Xu Hướng 9/2023 # Sau Hai Thập Kỷ Sữa Dumex Nói Lời Chia Tay Thị Trường Việt # Top 18 Xem Nhiều | Avwg.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Sau Hai Thập Kỷ Sữa Dumex Nói Lời Chia Tay Thị Trường Việt # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Sau Hai Thập Kỷ Sữa Dumex Nói Lời Chia Tay Thị Trường Việt được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Avwg.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hơn hai thập kỷ, sữa Dumex đã từng rất quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam, nhận được rất nhiều sự quan tâm và lựa chọn của các bà mẹ nuôi con nhỏ. Tuy nhiên vào cuối năm 2023 có thông tin bất ngờ thương hiệu sữa ngoại này rời khỏi thị trường Việt Nam. 

Sữa Dumex là của nước nào?

Sữa Dumex là của nước Pháp thuộc tập đoàn Danone có trụ sở chính đặt ngay Paris. Với bề dày lịch sử thành lập và phát triển hơn 90 năm, Danone được biết đến là tập đoàn thực phẩm dinh dưỡng hàng đầu tại Châu Âu và Châu Á Thái Bình Dương. Đặc biệt, hiện chiếm vị trí số 1 tại toàn Châu Âu và 18 quốc gia Châu Á khác.

Danone sở hữu 5 trung tâm nghiên cứu khoa học đạt chuẩn quốc tế tại Pháp, Đức, Hà Lan, Anh, Singapore. Theo đó, tập đoàn còn hợp tác với 500 tổ chức khoa học quốc tế và các đại học hàng đầu thế giới, đặc biệt là viện Pasteur. Nhờ vậy tập đoàn mới không ngừng đưa ra những phát minh khoa học tiên tiến nhất và sản phẩm sữa Dumex nổi tiếng là một minh chứng điển hình.

Sữa Dumex Gold cho trẻ

Trên thị trường, Dumex Gold là một trong những sản phẩm bán chạy nhất bởi những thành phần dưỡng chất tốt cho sự phát triển của trẻ:

– Phát triển trí tuệ: công thức PreciNUTRI chứa 6x DHA, AA hàm lượng cao được chứng nhận khoa học phát triển trí não và thị lực hiệu quả tối đa. Bên cạnh đó, axit béo Omega 3, 6, Taurine, Choline giúp phát triển cấu trúc và đảm bảo chức năng hoàn thiện tế bào não.

– Dumex® GOLD+ bước 4 mới với công thức PreciNUTRI Dinh Dưỡng Hoàn Thiện chứa Canxi, Vit D3, Phốt Pho và Sắt giúp bé phát triển thể lực hoàn thiện để học hỏi và khám phá thế giới xung quanh.

– Hệ tiêu hóa khỏe mạnh: Prebiotics được chứng minh lâm sàng hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn có lợi giúp bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

– Hệ miễn dịch khỏe mạnh: scGOS:lcFOS 9:1 được chứng nhận khoa học hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn có lợi giúp hệ miễn dịch của bé phát triển một cách tự nhiên.

Sữa Dumex chỉ còn tồn tại ở Việt Nam dưới dạng hàng xách tay

Ở khu vực châu Á, tập đoàn Danone tập trung trọng điểm tại thị trường Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Có thể nói Danone là một trong những nhà sản xuất sữa ngoại đầu tiên thâm nhập thị trường Việt.

Bên cạnh đó, các mặt hàng sữa bột dành cho trẻ em dưới 6 tuổi bị áp giá trần hơn 2 năm qua cũng có thể là nguyên nhân khiến Danone không còn “mặn mà” với thị trường Việt.

Như vậy, các doanh nghiệp sữa chiếm thị phần thấp trong ngành như Danone có lẽ không còn cách nào để cạnh tranh với các ông lớn khác trên thị trường như Vinamilk, TH True milk…

Thế nhưng đại diện Danone Việt Nam cũng khẳng định, thương hiệu Dumex cũng như tập đoàn Danone vẫn sẽ tiếp tục các hoạt động kinh doanh của mình tại những thị trường khác trong khu vực Đông Nam Á, nơi mà nhà sản xuất này gia nhập từ những năm đầu thập niên 1940.

Vì vậy, sữa Dumex có thể tồn tại ở nước ta theo dạng hàng xách tay chứ không còn xuất hiện chính thức tại các siêu thị hay cửa hàng phân phối sữa nữa. Đó cũng là điều đáng tiếc cho người tiêu dùng Việt.

Theo Dinhduong.online tổng hợp

Thực Hư Đi Đà Lạt Có Chia Tay Không? Những Địa Điểm Lời Nguyền Chia Tay Ở Đà Lạt

Thực hư truyền thuyết đi Đà Lạt về chia tay 

Không tự nhiên mà nhiều người lại rỉ tai nhau truyền thuyết đi Đà Lạt về chia tay người yêu. Cũng không ít các bạn trẻ lên mạng xã hội đề cập đến vấn đề này. Nhiều người khuyên rằng, nếu đang yêu nhau thì không nên đi Đà Lạt, hoặc có đi thì nên đi cùng bạn bè. Nhưng cũng có cặp đôi chia sẻ rằng đây chỉ là lời đồn thổi, mê tín và họ rất muốn đi Đà Lạt để chiêm ngưỡng cảnh đẹp nơi đây. 

Ảnh: Sưu tầm

Lời nguyền hay truyền thuyết vẫn mãi là câu hỏi không có đáp án đúng sai, có nhiều cặp đôi sau khi đi Đà Lạt về nhẹ thì cãi nhau, giận dỗi, nặng thì đường ai nấy đi không bao giờ gặp lại. Nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều người hạnh phúc và còn quay lại Đà Lạt chụp ảnh cưới. Chẳng ai có thể tự tin khẳng định rằng điều này là có thật, liệu rằng Đà Lạt sẽ là nơi hâm nóng tình cảm của các bạn trẻ hay là báo hiệu sự chia cách của một cuộc tình?

Ảnh: Yến Phạm

Đi Đà Lạt có chia tay không? Những địa điểm lời nguyền chia tay ở Đà Lạt

Đà Lạt mang vẻ đẹp mộng mơ khiến nhiều người say mãi chẳng muốn rời đi, nhưng cũng có một vài địa điểm khiến cặp đôi lăn tăn, e sợ không dám đặt chân đến như: 

Hồ Than Thở 

Hồ Than Thở nghe tên đã cảm nhận được sự lưu luyến đượm buồn, nếu là người yêu Đà Lạt chắc chắn bạn sẽ không còn xa lạ gì với câu thơ: 

“Đà Lạt có thác Cam Ly

Có hồ Than Thở người đi sao đành”

Đến với Hồ Than Thở bạn sẽ cảm nhận được khung cảnh mềm mại, yên bình nhưng cũng có chút buồn tịch mịch, vấn vương. Hồ nằm trên đồi thông, khi có những cơn gió thổi về bạn sẽ thấy mặt nước rung động, những tán lá thông rì rào bên tai. Xung quanh hồ còn có những rặng liễu rủ bóng in xuống mặt nước, đi vào sâu hơn bạn sẽ được chiêm ngưỡng đồi hoa Bất tử và đủ sắc màu của vườn hoa Cẩm Tú Cầu. 

Ảnh: Sưu tầm

Dạo quanh Hồ Than Thở bạn sẽ cảm nhận được không khí trong lành, không có ồn ào náo nhiệt của của khói bụi thị thành chỉ còn lại những bãi cỏ xanh mướt, hàng thông nhiều năm tuổi. Tuy cảnh sắc lãng mạn, tuyệt vời là thế nhưng nơi đây lại là một chuyện tình đau thương thấm đẫm của Hoàng Tùng và Mai Nương.

Tình yêu của Hoàng Tùng và Mai Nương diễn ra vào khoảng thế kỷ 18, khi chiến tranh diễn ra Hoàng Tùng đã lên đường đi đánh trận trước khi đi hai người đã gặp nhau ở Hồ Than Thở và hẹn lời thề khi mùa xuân đến hoa anh đào nở sẽ trở về. Thế nhưng, sự đời vốn không biết nay mai, Mai Nương ở nhà nghe được tin Hoàng Tùng tử trận, vì quá đau buồn mà gieo mình xuống dòng sông. Đến ngày thắng trận trở về Hoàng Tùng mang trong mình niềm vui sướng và trái tim mong nhớ người yêu nhưng chàng đã vô cùng đau buồn khi nghe tin Mai Nương đã chết. Sau này, Hoàng Tùng cũng lựa chọn tự tử bên bờ hồ Than Thở để giữ trọn lời thề với người yêu.

Đồi Thông Hai Mộ

Đồi Thông Hai Mộ mang vẻ đẹp nhẹ nhàng thơ mộng của non xanh nước biếc, nhưng ít ai biết rằng ẩn chứa trong đó là thiên tình sử đầy bi thương. Đó là câu chuyện tình đẹp nhưng đầy trắc trở của đôi uyên ương cách đây 60 năm trước. 

Ảnh: Sưu tầm

Bấy giờ người dân Đà Lạt vẫn kể lại rằng: Xưa kia có một anh chàng  học tại trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt đem lòng yêu mến cô giáo trẻ. Hai người ngày ngày viết thư và trao gửi tình cảm cho nhau, hẹn ước sau này chàng trai ra trường sẽ cưới cô gái. Thế nhưng, do hoàn cảnh cô gái vốn là trẻ mô côi, nên gia đình chàng trai không đồng ý. Vì sự chênh lệch giai cấp này, gia đình chàng đã bắt anh lấy người con gái mà họ đã chọn sẵn. 

Ngày chàng trai lấy vợ cô gái trẻ đau lòng và dứt áo tự tử bên Hồ Than Thở, thi thể cô được chôn tại Đồi Thông Hai Mộ. Thời gian sau này chàng trai trở lại nghe tin người yêu đã chết, đau đớn thống khổ chàng trai chọn ra chiến trường. Trước khi tử trận chàng trai đã để lại di nguyện muốn được chôn cạnh mộ của người yêu ở Đà Lạt. 

Một câu chuyện tình đẹp nhưng chứa nhiều bi thương có lẽ vì thế mà nhiều người đồn rằng đến Đồi Thông Hai Mộ sẽ bị dính lời nguyền chia tay. 

Cây thông cô đơn

Có lẽ bạn không ngờ đến, nhưng cây thông cô đơn cũng được coi là địa điểm dính lời nguyền chia tay ở Đà Lạt. Nơi đây, chỉ có duy nhất một cây thông nhưng đã tạo ra hàng triệu bức hình sống ảo của giới trẻ. Thắng cảnh xung quanh cây thông khá yên bình và hòa cùng bầu không khí se lạnh của Đà Lạt lại càng làm cho nơi đây trở thành điểm đến yêu thích. 

Ảnh: Sưu tầm

Tuy là điểm đến không bao giờ hết hot nhưng nhiều người cho rằng các cặp đôi yêu nhau không nên đến đây hoặc có check in nên chụp mỗi người một khung hình. Họ lo sợ rằng sẽ phải chịu cảnh một mình đơn chiếc như cây thông cô đơn.

Thung lũng tình yêu

Thung lũng tình yêu một biểu tượng của thành phố Đà Lạt, nơi đây các trung tâm khoảng 6km với rất nhiều loài hoa đặc biệt mà không nơi nào có được. Du khách yêu Đà Lạt muốn được check in cùng với các loài hoa luôn luôn lựa chọn nơi đây làm điểm đến đầu tiên. 

Ảnh: Sưu tầm

Tuy vậy, không tự nhiên mà nhiều người cho rằng các cặp đôi yêu nhau không nên đến đây bởi giữa một rừng hoa nhưng lại có một loài hoa Mimosa, loài hoa gắn liền với câu chuyện tình yêu đẹp nhưng bi thương. Mối tình của họ đẹp biết bao nhưng bị gia đình ngăn cấm nên chàng trai đã tìm đến cái chết, cô gái đau lòng vì tiếc thương nên đã gục ngã và chết bên cạnh chàng trai. Tình yêu của họ là một kết thúc buồn nhưng từ ấy lại mọc lên một loài hoa sắc vàng mang đến niềm hy vọng trên mảnh đất cao nguyên tên gọi Mimosa. 

Tuyệt tình cốc Đà Lạt

Nằm ở cạnh suối cạn, Tuyệt tình cốc địa điểm luôn làm mưa làm gió trong suốt thời gian vừa qua. Nơi đây, có một hồ nước trong xanh màu ngọc bích khiến bất cứ ai nhìn vào cũng đều mê mẩn trước vẻ đẹp này. Vì đây là khu du lịch tự phát nên đường đến đây khá hiểm trở. khó khăn, bạn nên lưu ý khi di chuyển trên quãng đường này. 

Ảnh: Sưu tầm

Tuy mang vẻ đẹp vạn người mê như vậy nhưng nơi đây vẫn được coi là một trong những địa điểm chia tay người yêu các đôi uyên ương không nên đến. 

Langbiang

Nơi đây cũng là một trong những điểm đến bị nhiều người gắn mác là “đi nơi này về chia tay”. Langbiang là dãy núi cao nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 12km mang trong mình phong cảnh hữu tình với tầm nhìn vô cùng hấp dẫn. Từ đây bạn có thể chiêm ngưỡng được toàn cảnh đẹp của núi rừng Đà Lạt. 

Ảnh: Sưu tầm

Giống như Hồ Than Thở hay Thung lũng tình yêu đằng sau vẻ đẹp kia là câu chuyện tình yêu đẹp vượt qua sự ngăn cản của bộ tộc. Đó là chàng Lang đi săn đã gặp và cứu giúp nàng Biang, mến mộ lòng trượng nghĩa của chàng tù trưởng Lang cô gái đã đem lòng yêu chàng. Hai người yêu nhau sâu đậm nhưng vì sự thù hằn giữa hai bộ tộc, tình yêu của họ đã ngăn cách. 

Biang đã vượt qua nhiều cánh rừng đến tìm chàng trai họ đã rất đau buồn cho mối lương duyên này và nguyện cùng nhau trút hơi thở cuối cùng tại ngọn núi này. Người dân sau này hóa giải hận thù và đặt tên họ làm tên ngọn núi nơi hai người mất đi. 

Ảnh: Sưu tầm

Nếu như bạn đã đến đây du lịch chắc hẳn sẽ thấy được trên đỉnh Langbiang vẫn còn bức tượng là biểu tượng cho tình yêu đẹp của chàng Lang và nàng Biang. 

Cầu chữ Y

Nhắc đến Đà Lạt không ai là không biết đến Hồ Xuân Hương Đà Lạt, hồ nằm ngay trung tâm thành phố với vẻ đẹp yên bình và tĩnh lặng. Cầu chữ Y là một biểu tượng gắn liền với Hồ Xuân Hương nơi được các bạn trẻ chọn làm điểm check in ngắm hồ đẹp xuất sắc. 

Check in tại cầu sẽ bạn những bức ảnh mỹ mãn, đặc biệt khi buổi chiều hoàng hôn về, chớp được khoảnh khắc này sẽ vô cùng tuyệt đẹp. Tuy đẹp là thế nhưng các cặp đôi vẫn e ngại khi đến đây bởi chữ y rẽ làm hai nhánh giống như mỗi người một ngả trên đường đời.

Ảnh: Sưu tầm 

Địa chỉ: Hồ Xuân Hương, Đà Lạt, Lâm Đồng

Chia tay về sau khi đi Đà Lạt lỗi có thật sự thuộc về nơi đây

Ảnh: Sưu tầm

Thực tế thì tình yêu là thứ gắn kết lại con người với nhau nhiều nhất nhưng cũng dễ dàng mất đi nếu như không cố gắng vun vén và kết cục định sẵn chính là chia ly. Hàng ngày trong cuộc sống, phát sinh rất nhiều vấn đề về công việc, học tập, tiền bạc nếu như bạn không cân bằng sẽ gây mệt mỏi dẫn đến chia tay. Hơn nữa, chúng ta hay có tâm lý đổ lỗi và tìm một lý do vì vậy nếu chẳng may sau dịp đi Đà Lạt thì đây sẽ trở thành một cái cớ về sự chia tay của bạn. 

Như vậy là bạn đã trả lời được câu hỏi đi Đà Lạt có chia tay không? Những địa điểm lời nguyền chia tay ở Đà Lạt rồi nhỉ? Tình yêu là thứ khó mất đi nhưng cũng là thứ dễ bị tác động nhất. Chỉ cần một trong hai người không nỗ lực, sợi dây liên kết bị tách rời thì rất nhanh sẽ dẫn đến biệt ly. Vì vậy, sẽ chẳng có lời nguyền nào cả có chăng chỉ là trong mỗi chúng ta có đủ bao dung, đủ chân thành để bảo vệ tình yêu của mình. Yêu mà chia tay thì chắc là do cách yêu thôi, lỗi không phải do Đà Lạt đâu nhỉ?

Đăng bởi: Nguyễn Thành Hoan

Từ khoá: Thực hư đi Đà Lạt có chia tay không? Những địa điểm lời nguyền chia tay ở Đà Lạt

7 Điều Đàn Ông Trưởng Thành Không Nên Làm Sau Khi Chia Tay

Sau khi chia tay, anh em cảm thấy thế nào?

Chia tay một người – hẳn sẽ buồn chứ.

Nó giống như việc đang đi trên một con đường tươi đẹp rồi tự nhiên một người rời đi – và các ông quay lại phía sau, rồi phía trước – chẳng có gì ngoài sự trống rỗng.

Sau chi tay cảm giác thế nào – hỏi câu này nghe có vẻ thừa, nhưng tôi tin là mỗi người sẽ có những cách vượt qua chuyện chia tay khác nhau.

Và đây là những sai lầm mà một người đàn ông trưởng thành nên tránh.

1 – ĐỪNG CẦU XIN NGƯỜI ĐÓ QUAY TRỞ LẠI

Trong hành trình trưởng thành, tôi vẫn vô cùng tâm đắc với câu nói:

Giữ người muốn ở lại, đừng giữ người muốn ra đi.

Các ông níu kéo họ lúc trời sáng, họ sẽ rời đi vào lúc trời tối khi các ông đã ngủ say.

Các ông níu kéo họ qua những dòng tin nhắn, những cuộc điện thoại, họ sẽ chặn số, chặn tài khoản để vĩnh viễn các công không thể nào liên lạc được nữa.

Cầu xin một người quay trở lại, nó vô ích và mất thời gian y như việc dã tràng xe cát.

2 – ĐỪNG VỘI VÀNG BƯỚC VÀO MỘT MỐI QUAN HỆ

Có những người nghĩ rằng: Yêu một người là cách nhanh nhất để quên đi người cũ và lấp đầy những khoảng trống người cũ để lại.

Nhưng các ông biết sao không:

Vội vàng bước vào một mối quan hệ để trốn tránh giống như chuyện các ông có một vết thương ở chân chưa lành nhưng lại đi đá bóng vậy.

Vết thương chỉ ngày một nặng thêm, mà đá bóng cũng chẳng vui!

3 – GỌI ĐIỆN VÀ NHẮN TIN CHO NGƯỜI YÊU CŨ

Các ông đã bao giờ trải qua tình huống nhắn tin hay gọi điện cho người yêu cũ lúc say và sáng hôm sau tỉnh dậy ôm đầu hối hận chưa.

Vì dĩ nhiên, những lời nói ra khi say vốn đều là những chuyện không nên nói.

Vậy nên tôi vẫn khuyên các ông là thôi, xoá số người yêu cũ đi cho lành!

4 – ĐỪNG TRẢ THÙ

Nói thẳng luôn: Đàn ông trả thù sau chia tay là hèn!

Đấy là người các ông từng yêu, người mà các ông từng có những kỷ niệm đẹp.

Tìm mọi thủ đoạn để phá vỡ hạnh phúc của họ hay bôi nhọ họ – chẳng khác nào các ông đang bôi nhọ chính bản thân mình của quá khứ cả.

Mà tôi nói thật, làm vậy không vui đâu!

5 – ĐỪNG BUÔNG THẢ

Ai cũng biết rằng: Chẳng có cuộc chia tay nào dễ dàng cả.

Nhưng đánh mất chính mình không phải là lựa chọn của những người đàn ông trưởng thành.

Các ông có thể đi uống rượu một đêm, vài đêm, nhưng đừng trở thành một thằng nát rượu.

Các ông có thể xin nghỉ làm một ngày, hai ngày, nhưng đừng trở thành một kẻ vô công rồi nghề.

6 – ĐỪNG NGHĨ ĐÂY LÀ CÁNH CỬA CUỐI CÙNG CỦA CUỘC ĐỜI

Ngày chia tay – anh em cảm thấy rằng mọi thứ dường như sụp đổ ngay trước mắt.

Nhưng tin tôi đi, ai rồi cũng phải sống tiếp và có những con đường tương lai của mình.

Ngày đó của năm sau hay nhiều năm sau nữa, các ông sẽ thấy rằng:

Chia tay thực sự không phải đường cùng, mà chỉ là một lối rẽ.

7 – ĐỪNG TỰ CÔ LẬP BẢN THÂN MÌNH

Bước qua những lần tan vỡ, nhiều anh em bị mất niềm tin vào tình yêu và không còn muốn mở lòng mình với bất kỳ mối quan hệ tình cảm nào nữa.

Tôi nghĩ cũng chẳng trách được, và cũng nên cho bản thân mình thời gian.

Đăng bởi: Lợi Trần Thị

Thị Trường Ô Tô Việt Nam Ảm Đạm, Sức Mua Chạm Đáy Mới Sau 5 Năm

Trong số đó, doanh số xe lắp ráp trong nước đạt 12.079 xe, giảm 9% so với tháng trước, trong khi doanh số xe nhập khẩu nguyên chiếc đạt 8.647 xe, giảm 5% so với tháng trước.

Sản lượng ô tô sản xuất trong nước trong tháng 5/2023 đạt 27.000 chiếc, lũy kế 5 tháng đạt 133.600 xe, tương ứng với 67,4% và 76% so với cùng kỳ năm 2023, theo Bộ Công thương.

Thị trường ô tô Việt Nam ghi nhận sự sụt giảm nhiều tháng liên tiếp

Tính từ đầu năm 2023, tổng số xe tiêu thụ trên thị trường đạt 144.913 xe, giảm 45% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, doanh số của VAMA giảm 36%, Hyundai Thành Công giảm 29% và VinFast giảm 31%.

Trong nội bộ của VAMA, hầu hết các hãng xe con đều ghi nhận giảm doanh số so với cùng kỳ 2023. Toyota, hãng dẫn đầu trong hiệp hội này và xếp sau Hyundai trên toàn thị trường, đã bán được 21.547 xe, giảm 43%. Kia bán gần 14.000 xe, giảm 56%, trong khi Mazda bán gần 11.400 xe, giảm 35%…

Một ngoại lệ trong tình hình này là Ford, hãng xe đến từ Mỹ với mức tăng trưởng đáng chú ý với 14.302 xe được bán ra thị trường, tăng tới 87% so với cùng kỳ năm ngoái. Sự tăng trưởng này của Ford xuất phát từ lượng bán khá tốt trong 5 tháng đầu năm 2023. 

Nguyên nhân của sự tăng trưởng này đến từ việc nhiều mẫu xe Ford được nâng cấp lên phiên bản mới, thu hút thêm sự quan tâm của khách hàng, cùng với đó là nguồn hàng ổn định hơn, không còn bị bán theo kiểu “bia kèm lạc” nhiều như trước.

Ford là một trong những hãng xe duy trì được mức tăng trưởng trong 5 tháng đầu năm 2023

Mức tiêu thụ ô tô tiếp tục đi xuống trong tháng thứ hai liên tiếp, dù việc giảm giá và các chiến dịch marketing đã được tiến hành rầm rộ, từ phân khúc xe phổ thông đến xe hạng sang, bao gồm cả khuyến mãi chính hãng cho đến ưu đãi riêng từ đại lý. Điều này đến từ tác động của suy thoái kinh tế và sự tăng cao của lãi suất cho vay tiêu dùng, khiến nhu cầu mua ô tô trên thị trường trầm lắng.

Các chuyên gia nhận định rằng thị trường ô tô đang ở giai đoạn suy thoái nhất về sức mua trong giai đoạn 2023-2023, khi sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng ô tô đều giảm mạnh trong vài tháng liên tiếp.

Một quản lý bán hàng tại một đại lý ô tô tại Hà Nội cho biết, sức mua ô tô đã giảm đáng kể so với năm trước. Đại lý đang đối mặt với tình trạng lỗ lớn khi phải giảm giá để kích cầu, tuy nhiên, lượng khách hàng vẫn còn rất ít. Vị này cũng nhận định rằng thị trường ô tô trong năm nay rất khó để đạt được doanh số bán như năm 2023.

Advertisement

Chính sách giảm lệ phí trước bạ sắp có hiệu lực được kỳ vọng sẽ cải thiện doanh số thị trường ô tô Việt Nam

Theo dự đoán, thị trường trong tháng 6 sẽ chưa có sự bứt phá do tâm lý chờ đợi chính sách mới về lệ phí trước bạ có hiệu lực. Người tiêu dùng sẽ tiếp tục theo dõi và cân nhắc tình hình tài chính của bản thân cũng như xem xét các lựa chọn.

Dự kiến, vào hôm nay 15/6, Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ dự thảo nghị định về mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô lắp ráp trong nước. Nếu được áp dụng, nghị định này sẽ giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất và lắp ráp trong nước, áp dụng từ ngày 1/7 cho đến hết năm 2023.

Ăn Gì Ở Chợ Hồ Thị Kỷ ?

Danh sách những món ăn vặt nên thử tại Hồ Thị Kỷ 1. Chân gà rút xương sốt thái

Đây là món ăn đáng để trải nghiệm nhất tại Hồ Thị Kỷ. Chân gà sốt thái là món ăn được rất nhiều bạn trẻ yêu thích. Chân gà giòn dai cùng với nước sốt thái cay ngọt, bên cạnh đó còn có thêm cóc non và xoài non. Với món này bạn nên ăn cùng với nước chấm đi kèm để món ăn được đậm đà và ngon hơn.

2. Bún thái

Chỉ với 25 cành, bạn sẽ có ngay tô bún thái nóng hổi “vừa thổi vừa ăn”. Đây là sẽ lựa chọn an toàn nếu bạn muốn ăn no tại Hồ Thị Kỷ. Nước dùng đậm đà, đẹp mắt cùng với đó là vị chua, cay hòa quyện giúp món bún thái trở nên ngon hơn. Topping bao gồm tôm, chả cá,… món này sẽ cực thích hợp khi bạn ăn vào buổi tối tại chợ Hồ Thị Kỷ.

3. Mực giòn vị thái

Mùi thơm quyến rũ của mực sẽ làm bạn xao xuyến mỗi khi bạn đi qua. Với 35 cành bạn sẽ có ngay 10 chiếc râu mực cực chất lượng. Mực được chiến giòn rụm trên lửa lớn, sau đó được bao phủ bởi bột vị thái. Nhờ vậy mà mực có hương vị rất đặc trưng, chắc chắn đây sẽ trở thành món ăn “ guột” của bạn khi lần đầu bạn đến Hồ Thị Kỷ.

4. Gà sốt cay hàn Quốc

5. Bánh tráng chấm mỡ hành bơ sốt trứng cút

Đã đến chợ Hồ Thị Kỷ mà không thử bánh tráng chấm mỡ hành bơ sốt trứng cút là “dở” rồi. Hương vị bánh tráng rất ngon và phù hợp với nhiều người nên đã tạo nên vẻ đặc trưng, khiến ai đã thử lần đầu sẽ quay lần thử lần tiếp theo. Đây sẽ là món ăn rất thích hợp dành cho bạn nhâm nhi lúc xế chiều.

6. Xiên thịt phô mai

Chợ Hồ Thị Kỷ nổi tiếng nhất đó chính là xiên thịt phô mai. Món ăn không chỉ được bày ra sặc sỡ, trông rất “ngon con mắt”, thịt còn được ướp đậm đà, ăn rất ngon. Khi nướng thịt còn mọng nước, không bị khô. Ăn kèm là lát phô mai béo ngậy, ăn “siêu dính”. Chỉ từ 10 xu bạn sẽ có ngay một thanh thịt xiên thơm ngon. Ngại gì mà không thử đúng không nào?

7. Cút lộn xào me

Khi bạn order, bạn sẽ có ngay một phần cút được 10 trứng. Nước sốt me chua chua, ngọt ngọt, hương vị đậm đà thấm toàn bộ vào trong trứng cút. Bên ngoài áo một lớp sốt chua ngọt ăn cùng với đậu phộng, rau răm và tốp mỡ. Đảm bảo khi bạn ăn một lần thì chỉ có nghiện thôi.

8. Khoai bong bóng

Món ăn này đã làm điên đảo những bạn trẻ khi đến chợ Hồ Thị Kỷ. Khoai được áo bởi lớp bột mỏng được chiên giòn rụm, bên trong khoai lang mềm, dai nhưng béo và ngọt. Sau khi chiên được phủ bởi một lớp bột mỏng, tăng thêm hương vị thơm ngon cho khoai. Đến Hồ Thị Kỷ thì bạn nhất định phải thử món này.

9. Bánh gạo chả cá

Bánh gạo chả cá thơm ngon mời bạn ăn nha ! Nếu bạn là fan trung thành của bánh gạo Hàn Quốc thì không thể bỏ lỡ món này. Chả cá mềm ngon, bánh gạo thì giòn dai. Nước sốt được tạo nên bởi vị cay nhẹ và vị ngọt thanh, giúp món ăn trở nên đẹp mắt và đậm đà hơn.

10. Trà đào dầm

Khi bạn lang thang hết chợ ẩm thực Hồ Thị Kỷ để tìm món ăn ngon, thì đồ uống là thứ không thể thiếu để tạo nên một bữa ăn hoàn chỉnh. Một ly trà đào dầm chỉ với 10 xu, trời nắng nóng mà thưởng thức một ly trà đào dầm mát lạnh thì quá tuyệt vời. Vị trà thanh thanh, chua và thơm nhẹ. Đào được sử dụng bởi đào ngâm đóng hợp nên rất giòn và ngọt, rất đáng để bạn trải nghiệm.

11. Sữa tươi hoàng kim bánh flan

Tại chợ Hồ Thị Kỷ, Sữa tươi hoàng kim bánh flan có lẽ là một cái tên khá mới gần đây nhưng rất được lòng của các bạn trẻ tại Sài Gòn. Sữa tươi ngọt thanh, dễ uống cùng với bánh flan béo ngậy, tan ngay vì đưa vào miệng. Mùi vị sữa tươi kết hợp với bánh flan rất ngon, nếu bạn đến Hồ Thị Kỷ thì phải thử ngay món này.

Tổng kết:

Chúng mình đã vừa điểm qua những món ăn ngon nổi tiếng và rất đáng thử tại chợ Hồ Thị Kỷ. Vẫn còn rất nhiều món ngon đang chờ bạn đến thưởng thức. Sau những giờ học tập và làm việc liên tục thì hãy dành cho thời gian cho bản thân để tận hưởng những món ăn ngon, giúp tinh thần thoải mái hơn. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc cần giải đáp thì liên hệ ngay với 1 phút Sài Gòn để được phản hồi sớm nhất nha.

Đăng bởi: Lợi Huỳnh

Từ khoá: Ăn gì ở chợ Hồ Thị Kỷ ?

Bài Viết Số 6 Lớp 7 Đề 4: Giải Thích Hai Câu Lời Nói Gói Vàng Và Lời Nói Chẳng Mất Tiền Mua Dàn Ý &Amp; 10 Mẫu Bài Viết Số 6 Lớp 7 Đề 4

Lời nói gói vàng và Lời nói chẳng mất tiền mua

Tài liệu bao gồm dàn ý chi tiết và 10 mẫu nhằm giúp các em học sinh lớp 7 có thêm nhiều ý tưởng cho bài viết. Mời tham khảo nội dung chi tiết bên dưới.

Dàn ý Lời nói gói vàng và Lời nói chẳng mất tiền mua

I. Mở bài

– Vị trí và vai trò ngày càng quan trọng của việc giao tiếp trong đời sống hàng ngày: là hoạt động thường xuyên, thiết yếu của con người.

– Giới thiệu và trích dẫn hai câu tục ngữ, ca dao: “Lời nói gói vàng” và “Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng sách”.

II. Thân bài

1. Giải thích

– Nghĩa đen:

“Lời nói gói vàng”: lời nói có giá trị lớn, quý giá như gói vàng.

“Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”: lời nói là thứ không mất tiền mua, không mất nhiều công sức, tiền bạc cũng có được nên cần lựa lời để nói làm vừa lòng nhau (vừa lòng: đẹp lòng, hài lòng, có ấn tượng tốt…)

– Nghĩa bóng:

Lời nói là thứ rất quý giá, cần được quý trọng đúng mức.

Lời nói rất quý giá nhưng cũng là phương tiện giao tiếp, sinh hoạt hằng ngày, ai cũng có thể sử dụng được nên cần sử dụng đúng với nội dung và hoàn cảnh để tạo nên hiệu quả giao tiếp tốt nhất (chọn lựa, tổ chức lời nói cho phù hợp với người nghe).

2. Vai trò của lời nói

– Để giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày; là phương tiện để trao đổi những thông tin, tâm tư, tình cảm…

– Lời nói cũng thể hiện nhân cách của mỗi con người.

Lời nói điềm tĩnh, nhẹ nhàng, ngôn ngữ trong sáng thường thể hiện một con người lịch sự, văn minh, có học thức, có văn hóa…

Lời nói cộc cằn, thô lỗ… thường thể hiện một con người thiếu văn hóa, thô thiển…

– Câu tục ngữ và ca dao trên khẳng định vai trò của lời nói và cách thức nói năng trong cuộc sống.

3. Làm như thế nào để sử dụng lời nói đúng mực, hiệu quả?

– Trong giao tiếp phải bình tĩnh, cởi mở, suy nghĩ kĩ trước khi nói: cần phải nói gì, nói như thế nào để vừa đạt được mục đích nói vừa làm người nghe dễ tiếp thu.

– Phải hiểu các nguyên tắc ứng xử để sử dụng lời nói cho đúng mực và đạt hiệu quả giao tiếp.

III. Kết bài

– Khẳng định giá trị của hai câu tục ngữ và ca dao: thể hiện nhận thức đúng đắn của dân gian về ý nghĩa và vai trò của lời nói.

– Rút ra bài học cho bản thân: cần hiểu được vai trò quan trọng của lời nói và biết cách sử dụng lời nói một cách hiệu quả.

Lời nói gói vàng và Lời nói chẳng mất tiền mua – Mẫu 1

Lời ăn tiếng nói có vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người. Bởi vậy mà ông cha ta đã gửi gắm những lời khuyên quý giá qua câu: “Lời nói gói vàng”

Và:

Câu “Lời nói gói vàng” đã so sánh “lời nói” với “ gói vàng”. Vàng vốn là một kim loại có giá trị kinh tế rất cao. Từ đó, câu tục ngữ mang hàm ý so sánh lời nói quý giá như giống như vàng vậy. Dù quý giá như vậy, song lời nói lại là điều con người có thể tạo ra không mất tiền để có được:

Con người sinh ra có thể nói năng. Lời nói là thứ mà chẳng phải mất tiền để mua. Nhưng cũng chính vì vậy mà cần phải lựa lời nói để làm đẹp lòng vừa ý người nghe, tránh gây ra những bất hòa. Cả hai câu trên đều muốn khẳng định ý nghĩa, vai trò của lời nói.

Trước hết, lời nói là phương tiện để con người giao tiếp với nhau hàng ngày, giúp con người hiểu trao đổi tình cảm cá nhân, thông tin xã hội… Bởi vậy mà chúng ta mới cần: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Nói năng sao cho thuyết phục cũng là một nghệ thuật. Không thể phủ nhận rằng, giao tiếp là một nhu cầu quan trọng của người. Chúng ta cần học cách nói năng sao cho khéo léo, để có thể xây dựng được những mối quan hệ tốt với mọi người xung quanh và gặt hái được thành công trong cuộc sống. Tài năng hùng biện sẽ giúp con người đạt được những thành công nhất định. Chắc hẳn không ai là không biết đến cựu tổng thống Obama của nước Mỹ. Chính nhờ năng lực hùng biện tốt đã hỗ trợ đắc lực cho ông thành công trong lĩnh vực chính trị.

Bên cạnh đó, lời nói còn là một phương diện để con người có nhận thức đúng đắn về thế giới, từ đó có những hành động đúng. Những lời nói dối sẽ gây ra hậu quả to lớn – “Một lần bất tín, vạn lần bất tin”. Cùng với đó, lời nói tác động mạnh mẽ đến cảm xúc con người. Những lời nói lịch sự khiến người nghe cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Những lời nói cộc cằn thô lỗ sẽ khiến người nghe khó chịu, đánh mất thiện cảm tốt đẹp. Lời nói cũng làm nên nhân cách của một con người. Có câu: “Người thanh tiếng nói cũng thanh…”. Những lời nói lịch sự, đúng mực cho biết chủ nhân của nó là người có học thức, có hiểu biết. Ngược lại sự thô lỗ, tục tằn chỉ khiến người khác có ấn tượng xấu về nhân cách của chủ nhân lời nói. Từ đó, lời nói cũng là một trong những ấn tượng ban đầu để đánh giá con người.

Nói năng sao cho phù hợp cũng là cả một nghệ thuật. Chân thành mà không mang cảm giác nịnh bợ, dối trá. Quan trọng nhất, con người cần dựa trên hoàn cảnh giao tiếp, đối tượng giao tiếp để lựa chọn lời nói cho phù hợp. Với học sinh như em cũng cần rèn luyện cách ăn nói lịch sự, cần tránh xa hiện tượng tục chửi bậy đang rất phổ biến. Cần hiểu được rằng lời nói tốt đẹp sẽ giúp con người nhận được tình cảm yêu mến từ những người xung quanh, cũng như có được thuận lợi trong cuộc sống.

Tóm lại, lời nói thực sự rất quan trọng, góp phần thể hiện nhân cách của con người. Chúng ta cần có cách nói năng phù hợp để đạt được hiệu quả giao tiếp.

Lời nói gói vàng và Lời nói chẳng mất tiền mua – Mẫu 2

Con người chúng ta hơn loài động vật ở chỗ chúng ta biết dùng ngôn ngữ lời nói để giao tiếp, để bộc lộ tình cảm với đồng loại. Thế nhưng lời nói không phải lúc nào cũng mang ý nghĩa tốt đẹp mà nó đôi khi còn mang sức sát thương vô cùng mạnh mẽ. Vì thế mà dân gian ta mới có câu rằng “Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” hay “Lời nói gói vàng” để khuyên con người cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói của bản thân.

Thật vậy, hai câu tục ngữ trên đã đúc kết vô cùng chính xác về giá trị cũng như tầm quan trọng của lời nói trong đời sống xã hội. Lời nói có thể đưa con người ta nên đỉnh cao của danh vọng nhưng nó cũng có thể giết chết một con người chỉ trong một tích tắc. Cả cuộc đời không biết chúng ta đã gặp bao nhiêu người, trải qua biết bao nhiêu cung bậc của cảm xúc và cách để con người ta nhớ về nhau nhiều nhất đó chính là cách ứng xử, cách nói năng. Hai câu tục ngữ trên tuy cách biểu đạt khác nhau song nó đều có chung một ý nghĩa khuyên con người nên hiểu giá trị của lời nói để biết tôn trọng và không làm mất lòng nhau.

“Lời nói gói vàng” chỉ đơn giản thế thôi nhưng nó chứa đựng một ý nghĩa lớn lao. Lời nói được ẩn dụ và so sánh quý giá như vàng vậy. Thế mới biết được rằng mỗi lời nói có giá trị lớn lao như thế nào, vì thế không nên phát ngôn quá bừa bãi và tự do. Câu nói “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” lại rất thẳng thắn. Mang hàm nghĩa khuyên răn con người nên cẩn trọng trong phát ngôn bởi lẽ nếu không cẩn thận nó có thể làm tổn thương người khác sâu sắc. Lời nói ở câu này không quý giá như vàng thậm chí “còn chẳng mất tiền mua” nhưng không phải vì thế mà bạn có thể rẻ rúng nó mà phải trau chuốt lựa chọn kỹ càng khi phát ngôn đừng để nó làm mất hòa khí giữa người với người.

Ngôn ngữ, tiếng nói chính là một bước tiến hóa vô cùng vĩ đại để phân biệt giữa con người và động vật. Lời nói khiến con người trở nên có cảm xúc và tình cảm hơn. Nó làm xã hội trở nên văn minh và tốt đẹp hơn rất nhiều lần. Một lời nói thốt ra nếu mang nghĩa tích cực có thể khiến mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp, mang đến cho bạn rất nhiều lợi ích, thiện cảm của người xung quanh. Nhưng nếu bạn coi thường nó rẻ rúng có giá trị con người cũng sẽ bị suy giảm theo. Nói về tầm quan trọng của lời nói tục ngữ còn có rất nhiều câu như:

Hay:

“Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”

Cách nói gây thiện cảm tốt nhất đó chính là biết kính trên nhường dưới, nói đúng ngữ cảnh và tôn trọng người nghe, không thô tục, không chợ búa. Nhiều người cho rằng cách nói tốt ở đây có nghĩa là chỉ biết nói những lời ngọt ngào để người nghe thấy vui thấy thích. Như thế lại không tốt thậm chí bạn sẽ mang tiếng là giả dối. Điều quan trọng là chúng ta nên dùng câu từ đúng thời điểm biết chỉ ra lỗi sai góp ý chân thành để người nghe sửa chữa và hoàn thiện bản thân. Bởi việc bạn quá khéo léo sẽ khiến người khác hiểu sai về con người bạn và không mang tính góp ý tích cực. Để minh chứng cho việc lời nói chính là cách để rút ngắn khoảng cách giữa người với người ta có thể nói đến Bác Hồ. Trong bài tuyên ngôn độc lập của mình tại Quảng Trường Ba Đình vào năm 1945, thay vì cách dùng từ ngữ xa lạ giữa một người đứng đầu đất nước với dân chúng Bác đã nhẹ nhàng hỏi “Tôi nói đồng bào có nghe rõ không?”. Lời nói của Bác tuy rất giản dị nhưng nó chứa đựng một sự quan tâm, xóa tan khoảng cách giữa vị chủ tịch nước với nhân dân cần lao, thể hiện sức mạnh của sự đoàn kết một lòng giữa người với người.

Trong cuộc sống hiện nay, khi mà xã hội ngày một phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cũng trở nên phong phú hơn nhờ sự giao thoa văn hóa giữa các nền văn hóa. Thế nhưng có một số bộ phận nhất là giới trẻ đang khiến cho tiếng Việt trở nên xấu xí hơn. Bằng chứng là các bạn chửi nhau, ăn nói thô tục với nhau…. Điều đó đã vô tình khiến cho con người trở nên xấu xí hơn và xã hội trở nên thiếu nhân văn hơn. Vì thế tốt nhất chúng ta nên cẩn trọng trong giao tiếp hàng ngày bằng cách hạn chế ăn nói thô tục, tiếng “lóng”, tôn trọng sự trong sáng của tiếng Việt.

Hai câu tục ngữ trên dù có trải qua bao nhiêu năm nữa vẫn còn nguyên giá trị với thời gian. Nó trở thành một bài học sâu sắc để con người phải suy ngẫm. Hãy thay đổi cách cư xử, lời nói hành động của mình để làm cho xã hội này ngày càng tốt đẹp văn minh hơn.

Lời nói gói vàng và Lời nói chẳng mất tiền mua – Mẫu 3

Lời nói từ xưa đã trở thành một công cụ đặc biệt giữa con người và con người. Người ta thường nói rằng:

Hay “Lời nói gói vàng” muốn nói đến tầm quan trọng của lời nói.

Lời nói là phương tiện biểu đạt hữu hiệu nhất của tâm hồn và tình cảm. Chỉ có lời nói giúp chúng ta hiểu được về người khác một cách đơn giản nhất. Trong cuộc sống, con người sử dụng chúng để giao tiếp, trao đổi mọi thứ xoay quanh chúng ta. Lời nói ấy có thể là những điều tốt đẹp, cũng có thể là chê bai, và cũng có thể là những điều xấu xa nhất. Nhưng chung quy lại, chúng luôn có một giá trị và ý nghĩa nhất định. Những lời nói tốt đẹp khiến chúng ta cảm thấy hưng phấn và thoải mái tự tin hơn thì những lời chỉ trích chê bai tuy làm chúng ta khó chịu đồng thời trở thành động lực để ta có thể khắc phục và phản bác lại những lời chê bai đó… Nhiều khi lời nói khi được phát ngôn ra có thể trở thành châm ngôn sống, triết lý nhân sinh sâu sắc như: “Học, học nữa, học mãi” của Lênin nhưng đôi lúc nó cũng trở thành những lời phỉ báng đáng khinh thường của những kẻ buôn bán ngoài chợ. Lời nói, ngôn luận luôn là con dao hai lưỡi, chúng có cả mặt tốt lẫn mặt xấu. Chỉ phụ thuộc vào con người, họ sử dụng phương tiện ấy như thế nào?

Con người từ thuở ấu thơ đã được cha mẹ dạy dỗ từng tiếng nói. Khi đó là lúc chúng ta hình thành những cơ sở và nền tảng để xây dựng nên ngôn ngữ. Nhưng một đứa trẻ không thể làm chủ được hết lời nói của mình, nên chúng cần được cha mẹ dạy bảo để nhìn nhận được những lời hay ý đẹp, điều nên nói và không nên nói. Khi lớn dần, con người ta ý thức được lời nói, biết được giá trị của chúng và hiểu rằng “Lời nói gói vàng”. Từng lời từng câu của chúng ta đều có một trọng lượng nhất định tác động đến mọi người xung quanh. Như khi bạn giận, một câu nói của bạn đã thể hiện rõ thái độ ấy. Khi bạn buồn, lời nói không thể mang sắc thái vui vẻ. Đơn giản lời nói luôn có một giá trị nhất định dù bé nhỏ hay to lớn. Vậy nên ông cha ta luôn răn dạy rằng: “Uốn lưỡi bảy lần hãy nói” nhằm giúp chúng ta suy nghĩ trước khi phát ngôn để làm sao chúng ta sử dụng phương tiện giao tiếp một cách tốt nhất

Cuộc sống hiện đại, sức mạnh của ngôn luận ngày càng phát triển mạnh mẽ. Một người muốn tham gia bầu cử tổng thống, họ cũng phải sử dụng khả năng ngôn luận, đưa ra những lời nói thuyết phục chúng dân. Chính vì lời nói rất quan trọng nên mỗi nước luôn có bộ ngoại giao, nó chính là đại diện phát ngôn của một nước đối với toàn thế giới. Hay đơn giản, một lời nói bình thường của các bạn cũng sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ, đó có thể là những lời nói khẳng khái cũng có thể là lời dối trá lừa lọc. Nếu bạn nói dối, lời nói ấy sẽ mất đi giá trị vốn có của nó, ngược lại nếu “lời hay ý đẹp” càng tăng thêm giá trị của nó. Và hơn hết lời nói sẽ càng tốt đẹp hơn nếu nó đi đôi với việc làm. Moliere nói rằng:” Người ta thường giống nhau ở lời nói, chỉ khác nhau ở việc làm”. Vậy nên mỗi người hãy học cách gắn kết lời nói và việc làm của mình vào làm một để sống ý nghĩa hơn.

Nhưng trong cuộc sống thức tế, vẫn có những kẻ phát ngôn bừa bãi, không suy nghĩ, họ tạo ra những màn cãi nhau trên mạng xã hội và ngay cả đời thường. Những lời nói lăng mạ và sỉ nhục người khác cất lên một cách thiếu suy nghĩ, khiến người khác tổn thương về mặt tinh thần, thậm chí là tổn hại thể xác. Vì vậy, mỗi người chúng ta nên ý thức và suy nghĩ cẩn trọng về lời nói của mình.

Lời nói trong cuộc sống luôn là kim chỉ nam cho hành động. Chúng thể hiện thái độ sống của mỗi người. Vì vậy hãy giữ gìn giá trị của lời nói, cũng chính là xây dựng một cuộc sống tốt đẹp.

Lời nói gói vàng và Lời nói chẳng mất tiền mua – Mẫu 4

Hằng ngày con người quan hệ giao tiếp với nhau bằng lời ăn tiếng nói. Vì vậy, lời nói đóng vai trò quan trọng trong việc khởi tạo những mối quan hệ tốt đẹp, xây dựng văn hóa giao tiếp của dân tộc. Sớm nhận thức được điều đó, ngay từ xưa ông bà ta đã có câu: “Lời nói gói vàng”, đồng thời cũng có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Đó cũng là lời nhắc nhở mọi người về giá trị của lời nói và cũng là lời khuyên về cách sử dụng lời nói làm sao cho ý nghĩa để đẹp lòng nhau.

Lời nói quả thật mang ý nghĩa cực kỳ to lớn trong cuộc sống. Người ta nói: “Lời nói gói vàng”, hiển nhiên không phải lời nói bọc vàng trong đó bởi lời nói là cái vô hình không phải vật thể rõ ràng mà có thể bọc chứa. Tuy nhiên lời nói ra có thể chứa những ý nghĩa quý báu, đáng quý hơn cả vàng bạc, vật chất. Lời nói ra đúng lúc, đúng nơi mang ý nghĩa to lớn. Một lời khuyên ngăn có lý, có tình có thể giúp một con người đang sa vào những con đường lầm lỡ quay đầu lại, giúp họ đi đúng con đường của mình, đưa cuộc đời họ ra ánh sáng mới. Một lời động viên an ủi cho những người không may, vấp phải khó khăn, bất hạnh trong cuộc sống giúp họ có thêm nghị lực để vươn lên, thấy mình được quan tâm và hạnh phúc. Chẳng phải như vậy không quý hơn vàng bạc sao? Lời nói cũng gắn kết con người với nhau, nó là biểu hiện của những tâm hồn đẹp. Có những người quý mến nhau, kết bạn chỉ đơn thuần vì lời nói là như thế. Những lời nói ra trở thành những câu nói bất hủ đi vào lịch sử bởi nó mang ý nghĩa sâu sắc, lớn lao tác động đến xã hội. Chẳng hạn như câu nói của Bác Hồ, Lê nin,…Chỉ cần một câu nói ý nghĩa có thể cứu vớt hàng triệu người lâm vào khủng hoảng, đường cùng. Từ đó ta thấy được giá trị to lớn của lời nói.

Lời nói quả thật ý nghĩa như vậy nhưng có phải nó tốn tiền gì để mua đâu. Lời nói xuất phát từ mỗi người, nó ảnh hưởng đến người đó và những người xung quanh họ. Nói sao để người khác nghe cảm thấy hài lòng, dễ chịu mới là cách nói của những người khéo léo. Cũng là lời nói, không phải dùng cái gì để mua nhưng tại sao lại quá nhiều người không biết dùng những từ ngữ đẹp, có giá trị để nói chuyện với nhau mà lại cứ nói chuyện lại làm cho người khác bực mình, khó chịu. Nhiều cuộc nói chuyện nhiều khi trở thành những cuộc đấu khẩu thậm chí là ẩu đả lẫn nhau cũng bởi lẽ đó. Do vậy, qua cách ăn nói với nhau hằng ngày người ta cũng đánh giá được mức độ tri thức văn hóa của con người. Vậy nên ông bà ta khuyên lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Hiển nhiên nói cho vừa lòng không phải những lời xu nịnh, sai sự thật để nghe cho sướng tai mà dễ chịu. Lời nói có giá trị mà làm vừa lòng nhau phải là những lời nói xuất phát từ tâm, mong muốn góp ý, xây dựng, kết hợp với cách nói năng phù hợp, gây được sự chú ý về tình cảm. Chỉ có những lời nói chân thành cùng nghệ thuật nói chuyện tốt mới đạt được hiệu quả giao tiếp.

Lời nói nằm trong tầm kiểm soát của mỗi người, muốn nói ra cho vừa lòng nhau thì phải “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” như ông bà đã dạy. Hãy suy nghĩ chín chắn trước mọi lời nói, bởi lời nói ra rồi không rút lại được. Nếu lỡ nói những câu không suy nghĩ có thể gây hại cho người khác hay chính bản thân ta. Phải rèn luyện cách nói chuyện, giao tiếp với mọi người thông qua học hỏi thêm nhiều từ mới, học cách nói chuyện hay của người khác, đồng thời giữ cho lời nói của mình luôn có giá trị. Tức là khi bạn nói ra câu gì người khác thường quan tâm lắng nghe, coi trọng nó. Để có được điều đó phải tạo được niềm tin với mọi người. Không thể nói những câu vô nghĩa, hời hợt suốt ngày, người ta sẽ đâm ra xem thường những gì bạn nói. Một điều quan trọng nữa là khi nói phải ở trong trạng thái tự tin và cảm thông chia sẻ với người khác. Có như vậy bạn mới lấy được lòng của người khác và được mọi người yêu quý.

Vậy nên, đúng như ông bà ta dạy “Lời nói gói vàng” và “Lời nói chẳng mất tiền mua – Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Hai câu tục ngữ này không hề mâu thuẫn mà ngược lại còn bổ sung ý nghĩa cho nhau. Đó là những kinh nghiệm ứng xử, giao tiếp của ông bà để lại. Chúng ta phải biết học hỏi để lời nói có giá trị và đẹp lòng mọi người.

Lời nói gói vàng và Lời nói chẳng mất tiền mua – Mẫu 5

Từ xưa, lễ nghi đã trở thành bài học đầu đời, khi mỗi con người cất tiếng nói , việc đầu tiên là học lễ nghi. Trong lễ nghi bao gồm cả cách giao tiếp với mọi người xung quanh. Và câu tục ngữ “Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” hay “Lời nói gói vàng” là những câu nói có ý nghĩa lớn lao trong việc răn dạy con người cách ứng xử giao tiếp.

Khi trưởng thành, chúng ta được ông bà cha mẹ dạy chào người lớn là ngoan, lên mười lăm tuổi ta đủ nhận thức được rằng chào hỏi người khác là phép xã giao, phép lịch sự tối thiểu mà mỗi con người cần có. Như vậy lời nói đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành cách ứng xử của con người. Lời nói chính là công cụ, phương tiện để con người giao tiếp với nhau, thể hiện và biểu đạt suy nghĩ, cảm xúc bằng ngôn từ. Lời nói không thể mua được bằng vật chất bởi nó không phải thứ ta không thể chạm vào bằng tay, nhìn bằng mắt mà chỉ có thể nghe bằng tai. Cả câu tục ngữ là một bài học nhận thức cho ta biết tầm quan trọng của lời nói, răn dạy chúng ta về cách ứng xử và giao tiếp trong cuộc sống.

Vì sao ý nghĩa câu tục ngữ trên lại là một lời khuyên đúng đắn? Bởi trong thực tế, lời nói là công cụ cần thiết của con người trong mọi tình huống, hoàn cảnh nào. Có thể đó là lời chào hỏi, lời cảm ơn , lời mời.. Không những thế lời nói tốt đẹp, cách thể hiện ngôn từ khéo léo giúp con người được lòng tất cả mọi người, đôi lúc có lợi cho bản thân mình. Lời nói khéo léo còn thể hiện bản thân là một con người có học, tế nhị và tinh tế. Và khi ta biết cách giao tiếp, ngôn ngữ trở nên hữu dụng và đẹp đẽ biết nhường nào. Khi ta nhắc đến lịch sử, ta nhớ về sứ giả lỗi lạc một thời Mạc Đĩnh Chi, người có ngoại hình thấp bé, không ưa nhìn nhưng nhờ tài ăn nói của ông, ông được vua và các quan nước giặc nể phục không thôi. Như vậy, lời nói là thứ không mua được bằng tiền những khi có nó, ta có thể dùng nó để kiếm tiền. Giống như những người bán hàng, sở hữu thuật ăn nói khéo léo thuyết phục được khách hàng mua sản phẩm , đó chính là nghệ thuật bán hàng. Và khi người khác giúp đỡ ta, ta cất tiếng cảm ơn, thì lúc này lời nói chính là thước đo giá trị nhân phẩm của mỗi người.

Vậy ta nên làm những gì để khéo léo trong cách cư xử? Trước hết ta nên rèn luyện vốn ngôn ngữ của bản thân, để nó trở nên phong phú hơn, giàu có hơn. Điều quan trọng nhất là phải lễ phép với người lớn tuổi hơn mình. Sau đó con người mới có thể học cách giao tiếp, cách ăn nói với người xung quanh. Thiết nghĩ để chúng ta có thể cư xử một cách khôn khéo thì không nên quá bồng bột nổi cáu trước một vấn đề nào đó chưa giải quyết được. Bên cạnh đó, ta cần phê phán những kẻ không biết ăn nói, luôn nói trúng không, ngại đối ngoại giao tiếp. Hay những kẻ nói nhiều, nói dài nhưng nói dại, hay phát ngôn một cách bừa bãi thiếu tế nhị. Ông cha ta xưa cũng có câu: “Uốn lưỡi bảy lần hãy nói” cũng răn dạy chúng ta về cách cư xử trong cuộc sống.

Trong thực tế cuộc sống cho thấy, chính văn hóa hành vi trong giao tiếp sẽ nói lên thật nhiều sự thanh lịch đích thực của một con người. Câu nói là một bài học ứng xử quý giá mà mỗi con người luôn phải nỗ lực học hỏi , tiếp thu một cách chân thành.

Lời nói gói vàng và Lời nói chẳng mất tiền mua – Mẫu 6

Hằng ngày, trong giao tiếp, ứng xử, ta phải lựa chọn lời nói, cách diễn đạt sao cho vừa đảm bảo mối quan hệ đoàn kết, thân ái vừa đạt được hiệu quả giao tiếp. Điều này được nhân dân ta từ xưa luôn nhắc nhở nhau: “Lời nói gói vàng” và “Lời nói không mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Hai câu trên thể hiện quan niệm của dân gian về giá trị và ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống.

Câu đầu là một phép ẩn dụ: lời nói được ngầm so sánh với gói vàng. Điều này đủ cho thấy lời nói, cụ thể là Tiếng Việt, là một thứ của quý lâu đời của nhân dân ta (Bác Hồ). Câu hai mộc mạc đơn sơ nhưng bóng bẩy không kém câu đầu. Lời khuyên của dân gian ở đây thật nhẹ nhàng mà sâu sắc biết bao. Tuy quý giá, nhưng “Lời nói không mất tiền mua”. Ai cũng có thể nói ra những điều mình nghĩ đâu cần phải có tiền bạc hay có “gói vàng” mới nói được. Có điều biết “lựa lời” biết chọn từ ngữ, câu chữ để diễn đạt những suy nghĩ và cảm xúc của mình cần nói ra thì sẽ khiến người đối thoại được vui lòng “cho vừa lòng nhau” là như vậy. Và cuộc giao tiếp nhờ đó có hiệu quả tốt đẹp.

Trong giao tiếp hằng ngày, chúng ta phải lựa lời mà nói. Vì sao? Bởi vì tuy không phải tốn kém không mất tiền mua, nhưng giá trị của lời nói thật to lớn. Lời nói phản ánh trình độ văn hóa, là thước đo phẩm chất của mỗi người. Vì thế ta phải tự rèn luyện cho mình cách ăn nói lịch sự thể hiện lối sống văn minh, văn hóa.

Thế nào là cách nói văn minh lịch sự? Cách ăn nói văn minh lịch sử được biểu hiện ở nhiều mặt từ cách sử dụng từ ngữ, giọng điệu, dáng vẻ, nội dung vấn đề. Dù hoàn cảnh thế nào ta cũng phải nói năng đúng mực: không sử dụng những từ ngữ thô tục, không có thái độ cáu gắt, hỗn láo, hách dịch và phải luôn tỏ ra tôn trọng người đối thoại.

Tuy nhiên, không phải chỉ vì “để vừa lòng nhau” mà ta không chân thành, thẳng thắn nói thật lời phê bình những sai lầm khuyết điểm của bạn bè, đồng chí. Bởi vì như thế là ta xuề xòa, chín bỏ làm mười, thủ tiêu đấu tranh. Có điều trong những trường hợp này, ta lại càng hơn lúc nào hết phải “lựa lời”, lựa lúc tạo được sự đồng tình nơi người nghe. Chọn được những lời nói thích hợp như thế chính là ta đã làm tốt việc lựa lời theo đúng lời dạy của người xưa.

Cùng mang ý nghĩa tương tự còn có những câu tục ngữ ca dao khác: Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói; Học ăn, học nói, học gói, học mở; Chim khôn kêu tiếng rảnh rang – Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.

Những câu ca dao trên rất hay, như một danh ngôn, một lời khuyên quý giá, một kinh nghiệm đặc sắc về nói năng. Hiểu được điều này, chúng ta phải có ý thức rèn luyện lời ăn tiếng nói ngay từ lúc còn nhỏ. Phải học cách ăn nói lịch sự văn minh, tránh cách ăn nói thô tục để làm vừa lòng bạn bè, ông bà, cha mẹ thầy cô và cả những người xung quanh mình.

Lời nói gói vàng và Lời nói chẳng mất tiền mua – Mẫu 7

Thế lời nói là gì? Lời nói là một phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ, một công cụ của loài người giúp cho ta có thể giao tiếp, bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, trao đổi kinh nghiệm, thông tin… Mỗi người chúng ta có thể nói ra điều mình muốn, không cần một yếu tố nào tác động, vì thế lời nói chẳng mất tiền mua. Nếu lời nói đã chẳng mất tiền mua thì ta nên lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Lựa lời là chọn lọc những từ ngữ diễn đạt thích hợp với vai vế của từng người, từng hoàn cảnh, từng sắc thái hoàn cảnh khác nhau. Chẳng những thế, ở câu nói: Lời nói gói vàng, lời nói được ví như vàng, một vật có giá trị về vật chất, được nâng niu, gìn giữ, nghĩa là lời nói cũng quý giá như thế, cũng cần có sự cẩn thận trong khi sử dụng nó. Như vậy, hai câu nói trên muốn khẳng định nếu biết chỉnh chủ lời nói thì ta sẽ được mọi người tôn trọng, yêu mến, xây dựng được các mối quan hệ xã hội lành mạnh, tốt đẹp và đạt được tình cảm, mục đích giao tiếp khi nói, không làm tổn thương người khác, gắn kết tâm hồn con người lại với nhau, viết nên những cảm xúc, ấn tượng đẹp trong giao tiếp. Sở dĩ ta phải ăn nói thật cẩn thận như thế là vì lời nói vừa có thể xây dựng các mối quan hệ xã hội và cũng có thể hủy hoại nó. Nhất là trong kinh doanh hay ngoại giao, lời nói còn quyết định sự thành bại của cuộc đời ta và có thể là của cả một quốc gia. Ngoài ra, về giá trị tinh thần, lời nói thể hiện tác phong đạo đức lẫn trình độ văn hóa của từng người. Nếu ta biết lựa chọn đúng những từ ngữ khéo léo, phù hợp với hoàn cảnh thì sẽ thu được sự đồng tình, tình cảm, sự tôn trọng của đối tượng giao tiếp. Ngược lại, nếu ta ăn nói quá thô lỗ thì có thể gây mất lòng người khác hay gây ra những hiểu lầm khiến cho quan hệ giữa người với người trở nên căng thẳng hay xảy ra thù hận, căm ghét, hậu quả tai hại khó lường!

Tuy thế, trong cuộc sống, có những lời nói có thể làm lắng đọng lòng người, tạo cảm xúc đẹp trong khi giao tiếp, xóa tan khoảng cách giữa hai con người xa lạ với nhau. Giống như ở Quảng trường Ba Đình ngày 02 tháng 09 năm 1945, Bác Hồ đã nói: Tôi nói đồng bào có nghe rõ không? đã làm mọi người xúc động về ngôn từ gần gũi của vị lãnh tụ. Cùng với đó, âm nhạc là một nghệ thuật, sự thăng hoa tuyệt vời từ lời nói, nó tạo cho ta cảm giác tươi đẹp, lâng lâng theo từng nốt nhạc. Và ngược lại, chỉ vì những xích mích trong lời nói mà có thể dẫn tới chiến tranh, lòng thù ghét giữa con người với nhau hay những vụ ẩu đả giữa những đấng trí thức có học.

Mặt khác, ở đời có những lời nói khó nghe, làm mất lòng ta của những người thẳng tính nhưng họ chỉ có ý tốt là muốn ta sửa sai, thấy được lỗi lầm của mình, điều đó chân thành và đáng quý biết bao, đó là những lời thật mất lòng. Tuy thế, có những lời ngọt ngào, êm tai, rất được lòng ta, nhưng đó là những lời dối trá, xu nịnh, không hề tạo cho ta một điều tốt nào cả, đấy là những lời ngọt chết ruồi của những kẻ xảo quyệt, gian ngoa. Thế nên, trong lời nói cần có sự chân thành, không vị kỷ, không vụ lợi thì mới đạt được thành công trong giao tiếp.

Giả sử nếu thế giới không có lời nói, lại càng không có âm nhạc thì đời sống tinh thần của con người sẽ rất nghèo nàn, thế giới sẽ như chìm vào băng giá của sự lạnh lùng, sòng phẳng và khô khốc trong buồn tẻ. Vì thế, mỗi ngày được sống, ta hãy biết chọn những lời hay ý đẹp mà nói, phù hợp với những đạo lý làm người, hướng tới ý nghĩa cao đẹp của lời nói để làm phong phú thêm nét đẹp văn hóa của nhân loại.

Để đạt được những tình cảm trong lời ăn tiếng nói, ta cần phải biết kiềm chế những cảm xúc tiêu cực như nóng nảy, giận dữ, quát mắng, nhất là với những người thân yêu đối với ta. Và một điều rất quan trọng nữa là ta nên suy nghĩ thật cẩn thận trước khi nói ra điều mình nghĩ, xem điều đó có phù hợp với sắc thái hoàn cảnh lúc ấy hay không để tránh làm tổn thương người khác, điều đó có nghĩa là Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”.

Cần tránh lối nói thô kệch, cộc lốc, hớ hênh, vô phép bởi những điều đó tạo ra định kiến xấu về phẩm chất của ta. Cũng không nên dùng những từ ngữ quá bóng bẩy, kiêu kỳ bởi mục đích giao tiếp không phải là sự nể nang mà là sự đồng tình quan điểm, tình cảm của đối tượng giao tiếp. Như thế, ta cần phải luyện cho mình một kỹ năng nói đúng cách, giản dị, sáng suốt, bình tĩnh và phù hợp với những đạo đức xã hội. Điều này, ta nên học tập ở Chủ tịch Hồ Chí Minh, một người có tác phong sống giản dị trong lời nói, bài viết, đời sống thường ngày và đời sống chính trị. Và trên hết, cần tránh lối nói chen vào ngôn ngữ khác trong khi giao tiếp bằng tiếng Việt, đây là lối sống không tốt đang được giới trẻ phổ biến. Vì thế, nếu biết lựa lời mà nói thì ta sẽ giành được tình cảm của mọi người, khẳng định được giá trị của bản thân. Đồng thời, nói năng bằng tiếng Việt thuần túy cũng là cách giữ gìn những nét đẹp của ngôn ngữ dân tộc.

Nét đẹp ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam là ở dân ca, ca dao, tục ngữ, thành ngữ. Trong câu nói: Lời nói gói vàng hay Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau, dân gian muốn khuyên ta rằng: lời nói có giá trị quyết định phẩm chất, đạo đức của con người ta và nhờ thế ta có được những mối quan hệ xã hội lành mạnh, tốt đẹp.

Lời nói gói vàng và Lời nói chẳng mất tiền mua – Mẫu 8

Trong cuộc sống, chúng ta thường dùng lời nói để trao đổi thông tin, để diễn đạt ý tưởng hoặc để bày tỏ, biểu lộ tâm tư tình cảm của mình… Nói chung, nhờ lời nói mà con người có thể hiểu nhau và dễ đến gần nhau hơn. Nói thì dễ nhưng nói như thế nào để không mất lòng người nghe, nói như thế nào để “lọt” đến xương, nói làm sao để “mật ngọt chết ruồi” thì không dễ chút nào, nhất là những lúc ta đang “nổi khùng” thì ta càng dễ nói tầm bậy. Vì thế cha ông ta có khuyên: “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”, vì lời nói bay đi thì không thể lấy lại được, nên ta hãy cẩn thận trước khi nói.

Tâm lý chung của con người là thích nghe ngọt. Những lời nói tốt đẹp không làm chúng ta tốn kém tiền bạc hay hao tổn sức lực, nhưng nó đem lại nhiều ích lợi và làm cho người nghe được an ủi, khích lệ và làm cho tình thân giữa ta với người khác được thêm thắm thiết đậm đà. Dĩ nhiên, chúng ta không nên vì “lựa lời” mà nói với nhau những lời giả dối. Trái lại, chúng ta cần nói thật với nhau bằng tấm lòng yêu thương.

Tiếng nói là một phương tiện hữu hiệu để chuyển đạt cho người khác biết những tư tưởng, những ý nghĩ, những ước muốn thầm kín; nhờ đó bắc lấy một nhịp cầu cảm thông. Lưỡi đóng một vai trò quan trọng như vậy, song cái lưỡi cộng với lời nói lại chính là nguyên cớ làm cho chúng ta dễ vấp phạm hơn cả, bởi vì chúng ta có thể vấp phạm ở bất kỳ đâu, trong bất cứ lúc nào và với bất kỳ ai.

Tục ngữ cũng đã có câu:

“Không nọc nào độc cho bằng cái lưỡi”.

Hay:

“Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo”

Một lời nói thiếu suy nghĩ được sánh ví như đổ thêm dầu vào lửa, làm bừng lên sự tức giận, thiêu huỷ hết tình ruột thịt cũng như tình nghĩa anh em. Hơn nữa, trong cộng đoàn tu trì gồm những con người từ “khắp tứ phương thiên hạ”, mỗi người mỗi tính nết, mỗi người một kiểu sống khác nhau, nên không thể tránh được hết những va chạm, những bực bội, những buồn phiền… Nhiều khi chính chúng ta lại là những người gây ra những đau khổ, buồn phiền cho người khác chỉ bằng những lời nói thiếu cân nhắc trước sau.

Cụ thể ngay trong cuộc sống hàng ngày, nhiều khi có thể vô tình thôi, chúng ta chọc ghẹo anh chị em mình bằng những lời nói nghe hơi… “rát tai”, nghe mà “đau nhói cả tim”. Nhiều khi chúng ta chỉ muốn nói cho sướng cái miệng của mình, nhưng lại không để ý đến nỗi đau của người anh chị em mình khi phải nghe những lời chọc ghẹo đó.

Do vậy, trong cộng đoàn tiếng cười là cần thiết, nó đem lại niềm vui cho cộng đoàn là điều cần làm và nên làm. Nhưng chúng ta cũng cần phải ý tứ hơn nữa trong những lời chọc vui để những lời chọc vui đó không những đem lại niềm vui cho mình mà còn làm cho người bị chọc cũng được vui cười thoải mái. Dựa vào lời nói, người khác có thể biết được phần nào tâm hồn của chúng ta. Được yêu mến và kính trọng hay bị khinh bỉ và ghét bỏ, một phần lớn là do cái lưỡi và lời nói của chúng ta. Như thế, cái lưỡi đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành uy tín và thế giá của mỗi người, như một câu danh ngôn đã dạy: “Lưỡi người khôn ngoan tạo nên danh dự, còn mồm kẻ ngu dại gây đổ vỡ tan hoang”. Bởi đó, ta cần phải biết đắn đo cân nhắc trong cách ăn nói của mình để tránh đi những hiểu lầm, đau khổ cho người khác. Phải sử dụng lời nói như một phương tiện, giúp chúng ta cảm thông và xích lại gần nhau hơn “vui lòng khách đến vừa lòng khách đi” là vậy. Ý thức được tầm quan trọng của ngôn từ, chúng ta hãy chú ý những ngôn từ chúng ta dùng trong ngày. Phải có trách nhiệm khi sử dụng ngôn từ, bởi vì qua những lời chúng ta nói, chúng ta có thể đem lại niềm vui Phục sinh nhưng cũng có thể đem lại đau khổ thập giá cho những anh em trong cộng đoàn và chúng ta cũng nên lắp đặt một… “Cái thắng” vào miệng, để những lúc ngứa mồm, muốn phát ngôn bừa bãi, thì biết “stop” lại đúng nơi và đúng lúc. Để kết thúc, xin mượn câu nói của cha ông ta nói về ngôn từ: Hãy uốn lưỡi bảy lần trước khi nói. Hoặc Lựa lời mà nói khó thay! Tiếng chì, tiếng bấc thường hay “chàng ràng” Khi ai mở miệng nói ngang Thì ta chắc chẳng ngại “phang”…. “mỹ từ” Một tia lửa nhỏ sơ sơ Khu rừng lớn mấy mặc dù, cháy tiêu Giữa ngàn thế sự đảo điên Có ai áp dụng lời khuyên bao giờ Lời nói không mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Lời nói gói vàng và Lời nói chẳng mất tiền mua – Mẫu 9

Tục ngữ Việt Nam có khá nhiều câu nêu kinh nghiệm về giá trị của lời nói và cách nói năng trong cuộc sống. Tiêu biểu trong số đó có thể kể đến hai câu sau đây: “Lời nói, gói vàng” và “Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

Advertisement

Khi mới đọc tưởng như hai câu tục ngữ trên có ý nghĩa trái ngược nhau bởi một câu để cao giá trị của lời nói qua phép so sánh kết hợp với phóng đại: lời nói như cả gói vàng, một câu lại khẳng định lời nói chẳng mất tiền mua, đó là phương tiện giao tiếp người ta sẵn có, tuỳ ý mình sử dụng. Nhưng thực ra hai câu này, tuy dài ngắn khác nhau, một câu ví von bóng bẩy, mang hàm ý, một câu giản dị trực tiếp nêu lời khuyên nhủ, song chúng đều có chung ý nghĩa sâu sắc là đề cao giá trị của lời nói và nêu kinh nghiệm khi giao tiếp bằng lời: phải lựa chọn từ ngữ sao cho chính xác, phù hợp, chọn cách nói sao cho tế nhị, dễ nghe.

Vì sao lời nói tuy “chẳng mất tiền mua” nhưng lại được so sánh với vàng – một thứ kim loại quý hiếm, có giá trị rất cao? Vì sao khi giao tiếp lại phải “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”? Ai cũng biết: người bình thường khi sinh ra sau “ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi”, sẽ dần biết nói. Vốn từ ngữ tiếng mẹ đẻ của mỗi người sẽ ngày càng phong phú hơn theo thời gian, cùng với sự trưởng thành và quá trình học tập (nếu có) của từng người. Hằng ngày, con người chủ yếu dùng ngôn ngữ để giao tiếp. Bởi vậy, thật thiệt thòi cho những người mắc khuyết tật khiến không nghe được không nói được. Lời nói là cây cầu âm thanh rất quý giá nhưng loại công cụ này không chỉ có lợi mà còn có hại nếu như ta “ăn không nên đọi, nói không nên lời” hoặc nói ra những lời vô duyên, bậy bạ, không đúng sự thật hay “nói lời mà chẳng giữ lời…”. Thông thường, bằng thính giác, ta nhận ra sự có mặt của ai đó qua giọng nói của người ấy nhưng để đánh giá tính cách, trình độ, thái độ của người ấy thì phải dựa vào lời nói và việc làm của họ. Lời nói gồm nội dung, ý nghĩa câu chữ và giọng điệu của người nói. Nếu biết “lựa lời”, tức là biết chọn lọc từ ngữ, giọng điệu và thời điểm nói, thì lời nói ấy sẽ làm “vừa lòng” người nghe, cuộc đối thoại sẽ đi đến kết quả tốt đẹp. Ngay cả khi ai đó có sự khúc mắc, mâu thuẫn với người khác, nếu có được người biết khéo léo, hoà giải đôi bên bằng những lời lẽ thấu tình, đạt lý, sắc sảo, thấm thìa mà vẫn nhẹ nhàng; dễ tiếp thu thì hẳn là mâu thuẫn sẽ được giải quyết êm đẹp bởi “nói phải củ cải cũng nghe”. Ngược lại, nếu phát ngôn tuỳ tiện, tục tĩu, ba hoa khoác lác, hoặc vu khống, xuyên tạc thì người nói sẽ bị chê cười, khinh ghét, còn có thể gây nên những hiểu lầm ngoài ý muốn, thậm chí gây những xích mích, xô xát dẫn đến những hậu quả nặng nề. Báo chí đã từng đăng không ít thông tin về những vụ việc đánh, giết nhau chỉ vì một lời đùa cợt, một câu chửi thề vu vơ hoặc những lời đàm tiếu vô tâm hay ác ý…

Lời nói chỉ thực sự là “gói vàng” khi đó là những lời hay, ý đẹp được nói đúng lúc, đúng chỗ, là những lời chân thực, có trọng lượng, giàu sức thuyết phục, là lời nói đi đôi với việc làm. Lời nói đẹp không chỉ là những câu thơ, câu văn trau chuốt, bóng bảy của các nghệ sĩ ngôn từ hay những bài diễn thuyết hùng hồn của các nhà hùng biện. Đó có thể chỉ là những lời lẽ tự nhiên, giản dị mà vẫn đi vào lòng người. Câu hỏi rất đỗi ân tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong buổi lễ đọc Tuyên ngôn Độc lập, ngày 2 tháng 9 năm 1945: “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?” đã làm xúc động hàng triệu trái tim người dân Việt Nam. Ngay cả những tiếng chào hỏi, lời xin lỗi, câu cảm ơn hằng ngày chúng ta nói với người xung quanh cũng có thể khiến người khác thấy ấm lòng, vơi bớt sự nhọc nhằn, bực bội. Quả là:

Mỗi người đều có thể tạo ra những câu nói đẹp, có văn hoá nếu có ý thức “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, “nghĩ rồi hẵng nói” và “Lời nói đi đôi với việc làm”.

Người khôn biết ăn nói dễ nghe, biết “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nhưng cần phân biệt lời nói “dịu dàng”, thanh lịch với những lời đường mật, giả dối; phân biệt việc biết nói gì, nói vào lúc nào để đạt được mục đích giao tiếp với kiểu nói năng “ậm ừ cho qua”, “dĩ hoà vi quý”, né tránh tranh luận khi cần đấu tranh bảo vệ lẽ phải. Nói sao cho vừa lòng nhau cũng không phải là sự tỉ tê, nịnh nọt, tâng bốc người khác để chuộc lợi cho bản thân. Chúng ta cần học cách nói năng, ứng xử của những “người khôn”, “người thanh” theo quan niệm dân gian về lời ăn tiếng nói. Đồng thời cũng không nên ngại nói thẳng, nói thật vì sợ mất lòng; cần nhắc nhở, phê phán những người ăn nói vô văn hoá, không hiểu biết mà cứ nói bừa; nhất là phải lên án thói xu nịnh, xuyên tạc, đặt điều… Có như vậy những lời nói “chẳng mất tiền mua” mới có thể trở thành phương tiện giao tiếp hữu hiệu, thành những âm thanh đẹp của cuộc đời.

Ngôn ngữ là tài sản chung của toàn xã hội, nhưng lời nói là tài sản riêng của mỗi cá nhân. Nhớ ghi những lời khuyên dạy của người xưa, mỗi chúng ta hãy luôn có ý thức làm giàu có thêm cho kho tài sản vô hình ấy. Đó chính là một biểu hiện cụ thể của sự, tiếp thu kinh nghiệm và tri ân người đi trước, phấn đấu tự hoàn thiện mình.

Lời nói gói vàng và Lời nói chẳng mất tiền mua – Mẫu 10

Ca dao, tục ngữ là kho tàng tri thức quý báu. Một trong số đó là câu tục ngữ “Lời nói gói vàng” và câu ca dao: “Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mời nói cho vừa lòng nhau” đều nói đến vai trò của lời nói trong cuộc sống.

Đầu tiên là câu “Lời nói gói vàng”. Câu tục ngữ đã sử dụng hình ảnh so sánh “lời nói” với “vàng” – một thứ vật chất quý giá, sang trọng trong đời sống xã hội. Vàng được xem như là định giá cho những giá trị vật chất. Như vậy, câu tục ngữ mang hàm ý so sánh lời nói quý giá như gói vàng. Nhưng dù quý giá như vậy, song lời nói lại là điều con người có thể tạo ra không mất tiền để có được:

Lời nói là thứ vô hình và rất giản dị, ai ai cũng có. Con người cũng cần không phải mất tiền để mua bán. Chính vì vậy mà phải biết lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Nhưng cũng chính vì vậy mà cần phải lựa lời nói để làm đẹp lòng vừa ý người đối thoại. Tóm lại cả hai câu đã cho thấy tầm quan trọng của lời nói trong cuộc sống.

Tầm quan trọng của lời nói trước hết là ở chỗ đó là phương tiện để con người giao tiếp với nhau hàng ngày, giúp con người hiểu trao đổi tình cảm cá nhân, thông tin xã hội… Lời nói phản ánh đúng hiện thực khách quan giúp con người có nhận thức đúng đắn về thế giới, từ đó có những hành động đúng. Ngược lại, những lời nói sai sự thật sẽ mang đến những hậu quả vô cùng tai hại. Bên cạnh đó, lời nói cũng có tác động rất lớn đến tình cảm, cảm xúc của con người. Lời nói dịu dàng, lịch sự khiến người nghe thấy dễ chịu, vui vẻ. Điều đó khiến không khí nói chuyện trở nên thân mật, mọi người xích lại gần nhau tạo được quan hệ gần gũi, chan hoà. Những lời nói cộc cằn thô lỗ sẽ gây mất thiện cảm với người giao tiếp.

lời nói là một trong những yếu tố thể hiện nhân cách của con người. Cha ông ta từng có câu: “Người thanh tiếng nói cũng thanh…”. Những lời nói lịch sự, đúng mực cho biết chủ nhân của nó là người có học thức, có hiểu biết. Ngược lại sự thô lỗ, tục tằn chỉ khiến người khác có ấn tượng xấu về nhân cách của chủ nhân lời nói.

Ông cha ta cũng có câu “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” nhắc nhở chúng ta phải suy nghĩ kĩ trước khi nói năng. Suy nghĩ để lựa chọn từ ngữ, suy nghĩ để diễn đạt cho dễ hiểu, dễ chấp nhận… Tuy nhiên, dù cần khiến người khác “vừa lòng” song không vì thế mà nói những lời xu nịnh, gian trá. Nguồn gốc của cái hay, cái đẹp ở đời vẫn là những sự thật phù hợp với thực tế khách quan. Điều quan trọng là chúng ta nói như thế nào để phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Muốn làm được những điều đó, chúng ta cần học tập, trau dồi đạo đức và kiến thức một cách vững chắc, tập sử dụng nhuần nhuyễn ngôn ngữ, đọc các tác phẩm văn học để học được cách sử dụng ngôn ngữ…

Lời nói góp phần thể hiện nhân cách của một con người. Bác Hồ – vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam được biết đến là một biểu tượng của nhân cách Việt Nam. Dù là một người có học vấn uyên bác, am hiểu nhiều ngôn ngữ nước ngoài. Nhưng khi trò chuyện với nhân dân, Người vẫn giản dị trong lời nói hay bài viết. Cách nói, cách viết dễ hiểu, dùng những hình ảnh quen thuộc để nhân dân có thể tiếp thu nhanh chóng. Cách nói chuyện của Bác luôn phù hợp với từng đối tượng.

Đối với một học sinh – việc rèn luyện cho mình lời ăn tiếng nói là một điều vô cùng cần thiết. Đặc biệt, mỗi học sinh cần tránh xa hiện tượng nói tục chửi bậy đang rất phổ biến. “Người thanh tiếng nói cũng thanh” – lời nói tốt đẹp sẽ giúp con người nhận được tình cảm yêu mến từ những người xung quanh.

Qua phân tích trên, lời nói có một tầm quan trọng vô cùng to lớn. Mỗi người hãy ghi nhớ những câu ca dao, tục ngữ trên như một lời nhắc nhở đến rèn luyện bản thân trở thành những con người văn minh, thanh lịch.

Cập nhật thông tin chi tiết về Sau Hai Thập Kỷ Sữa Dumex Nói Lời Chia Tay Thị Trường Việt trên website Avwg.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!