc.

Từ điểm cao của cực Tây Tổ quốc, nhìn ra xa là một không gian bao la, núi rừng hùng vĩ, trùng điệp. Cột mốc ba cạnh phân chia ranh giới ba nước Việt Nam – Lào – Trung Quốc lung linh dưới nắng. Niềm xúc động và tự hào dân tộc trào dâng.

Chia sẻ 🌼 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ngắn Gọn 🌼 15 Mẫu Hay Nhất

Đón đọc bài văn hay Thuyết Minh Về Tượng Đài Chiến Thắng Điện Biên Phủ giúp các em có thêm nhiều kiến thức lịch sử về di tích này.

Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ là Tượng đài bằng đồng được xây dựng trong dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ được đặt trên cứ điểm đồi D1, đây là công trình văn hóa, nghệ thuật mang đậm giá trị lịch sử, tính nhân văn và tâm linh sâu sắc, tôn đúng tầm ý nghĩa to lớn về một chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, là niềm tự hào của nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên.

Điểm khởi đầu lên Tượng đài Chiến thắng là sân hành lễ, với không gian khá rộng có thể tổ chức các hoạt động văn hóa, xã hội. Tại đây có bức phù điêu đại cảnh lớn nhất Đông Nam Á với chiều cao trung bình 7,5m, chiều ngang 58m được ghép từ 217 tấm đá xanh Thanh Hóa, nặng gần 400 tấn.

Bức phù điêu đại cảnh miêu tả lại toàn bộ chiến dịch Điện Biên Phủ từ thời điểm Bộ Chính trị chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược trong Đông – Xuân 1953 – 1954 cho đến khi ta bắt sống De Castries và tham mưu của Tập đoàn cứ điểm vào chiều ngày 7/5/1954 và lễ ăn mừng chiến thắng của quân, dân và đồng bào địa phương vào ngày 13/5/1954 tại Mường Phăng.

Con đường chính dẫn lên Tượng đài là trục hành lễ gồm 320 bậc, và được chia làm 3 chiếu nghỉ lớn, tương đương với 3 đợt tấn công của Quân đội Nhân dân Việt Nam vào Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Hai bên trục hành lễ là 56 cột mốc được làm bằng đá xanh Thanh Hóa tượng trưng cho 56 ngày đêm “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” của bộ đội ta. Hai bên sườn đồi dọc trục hành lễ được trồng cây hoa Ban và một số cây khác tạo cảnh quan thiên nhiên và môi trường cho đồi di tích này.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, cứ điểm D1 là một cứ điểm quan trọng trong dãy đồi phòng ngự phía Đông của Thực dân Pháp có nhiệm vụ che chở cho trung tâm Tập đoàn cứ điểm, là mục tiêu của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong đợt tấn công thứ hai bắt đầu vào chiều ngày 30/3/1954.

Sau 2 ngày chiến đấu, Trung đoàn 209, Đại đoàn 312 đã hoàn toàn làm chủ được cứ điểm này, sau đó giữ vững trận địa và yểm trợ cùng các đơn vị khác tiêu diệt các cứ điểm còn lại, góp phần làm nên chiến thắng chung của toàn chiến dịch.

Cụm tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ là nhóm tượng đồng cao, to và nặng nhất Việt Nam từ trước đến nay. Tượng có chiều cao 12,6m được đúc bằng 217 tấn đồng, dựng trên bệ cao 3,6m và gồm 12 thớt, trong đó có những thớt nặng 40 tấn. Đây là tác phẩm của nhà điêu khắc Nguyễn Hải, đã được chỉnh sửa so với nguyên mẫu để phù hợp với một không gian lớn ngoài trời để đặt tượng đài.

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã trải qua hơn nửa thế kỷ nhưng Tượng đài chiến thắng vẫn sừng sững giữa đất trời Điện Biên lịch sử và cùng với các di tích khác của chiến trường năm xưa như: Đồi A1, cầu Mường Thanh, Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo, Mường Phăng…. đã trở thành địa danh trường tồn cùng đất nước. Những di tích lịch sử cách mạng này mãi mãi là minh chứng cho sự tồn tại và phát triển bền vững của mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng.

Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên. Đây là điểm dừng chân mỗi khi du khách đến Điện Biên, mảnh đất lịch sử anh hùng.

Đọc Thêm Bài 🌵 Thuyết Minh Về Sapa ❤️️17 Bài Văn Giới Thiệu Về Sapa Hay

Bài Thuyết Minh Về Chiến Thắng Điện Biên Phủ giúp các em trau dồi thêm cho mình nhiều kiến thức hay.

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 là một mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, để lại nhiều bài học có ý nghĩa lịch sử và thời đại; trong đó, bài học về ý chí, quyết tâm giành độc lập dân tộc của Đảng và dân tộc ta còn nguyên giá trị.

Sau gần 08 năm trở lại xâm lược Việt Nam (1945 – 1953), thực dân Pháp không những không thực hiện được mục tiêu của chúng, mà còn bị sa lầy trước ý chí đấu tranh quật khởi của quân và dân ta. Trước tình thế bất lợi, chính phủ Pháp phải điều tướng Na-va (giỏi nhất nước Pháp lúc bấy giờ) sang Đông Dương với hy vọng giành lại thế chủ động trên chiến trường; từ đó, buộc chính phủ Việt Nam phải đàm phán theo những điều kiện có lợi cho Pháp.

Khi sang Việt Nam, dựa vào kinh nghiệm trận mạc “dạn dày”, Na-va vạch ra kế hoạch tác chiến được gọi là “Kế hoạch Na-va”. Điểm mấu chốt của kế hoạch là tập trung lực lượng cơ động chiến lược ở Đồng bằng Bắc Bộ nhằm giành lại sự chủ động chiến lược (lúc cao điểm lên đến 44 tiểu đoàn) xoay chuyển tình thế trên chiến trường Đông Dương, thực hiện đòn tiến công mang tính quyết định khi có điều kiện. Được sự hỗ trợ của đế quốc Mỹ, thực dân Pháp đã xây dựng Điện Biên Phủ thành một cứ điểm mạnh nhất Đông Dương.

Trước tình hình đó, Đảng ta đã tập trung lãnh đạo, tuyên truyền, giáo dục cho quân và dân ta nhận thức rõ âm mưu, thủ đoạn của thực dân Pháp; tiến hành tổng động viên mọi lực lượng để phá tan Kế hoạch Na-va của chúng. Sau nhiều tháng nỗ lực chuẩn bị Chiến dịch và trải qua 55 ngày đêm chiến đấu kiên cường, dũng cảm, sáng tạo, ngày 07-5-1954, lá cờ “Quyết chiến, Quyết thắng” của Quân đội ta tung bay trên nóc hầm tướng Đờ Ca-xtơ-ri.

Toàn bộ Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được xem là “bất khả chiến bại” đã bị quân và dân ta đánh bại. Thắng lợi đó là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố; trong đó, ý chí và quyết tâm giành độc lập dân tộc, tự do cho Tổ quốc đã được Đảng và nhân dân ta nhân lên gấp bội, tạo thành sức mạnh có ý nghĩa quyết định.

Trước hết, đó là sự lãnh đạo kháng chiến đúng đắn, bản lĩnh và trí tuệ sáng tạo của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trực tiếp là Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Chiến dịch. Ngay từ những ngày đầu phát động cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc lập, tự chủ, đúng đắn, sáng tạo.

Trong trận quyết chiến chiến lược này, lòng yêu nước, khát vọng được sống trong độc lập, tự do, hòa bình của nhân dân ta đã tạo nên tinh thần quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Thắng lợi này có ý nghĩa lịch sử, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Chiến dịch này là một chiến dịch lịch sử của quân đội ta, ta đánh thắng chiến dịch này có ý nghĩa quân sự và chính trị quan trọng”

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã khẳng định sức mạnh của ý chí quyết tâm “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” của quân và dân ta. Với vũ khí thô sơ và tinh thần “Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh”, nhân dân cả nước đã nhất tề đứng lên kháng chiến, phát huy cao độ tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ra sức thi đua xây dựng hậu phương vững chắc, đóng góp sức người, sức của, bảo đảm mọi điều kiện cần thiết cho chiến trường.

Tinh thần dũng cảm chiến đấu hy sinh của quân và dân ta là nhân tố trực tiếp làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ. Tiến công Điện Biên Phủ, chúng ta gặp nhiều khó khăn, cả tiềm lực quân sự, kinh tế, địa hình hiểm trở, xa hậu phương,…

Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta đã huy động được tối đa sức người, sức của, bao gồm thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, với số lượng cao điểm có lúc lên đến hàng chục vạn người; được tổ chức, biên chế khá chặt chẽ, cùng với bộ đội đào giao thông hào, làm đường dã chiến trong điều kiện rất khó khăn, gian khổ của vùng rừng núi Tây Bắc, lại luôn bị máy bay địch oanh tạc,…

Với ý chí quyết chiến, quyết thắng; bằng trí thông minh, lòng quả cảm và niềm tin mãnh liệt vào chiến thắng, trong khoảng thời gian hơn một tháng, bộ đội và thanh niên xung phong đã hoàn thành một khối lượng công việc vô cùng đồ sộ; mở hàng trăm tuyến hào, sửa đường từ Tuần Giáo tới Điện Biên Phủ (dài 82 km), tạo điều kiện thuận lợi cho các lực lượng và xe kéo pháo, đặc biệt là pháo hạng nặng (105mm) có thể triển khai vào trận địa an toàn và bí mật.

Chính điều đó đã gây bất ngờ lớn cho Quân đội Pháp. Về lực lượng, Quân đội ta tuy quân số có đông hơn đối phương, nhưng kinh nghiệm đánh công kiên chưa nhiều, vũ khí kém hiện đại hơn địch,…

Thắng lợi của Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ không chỉ là chiến thắng của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, mà còn là bài học sâu sắc về ý chí quyết tâm giành độc lập dân tộc của Đảng và dân tộc ta.

Hiện nay, dù cho sự nghiệp cách mạng của nhân ta còn nhiều khó khăn, thách thức; nhưng tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, với tinh thần và ý chí của quân và dân ta được hun đúc từ Điện Biên Phủ, công cuộc đổi mới của đất nước sẽ tiếp tục đạt được những thành tựu to lớn trong thời kỳ mới.

Tham Khảo Bài ❤️️ Giới Thiệu Về Đà Lạt ❤️️ 20 Bài Văn Thuyết Minh Đà Lạt Hay Nhất

Chia sẻ đến bạn đọc bài văn thuyết minh Giới Thiệu Về Bảo Tàng Chiến Thắng Điện Biên Phủ đặc sắc sau đây.

Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ – nơi tôn vinh giá trị lịch sử của chiến thắng lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu là một trong những điểm đến vô cùng ý nghĩa khi du khách đến thăm mảnh đất Điện Biên Phủ.

Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ nằm trên đường Võ Nguyên Giáp, phố 3, phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Nhà bảo tàng được thiết kế dạng hình nón cụt, phần trang trí xung quanh được tạo hình quả trám tượng trưng như tấm lưới ngụy trang của chiếc mũ anh bộ đội, Bảo tàng gồm 1 tầng hầm và 1 tầng nổi…

Một không gian khác cũng nổi bật không kém là phần trưng bày về công tác quân y với các mô hình bác sĩ, y tá chăm sóc thương binh trong các hầm trú ẩn cả về phía ta và Pháp, đã cho thấy thực tế đau thương của chiến tranh, sự khốc liệt của súng, pháo và bom mìn…

Tại mỗi không gian trưng bày, ngoài tài liệu, hiện vật là phối cảnh không gian bằng các mô hình người, vật, đồ vật, cây cối được làm giả. Có thể kể tới những không gian nổi bật như: phối cảnh kéo pháo vào trận địa, vận chuyển lương thực, phá đá mở đường tại phần chủ trương của Đảng ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Các hiện vật trưng bày được đặt trong tủ kính, có bệ đỡ phủ nhung đỏ với hệ thống chiếu sáng đảm bảo yêu cầu nhằm làm nổi bật hiện vật. Dưới mỗi hiện vật đều có chú thích đầy đủ các thông tin về hiện vật

Với những hiện vật gắn với những kỳ tích của cá nhân được đặt trang trọng tại những vị trí dễ nhìn, dễ quan sát và dễ giới thiệu, tuyên truyền cho khách tham quan như: Xe đạp thồ của ông Ma Văn Thắng, xe cút kít của ông Trịnh Đình Bầm, áo lụa của đồng chí Nguyễn Phú Xuyên Khung…

Bảo tàng còn dành hẳn một phòng trưng bày ảnh chân dung những chiến sĩ có thành tích xuất sắc trong chiến dịch Điện Biên Phủ được phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ tranh nhân dân.

Gợi Ý Bài 🌹 Thuyết Minh Về Bắc Giang ❤️️15 Bài Giới Thiệu Bắc Giang Hay

Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Ở Điện Biên là tài liệu tham khảo hữu ích để các em có thể ôn tập hiệu quả nhất.

Nhắc đến các di tích văn hoá, lịch sử ở tỉnh Điện Biên thì không thể không nhắc đến di tích chiến trường Điện Biên Phủ. Đây là di tích lịch sử đặc biệt quan trọng của tỉnh Điên Biên và nước ta. Trận đánh Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” khắc tạc nên những trang sử hào hùng nhất, mãi mãi trở thành niềm tự hào của dân tộc. Di tích còn lại ngày nay vẫn còn lưu nguyên dấu vết của trận chiến kinh thiên động địa thuở ấy.

Quần thể di tích chiến trường Ðiện Biên Phủ là một quần thể các di tích lịch sử nằm tại tỉnh Điện Biên ghi lại chiến công của Quân đội nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt.

Các di tích nổi bật của chiến trường Ðiện Biên năm xưa bao gồm đồi A1, C1, C2, D1, cứ điểm Hồng Cúm, Him Lam, đồi Ðộc Lập, cầu Mường Thanh, sân bay Mường Thanh (nay là sân bay Điện Biên Phủ) và hầm chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Nằm ở phía đông trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, đồi A1 có vị trí quan trọng bậc nhất trong hệ thống 5 quả đồi bảo vệ trung tâm Mường Thanh. Tại đây, đêm 6-5-1954, quân ta đã đào một đường hầm, đặt khối thuốc nổ nặng gần 1.000kg và cho điểm hỏa. Đến sáng 7-5-1954, quân ta đã làm chủ hoàn toàn đồi A1, mở đường cho đợt tổng công kích cuối cùng vào Sở chỉ huy tập đoàn cứ điểm và giành thắng lợi hoàn toàn.

Đồi A1 nay là điểm tham quan thu hút du khách trong nước và quốc tế với các hầm, hào, lô cốt, xe tăng được giữ gìn gần như nguyên vẹn. Tại đây, khách du lịch có thể trải nghiệm đẩy xe đạp thồ, nấu ăn bằng bếp Hoàng Cầm, nghe cựu chiến binh kể chuyện…

Hầm chỉ huy của tướng De Castries nằm ở trung tâm lòng chảo Điện Biên. Hầm được xây dựng kiên cố với mái vòm bằng sắt, ván gỗ và nhiều bao cát, hàng rào thép gai hay những bãi mìn dày đặc bao bọc xung quanh. Bốn góc của hầm là 4 xe tăng và phía tây là trận địa pháo bảo vệ. Căn hầm dài 20 mét, rộng 8 mét được chia làm 4 ngăn là nơi làm vệc và nghỉ ngơi của tướng De Castries cùng Bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Đây cũng là nơi đánh dấu sự thất bại thảm hại của một đạo quân viễn chinh với hình ảnh viên tướng chỉ huy cùng toàn bộ sĩ quan dưới quyền giơ tay xin hàng và bộ đội ta phất cao lá cờ Quyết chiến quyết thắng kết thúc chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.

Một di tích khác không thể không nhắc tới cùng những bản hùng ca về người chiến sĩ Điện Biên đó là di tích Đường kéo pháo. Tuyến đường huyền thoại này đã đi vào lịch sử dân tộc và trở thành huyền thoại. Chỉ bằng sức người cùng những dụng cụ thô sơ, nhưng với lòng yêu nước, tinh thần anh dũng quả cảm, quân và dân ta đã mở những tuyến đường trên các sườn núi quanh co hiểm trở để kéo pháo vào trận địa.

Cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ 20km là Sở chỉ huy chiến dịch nằm sâu trong khu rừng Mường Phăng. Đây là nơi đóng quân của Bộ chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ từ ngày 31-1 đến 15-5-1954.

Tại đây Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng với các tướng lĩnh chỉ huy đã đưa ra những chỉ thị, mệnh lệnh tấn công có tính chất quyết định đến thắng lợi của từng trận đánh, mà đỉnh cao là lệnh tổng công kích trên toàn mặt trận dẫn đến chiến thắng lịch sử lừng lẫy ngày 7/5/1954. Rừng Mường Phăng đã trở thành biểu tượng sức mạnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam và được người dân gọi là “Rừng Đại tướng”.

Trong quần thể di tích Chiến trường Điện Biên Phủ, một công trình tuy ra đời trong thời bình nhưng có vai trò hết sức quan trọng, đó là Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Công trình này được hoàn thành năm 2014, đúng dịp kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Bảo tàng có hình dáng mô phỏng chiếc mũ của bộ đội ta năm xưa.

Đây là nơi lưu giữ các hiện vật trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, gồm 2 khu trưng bày: Bên ngoài gồm 112 hiện vật là các loại vũ khí của Quân đội Nhân dân Việt Nam và quân đội Pháp sử dụng, bên trong trưng bày 274 hiện vật và 202 bức ảnh tư liệu. Bảo tàng đã góp phần phát huy giá trị quần thể di tích lịch sử chiến trường Điện Biên Phủ và là điểm nhấn thu hút khách du lịch đến với Điện Biên.

Di tích lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ là bằng chứng lịch sử về chiến thắng lẫy lừng của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, thể hiện ý chí quyết tâm của cả dân tộc trước một lực lượng quân sự hùng mạnh, phương tiện chiến tranh hiện đại.

Chiến thắng Điện Biên Phủ đánh dấu một bước ngoặt lịch sử của cách mạng Việt Nam, giải phóng hoàn toàn một nửa đất nước, mở đầu thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa trên miền Bắc, góp phần thúc đẩy quá trình tan rã từng mảng lớn hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.

Đọc Thêm Bài 🌹 Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở An Giang ❤️️ 15 Bài Hay

Giới Thiệu Về Nếp Cẩm Điện Biên, đây được xem là đặc sản Tây Bắc được nhiều người quan tâm đến.

Nếp cẩm hay có tên khoa học là Philydrum lanuginosum Banks, còn được gọi là nếp than, có tới hai loại han lợt (đỏ đậm) khi nấu rượu sẽ thành màu đỏ và than đen (tím đen) khi nấu rượu sẽ thành màu tím đậm) hay còn gọi là gạo đen. Nếp được chọn phải là hạt tròn, dài và điều đảm bảo màu sắc của nếp không phải do nhuộm.

Ngoài ra, nếp phải thơm và được thu hoạch cách lúc làm khoảng 3 tháng. Bạn đọc tìm mua gạo nếp cẩm Điện Biên hay các loại gạo nếp thơm và và gạo ngon khác tại số 1 Nguyễn Đức Cảnh, Hoàng Mai, Hà Nội. Nếu bạn ở tỉnh, thành phố khác thì liên hệ qua điện thoại để được tư vấn mua hàng.

Trong nếp cẩm Điện Biên chứa hàm lượng rất cao chất chống oxi hóa anthocyanin – một chất có tiềm năng chống lại bệnh ung thư, tim mạch và nhiều bệnh khác. Anthocyanin tạo ra màu đen sẫm cho nhiều loại rau, quả như việt quất, ớt… Các nhà nghiên cứu cho rằng chất chống oxi hóa màu đen này giúp bảo vệ thành mạch và ngăn ngừa sự phá hủy ADN – yếu tố dẫn đến ung thư. Theo UPI,nếp cẩm có màu đen sẫm, khi nấu lên sẽ chuyển thành màu tím sẫm. Nó chứa nhiều khoáng chất và một vài loại amino axit.

Rất nhiều món ăn được chế biến từ gạo nếp như xôi nếp cẩm, chè nếp cẩm, bánh trưng, sữa chua nếp cẩm… nhưng khi dùng gạo nếp cẩm, bạn biết mình đang hấp thụ vào cơ thể bạn không chỉ một thực phẩm dinh dưỡng mà còn là một bài thuốc chữa bệnh rất hiệu quả đem lại nhiều công dụng cho người bệnh, nhiều người còn sử dụng như một thực phẩm chức năng giúp bổ máu.

Theo Đông y gạo nếp cẩm có tính ấm, vị ngọt, giúp bổ trung ích khí, tác dụng chữa tiêu khát, suy nhược cơ thể, hạy bị ra mồ hôi trộm, bị tiêu chảy, giúp chữa viêm loét dạ dày, tá tràng, đặc biệt gạo nếp cẩm cũng rất tốt giúp bổ máu huyết và tim mạch.

Đón Đọc Bài 🍀 Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử 🍀 17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Mình Về Lễ Hội Hoa Ban Điện Biên – một hoạt động văn hóa gắn liền với chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.

Lễ hội Hoa ban tỉnh Điện Biên là một hoạt động văn hóa có ý nghĩa sâu sắc với đồng bào dân tộc Thái ở Điện Biên và đặc biệt gắn liền với Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

Tương truyền rằng, khi xưa xứ “Mường Trời” có người con gái tên Ban xinh đẹp nhất bản người Thái. Nàng đem lòng yêu chàng trai bản tên Khum nhà nghèo, giỏi săn bắn, chăm làm và tốt bụng. Nhưng “ải, êm” (bố, mẹ) nàng Ban lại hứa gả Ban cho con trại Tạo mường nhà giàu nhất bản, lười biếng lại vừa thọt vừa gù.

Ngày cưới nàng với con trai Tạo mường đã được ấn định mà Khum đi bẫy thú ở rừng sâu chưa về. Đêm đó, Ban đã buộc khăn piêu ở cầu thang rồi một mình băng núi, băng rừng đi tìm người yêu. Nàng đi mãi.. đi mãi… rồi kiệt sức và nàng chết ngay bên sườn đồi. Tại nơi nàng chết, người ta thấy có một loài hoa trắng muốt, hương thơm dịu ngọt. Dân bản tin rằng đó là nàng Ban đã hóa thân thành loài hoa ấy; cánh hoa trắng muốt thể hiện tình yêu son sắt thủy chung với chàng Khum.

Ngoài ra, Lễ hội Hoa ban còn gắn liền với ý nghĩa lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

Sở dĩ, Điện Biên chọn ngày 13.3 hàng năm là ngày tổ chức Lễ hội Hoa ban vì đây là thời điểm hoa ban nở trắng rừng Tây Bắc và cũng chính ngày Điện Biên Phủ nổ phát súng đầu tiên khai màn trận đánh (13.3.1954); để tạo nên một Điện Biên Phủ huyền thoại, lừng lẫy năm châu trấn động địa cầu và gắn liền với tên tuổi vị tướng tài ba Võ Nguyên Giáp.

Lễ hội Hoa ban không chỉ là niềm tự hào của đồng bào của 19 dân tộc anh, em tỉnh Điện Biên mà còn là Lễ hội cầu cho mưa thuần gió hòa, mùa màng bội thu của đồng bào dân tộc Thái ở Điện Biên.

Du khách đến với Điện Biên không chỉ để ngắm vẻ đẹp của hoa ban, nghe truyền thuyết về loài hoa mà còn được tìm hiểu về Điện Biên Phủ năm xưa, hôm qua và hôm nay.

SCR.VN tặng bạn 💧 Thuyết Minh Về Bắc Kạn 💧 14 Bài Giới Thiệu Bắc Kạn Hay

Bài văn hay Thuyết Minh Về Đồi A1 Điện Biên Phủ là một trong những điểm di tích được đông đảo du khách quan tâm đến.

Điện Biên Phủ, một cái tên tự hào được gắn với những địa danh lịch sử như Mường Thanh, khu trung tâm đề kháng Him Lam, Hồng Cúm, căn cứ địa Mường Phăng… Và đặc biệt là đồi A1 nơi đã diễn ra trận chiến lịch sử kéo dài 39 ngày đêm..

Đồi A1 nằm ở phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Đồi A1 là cứ điểm quan trọng bậc nhất trong tập đoàn cứ điểm của thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ.

Đồi A1 nằm dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, bao gồm 2 đỉnh: Tây Bắc cao hơn 490m, Đông Nam cao hơn 493m. A1 là ký hiệu mà quân đội Việt Nam đặt cho quả đồi. Sau nhiều trận chiến vô cùng ác liệt đã diễn ra ở đây thì đến 4h sáng ngày 7/5/1954 quân đội Việt Nam đã chiếm được đồi A1.

Di tích A1 (cứ điểm Elian 2) nằm cạnh quốc lộ 279 (đường 7/5) thuộc phường Mường Thanh – thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Cứ điểm này cao 32 m so với mặt đường có diện tích 83.000 m2, cách Sở chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của thực dân Pháp khoảng 500 m về phía Tây theo đường chim bay.

A1 thuộc dãy đồi phía Đông cùng với C1, C2, D và E tạo thành bức tường thành vững chắc che chở cho phân khu trung tâm, là điểm cao cuối cùng trực tiếp che chở cho Sở chỉ huy quân Pháp và được ví như “chìa khóa” của cả tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Hơn 2000 cán bộ, chiến sĩ của ta đã anh dũng hi sinh. Cuối cùng quân ta đã làm chủ hoàn toàn cứ điểm A1 vào 4h sáng ngày 7/5/1954, mở toang cánh cửa thép tiến thẳng vào trung tâm của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Ngày nay đến với cứ điểm A1, qua những chứng tích lịch sử còn lại của chiến tranh như: đường hầm, chiếc xe tăng, hố bộc phá… chúng ta cũng phần nào thấu hiểu được sự vất vả, gian khổ cũng như tinh thần anh dũng, quả cảm của các chiến sỹ để có được sự độc lập, tự do ngày hôm nay.

Tặng Bạn 🌵 Thẻ Cào Miễn Phí ❤️ Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Thuyết Minh Về Cái Phích Nước Lớp 8 ❤️️15 Bài Ngắn Gọn Hay

Thuyết Minh Về Cái Phích Nước Lớp 8 ❤️️ 15 Bài Ngắn Gọn Hay ✅ Tuyển Tập Các Bài Văn Mẫu Đặc Sắc Thuyết Minh Về Cái Phích Nước.

Với nhu cầu giữ nước nóng phục vụ trong đời sống con người nên người ta đã phát minh ra cái phích nước, đây là vật dụng quan trọng và hữu ích mà gia đình nào cũng có.

II. Thân bài:

Lịch sử ra đời cái phích nước

Phích nước phát minh do nhà vật lý học Sir James Dewar năm 1892.

Năm 1904 chiếc phích nước đầu tiên ra đời từ nghiên cứu của nhà vật lý Dewar.

Phích nước có công dụng giữ nóng giữ lạnh.

Cấu tạo của phích nước

Vỏ thường có hình trụ, làm bằng chất liệu nhựa hoặc bằng kim loại. Vỏ thường có nhiều màu sắc, hoa văn dùng để trang trí.

Phần ruột phích nước thường làm bằng thủy tinh tráng bạc. Giữa 2 lớp thủy tinh là chân không sẽ giúp giữ nhiệt bên trong.

Các bộ phận khác như nắp (ngăn sự truyền nhiệt của phích nước ra bên ngoài), quai cầm giúp thuận tiện khi muốn di chuyển chuyển trên quai cầm thường có hoa văn trang trí. Phần đáy phích có 1 lớp đệm nhỏ bằng cao su.

Dung tích phích nước rất đa dạng với nhu cầu của từng người như 1 lít, 2 lít, 2,5 lít, 3,2 lít,..

Mẫu mã nhiều màu sắc, kiểu dáng, hoa văn khác nhau.

Cách dùng

Phích nước sử dụng rất đơn giản.

Khi mua phích nước mới cần rửa sạch bên trong trước khi sử dụng.

Đổ nước nóng vào, không nên đổ quá đầy mà nên có khoảng cách giữa mực nước đối với nắp phích giúp giữ nhiệt tốt hơn.

Sau khi dùng hết nước nóng, hãy tráng qua một lần bằng nước sạch, sau đó rót nước sôi vào trong phích nước và vặn nắp chặt giữ nhiệt.

Bảo quản phích nước

Khi dùng tránh va đập mạnh có thể khiến phích nước bị vỡ hoặc ruột phích bị bắn ra ngoài gây nguy hiểm.

Không để phích nước gần lửa, không để ngập nước.

Để nơi cao ráo tránh xa tầm tay của trẻ em.

III. Kết bài:

Phích nước là đồ dùng quan trọng và hữu ích với con người trong nhà.

Hãy biết cách sử dụng và bảo quản phích nước để sử dụng bền lâu dài trong nhà.

Đầu tiên thì chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn đọc bài văn giới thiệu về cái phích nước đơn giản nhất để có thể hiểu hơn về vật dụng khá phổ biến này.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại phích và rất nhiều những hãng sản xuất khác nhau nhưng phổ biến và thông dụng nhất vẫn là phích nước Rạng Đông. Các loại phích có rất nhiều mẫu mã, kích thước, hình dáng khác nhau, phong phú đa dạng vậy nhưng cấu tạo lại giống nhau. Chiếc phích được chia làm hai phần gồm vỏ và ruột bên trong.

Phần vỏ ngoài thường có hình trụ, chiều cao hoặc độ dài phụ thuộc vào hình dáng và kích thước của phích. Chất liệu để làm vỏ phích thường rất đa dạng, ngoài được làm bằng nhựa cứng, inox, sắt hoặc kim loại thì vỏ của một số loại phích còn được làm bằng mây, cói. Hiện nay mọi người thường thích dùng loại phích inox hơn là những loại phích làm bằng mây và cói. Trên vỏ phích thường được trang trí những hoa văn trang nhã, tinh tế và hài hòa. Ngoài ra trên đó còn có ghi rất rõ tên hãng sản xuất và dung tích của phích.

Cấu tạo của ruột phích gồm hai lớp thủy tinh rất mỏng, ở giữa là lớp chân không, trong lòng phích được tráng một lớp bạc rất mỏng có tác dụng ngăn sự tỏa nhiệt ra bên ngoài. Dưới đáy phích còn có một cái núm cũng có tác dụng giữ nhiệt. Nếu để vỡ cái núm ấy thì chiếc phích cũng sẽ không còn tác dụng giữ nhiệt.

Phần nắp phích cũng được làm bằng kim loại hoặc nhựa. Bên trong có phần ren để xoáy vào cổ phích. Ngoài ra nắp phích còn có thể được làm bằng gỗ nhẹ có tác dụng giữ nhiệt và đảm bảo cho nước không sánh ra ngoài.

Trên vỏ phích có hai quai xách rất tiện lợi và xinh xắn. Một chiếc quai nằm cố định ở phần thân giữa để rót nước vào chén. Một chiếc quai nữa được làm ở phần đầu phích để xách, di chuyển phích được dễ dàng hơn.

Chiếc phích tuy nhỏ nhưng có công dụng lớn trong mỗi gia đình, đặc biệt là ở vùng nông thôn. Mùa đông giá lạnh mà có ấm nước nóng để pha trà thì tuyệt biết bao. Một chiếc phích tốt có thể giữ nhiệt từ 100 độ còn 70 độ trong vòng hai ngày. Ngoài ra, phích nước còn có thể đựng nước nóng mang đi xa khi cần thiết.

Từ khi được sử dụng rộng rãi trong đời sống, con người đã quên đi nguồn gốc của chiếc phích nước này đến việc nó được chế tạo nhằm mục đích gì. Theo các nguồn sách ghi lại, chiếc phích nước ra đời từ năm 1892 bởi ông Sir James Dewar, là một nhà vật lý kiêm nhà hóa học, người Scotland.

Nguyên nhân ban đầu ông bắt tay vào việc sáng chế chiếc phích nước là do thùng nhiệt lượng kế của Newton quá cồng kềnh, có nhiều bộ phận nên việc bảo quản và làm vệ sinh máy vô cùng khó khăn. Để thực nghiệm chính xác thì yêu cầu của nhiệt lượng kế là nhiệt độ bên trong và bên ngoài môi trường phải cách ly tối đa.

Từ đó, ông đã bắt tay vào việc sáng chế nên chiếc phích nước dựa theo chiếc máy của newton nhưng nó nhỏ gọn và tiện ích hơn. Cũng vì lẽ đó nên ban đầu, chiếc phích nước được hình thành nhằm phục vụ cho công việc nghiên cứu khí hóa lỏng của Dewar.

Mãi đến năm 1904, hai người thợ thổi thủy tinh người Đức đã thành lập công ty với tên Thermos GmbH nhằm mục đích mở rộng quy mô cũng như công dụng của chiếc phích nước với con người và từ đó chiếc phích nước luôn hiện hữu trong cuộc sống của con người mà mỗi gia đình nào cũng đều sử dụng.

SCR.VN Gợi Ý 🌵 Tả Một Đồ Vật Trong Nhà Mà Em Yêu Thích ❤️️ 15 Bài Hay

Trong cuộc sống của chúng ta, có rất nhiều đồ dùng thân thuộc và hữu ích. Mỗi đồ dùng đó lại có một vai trò khác nhau. Và chiếc phích nước cũng đóng một vai trò không thể thiếu đối với mỗi gia đình chúng ta. Nó chỉ là một đồ dùng nhỏ, dường như mọi người không hay để ý tới. Nhưng nó lại rất quen thuộc và mang một vai trò thiết yếu trong mỗi gia đình.

Phích nước là tên gọi thông dụng bây giờ. Nhưng để có tên gọi như ngày nay, thì nó đã trải qua thời gian rất lâu để thay đổi. Trước kia với công dụng giữ nhiệt, nó hay được gọi là bình giữ nhiệt hay bình thủy. Hiện nay có rất nhiều loại phích với những xuất xứ khác nhau từ Pháp, Trung Quốc…Theo đó công dụng cũng thay đổi đa dạng không chỉ giữ nhiệt mà còn làm lạnh. Chiếc phích cũng có nhiều hình dáng khác nhau từ cao thấp, cao vừa, loại to, loại nhỏ và thường gắn với dung tích. Loại to dung tích thường là 2,5 lít, loại nhỏ là 0,5 lít.

Đối với cấu tạo thông thường của một phích nước, được cấu tạo theo nguyên lý chống sự truyền nhiệt của nước ra môi trường bên ngoài. Chiếc phích thường gồm hai bộ phận đó là vỏ phích và ruột phích. Ruột phích chính là bộ phận quan trọng tránh sự truyền nhiệt từ nước ra ngoài. Cấu tạo được làm từ hai lớp thủy tinh dày. Lớp thứ nhất ở môi trường chân không, giúp cản trở nhiệt truyền ra ngoài. Lớp thứ hai giữa vỏ và ruột gọi là lớp thủy tinh được tráng bạc sẽ có tác dụng làm nhiệt hắt trở lại.

Nhìn tổng thể, chiếc phích sẽ nhỏ dần lên đến miệng phích. Với cấu tạo như vậy, giúp cho khả năng truyền nhiệt càng giảm. Với sự hiện đại của ngày nay, thì một chiếc phích với cấu tạo như vậy, có thể giữ nhiệt trong vòng 6 tiếng. Với nhiệt độ 100 độ C thì có thể giữ được đến 70 độ, giúp ích trong việc pha trà, pha cà phê…

Với cấu tạo không mấy phức tạp vì lớp ngoài bảo vệ ruột phích, nhưng thực chất lớp ruột phích này rất dễ vỡ. Vì vậy, khi sử dụng cần phải nhẹ nhàng. Đặc biệt là đối với những chiếc mới mua, trước khi dùng cần phải tráng qua một lớp nước nóng. Lớp nước này để đảm bảo ruột phích được tráng đều, không bị áp suất đột ngột gây vỡ ruột ngay từ lần dùng lần đầu tiên.

Trong suốt quá trình sử dụng, phải thường xuyên vệ sinh phích nước sạch sẽ. Nắp phích phải xoáy thật chặt đảm bảo giữ nhiệt được tốt nhất. Hiện nay, mỗi chiếc phích đều có quai cầm và quai xách. Khi nước đầy phích và cần di chuyển thì nên xách quai còn khi dùng để đổ thì dùng quai cầm.

Từ xa xưa, chiếc phích đã đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống sinh hoạt của mỗi người dân Việt Nam. Từ bác nông dân ra đồng cũng với chiếc phích nước nóng để giải lao pha trà. Cho đến ngày nay, ngay cả ở mỗi cơ quan, cũng có chiếc phích cho riêng mình. Có thể nói, từ lâu nó đã trở thành nét đẹp văn hóa của người dân Việt Nam, đi vào đời sống sinh hoạt con người một cách tự nhiên nhất.

Xem Thêm Bài 🌹 Tả Đồ Vật Lớp 5 Mà Em Yêu Thích ❤️️ 15 Bài Văn Tả Hay Nhất

Nếu bạn đang tìm những bài văn thuyết minh về cái phích nước hay thì đừng nên bỏ qua bài văn mẫu gợi ý sau đây.

Cuộc sống là bao gồm tất cả những gì nhỏ bé nhất bao quanh cuộc đời con người. Mỗi một hòn đá, mỗi một nhành cây ngọn cỏ,…đều mang một linh hồn – Linh hồn của sự sống. Ngay cả những vật dụng luôn gắn bó trong mỗi gia đình của con người, tất cả đều có linh hồn. Và một chiếc phích nước-tuy đơn giản và nhỏ bé nhưng linh hồn của nó mách bảo nó sinh ra là để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của con người bằng việc giữ nước nóng hoặc nước lạnh. Một vật dụng vô cùng hữu ích.

Chiếc phích nước đầu tiên ra đời vào năm 1892 bởi nhà vật lí học Sir James Dewar nhờ cải tiến từ thùng nhiệt lượng của Newton. Vì chiếc máy của Newton cồng kềnh, nhiều bộ phận không được bảo quản và khó có thể làm vệ sinh trong điều kiện phòng thí nghiệm. Chính vì vậy để thực nghiệm chính xác, yêu cầu của nhiệt lượng kế là cách li tối đa giữa nhiệt độ bên trong bình và bên ngoài bên ngoài.

Từ đó, chiếc phích nước đầu tiên ra đời. Lúc đầu nó là một dụng cụ để cách li nhiệt trong phòng thí nghiệm sau đó trở nên phổ biến thành đồ gia dụng như hiện nay.

Một chiếc phích nước thông thường sẽ bao gồm 2 thành phần: cấu tạo bên ngoài ( vỏ phích, nắp phích, nút phích, quai cầm ) và cấu tạo bên trong. Vỏ của phích nước thường có dạng hình trụ, được làm bằng chất liệu nhựa hoặc kim loại để đảm bảo độ bền cho phích, tránh va đập mạnh.

Phía trên cùng của vỏ phích là nắp phích. Nắp phích gồm hai lớp trong và ngoài. Lớp trong được xem là bộ phận khá quan trọng để ngăn cản sự truyền nhiệt từ bên trong ruột phích ra môi trường bên ngoài. Nắp phích thường được làm bằng nắp nhựa. Nói tóm lại, nhiệm vụ quan trọng nhất của nắp phích là ngăn cản sự truyền nhiệt bằng đối lưu và giữ nhiệt cho nước ở bên trong ruột phích.

Quai cầm dùng cho con người có thể di chuyển phích nước dễ dàng hơn. Tùy theo nhu cầu thẩm mỹ và sử dụng mà ngày nay, vỏ phích được trang trí bằng nhiều họa tiết, hoa văn sặc sỡ, góp phần tô thêm vẻ đẹp cho chiếc phích nước. Trên mỗi vỏ phích còn đánh dấu lô gô của nhà sản xuất.

Ruột phích có thể được xem là bộ phận quan trọng của chiếc phích nước. Theo cấu tạo thông thường của một chiếc phích nước được làm theo kiểu một bình hai vỏ. Được nối với nhau ở miệng phích và được làm bằng chất liệu thủy tinh tráng bạc, ở giữa là chân không, nhằm mục đích ngăn cản sự truyền nhiệt ra môi trường bên ngoài và hất nhiệt trở vào bên trong.

Do đó, một chiếc phích nước tốt hay không là nhờ vào phần ruột của phích. Ở đáy ruột phích có một cái chuôi dùng để hút chân không, cũng nhằm mục đích ngăn cản sự truyền nhiệt ra bên ngoài, giữ cho nước được nóng lâu trong ngày.

Khi sử dụng một chiếc phích mới, bạn nên đổ nước ấm với nhiệt độ từ 50 đến 60 độ C để làm ấm phích, sau 30 phút là có thể đổ nước sôi vào, vì bên trong ruột phích còn lạnh nên đột nhiên nước nóng đến 100 độ C sẽ khiến cho phích nước bị vỡ.

Trong đời sống hằng ngày, chiếc phích nước trở nên vô cùng phổ biến và được sử dụng rộng rãi như vậy là do những tiện ích mà nó mang lại. Một chiếc phích nước sẽ giúp bạn có được tách cà phê nóng vào mỗi mùa đông giá rét. Một chiếc phích nước có thể mang đến cho bạn một tô mỳ ăn liền vô cùng thơm ngon, làm thành một bình sữa ấm dành cho những em bé còn trên nôi.

Phích nước tuy công dụng không nhiều nhưng lại mang đến sự ấm áp cho con người. Có thể nói, chiếc phích nước như là một khúc gỗ góp phần làm nóng lên ngọn lửa ấm áp trong gia đình, trong xóm giềng. Dù là nhỏ bé nhưng lại rất hữu ích. Vì vậy, chiếc phích nước mãi là người bạn không thể thiếu trong mỗi gia đình ở Việt Nam nói riêng và Thế giới nói chung

Đọc nhiều hơn với bài văn 🔥Tả Cái Thước Kẻ🔥 Của Em Lớp 4 Ngắn Hay

Bài thuyết minh về cái phích nước ngắn gọn nhất sau đây sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng ôn tập để chuẩn bị cho bài viết trên lớp của mình.

Phích nước – một vật dụng có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người.

Một chiếc phích nước cấu tạo gồm hai phần: ruột và vỏ. Phần vỏ có hình trụ, chiều cao sẽ tùy thuộc vào hình dạng của chiếc phích. Phần này có thể được làm bằng nhựa hoặc bằng kim loại và đi kèm với mỗi loại vỏ là các loại nắp. Nắp phích dùng để ngăn cản hiện tượng truyền nhiệt của phích, quan trọng là giúp nước không tràn ra khỏi phích. Đầu phích còn có quai cầm để tiện cho việc vận chuyển. Thân phích được trang trí bằng hình ảnh, tên thương hiệu…

Phần đáy phích có thể gỡ ra lắp vào, bên trong có một lớp đệm nhỏ bằng cao su dùng để cố định ruột phích. Đặc biệt là phần ruột phích. Nó thực chất là một bình nước có hai vỏ, được nối với nhau ở miệng, làm bằng thủy tinh tráng bạc để bức xạ các tia nhiệt trở lại nước trong phích. Hai lớp thủy tinh là chân không giúp nhiệt không truyền được ra bên ngoài. Đáy ruột phích có chuôi hút chân không là nơi hút khí giữa hai lớp ruột phích nhằm ngăn chặn sự truyền nhiệt giữa nước trong phích và môi trường bên ngoài.

Thông thường nhất, thể tích của một chiếc phích sẽ là khoảng 300ml, nhưng cũng có những loại phích có kích thước lớn hơn 500ml để phục vụ cho những gia đình đông người, cho những gia đình có nhu cầu sử dụng nước nóng nhiều. Phích nước đa số dùng để đựng nước cầm giữ nhiệt. Nhờ đó mà nó phục vụ như cầu sử dụng của con người một cách kịp thời như pha trà, pha mì tôm, pha cà phê…

Những chiếc phích đã mang lại sự tiện nghi trong cuộc sống của con người. Đó là một vật dụng vô cùng hữu ích.

Với yêu cầu Làm bài văn thuyết minh về chiếc phích nước chi tiết thì bạn có thể tham khảo bài văn mẫu sau đây.

Chiếc phích nước đã trở thành vật dụng vô cùng quen thuộc trong mỗi gia đình Việt. Ấm nước chè nóng, đĩa trầu cau đã mở đầu cho biết bao câu chuyện. Chiếc phích nước còn theo bác nông dân ra đồng, giúp bác có ấm chè thơm, bên cạnh điếu thuốc lào thơm, làm sảng khoái tinh thần sau những giờ làm việc vất vả. 

Phích nước được sáng tạo ra bởi nhà vật lý kiêm nhà hóa học James Dewar vào năm 1892, lúc đầu sử dụng cho mục đích phục vụ cho thí nghiệm, sau đó trở thành vật dụng được ưa thích trong mỗi gia đình bởi khả năng giữ nhiệt tốt, có thể giữ được nước ấm để sử dụng cho nhiều mục đích.

Cấu tạo một chiếc phích nước thông thường gồm 2 phần chính là vỏ phích và ruột phích. Vỏ phích được làm bằng những chất liệu cách nhiệt để người dùng không bị nóng, bỏng khi cầm rót nước. Có hai chất liệu chính để làm vỏ phích là nhựa hoặc kim loại. Với phích nước nhựa, nắp phích thường cũng được làm bằng nhựa, có ren xoáy để giữ nhiệt. Quai và tay cầm cũng được làm bằng nhựa, thuận tiện cho quá trình vận chuyển.

Phần quan trọng nhất của chiếc phích chính là phần ruột phích. Gọi là ruột phích nhưng thực chất đây chính là lớp vỏ thứ hai, rỗng bên trong để đựng nước. Ruột phích làm bằng thủy tinh được tráng bạc, dưới đáy lớp ruột sẽ có một van hút chân không để hút khí giữa hai lớp ruột phích, ngăn nước không bị truyền nhiệt ra ngoài.

Khi mua phích nước, cũng cần để ý, chọn lựa cẩn thận. Người mua nên nhìn vào trong ruột phích, thấy chấm sáng dưới đáy phích càng nhỏ tức là van hút khí tốt, có tác dụng giữ nhiệt tốt. 

Trong lần đầu sử dụng phích nước không nên đổ nước sôi 100 độ vào phích, chỉ nên đổ nước ấm khoảng 50 đến 60 độ để phích không bị vỡ. Trong quá trình sử dụng, không nên rót nước quá đầy vì nước có thể truyền nhiệt ra ngoài thông qua quá trình tiếp xúc với nắp phích. Di chuyển phích nước cẩn thận vì nếu va chạm có thể gây đổ vỡ, nước nóng tràn ra ngoài gây bỏng cho người dùng.

Chiếc phích nước gắn bó với cuộc sống của người dân Việt. Ta vẫn thường bắt gặp những chiếc phích nước đổ đầy được đặt sẵn trong nhà để nếu có khách đến thì có thể pha ngay ấm trà nóng. Hay hình ảnh bác nông dân ra đồng với điếu thuốc lào, ấm trà nóng để thưởng thức mỗi khi nghỉ ngơi.

Ngày nay, có rất nhiều phiên bản khác nhau của chiếc phích nước ra đời như bình giữ nhiệt nhỏ gọn để mỗi cô cậu học sinh mang theo bên mình. Hay hiện đại hơn là những cây nước nóng có thể làm nước nóng, lạnh bất kể lúc nào. Tuy vậy, chiếc phích nước văn vẹn nguyên giá trị, trở thành đồ gia dụng thân thiết khó có thể thay thế trong mỗi gia đình Việt.

Tham Khảo Bài ❤️️ Tả Chiếc Bút Mực ❤️️ 15 Bài Văn Tả Cây Bút Máy Hay

Tham khảo bài văn mẫu thuyết minh về cái phích nước sinh động mang đến cho các em học sinh những ý tưởng thú vị trong quá trình làm bài.

Vào mùa đông giá lạnh, để bảo vệ cho họng cũng như sức khỏe của mình, con người có nhu cầu sử dụng nước ấm. Nhưng nhiệt độ ngoài trời mùa đông rất thấp, làm thế nào để người ta có thể giữ nước luôn ấm? Câu trả lời đó chính là phích nước. Đây được coi như một vật thần kì có tác dụng lớn đối với đời sống của con người nhất, là trong những ngày nhiệt độ thấp.

Phích nước từ lâu đã rất quen thuộc đối với đời sống con người, đó là một dụng cụ có công dụng để đựng nước nóng. Hiện nay, có nhiều loại nước với thương hiệu và dung tích khác nhau, tuy nhiên phổ biến là phích nước có dung tích 1,5 L và thương hiệu nổi tiếng nhất người ta thường biết đến là phích nước Rạng Đông. Nhiệt độ phích nước giữ được cho nước là từ 70 – 90 độ C tùy vào thời gian chế nước vào phích.

Phích nước không phải là một vật dụng có cấu tạo quá phức tạp. Phích bao gồm vỏ bên ngoài. Trước đây, vỏ phích phổ biến được làm bằng nhôm. Điều này sẽ khiến bảo vệ phần ruột phích dễ hơn và bền hơn. Tuy nhiên, để giảm giá thành cũng như giúp việc sử dụng phích tiện lợi hơn, người ta còn sản xuất phích với vỏ bằng nhựa.

Bên cạnh của vỏ phích thường sẽ có quai phích. Mỗi phích thường gồm hai quai, một quay cầm phía bên cạnh và một quai sách bên trên. Phần đáy của lớp vỏ được thiết kế chắc chắn và cân đối để có thể đặt phích đứng một cách dễ dàng. Phích bên trên thường có nắp đậy, nắp của phích thường sẽ được thiết kế hình tròn với bán kính khoảng 10 cm. Trước đây nắp phích thường sẽ được thiết kế là một nút đậy bằng gỗ, hình trụ. Tuy nhiên hiện nay phổ biến nhất là các loại nắp phích xoáy. Sẽ có một cốc nhựa úp bên trên nắp phích.

Bộ phận bên trong quan trọng nhất của phích đó chính là ruột phích. Ruột phích được cấu tạo bởi hai lớp thủy tinh trong và giữa hai lớp thủy tinh này có một khoảng chân không. Phần ruột phích được tráng bạc bóng để nhằm giảm sự chuyển nhiệt của nước ra bên ngoài. Chính bởi vậy, khi đổ nước vào phích, nhiệt độ ấm luôn được đảm bảo. Vì ruột phích được cấu tạo bởi hai lớp thủy tinh nên rất dễ vỡ.

Như chúng ta đã biết, công dụng lớn nhất của các nước đó chính là dùng để để giữ nhiệt cho nước. Thời gian giữ nhiệt sẽ phụ thuộc vào từng loại phích khác nhau. Tuy nhiên thời gian trung bình mà phích có thể giữ được nhiệt độ cho nước đó chính là là từ 4 tới 6 tiếng.

Phích là một loại vật dụng cần thiết nên khi chọn phích chúng ta cần chọn một cách kỹ lưỡng và cẩn thận, đặc biệt cần để ý đến phần ruột phích. Bởi nếu như chọn không kỹ, phần ruột phích thiết kế mỏng hay quá kém sẽ khiến chúng ta khi chế nước vào sẽ rất dễ xảy ra tình trạng nổ gây nguy hiểm rất lớn đối với tính mạng của con người.

Cùng với sự phát triển của thị trường, hiện nay người ta còn sản xuất ra các loại phích điện bên cạnh phích truyền thống và độ phổ biến của loại phích này ngày càng cao vì đây là một loại phích ngoài việc giữ nhiệt người ta có thể sử dụng để cắm nước được. Tuy nhiên, khi sử dụng người dùng cần hết sức cân nhắc vì nếu không cẩn thận sẽ rất dễ gây ra tình trạng điện giật.

Có thể nói, phích là một loại vật dụng quan trọng và cần thiết đối với đời sống của mỗi con người, đặc biệt là vào trong mùa đông giá lạnh. Bởi thế, mỗi gia đình cần có cho mình ít nhất một chiếc phích nước để chứa nước và giữ nước ấm nhằm bảo vệ sức khỏe của mình.

Giới Thiệu Bài ❤️️ Tả Đồ Vật Mà Em Yêu Thích ❤️️15 Bài Văn Miêu Tả Hay Nhất

Chia sẻ cho các em học sinh bài thuyết minh cái phích nước hay chọn lọc không nên bỏ qua.

 Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, có rất nhiều các loại đồ dùng, vật dụng được con người sử dụng trong gia đình. Đó là những vật dụng hữu ích, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của con người. Có công dụng như một loại bình để chứa nước, đặc biệt là giữ cho nước luôn ấm để mọi người trong gia đình có thể sử dụng bất kì lúc nào, mà không cần tốn công hâm nóng hay đi đun lại nước. Vật dụng thần kì này mang lại cho con người rất nhiều tiện ích. Đó là chiếc phích nước.

Phích nước là một trong những vật dụng được sử dụng phổ biến trong các gia đình. Công dụng lớn nhất của chiếc phích nước chính là giữ nước nóng ở nhiệt độ ổn định. Phục vụ kịp thời nhu cầu sử dụng nước của con người mà không mất thêm nhiều công sức đun nóng. Với thiết kế đặc biệt, chiếc phích nước có thể duy trì độ nóng của nước trong một thời gian khá dài, khoảng bảy đến mười ngày.

Chiếc phích nước được cấu tạo bởi các bộ phận chính như: vỏ phích- đây là bộ phận bảo vệ ruột phích, thường được làm bằng nhựa. Vỏ phích cũng là bộ phận cách nhiệt với ruột phích.

Bộ phận thứ hai của chiếc phích mà ta có thể kể đến, đó chính là ruột phích. Trong cấu tạo của phích, ruột phích được xem là bộ phận quan trọng nhất, nó có vai trò giữ nhiệt độ của nước nóng. Do ruột phích được làm bằng một lớp thủy tinh mỏng, sau đó được tráng trên bề mặt một lớp bạc nên phích nước có thể duy trì nhiệt độ của nước trong một thời gian dài.

Bộ phận thứ ba của chiếc phích nước là chiếc nắp phích, bộ phận này cũng vô cùng quan trọng bởi nó là bộ phận dùng để che kín miệng phích, cách li được nước nóng trong phích tiếp xúc với không khí bên ngoài. Chiếc nắp phích thường được làm bằng nhựa, gồm hai lớp. Lớp ở trong có những đường xoáy để tạo độ khít với phích nước, lớp bên ngoài có hình dạng như một chiếc cốc nhỏ, đậy ở trên cùng.

Về kích thước của những chiếc phích phụ thuộc hoàn toàn vào dung lượng nước mà nó có thể chứa. Thể tích thông thường nhất của những chiếc phích là khoảng 300ml, nhưng cũng có những loại phích có kích thước lớn hơn 500ml để phục vụ cho những gia đình đông người, cho những gia đình có nhu cầu sử dụng nước nóng nhiều.

Phích nước có công dụng có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người, song giá thành của nó cũng rất rẻ, giá dao động từ một trăm nghìn đồng đến hai trăm năm mươi nghìn đồng, tùy thuộc vào thể tích, mẫu mã, nhãn hiệu… nhờ những chiếc phích nước mà con người luôn có nước nóng để phục vụ các nhu cầu sinh hoạt như: pha trà, pha mì tôm, hòa cà phê….

Những chiếc phích mang lại nhiều tiện ích cho con người, trong đó quan trọng nhất là tiết kiệm được thời gian, công sức. Con người có thể sử dụng nước nóng bất kì lúc nào, nhiệt độ trong phích luôn được đảm bảo, nhu cầu sử dụng cũng được đáp ứng tốt hơn. Như vậy, phích nước là một vật dụng không thể thiếu trong sinh hoạt của mỗi người, mỗi gia đình.

Bài văn thuyết minh phích nước điểm cao sẽ giúp các em học sinh tham khảo những ý văn hay và cách hành văn đặc sắc.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều đồ dùng sinh hoạt hằng ngày được thiết kế hiện đại, nhưng chúng ta vẫn không thể nào phủ định được tầm quan trọng của chiếc phích đối với cuộc sống con người.

Ruột phích làm bằng thủy tinh nhưng được tráng một lớp bạc để phản xạ các tia nhiệt trở lại nước đựng trong phích để có thể giữ nhiệt lâu hơn. Đậy nút cẩn thận để có thể ngăn cản sự truyền nhiệt ra bên ngoài phích. Loại ruột phích phổ biến và thông dụng nhất ở Việt Nam cũng được làm bằng thủy tinh và được tráng thêm một lớp bạc mỏng ở mặt có lớp chân không kín. Lớp bạc này có vai trò vô cùng quan trọng là làm giảm quá trình tỏa nhiệt của nước trong phích, hỗ trợ cho việc giữ nhiệt cho nước.

Nếu bạn muốn bảo quản phích một cách tốt nhất, bạn nên thử những cách sau. Khi mới mua phích về, bạn không nên cho nước sôi vào sử dụng luôn. Trước tiên bạn nên rửa qua bằng nước sạch, sau đó bạn nên cho nước ấm khoảng 50 – 60 độ ngâm trong bình thủy khoảng 30 phút. Ngâm nước ấm như vậy sẽ giúp cho bình thủy của bạn bạn sạch hơn và không bị vỡ khi đổ nước sôi vào. Sau khi làm sạch xong bạn có thể cho nước sôi vào và sử dụng bình thường.

Muốn giữ cho nước ấm lâu, bạn không nên rót đầy phích, hãy giữ cho mực nước và nắp phích một khoảng cách. Mỗi sáng, khi thấy nước còn thừa, bạn nên đổ nước thừa đó đi để đảm bảo sức khỏe cho cả nhà, sau đó bạn lại rót nước sôi, đậy kín và sử dụng bình thường. Vì phích chứa nước nóng, phích cũng rất dễ vỡ, chính vì thế nó rất nguy hiểm cho tất cả mọi người, nhất là trẻ em. Các bạn nên đặt phích ở những nơi an toàn tuyệt đối.

Có thể thấy phích nước giống như người bạn thân trong mỗi gia đình. Khách đến chơi nhà không phải lo không có nước nóng pha trà vì đã có phích nước nóng ủ sẵn pha trà mời khách rồi… Như vậy, có thể thấy vai trò của phích là vô cùng quan trọng đối với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của con người.

SCR.VN Gợi Ý 💦 Bài Văn Tả Đồ Vật Lớp 4 Mà Em Yêu Thích ❤️️ 15 Mẫu Hay

Đón đọc bài văn thuyết minh về phích nước ngắn nhất sau đây để trau dồi cho mình một văn phong hay, giàu ý nghĩa biểu đạt

Phích nước là đồ dùng để giữ nhiệt cho nước nóng, rất thông dụng và thường có trong mọi gia đình. Phích nước có hình trụ, cao khoảng 35 – 40cm.

Về cấu tạo, phích nước được làm theo nguyên lý chống sự truyền nhiệt của nước, gồm hai bộ phận: ruột phích và vỏ phích. Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất. Nó được làm bằng hai lớp thuỷ tinh. Ở giữa là môi trường chân không làm mất khả năng truyền nhiệt của nước ra ngoài.

Ở phía trong lòng và ngoài của ruột phích là lớp thuỷ tinh được tráng bạc có tác dụng hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt. Gắn với chiếc miệng nhỏ nhắn là cái nút có thể làm bằng gỗ hoặc bằng nhựa cứng luôn vừa khớp với miệng phích để cản trở sự thoát hơi nước và sự đối lưu truyền nhiệt của nước.

Khách đến chơi nhà không phải “đốt than quạt nước” vì đã có phích ủ sẵn nước nóng pha trà mời khách rồi… Như vậy có thể nói: Phích nước đã góp phần tạo nên một nét đẹp văn hoá ở Việt Nam.

 Trong gia đình ngoài các thiết bị nội thất, đồ dùng gia đình như bàn ghế, tivi, tủ lạnh, nồi cơm, bếp ga… thì không thể thiếu đi người bạn đồng hành tiện lợi mọi lúc mọi nơi chính là chiếc bình thủy. Có thể xem tầm quan trọng của phích nước trong cuộc sống của các gia đình là rất lớn, không thể thiếu.

Có thể hiện nay vật dụng ra đời nhiều loại hơn, được thiết kế đa dạng nhưng chiếc phích nước với dáng vẻ bé nhỏ, nhẹ nhàng, nó có thể đến đến bất cứ nơi đâu mà bạn muốn mang theo, các gia đình không thể thiếu đi trợ thủ đắc lực này.

Phích nước trên thị trường hiện nay được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, kể cả hình dáng, mẫu mã cũng có rất nhiều loại để đáp ứng nhu cầu của người dùng. Cái phích nước thông thường có hình trụ với chiều cao khoảng 35 – 40cm để phích có thể đứng vững, chắc chắn.

Chiếc phích nước còn có gọi với cái tên là chiếc bình thủy. Với tính năng giữ nhiệt độ cho nước nên phích được thiết kês theo nguyên lí chống sự truyền nhiệt của nước. Ruột phích và vỏ phích là hai thành phần chính cấu tạo nên chiếc phích. 

Ruột của phích là bộ phận cốt lõi, quan trọng nhất nên nó được gia công từ hai lớp thủy tinh, lớp chân không làm ngăn sự truyền nhiệt của nước ra bên ngoài được đặt ở giữa, hơn nữa lớp thủy tinh ở trong lòng và ngoài ruột của chiếc bình thủy được tráng bạc nhằm giữ nhiệt. Khi di chuyển lên miệng phích thì kích thước dần nhỏ lại với dụng ý giảm đi khả năng truyền nhiệt ra bên ngoài của nước.

Ở miệng phích được trang bị bằng chiếc nút có thể bằng gỗ hoặc nhựa chắc chắn, vừa khớp với miệng bao bọc bên ngoài là một chiếc nắp lớn hơn để ngăn sự thoát hơi cũng như sự đối lưu truyền nhiệt của nước. Nước khi cho vào phích thì có thể giữ còn 70°C có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng của con người.

Mọi gia đình Việt đều vô cùng quen thuộc với chiếc phích nước. Dù là ở nhà, nơi làm việc hay ở bệnh viện, bất kể nơi đâu cần tới phích nước thì nó đều có mặt vì sự tiện lợi cùng với nước trong phích luôn đảm bảo giữ nhiệt tốt trong thời gian dài. Vì thế mà có thể dùng để pha trà, pha sữa, cà phê… cùng nhiều nhu cầu khác. Sự hữu ích của phích sẽ tiết kiệm được thời gian cho người sử dụng. Vì thế thời gian sử dụng được lâu dài thì người dùng cần phải nhẹ nhàng, thường xuyên vệ sinh cho phích nước sạch sẽ.

Tóm lại, phích nước từ bao đời đã trở thành người bạn đồng hành khăng khít của mọi gia đình Việt Nam. Có chiếc phích trong gia đình con người sẽ tiết kiệm được thời gian khi cần đến nước nóng vì đã có chiếc phích bên cạnh rồi. Hãy trân trọng và nâng niu chiếc phích nước – một nét văn hóa tốt đẹp của Việt Nam.

Chia Sẻ Bài 🌵 Tả Quyển Sách Mà Em Yêu Thích Lớp 4 ❤️️15 Bài Hay Nhất

Bài văn mẫu thuyết minh về cái phích nước bình thủy sẽ mang đến cho các em học sinh những cách thuyết minh kết hợp miêu tả và biểu cảm phong phú.

Phích được thiết kế khá là đơn giản bao gồm 2 phần: ruột phích và vỏ phích. Như chúng ta có thể quan sát thấy, phần vỏ được làm từ nhựa hoặc bằng kim loại. Với mỗi loại vỏ khác nhau người ta lại sử dụng loại nắp phích khác nhau. Nếu là phích nhựa, người ta sẽ sử dụng nắp nhựa có ren, còn nếu là phích kim loại thì người ta sẽ sử dụng nắp gỗ. Nắp phích có công dụng ngăn cản sự truyền nhiệt của phích bằng đối lưu và giữ cho nước không tràn ra ngoài.

Phần đầu và phần lưng của phích có quai cầm để tiện cho việc vận chuyển. Để giúp cho phích nước trở nên bắt mắt trong mắt người tiêu dùng, các nhà sản xuất trang trí lên thân phích hình hoa văn kèm theo đó là tên thương hiệu. Tiếp theo là phần đáy của phích, đáy phích có thể gỡ ra hoặc nắp vào, bên trong còn có thêm một lớp đệm nhỏ bằng cao su giúp cho ruột phích được cố định.

Phần ruột phích được đặt nằm ở bên trong vỏ phích, làm bằng thủy tinh tráng bạc có tác dụng bức xạ các tia nhiệt trở lại nước trong phích. Để có thể giúp cho nhiệt đỡ bị truyền ra ngoài, người ta đã thiết kế “chân không” nằm ở giữa 2 lớp thủy tinh. Ở đáy ruột phích có chuôi hút chân không, nó có khả năng hút không khí giữa 2 lớp ruột phích hỗ trợ cho việc giữ nhiệt hiệu quả hơn.

Phích là đồ dùng thiết yếu trong mỗi gia đình, vì phích có khả năng giữ nước ấm trong khoảng thời gian khá là dài như 24 – 30 tiếng, nước sẽ vẫn còn ấm. Đặc biệt, mỗi khi nhà bạn có khách, bạn sẽ không phải lo lắng về việc không có nước nóng để pha trà, pha cà phê,… khả năng chứa nước của mỗi loại phích là khác nhau, loại nhỏ có thể chứa khoảng nửa lít, loại lớn có thể chứa đến khoảng 1,5 lít nước.

Khi sử dụng phích, muốn giữ nước ấm lâu hơn bạn nên đậy nắp lại ngay khi rót vào phích, và bạn nên nhớ không nên rót đầy phích, hãy chừa một khoảng trống giữa nước sôi và nắp phích để tránh việc nhiệt dễ bị truyền ra vỏ phích nhờ môi giới của nước. Khi mới mua phích về bạn cũng không nên rót nước sôi trực tiếp vào phích ngay, chỉ nên rót nước có nhiệt khoảng từ 50 đến 60 độ C, tránh tình trạng nước nóng quá làm vỡ phích.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các đồ dùng sinh hoạt gia đình có thể giữ nhiệt được thiết kế rất hiện đại, thế nhưng chúng vẫn không thể làm lu mờ đi tác dụng, vai trò quan trọng của phích nước đối với cuộc sống con người.

Bài văn thuyết minh về cái phích nước ngắn gọn sẽ giúp các em học sinh luyện tập cách diễn đạt mạch lạc, súc tích.

Trong gia đình có những đồ dùng không thể thiếu như chiếc quạt để quạt mát trưa hè, một chiếc tủ lạnh để bảo quản thức ăn hay những loại nồi niêu xoong chảo dùng để nấu nướng. Và trong đó không thể không kể đến là chiếc phích nước. 

Cách gọi này là bắt nguồn từ tiếng Pháp về đến Việt Nam theo thời gian được gọi chệch đi, Việt hóa đi dần dần có cái tên hiện tại là “phích nước”. Năm 1892, từ thùng nhiệt lượng kế của Newton qua một quá trình dài dày công nghiên cứu, không ngừng cải tiến, nhà vật lý học Sir James Dewar đã cho ra mắt phiên bản đầu tiên của nó. Từ một công trình nghiên cứu đến năm 1904, nó trở thành một mặt hàng thương mại, được đem ra kinh doanh bởi hai người thợ Đức và nhanh chóng trở nên phổ biến trên toàn thế giới.

Một chiếc phích nước thường có hình trụ, cao nửa mét, đường kính chỉ tầm mười lăm cm. Phích có xu hướng thu hẹp đường kính khi gần miệng tạo nên một miệng phích xinh xắn được phân chia rõ ràng với  phần thân. Vỏ phích thường làm bằng nhựa, một số loại làm bằng sắt để đảm bảo độ bền. Trên cái vỏ ấy có  thể vẽ đủ các hoa văn trang trí theo nhiều phong cách từ đơn sắc một màu đến sặc sỡ có sự pha trộn nhiều gam màu, từ hoa lá cành thơ mộng đến sự trầm lắng qua những hình khối.

Vỏ phích còn có thêm nắp phích thường là dạng xoay để đảm bảo đủ chặt chẽ và có cả quai cầm để rót nước được dễ dàng và có cả quai xách để dễ di chuyển. Tuy nhiên, ruột phích vẫn là phần quan trọng và có yếu tố quyết định đến toàn bộ chiếc phích. Phần ruột được làm bằng thủy tinh tráng bạc  và có hai lớp thủy tinh. Giữa hai lớp này là môi trường chân có tác dụng ngăn cản sự truyền nhiệt ra bên ngoài. 

Hãng phích nước phổ biến nhất hiện nay là Rạng Đông. Một chiếc phích có tuổi thọ rất cao nên gia đình biết giữ gìn. Tác dụng lớn nhất của phích là giữ nhiệt, không phải chỉ giữ nước nóng mà giờ đây còn có cả bình giữ lạnh. Nước nóng được giữ trong phích trong vòng 6 giờ từ môt trăm độ xuống còn tới bảy mươi độ.

Để chọn lựa được một chiếc phích tốt, chúng ta nên kiểm tra kĩ càng, mở xem độ sáng bóng của lớp ruột bên trong. Ngoài kiểm tra bằng mắt nhìn, ta có thể kiểm tra bằng âm thanh “o…o…o” . Khi rót nước vào xong nên nhanh chóng đậy nắp lại tránh thoát nhiệt. Ngay khi bạn đánh vỡ phích chúng ta không nên vội mua ngay cái mới mà nên tìm thử có chỗ nào bán ruột phích không để thay. Phích nước tuy cần thiết nhưng chúng ta nên cẩn thận để tránh bị bỏng, đặc biệt là xa tầm tay trẻ em. 

Chiếc phích vẫn là một đồ dùng cần thiết cho mỗi gia đình cho dù cuộc sống hiện đại có phát minh ra nhiều máy móc thông minh khác.

Đón đọc văn mẫu🌺 Thuyết Minh Về Chiếc Nón Lá🌺 Việt Nam

Trong xã hội ngày nay, đất nước ngày càng phát triển thì khoa học kỹ thuật lại càng thông minh vượt trội đã mang đến những thiết minh vĩ đại và vô cùng hữu ích đối với cuộc sống của con người hôm nay như tủ lạnh, máy giặt, bàn là,…đến cả những công cụ hỗ trợ cho việc học tập như máy tính, tivi,…

Trong số tất cả những thiết minh đó, con người không thể nào bỏ qua một cái phích nước – thứ luôn đồng hành cùng con người với dòng chảy của thời gian cũng như trải qua bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.

Chiếc phích nước là một đồ dùng trong nhà mà bất kỳ gia đình nào cũng đều phải sở hữu cho riêng mình một cái. Tuy chỉ là một vật nhỏ bé nhưng lại mang đến cho con người cái hơi ấm áp vào những buổi mùa đông giá lạnh, hay nói chính xác hơn về công dụng giữ nước nóng hoặc lạnh của nó.

Nói về nguồn gốc hình thành và xuất xứ của nó thì có lẽ ta nên bắt đầu từ thùng nhiệt lượng kế của Newton được dùng trong việc hỗ trợ nghiên cứu của con người vào những năm 1892.

Tuy nhiên, thùng nhiệt lượng kế này lại có một nhược điểm làm cho việc nghiên cứu trở nên khá khó khăn vì chiếc máy của Newton quá cồng kềnh, có nhiều bộ phận cần phải bảo quản và việc vệ sinh chiếc máy vô cùng khó khăn nên từ đó, cái phích nước ra đời dựa trên thùng nhiệt lượng kế.

Để đảm bảo giúp cho việc nghiên cứu trở nên thuận lợi và dễ dàng, chiếc phích nước được cấu tạo tuy nhỏ hơn thùng nhiệt lượng kế nhưng phải bảo đảm cách ly tối đa giữa nhiệt độ bên trong và nhiệt độ môi trường bên ngoài. Sir James Dewar – một nhà hóa học kiêm nhà vật lý học là người Scotland – là người đã sáng chế nên chiếc phích nước mà chúng ta sử dụng như ngày hôm nay.

Ban đầu, mục đích ra đời của cái phích nước là phục vụ trong phòng thí nghiệm, hỗ trợ công việc nghiên cứu khí hóa lỏng của Dewar nhưng đến năm 1904 có hai người thợ khắc thủy tinh đã nhìn thấy được công dụng của chiếc phích nước nên thành lập một công ty, cho ban hành việc sử dụng phích nước vào đời sống và đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo khách hàng giới thương mại từ đó đến ngày nay.

Một chiếc phích nước trải qua bao nhiêu năm vẫn không thay đổi giá trị ban đầu của nó. Cấu tạo của phích nước gồm có hai thành phần chính là vỏ phích và ruột phích.

Ruột phích được xem là bộ phận quan trọng nhất của cái phích nước. Nếu ruột phích bị hỏng thì coi như chiếc phích nước đó đã mất đi giá trị ban đầu của nó.

Thực chất, ruột phích được cấu tạo như một bình chứa đựng tới hai vỏ, được nối với nhau ở miệng phích. Ruột phích được làm bằng lớp thủy tinh có tráng bạc, nhằm bức xạ các tia nhiệt trở lại vào bên trong. Ở giữa hai lớp thủy tinh được biết đến là chân không nhằm ngăn cản sự truyền nhiệt ra bên ngoài môi trường.

Ở dưới đáy ruột phích còn có một cái chuôi hút chân không. Chức năng của cái chuôi này cũng giống như chân không, nhằm ngăn cản sự truyền nhiệt từ nước bên trong ra môi trường bên ngoài. Bộ phận thứ hai của cái phích nước là vỏ phích. Vỏ phích có thể được xem như tấm áo làm nổi bật vẻ đẹp của phích nước.

Vỏ phích thường được làm bằng kim loại hoặc nhựa, có dạng hình trụ dài. Vỏ phích có nhiều màu sắc như cam, tím, đỏ, hồng,…Trên thân vỏ được trang trí nhiều chi tiết như hình ảnh của bông hoa, hình ảnh của một chú cá vàng, hình ảnh cô thiếu nữ bên hoa huệ đến cả những họa tiết trang trí như rồng, chim vô cùng bắt mắt, nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng.

Đối với phích nước, trước khi quyết định mua, bạn nên kiểm tra phích. Đặt phích nước ra ngoài chỗ có ánh sáng, nhìn từ miệng xuống đáy phích, nếu nhìn thấy chỗ van hút khí có điểm màu sẫm càng nhỏ thì đó là phích tốt. Để tai lại gần miệng phích nghe thấy tiếng o o o và núm thủy ngân dưới đáy phích vẫn còn nguyên vẹn thì khi đó bạn mới nên quyết định mua nó.

Một điều lưu ý sau khi mua về là bạn không nên đổ nước nóng trực tiếp vào phích vì phích nước khi đó còn lạnh ở phần ruột, nếu đổ nước nóng ngay lập tức thì sẽ dẫn đến tình trạng vỡ phích. Nếu đổ, bạn chỉ nên đổ nước có nhiệt độ từ 50 đến 60 độ C. Nếu bạn muốn giữ nước nóng hoặc lạnh được lâu hơn thì nước trong phích chỉ được đổ gần hai phần ba lòng phích.

Công dụng hay còn gọi là chức năng của phích nước tuy chỉ là giữ nhiệt cho nước nhưng lại mang đến cho con người một sự ấm áp lớn lao. Hãy tưởng tượng vào một ngày mưa rơi xối xả, ngồi ngâm nghi tách cà phê nóng bên cửa sổ ngắm nhìn mưa rơi, đó chẳng phải rất tuyệt sao.

Phích nước là như thế đấy. Tuy đơn giản nhưng nếu một ngày, con người chúng ta không còn phích nước giúp đỡ nữa thì cuộc sống chẳng phải sẽ trở nên bộn bề, bận rộn hơn sao?

Dù giàu hay nghèo, mỗi gia đình cũng có một cái phích để đựng nước nóng. Phích nước là một đồ vật quen thuộc, rất tiện dụng cho cuộc sống hàng ngày.

Phích có nhiều loại và có nhiều kích cỡ khác nhau. Loại nhỏ chứa được khoảng nửa lít, loại lớn chứa được hai lít hoặc hai lít rưỡi. Các thương hiệu được nhiều người ưa dùng là phích Rạng Đông của Việt Nam, vừa tốt vừa bền, giá cả lại hợp lý.

Vỏ phích gồm quai xách, nắp, thân và đáy thường được làm bằng sắt, nhôm, trang trí đẹp mắt, có tác dụng bảo quản ruột phích. Nút nhựa hoặc sắt, hoặc tráng men, in những hình thù rất đẹp. Nút phích bằng gỗ xốp nhẹ, bọc vải thun màu trắng được làm bằng chất dẻo, quai xách bằng nhôm hoặc bằng nhựa.

Tuy nhiên bộ phận quan trọng nhất là ruột phích. Ruột phích được cấu tạo bằng hai lớp thủy tinh mỏng cách nhau khoảng chân không. Lòng phích tráng bạc. Đáy phích có van hút khí và núm thủy ngân. Loại phích tốt có thể giữ được nước nóng trong một ngày.

Đặc biệt là cách chọn phích. Đầu tiên, mở nắp phích ra, nhìn từ miệng phích xuống dưới đáy, lớp bạc tráng phải đều. Điểm màu sẫm ở chỗ van hút khí càng nhỏ càng tốt thì sẽ giữ nhiệt được lâu. Áp miệng phích vào tai, nghe có tiếng “o … o… ” đều đều là tốt. Chúng ta cần cẩn thận khi tháo đáy phích để xem núm thủy ngân có còn nguyên vẹn hay không.

Khi phích mới mua về, không được rót nước sôi ngay mà chỉ rót nước nóng khoảng 50 đến 60 độ, để khoảng nửa tiếng rồi đổ nước đó đi, rót nước sôi vào. Làm như vậy phích sẽ không bị vỡ. Đổ nước cũ ra, tráng qua một lượt cho sạch cặn đọng trong lòng phích, rồi mới rót nước sôi vào và vặn nắp thật chặt. Và quan trọng là phải để tránh tầm tay của trẻ em.

Phích là vật dụng quen thuộc trong đời sống. Nó có thể giữ được nước sôi ở khoảng 80 đến 90 độ. Và nó trở thành một vật dụng không thể thiếu của mỗi gia đình.

Bạn có thể xme thêm văn mẫu 😍Thuyết Minh Về Cây Bút Chì 😍hay nhất

Cùng học hỏi cách diễn đạt từng ý văn thông qua ngữ văn lớp 8 thuyết minh về cái phích nước nhà em hay nhất sau đây.

Dù giàu, dù nghèo thì mỗi gia đình cũng có một cái phích để đựng nước nóng. Phích nước là đồ vật quen thuộc, rất tiện dụng cho cuộc sống hằng ngày.

Phích có nhiều loại và nhiều kích cỡ khác nhau. Loại nhỏ chứa được khoảng nửa lít, loại lớn chứa được hai lít hoặc hai lít rưỡi. Các thương hiệu được nhiều người ưa dùng là phích Rạng Đông của Việt Nam hay phích Trung Quốc, vừa tốt vừa bền, giá cả lại hợp lí.

Vỏ phích gồm quai xách, nắp, thân và đáy, thường được làm bằng nhôm, nhựa hoặc sắt tráng men, in hoa hay hình chim, hình thú rất đẹp. Nút phích bằng loại gỗ xốp nhẹ (li-e), bọc vải thun mỏng màu trắng hoặc được làm bằng chất dẻo; quai xách bằng nhôm hoặc nhựa.

Bộ phận quan trọng nhất là ruột phích. Ruột phích được cấu tạo bằng hai lớp thủy tinh mỏng cách nhau một khoảng chân không. Lòng phích tráng bạc. Đáy phích có van hút khí và núm thủy ngân. Phích tốt có thể giữ được nước nóng trong một ngày.

Hôm đi siêu thị Miền Đông để mua chiếc phích biếu ông nội, ba dẫn em đi theo. Trên kệ, hàng trăm chiếc phích được trưng bày trông rất đẹp mắt.

Ba hướng dẫn em cách chọn. Mở nắp phích ra, nhìn từ trên miệng phích xuống dưới đáy, lớp bạc tráng phải kín. Điểm màu sẫm ở chỗ van hút khí càng nhỏ càng tốt. Áp miệng phích vào tai, nghe tiếng kêu o o đều đều. Ba em cẩn thận tháo đáy phích ra để xem núm thủy ngân còn nguyên vẹn hay không.

Ba hướng dẫn em cách sử dụng phích lần đầu. Phích mới mua về, không được rót nước sôi ngay mà chỉ rót nước nóng khoảng 50 đến 60 độ, để khoảng nửa tiếng rổi đổ nước đó đi, rót nước sôi vào. Làm như vậy phích sẽ không bị vỡ.

Mỗi sáng, mẹ em đổ nước cũ ra, tráng qua một lượt cho sạch cặn đọng trong lòng phích, rồi mới rót nước sôi vào và vặn nắp thật chặt. Vì biết cách sử dụng và giữ gìn cẩn thận nên chiếc phích nhà em sau mấy năm vẫn tốt.

Ba em đóng chiếc thùng gỗ nhỏ, cao khoảng vài tấc để đựng phích. Ba còn dặn mọi người cẩn thận đặt phích xa tầm tay trẻ nhỏ để tránh nguy hiểm.

Khám phá bài thuyết minh về cái phích nước lớp 8 điểm 10 sau đây để tham khảo cách diễn đạt sinh động của tác giả.

Phích nước là đồ dùng để giữ nhiệt cho nước nóng, rất thông dụng và thường có trong mọi gia đình. Phích nước có rất nhiều loại được làm từ những vật liệu khác nhau, có cấu tạo và hình dáng khác nhau, về hình dáng phích nước thường có hình trụ, cao khoảng 35 – 40cm, giúp cho phích có thể đứng thẳng mà không bị đổ.

Phích nước được làm theo nguyên lý chống sự truyền nhiệt của nước, gồm hai bộ phận: ruột phích và vỏ phích. Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất. Nó được làm bằng hai lớp thuỷ tinh. Ở giữa là môi trường chân không làm mất khả năng truyền nhiệt của nước ra ngoài, ở phía trong lòng và ngoài của ruột phích là lớp thuỷ tinh được tráng bạc có tác dụng hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt. Càng lên trên cao đầu phích, miệng phích càng nhỏ lại để giảm khả năng truyền nhiệt của nước.

Ruột phích có hiệu quả giữ nhiệt cho nước rất tốt, trong vòng 6 tiếng đồng hồ, nước từ 100°c còn giữ được 70°c sẽ đảm bảo dùng nước được lâu và nước đủ nhiệt để pha chế trà, cà phê… tạo nên một nét đẹp văn hoá vừa mang tính chất cổ truyền của dân tộc vừa mang một phong cách hiện đại còn gọi là nét văn hoá “cafe” đậm đà bản sắc dân tộc

Gắn với chiếc miệng nhỏ nhắn là cái nút có thể làm bằng gỗ hoặc bằng nhựa cứng luôn vừa khớp với miệng phích để cản trở sự thoát hơi nước và sự đối lưu truyền nhiệt của nước.

Để bảo quản phích lâu hỏng ta nên làm một chiếc khung bằng gỗ để đặt phích và giữ chặt lấy phích. Đặt khuôn giữ phích ở nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh nóng và xa tầm tay của trẻ em. Nếu để phích không đúng quy cách có thể gây tai nạn bỏng nặng vì phích giữ nhiệt cho nước sôi khá lâu.

Điều quan trọng nhất nhất là ta phải giữ gìn chiếc nũm phích, vì nũm phích để giữ khoảng chân không góp phần làm giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Chúng ta nên lưu ý khi rót nước nóng vào phích phải rót từ từ để ruột phích dễ thích nghi với nhiệt độ cao thì phích sẽ lâu hỏng hơn khi chúng ta không làm như vậy.

Khi rót nước xong phải đậy nút phích cẩn thận. Đối với nút phích bằng nhựa thì phải xoáy đúng ren, xoáy thật chặt, còn với nút phích bằng gỗ ta cũng phải đậy cho vừa khít để nước nóng được lâu. Nếu chúng ta không làm đúng cách thì ruột phích sẽ chóng hỏng vì không khí bên ngoài xâm nhập vào ruột phích.

Phích nước là một đồ dùng rất tiện lợi cho cuộc sống hàng ngày trong mỗi gia đình. Nó như người bạn thân trong mỗi gia đình. Sáng sớm, bác nông dân mang phích nước nóng ra đồng, pha ấm trà nóng rít điếu thuốc lào khi đã cày xong thửa ruộng thì sảng khoái biết bao. Khách đến chơi nhà không phải “đốt than quạt nước” vì đã có phích ủ sẵn nước nóng pha trà mời khách rồi… Như vậy có thể nói: Phích nước đã góp phần tạo nên một nét đẹp văn hoá ở Việt Nam.

Chia sẻ cơ hội 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới

Đừng nên bỏ qua bài văn thuyết minh về cái phích nước lớp 8 ngắn gọn nhưng sinh động sau đây.

Phích nước được phát minh bởi nhà vật lý học Sir James Dewar vào năm 1892 nhờ cải tiến từ thùng nhiệt lượng kế của Newton. Phích nước được cấu tạo từ 2 phần: ruột và vỏ. Phần vỏ hình trụ, chiều cao tùy hình dạng và kích thước của phích. Vỏ có thể làm bằng nhựa hoặc bằng kim loại và đi kèm với mỗi loại vỏ là các loại nắp.

Vỏ phích cũng là bộ phận cách nhiệt với ruột phích, người sử dụng có thể thoải mái sử dụng, va chạm với lớp vỏ này mà không sợ bị phỏng, nóng. Ngày nay, do nhu cầu sử dụng đi kèm với nhu cầu thẩm mĩ nên những chiếc phích được trang trí bởi họa tiết hoa văn, những hình vẽ ở vỏ phích vô cùng độc đáo và đa dạng.

Nắp phích dùng để ngăn cản hiện tượng truyền nhiệt của phích bằng đối lưu và giúp nước không tràn ra khỏi phích. Phần đầu phích còn có quai cầm và được trang trí hoa văn cùng tên thương hiệu. Phần đáy có thể gỡ ra lắp vào, bên trong có 1 lớp đệm nhỏ bằng cao su dùng để cố định ruột phích.

Phần ruột phích thực chất là một bình 2 vỏ, được nối với nhau ở miệng, làm bằng thủy tinh tráng bạc để bức xạ các tia nhiệt trở lại nước trong phích. Giữa 2 lớp thủy tinh là chân không giúp nhiệt không truyền được ra bên ngoài. Đáy ruột phích có chuôi hút chân không là nơi hút khí giữa 2 lớp ruột phích nhằm ngăn chặn sự truyền nhiệt giữa nước trong phích và môi trường bên ngoài. Vì vậy, trong vòng 6 tiếng đồng hồ, nước từ 100°C còn giữ được 70°C.

Phích nước là đồ dùng thiết yếu trong gia đình tiện lợi cho việc giữ nước ấm trong một thời gian tương đối dài khoảng 24-30 tiếng. Đặc biệt mỗi khi có khách đến nhà thì chiếc phích nước dự trữ nguồn nước ấm sẽ giúp ta pha trà nhanh hơn, tấm lòng thảo thơm của ta như sóng sánh ra cùng hương thơm và sự ấm áp của li trà.

Tuy không hiện đại cao và đáp ứng tuyệt đối hoàn hảo nhu cầu sử dụng của con người nhưng chiếc phích nước phần nào đảm bảo về việc giữ nhiệt và sự nhanh gọn. Có thể nói chiếc phích đã trở thành một trong những người bạn da dụng không thể thiếu trong gia đình chúng ta.

Chia sẻ thêm bài văn ✅Thuyết Minh Về Cây Bút Máy ✅ Hay, độc đáo

Muốn thuyết minh về cái phích nước lớp 8 hay đặc sắc thì các em học sinh có thể kết hợp giữa nhiều phương thức biểu đạt để làm bài văn của mình thêm sống động và ấn tượng với người đọc.

Chiếc phích nước đã đi vào đời sống và trở thành một vật dụng quen thuộc và hữu ích của mỗi gia đình Việt Nam. Hầu như gia đình nào cũng sở hữu ít nhất là một chiếc phích nước.

Phích nước hay còn gọi là bình thủy hình trụ, chiều cao tùy vào kích thước của phích. Chiếc phích gồm có 2 phần là ruột phích và vỏ phích. Bộ phận vỏ phích gồm quai xách, nắp, cổ, thân, đáy làm bằng nhôm hoặc tre đan và hiện nay được làm nhiều bằng nhựa. Quai phích gồm hai quai : một quai gắn ở hai bên cổ phích vòng lên phía trên nắp phích để xách đi xách lại cho dễ, một quai được gắn ở thân phích để thuận lợi khi rót nước.

Nắp phích gồm nút bên trong làm bằng xốp nhẹ bọc vải màu trắng hoặc làm bằng nhựa và nắp bên ngoài. Nhiệm vụ của nắp phích là giữ cho hơi nước không tỏa ra bên ngoài.Thân phích hình ống có in họa tiết, trang trí hoa văn. Nhiệm vụ của thân là bảo vệ cho ruột phích khỏi vỡ.

Đế phích hình tròn, là bộ phận cuối cùng của phích giữ cho phích đứng trụ trên mặt đất và bảo vệ phía dưới ruột phích. Ruột phích được cấu tạo bởi hai lớp thủy tinh, ở giữa là khoảng chân không. Bên thành trong của hai lớp thủy tinh còn được tráng bạc để phản chiếu bức xạ nhiệt, giúp ngăn sự truyền nhiệt ra bên ngoài. Ruột phích làm bằng thủy tinh nên rất mỏng và dễ vỡ.

Ruột là phần quan trọng nhất nên khi mua cần lựa chọn thật kĩ: mang ra chỗ sáng mở nắp phích, nhìn từ trên miệng xuống đáy phích thấy có điểm màu sẫm ở chỗ van hút khí. Điểm đó càng nhỏ thì van hút khí càng tốt. Áp miệng phích vào tai nghe tiếng o…o là tốt. Tháo đáy phích kiểm tra xem núm thủy ngân có còn nguyên vẹn hay không. Tuy nhiên ruột phích truyền nhiệt kém, sự thay đổi nhiệt đột ngột như đổ nhanh nước nóng vào khi bình đang nguội lạnh, hay đổ nước lạnh vào khi bình đang nóng đều có thể làm bình bị nổ.

Phích nước có hiệu quả giữ nhiệt cho nước trong vòng 6 tiếng từ 100 độ C xuống 60 độ C. Chiếc phích là một vật dụng quen thuộc có ích và cần thiết cho mọi gia đình, nó đặc biệt có ích cho những người bán trà vỉa hè. Phích có nhiều loại và nhiều kích cỡ khác nhau có loại chứa khoảng nửa lít, loại lớn chứa khoảng 2 đến 3,2 lít. Các thương hiệu sản xuất được nhiều người ưa chuộng là phích Rạng Đông.

Ngày nay trên thị trường có nhiều những vật dụng có thể giữ ấm cho nước nhưng chiếc phích vẫn là một vật dụng quen thuộc, gần gũi giá cả phù hợp cho mọi gia đình người Việt.

Bên cạnh các bài văn Tiếng Việt thì chúng tôi sẽ cung cấp thêm cho bạn độc bài văn thuyết minh về cái phích bằng Tiếng Anh cực chất.

The thermos or water bottle was invented by a Scottish physicist and chemist. The structure of the water bottle consists of two parts: the shell and the intestine. Between these two layers there is another layer of vacuum that works to retain heat.

The thermos is made of glass but has a silver coating to reflect the heat rays back to the water contained in the thermos to keep the heat longer. Close the stopper carefully to prevent heat transfer to the outside of the thermos.

The most common and popular type of thermos in Vietnam is also made of glass and coated with a thin layer of silver on the side with a vacuum sealed layer. This silver layer has an extremely important role in reducing the heat dissipation of the water in the thermos, helping to keep the water warm.

Tạm dịch:

Bình giữ nhiệt hay bình nước được phát minh bởi một nhà vật lý và hóa học người Scotland. Cấu tạo của bình nước gồm hai phần: phần vỏ và phần ruột. Giữa hai lớp này có một lớp chân không khác có tác dụng giữ nhiệt.

Ruột phích làm bằng thủy tinh nhưng có tráng bạc để phản xạ các tia nhiệt trở lại nước đựng trong phích giúp giữ nhiệt lâu hơn. Đậy nút cẩn thận để tránh nhiệt truyền ra bên ngoài phích.

Loại phích thông dụng và phổ biến nhất ở Việt Nam cũng được làm bằng thủy tinh và tráng một lớp bạc mỏng ở mặt bên có một lớp hút chân không kín. Lớp bạc này có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giảm sự tỏa nhiệt của nước trong phích, giúp giữ ấm cho nước.

Chia Sẻ Bạn Cách ❤️  Nhận Thẻ Cào 100k Miễn Phí ❤️ Card Viettel Mobifone

Cập nhật thông tin chi tiết về Thuyết Minh Về Đền Nghè ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất trên website Avwg.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!