Xu Hướng 9/2023 # Rau Bợ: Vị Thuốc Đặc Biệt Từ Một Loài Cỏ Dại # Top 11 Xem Nhiều | Avwg.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Rau Bợ: Vị Thuốc Đặc Biệt Từ Một Loài Cỏ Dại # Top 11 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Rau Bợ: Vị Thuốc Đặc Biệt Từ Một Loài Cỏ Dại được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Avwg.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Rau bợ hay còn gọi là Cỏ bợ, là một loài cỏ dại, mọc hoang khắp các nơi ruộng nước, bờ đất ẩm. Dược liệu trong dân gian vốn là như vậy, có rất nhiều vị thuốc quý đến từ những loài cây hoang dại. Như cây Rau bợ này, thứ rau cỏ bé dại nơi ruộng nước, ven bờ, không ai chú ý tới. Nhưng nó có một sức sống vô cùng mãnh liệt, Và hơn cả, đây là một vị thuốc có rất nhiều công dụng. Điều này rõ ràng không mấy người biết tới. Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu về dược liệu này, hi vọng mang đến cho quý bạn đọc cái nhìn khác về một loài tưởng chừng chỉ là cỏ dại.

Nó còn có những cái tên khác như: Cỏ bợ, Rau bợ nước, Tứ diệp thảo, Điền tự thảo, Cỏ chữ điền,…

Tên khoa học của dược liệu là Marsilea quadrifolia L., thuôc họ Tần (Marsileaceae).

Đặc điểm thực vật

Rau bợ là loại cây thân thảo, thuộc loại bán thủy sinh. Cây cao khoảng 15 – 20cm. Nó có thân rễ bò dưới bùn đất. Thân mảnh, nhỏ, mềm yếu, chia thành nhiều mấu. Mỗi mấu mang rễ và 2 lá có cuống dài. Cuống lá dài 7 – 10cm. Lá có 4 thùy chéo, lá chét hình tam giác, xếp thành chữ thập (do đó nó còn có tên “Cỏ chữ điền”). Bào tử quả là cơ quan mang bào tử, mọc 2 – 3 cái một ở gốc các cuống lá. Các bào tử quả này có lông dày. Cây ra hoa và quả vào khoảng tháng 5 – 6 hàng năm.

Phân bố

Cây có nguồn gốc và phân bố nhiều ở những nước có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới như Đông Nam Á, Nam Á,…

Ở nước ta, cây tập trung nhiều ở các vùng đồng bằng và trung du. Đây là loại cây ưa ánh sáng, hay mọc hoang ở những ruộng nước, ao, mương, hồ, đầm lầy, những nơi đất ẩm thấp có nước,…

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

Bộ phận dùng: Sử dụng toàn cây

Thu hái, chế biến: Thu hái quanh năm. Có thể dùng tươi nấu canh, làm rau sống ăn hoặc phơi khô để dùng dần.

Bảo quản: cất giữ thuốc nơi khô ráo, thoáng mát, tránh những nơi ẩm ướt.

Thành phần hóa học trong dược liệu

Theo nghiên cứu, trông Rau bợ chứa 84,2% nước, 4,6% Protid, 1,6% Glucid, 0,72mg% Caroten, 76 mg% Vitamin C. Ngoài ra, còn có Cyclaudenol, carbohydrat, các acid hữu cơ, acid amin, caroten, vitamin,…

Tác dụng của Rau bợ theo Y học cổ truyền

Rau bợ có vị ngọt, hơi đắng, tính mát. Có tác dụng:

Thanh nhiệt, tiêu độc, hạ sốt

Lợi tiểu, tiêu sưng phù

Làm nhu nhuận gan

Giúp sáng mắt

Giúp trấn tĩnh tinh thần

Chữa sốt cao vật vã

Chữa viêm thận phù chân

Trị sưng đau lợi răng

Trị sưng vú, tắc tia sữa.

Chữa thổ huyết, tiểu ra máu

Trị sỏi thận, sỏi bàng quang

Trị đái tháo đường

Ngày dùng 20 – 30g cây tươi hoặc đem phơi khô, sao vàng, sắc nước hoặc pha trà uống. Có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Cũng có thể dùng dưới dạng làm rau ăn sống, nấu canh.

Bài thuốc chữa đái tháo đường

Rau bợ khô 15g, Thiên hoa phấn 15g. Tất cả đem sấy khô, tán nhỏ, hòa với sữa uống.

Bài thuốc trị sỏi thận, sỏi bàng quang

Rau bợ tươi giã nát, thêm nước, gạn lấy nước trong đem uống lúc sáng sớm. Mỗi lần uống 250ml trong 5 ngày liên tiếp. Có thể dùng riêng hoặc phối hợp với búp non Dứa dại 20g, Ngải cứu 10g, Phèn đen 10g.

Bài thuốc chữa bí tiểu, tiểu nóng đau tức bàng quang

Lấy 500g Rau bợ tươi, phơi ở nơi thoáng mát để khô tự nhiên. Ngày dùng 10 – 15g cây khô sắc với 1 lít nước cho đến khi còn 250ml, chia uống 3 lần, mỗi lần cách nhau 3 giờ. Sau 2 – 3 ngày nếu đã khỏi, số rau Bợ còn lại cứ cách 2 ngày lại sắc một lần uống đến khi hết.

Bài thuốc chữa chứng tắc tia sữa ở phụ nữ sau sinh

Lấy 15 – 20g Rau bợ khô sắc với 1 lít nước, sắc còn 250ml, chai làm 2 lần uống trong ngày. Mỗi lần uống cách nhau 4 giờ. Chỗ bã còn nóng dùng vải bọc lại, chườm xuôi từ phía trên vú xuống.

Bài viết hôm nay hi vọng đã mang đến cho bạn đọc cái nhìn khác về Rau bợ (hay cỏ bợ). Hi vọng mọi người biết được thêm về đặc điểm, công dụng của một loại cây cỏ tưởng chừng chỉ là cỏ dại. Tuy nhiên, khi có bệnh, các bạn vẫn nên có sự thăm khám từ các thầy thuốc, để được tư vấn sử dụng thuốc cho đúng người đúng bệnh. Tránh tự ý sử dụng thuốc bừa bãi để tránh những hậu quả không mong muốn.

Mắc Khén: Vị Thuốc Từ Món Gia Vị Của Núi Rừng Tây Bắc

Từ lâu, có một loại hạt nhỏ xíu cho mùi thơm nồng nàn không lẫn vào đâu được. Loại hạt ấy là thứ gia vị không thể thiếu, được ví như “linh hồn ẩm thực Tây Bắc”. Đó chính là hạt Mắc khén. Mắc khén, cái tên này có lẽ chúng ta ít nhiều cũng từng nghe tới, cũng biết đó là môt loại hạt đặc sản của núi rừng vùng Tây Bắc.

Mắc khén có tên khoa học Zanthoxylum rhetsa (Roxb.) DC., thuộc họ Cam quýt Rutaceae. Nó còn được biết đến với nhiều cái tên khác như Hoàng mộc hôi, Sẻn hôi, Cóc hôi,…

Đặc điểm cây Mắc khén

Đây là loại cây gỗ nhỡ cao thân thẳng, cây trưởng thành có thể cao từ 14-18m. Vỏ cây có nhiều gai mọc khiến cho việc hái quả Mắc khén gặp khá nhiều khó khăn. Lá cây là loại lá kép lông chim một lần lẻ, mép lá hình răng cưa. Hoa của nó mọc thành từng chùm, màu xám trắng, mang mùi thơm từ tinh dầu của cây. Mùa hoa khoảng tháng 6 – 7.

Quả mắc khén hình tròn, lúc tươi có màu xanh lá cây, rất thơm. Hạt hình cầu, khi chín có màu đen óng. Hạt này có vị cay tê đầu lưỡi và mùi thơm đặc trưng. Có người gọi Mắc khén là “hạt tiêu rừng”, có lẽ vì mùi vị cay thơm nồng của nó. Nhưng cần phân biệt rõ, dược liệu này không phải là tiêu. Mắc khén ra quả tầm tháng 10 – 11.

Phân bố

Cây này rất phổ biến ở các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc Việt Nam và vùng thượng Lào. Đây là loài cây thường xanh, phân bố ở độ cao từ 500 đến 1500 m. Không ai rõ dân tộc nào trồng giống cây này đầu tiên, nhưng hiện tại dân tộc Thái sử dụng hạt mắc khén nhiều nhất.

Bộ phận dùng

Nếu như để làm gia vị, thường người ta chỉ dùng quả, hạt và lá non. Còn để làm thuốc, người ta còn dùng cả quả, hạt và vỏ thân, vỏ rễ.

Thu hái, bào chế

Mùa hái quả vào tầm tháng 11, khi quả chín. Người ta sẽ hái về cả chùm quả, rồi bó thành từng bó.

Quả có thể dùng tươi hay khô. Nhưng để đảm bảo thời gian sử dụng lâu dài, quả nên được đem phơi trong bóng râm hoặc treo gác bếp để khô đi, dùng dần.

Các bộ phận khác thu hoạch trên cây đã trưởng thành. Sau khi lấy về cũng phơi khô để dành.

Bảo quản

Lưu ý không nên phơi quả và hạt ngoài nắng nóng để tránh làm mất tinh dầu của nó. Bảo quản thuốc nơi khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, tránh ẩm mốc. Khi nào dùng chỉ cần lấy một lượng vừa đủ đem rang tầm 30 – 45 phút, chờ cho nguội rồi giã nhỏ để dùng.

Thành phần hóa học

Trong quả mắc khén chứa 0,24% tinh dầu và alkaloid. Ngoài ra còn có các thành phần khác như d-terpinen, d-a-phellandren, 4-caren, b-pinnen, d-a-dihydrocarvol, 4-terpinol, dl-cavotanacetone và các chất kháng khuẩn.

Tác dụng theo Y học hiện đại

Nghiên cứu về tác dụng lợi mật của cao quả mắc khén trên chuột cống cho thấy:

Cao quả cây mắc khén với mức liều 1,8 mg/kg chuột cống, uống trước 3 ngày đã có tác dụng kích thích bài tiết mật của gan, đạt được 277,98% so với nhóm chứng. Mức tăng này có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Cường độ bài tiết mật của cao quả này không mạnh bằng cao actiso nhưng thời gian dài hơn rõ ràng

Tác dụng của cao quả làm thay đổi lượng bilirubin toàn phần và trực tiếp theo xu hướng tăng tại giờ thứ 3, nhưng không làm thay đổi tỷ trọng dịch mật.

Tác dụng theo Y học cổ truyền

Ngoài dùng làm gia vị, từ lâu người ta đã biết đến Mắc khén với các tác dụng:

Quả vị đắng, cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm se, kích thích, lợi tiêu hóa.

Vỏ rễ màu đỏ nâu có vị đắng, tính ấm, có khả năng trị giun, trục giun, điều kinh, lọc máu ở thận.

Vỏ thân thơm, có tính bổ, giúp hạ nhiệt, chữa tiêu chảy, sốt rét, thấp khớp, mất trương lực dạ dày.

Quả hạt dùng trị đầy hơi, tiêu chảy, thấp khớp.

Tinh dầu hạt chữa thổ tả.

Liều dùng Mắc khén một ngày tầm 5 – 8g, có thể sắc uống riêng hoặc dùng chung với các thuốc khác.

Người ta có thể dùng hạt Mắc khén khô ngâm rượu xoa bóp để giảm đau nhức xương khớp.

Vị thuốc này tính ấm nên những người vốn cơ thể nhiệt, thường nóng trong người cần thận trọng khi sử dụng.

Tuy nhiên, nếu muốn sử dụng để chữa bệnh hiệu quả, người bệnh nên có sự tham khảo và tư vấn từ các y bác sỹ. Rất mong nhận được những phản hồi cũng như sự đồng hành của các bạn ở những bài viết kế tiếp. Youmed luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!

Cỏ Lào: Loài Cây Thân Thuộc Dùng Để Chữa Tiêu Chảy, Kiết Lỵ

1.1. Mô tả dược liệu

Cỏ lào là cây nhỏ, có chiều cao trung bình từ 1 – 2m. Cây mọc thành bụi, phân nhiều cành nằm ngang. Thân tròn, màu rất nhạt, có rãnh và lông nhỏ mịn.

Lá mọc đối, hình gần tam giác, dài 6 – 9cm, rộng 2 – 4cm, gốc thuôn vát, đầu nhọn, mép có răng cưa to. Hai mặt lá cùng màu có lông mịn, dày hơn ở mặt dưới, gân chính 3; cuống lá dài 1 – 2cm.

Cụm hoa mọc ở đầu cành thành ngũ kép, gồm nhiều hoa có mùi thơm, tụ hợp thành hình đầu dài khoảng 1cm, màu vàng lục. Lá bấc xếp thành 3 – 4 hàng, hơi có lông, mào lông có sợi đều; tràng hoa loe dần từ gốc, bao phấn không có tai.

Qủa bế, hình thoi, có 5 cạnh, có lông.

Mùa hoa quả: tháng 1 – 3.

Chú ý: Cỏ lào khi là cây con rất giống với cây hy thiêm.

1.2. Phân bố, sinh thái Cỏ lào

Chi Eupatorium L. là chi lớn trong họ Asteraceae, có khoảng 400 loài, phân bố ở vùng nhiệt đới châu Mỹ, châu Phi và châu Á. Ở Việt Nam, chi này có khoảng 10 loài, trong đó có lẽ Cỏ lào là loài quen thuộc nhất.

Cây thường được gặp ở vùng đồng bằng, trung du và vùng núi thấp. Cây ưa sáng, chịu được hạn và có thể sống được trên mọi loại đất.

1.3. Bộ phận dùng

Cây thường dùng lá và rễ, thu hái quanh năm, dùng tươi.

1.4. Hoạt chất từ Cỏ lào

Trong Cỏ lào có chứa nhiều chất như tinh dầu, tanin, flavonoid, coumarin, alkaloid.

Cao chiết với cồn của cả cây cỏ lào trừ rễ có tác dụng chống co thắt cơ trơn gây bởi histamin và acetylcholin trên hồi tràng cô lập chuột lang. Đã có nghiên cứu xác minh tác dụng cầm máu và làm liền sẹo của loại dược liệu này.

Nghiên cứu cho thấy Cỏ lào còn có những tác dụng sau:

Làm giảm tiết dịch, giảm mùi hôi nhanh hơn hẳn nhóm đối chứng; tuy nhiên khi dùng tại chỗ trong 3 – 5 phút đầu, thuốc gây cảm giác nóng xót tại vết thương ở mức độ chịu đựng được.

Làm rút ngắn thời gian điều trị vết thương do đẩy nhanh quá trình loại bỏ hoại tử, tân tạo mô hạt và liền sẹo. Sẹo hình thành mềm, mịn, không thấy có sẹo co kéo, sẹo lồi. Màu sắc sẹo hồng hoặc nâu nhạt, không thấy sẹo bạc màu.

Ức chế sự sinh trưởng in vitro và in vivo của các chủng vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết thương như tụ cầu khuẩn vàng, coli, Proteus, trực khuẩn mủ xanh. Những chủng này được phân lập từ các bệnh phẩm lâm sàng đều kháng với các loại kháng sinh thông dụng.

Những nghiên cứu về nồng độ hydroxyprolin và về hình ảnh siêu cấu trúc cho thấy tại các vết thương điều trị với Cỏ lào, quá trình tổng hợp collagen tiến triển tốt, tốc độ tổng hợp collagen tăng nhanh, đặc biệt tăng cao nhất trong 7 ngày đầu.

Cỏ lào có vị hơi đắng, tính ấm, mùi thơm, có tác dụng sát trùng, cầm máu.

Cây được dùng để chữa tiêu chảy, kiết lỵ, đau nhức xương, ghẻ lở, phòng và trị đĩa cắn. Một chế phẩm từ cao lá được dùng chữa một số bệnh về răng miệng. Cỏ lào còn được dùng chữa bỏng và vết thương phần mềm.

4.1. Phòng đỉa cắn

Giã lá cỏ lào xoa khắp chân đùi trước khi lội xuống nước.

4.2. Chữa đỉa cắn

Vỏ lá cỏ lào xát vào chỗ đỉa cắn, máu sẽ cầm ngay.

4.3. Chữa xương đau nhức

Dùng 8g tươi, 12 g Dây đau xương. Sao vàng, sắc lấy nước uống trong ngày.

4.4. Điều trị bệnh tiêu chảy và lỵ trực trùng

Dùng 12g Cỏ lào sắc lấy nước, pha thêm đường, chia thành 3 lần uống trong ngày.

4.5. Điều trị viêm loét dạ dày

Dùng 20g cỏ Lào, 30g Lá khôi, 20g Dạ cẩm, 5g Tam thất nam. Sắc lấy nước uống hàng ngày.

4.6. Trị tiêu chảy, viêm nhiễm đường ruột

Dùng 150g lá Cỏ lào tươi (lá khô 50 g), hãm nước sôi dùng uống hàng ngày.

4.7. Điều trị viêm đại tràng

Dùng 20g dược liệu, Bạch truật 25 g, Khổ sâm 10 g. Tất cả sắc lấy nước uống hàng ngày.

4.8. Hỗ trợ điều trị bong gân

Dùng 1 nắm dược liệu, giã nát, bó vào chỗ bị bong gân.

4.9. Hỗ trợ cải thiện các vết thương ở phần mềm, bầm tím tụ máu do tai nạn

Dùng 1 nắm lá dược liệu giã nát, đắp vào vết thương. Mỗi ngày nên áp dụng phương pháp một lần, duy trì khoảng 3 – 4 ngày. Bài thuốc có tác dụng giảm đau, cầm máu, chống sưng, hạn chế viêm, mủ và giúp vết thương lành lại nhanh chóng.

4.10. Điều trị táo bón

Dùng 3 – 5 ngọn cây, rửa sạch, nhai kỹ với một ít muối, nuốt cả nước lẫn bã có thể điều trị hiệu quả chứng táo bón.

Cỏ Lào là loại cây có độc, dùng quá liều có thể bị trúng độc với những triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn.

Bài viết trên đã cung cấp thêm thông tin về cây Cỏ lào. Vị thuốc này vốn được sử dụng phổ biến để cầm máu và điều trị các bệnh lý về dạ dày. Tuy nhiên, dược liệu này có độc tính nhẹ. Quý độc giả trước khi dùng nên tham khảo ý kiến chuyên gia về thời gian và liều lượng để đạt hiệu quả điều trị cao nhất.

Chả Cốm Ước Lễ – Món Ngon Từ Làng Nghề 500 Tuổi Có Gì Đặc Biệt?

Tác giả: Lisa Ngày đăng: 28/02/2023

Chả cốm Ước Lễ là một sản phẩm của làng giò chả nổi tiếng hơn 500 năm ở Hà Nội. Với nguyên liệu và công thức đặc biệt đã tạo nên tên tuổi vang danh trong bản đồ ẩm thực Việt.

Người Hà Nội thì đã quá quen với chả cốm Ước Lễ, một loại chả làm từ thịt heo và cốm do các thế hệ của người làng Ước Lễ chế biến. Vị đậm đà, dẻo thơm là thứ khiến chả cốm xuất hiện nhiều trên mâm cơm của người Hà thành, và giờ đây, nó càng quen thuộc hơn trên cả ba miền khi là một trong những nguyên liệu không thể thiếu của mẹt bún đậu mắm tôm hấp dẫn. 

Làng Ước Lễ ở đâu?

Làng Ước Lễ thuộc huyện Thanh Oai, cách trung tâm TP Hà Nội khoảng 30km. Nơi đây có cảnh quan đẹp, không gian kiến trúc truyền thống đặc sắc và là nơi có nghề làm giò chả lâu đời nức tiếng. Những người lớn tuổi trong làng kể lại, vào thời nhà Mạc (năm 1527-1592) có một cung tần trong triều đình (vốn là người làng Ước Lễ) trở về quê hương xây cổng làng và dạy cho dân làng nghề làm giò chả. Từ đó, các thế hệ cha truyền con nối, nghề giò chả trở thành nghề truyền thống lâu đời của làng Ước Lễ.

Hiện nay, dẫu không còn tập trung tất cả ở làng, nhiều người Ước Lễ đã đi các địa phương khác nhưng họ vẫn tiếp tục giữ gìn nghề truyền thống này và phát triển nhờ bí quyết làm giò chả tạo nên chất lượng bậc nhất.

Trong các sản phẩm giò chả của người làng Ước Lễ thì chả cốm Ước Lễ là một sản phẩm được yêu thích rộng rãi. Sự ưa chuộng của thực khách mọi miền với món bún đậu mắm tôm đã khiến số lượng các quán bún đậu có mặt ở mọi nơi, chả cốm Ước Lễ vì thế cũng được nhiều người biết đến. Nhưng điều khiến chả cốm Ước Lễ chinh phục thực khách vẫn là chất lượng và hương vị của chính nó. Ăn miếng chả cốm khi nóng hổi, thực khách như cảm nhận được những nguyên liệu tinh tế của đất trời, là hạt cốm còn đong sữa dẻo thơm, là vị ngọt bùi, thơm thơm của thịt heo tươi, là lớp vỏ giòn tan ngay đầu lưỡi. Miếng chả ăn không hế ngấy hay ngán.

Chả cốm Ước Lễ được làm như thế nào?

Công thức đặc biệt tạo nên vị ngon của chả cốm Ước Lễ là nguyên liệu tươi thật và tỉ lệ cốm/thịt hài hòa.

Người Ước Lễ đặc biệt chú trọng chọn nguyên liệu. Với thịt heo phải là loại thịt mới mổ, còn tươi, nóng và họ sẽ chọn phần thịt vai/mông là những phần ngon nhất. Cốm tươi thì chọn loại bánh tẻ để miếng chả không bị khô. Một bí quyết quan trọng nằm ở khâu giã thịt sao cho thịt dẻo quánh thì trộn với cốm.

Hương vị độc đáo mà chả cốm Ước Lễ “sở hữu” đã trở thành biểu tượng cho nét ẩm thực tinh tế của đất Hà thành.

Mua chả cốm Ước Lễ ở đâu TP Hồ Chí Minh?

Tại TP Hồ Chí Minh, địa chỉ bán chả cốm Ước Lễ chính gốc, chả được chế biến theo công thức và bí quyết người Ước Lễ là chúng tôi . Có mặt trên thị trường nhiều năm nay, chúng tôi là địa chỉ cung cấp các đặc sản thơm ngon, chất lượng được tuyển chọn từ ba miền. Riêng với sản phẩm chả cốm, chúng tôi đã nơi uy tín được các quán bún đậu mắm tôm tại TPHCM và các tỉnh phía Nam tin tưởng nhập sỉ để phục vụ đông thực khách.

Bạn có thể dễ dàng thưởng thức đặc sản Hà Nội chả cốm Ước Lễ chính gốc tại nhà, thông qua chúng tôi . Hoặc gọi số 0901.486.486 để được đặt hàng sỉ và lẻ chả cốm nhanh nhất.

12 Sự Thật Thú Vị Nhất Về Loài Chuồn Chuồn

Quay trở lại khoảng 300 triệu năm trước, loài chuồn chuồn là một trong những loài côn trùng đầu tiên sống trên hành tinh này. Quá trình tiến hóa đã giúp chúng hoàn thiện kỹ năng bay, săn mồi và trở nên thật đáng kinh ngạc với vẻ ngoài bắt mắt, hấp dẫn. Tuy nhiên ít ai biết rằng chuồn chuồn còn là kẻ săn mồi hung dữ, chúng có bộ hàm dưới rất sắc nhọn, góc nhìn khoảng 360 độ và có thể bay ngược về phía sau.

Chuồn chuồn là những sinh vật bay kỳ lạ

Có rất ít loài trong vương quốc động vật có thể bắt kịp khả năng bay ngoạn mục của chuồn chuồn. Chúng có hai đôi cánh với phần cơ bắp ở ngực để có thể làm việc một cách độc lập. Điều này cho phép chúng thay đổi góc của mỗi đôi cánh và thể hiện sự linh hoạt cao trong không trung.

Chuồn chuồn có thể bay theo bất kỳ hướng nào bao gồm cả bay ngang và bay lùi, và cũng có thể bay lơ lửng ở một chỗ duy nhất trong vòng một phút hoặc hơn. Khả năng tuyệt vời này là một trong những yếu tố tạo nên thành công của một kẻ “sát thủ trên không” – chúng có thể di chuyển xung quanh con mồi từ bất kỳ hướng nào mà không hề gây nghi ngờ.

Với tốc độ, khoảng cách và tính linh hoạt khi săn mồi, chuồn chuồn là một trong những động vật phi thường nhất trên hành tinh.

Chuồn chuồn là những sinh vật bay kỳ lạ

Một số sự thật thú vị khác về loài chuồn chuồn

Chuồn chuồn là những sinh vật bay kỳ lạChuồn chuồn là những sinh vật bay kỳ lạ

Một số sự thật thú vị khác về loài chuồn chuồn:

Chuồn chuồn xuất hiện từ thời cổ đại, trước cả khủng long vào khoảng 300 triệu năm trước.

Phần lớn thời gian sống của chuồn chuồn là ở trong nước dưới dạng ấu trùng. Ấu trùng chuồn chuồn sống dưới nước khoảng 1-5 năm. Khi trưởng thành sống trung bình chỉ khoảng 5 tuần.

Chuồn chuồn là một phi công bậc thầy. Tốc độ bay của chuồn chuồn rất đáng nể. Trong 1s, nó có thể bay được một quãng đường dài gấp 100 lần chiều dài cơ thể.

Chuồn chuồn đực có lãnh thổ riêng và sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ nó.

Chuồn chuồn có tầm nhìn 360 độ

Chuồn chuồn dường như đặc biệt phổ biến như thức ăn trên đảo Bali ở Indonesia

Một con chuồn chuồn đậu trên đầu được coi là điềm may mắn

Nguồn gốc của loài chuồn chuồn

Một số sự thật thú vị khác về loài chuồn chuồnMột số sự thật thú vị khác về loài chuồn chuồn

Chuồn chuồn là loài côn trùng tuyệt đẹp đã tồn tại hơn 300 triệu năm qua. Những con chuồn chuồn đầu tiên xuất hiện có kích thước lớn hơn rất nhiều so với loài chuồn chuồn ngày nay. Theo đó, hóa thạch của một con chuồn chuồn khổng lồ có đôi cánh dài khoảng 76cm từ kỷ Permi đã được tìm thấy ở bang Kansas, Mỹ.

Không giống như nhiều loài côn trùng khác, chuồn chuồn hoàn toàn vô hại. Nó đã truyền cảm hứng cho nhiều câu chuyện thần thoại. Chúng còn được đặt nhiều biệt danh vì tính lẩn tránh, đôi cánh xinh đẹp và kiểu bay thất thường của nó. Một số biệt hiệu độc đáo dành cho loài vật này:

Cây kim mạng của ác quỷ: Vì người ta cho rằng chuồn chuồn sẽ khâu miệng những đứa trẻ xấu tính khi chúng ngủ.

Bác sĩ rắn: Chuồn chuồn được xem là loài vật bảo hộ rắn, sẽ giúp lũ rắn khâu vết thương hoặc giúp chúng hồi sinh.

Đầy tớ của rắn: Tên gọi này có nguồn gốc từ cái tên “gwas-y-neidr” trong tiếng Wales vì mối liên hệ của chuồn chuồn và rắn.

Mặc dù đa số các câu chuyện thần thoại kể về loài vật này đều mang ý nghĩa tiêu cực, nhưng nó lại là loài côn trùng có ích cho con người. Do đó, ở Nhật Bản chuồn chuồn rất được tôn kính và nó cũng chính là biểu tượng văn hóa quốc gia của đất nước Mặt Trời mọc.

Nguồn gốc của loài chuồn chuồnNguồn gốc của loài chuồn chuồn

Chuồn chuồn là loài động vật ăn tạp

Nguồn gốc của loài chuồn chuồnNguồn gốc của loài chuồn chuồn

Về chế độ ăn, Chuồn chuồn không hề kén ăn. Nó là côn trùng ăn thịt và sẽ ăn bất cứ thứ gì có sẵn. Thông thường, chế độ ăn uống của chúng bao gồm muỗi, ruồi, thậm chí là cả chuồn chuồn nhỏ. Chuồn chuồn trưởng thành bắt được con mồi côn trùng của chúng trong những chuyến bay, tận dụng tầm nhìn và khả năng bay phi thường của chúng. Để bắt con mồi, chuồn chuồn tạo ra một cái giỏ bằng chân. Sau đó, chúng sà vào bắt con mồi bằng chân và cắn nó để giữ nó tại chỗ. Chúng sẽ thường ăn những gì chúng bắt được khi chúng vẫn đang bay.

Phần lớn cuộc đời của chuồn chuồn được dành trong giai đoạn ấu trùng, nơi nó lột xác từ 6 đến 15 lần. Vào thời điểm chin muồi, nó bò lên khỏi mặt nước và lột xác lần cuối, rũ bỏ lớp da cũ và bay lên với đôi cánh mỏng manh trong suốt. Không giống như bướm và bọ cánh cứng , chuồn chuồn không có giai đoạn nhộng trung gian trước khi trưởng thành. Bởi vì điều này, chuồn chuồn còn đượ gọi là một dạng biến thái “không hoàn chỉnh”.

Chuồn chuồn là loài động vật ăn tạpChuồn chuồn là loài động vật ăn tạp

Chuồn chuồn có thể sống 2 năm dưới nước

Chuồn chuồn là loài động vật ăn tạpChuồn chuồn là loài động vật ăn tạp

Chuồn chuồn đẻ trứng trong nước, và khi ấu trùng nở, chúng sống dưới nước trong vòng hai năm. Trên thực tế, tùy thuộc vào độ cao và phạm vi sinh sống, một số loài có thể ở trong trạng thái ấu trùng đến sáu năm. Chúng sẽ lột da lên đến 17 lần cho đến khi phát triển và sẵn sàng bơi lên bề mặt nước và biến thành những con chuồn chuồn mà chúng ta thấy trên không trung.

Chúng đặc biệt thích nghi với cuộc sống dưới nước ở giai đoạn này với khả năng săn mồi và tốc độ cực nhanh. Chúng ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, bao gồm các loại ấu trùng côn trùng, nòng nọc và cá! Và đôi khi chúng cũng ăn những con ấu trùng chuồn chuồn khác. Những anh chàng này cũng là những kẻ săn mồi cực mạnh.

Đầu của con chuồn chuồn là nơi chứa tất cả các mắt

Chuồn chuồn có thể sống 2 năm dưới nướcChuồn chuồn có thể sống 2 năm dưới nước

Nếu bạn nhìn vào đầu của con chuồn chuồn, bạn có thể nhận thấy một điều rất đặc biệt. Hay nói cách khác, có hơn 30.000 thứ đặc biệt.

Khu vực đầu của chuồn chuồn chủ yếu là khu tổng hợp mắt khổng lồ của chúng chứa 30.000 khía cạnh khác nhau, mỗi khía cạnh lại mang thông tin về môi trường xung quanh chúng. Chuồn chuồn có tầm nhìn 360 độ và chỉ với một điểm mù đằng sau chúng. Tầm nhìn phi thường này là một trong những lý do tại sao chúng có thể dễ dàng quan sát một con mồi đơn lẻ trong một đám côn trùng và đi sau chúng để tránh va chạm với những đám côn trùng khác.

Chúng không chỉ có một tầm nhìn đặc biệt mà còn có thể nhìn thế giới bằng những màu sắc mà chúng ta thậm chí không thể tưởng tượng được. Theo Nhà khoa học mới: Con người có thị lực ba màu, nghĩa là những màu sắc mà chúng ta thấy là sự kết hợp của màu đỏ, xanh dương và xanh lá cây. Điều này là do ba loại protein nhạy cảm với ánh sáng trong mắt chúng ta, được gọi là opsins. Chúng ta không đơn độc: vì ngoài ra còn có thị lực hai màu và bốn màu tồn tại chủ yếu trong thế giới động vật, từ động vật có vú đến chim và các loài côn trùng. Một nghiên cứu về 12 loài chuồn chuồn đã phát hiện ra rằng mỗi loài có dưới 11 loại opsins, và một số loài lớn hơn thì có 30 loại opsins khác nhau.

Một số loài chuồn chuồn đẻ trứng trong nước mặn

Đầu của con chuồn chuồn là nơi chứa tất cả các mắtĐầu của con chuồn chuồn là nơi chứa tất cả các mắt

Trứng chuồn chuồn được đẻ vào mặt nước hoặc trên cành, lá thủy sinh gần ao, hồ, và các khu vực ẩm ướt hoặc trong mô cây ở nước, và nở thành tiền ấu trùng sống bằng các chất dinh dưỡng có trong trứng. Sau đó chúng tiếp tục biến thái thành thiếu trùng với khoảng 9-14 lần lột xác (ở hầu hết các loài), và trở thành loài ăn thịt tham lam đối với các loài sinh vật sống trong nước, kể cả những loài cá con.

Tuy nhiên trong một phát hiện, nhà côn trùng học Chris Goforth viết: “Có rất ít côn trùng sống trong đại dương. Một số ý tưởng đã đưa ra lí do tại sao … nhưng một trong những lý do rõ ràng là nước biển rất mặn và một số côn trùng không thể sống sót trong môi trường đó. Điều này có vẻ không phải là vấn đề đối với loài chuồn chuồn. Một số loài như chuồn chuồn ven biển (Erythrodiplax berenicei) có thể thành công trong việc sinh con đẻ cái trong môi trường nước mặn hơn gấp nhiều lần so với nước biển.”

Thật vậy, chuồn chuồn ven biển là một loài đặc trưng bởi môi trường sống của nó bao gồm đầm lầy muối, rừng ngập mặn và hồ nước muối.

Một số loài chuồn chuồn đẻ trứng trong nước mặnMột số loài chuồn chuồn đẻ trứng trong nước mặn

Chuồn chuồn cần được bảo vệ khỏi những nguy hiểm mà con người tạo ra, từ sự ô nhiễm đến việc mất dần môi trường sống. May thay, có rất nhiều khu bảo tồn trên khắp thế giới. Vương quốc Anh đã có khu bảo tồn chuồng chuồn đầu tiên mang tên Trung tâm Chuồn chuồn vào năm 2009.

Theo Guardian, “Nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Wicken Fen ở Cambridgeshire, trung tâm mới này với hy vọng sẽ làm thay đổi sự suy giảm của 42 loài được tìm ở Anh quốc. Các nhà bảo tồn đang đổ lỗi sự suy giảm này là do việc mất dần các khu đầm lầy, thuốc trừ sâu và tác hại của chúng lên các khu đất nông nghiệp.”

Chuồn chuồn là loài động vật có dấu ấn đặc biệt trong văn hóa người Châu Á

Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão.

hay

Đồng dao Việt Nam cũng có câu: Chuồn chuồn cắn rốn, bốn ngày biết bơi, với “niềm tin” rằng nếu ai đó bắt buồn chuồn cho cắn rốn thì có thể biết bơi.

Bắt chuồn chuồn là một thú vui của trẻ em ở khu vực nông thôn Việt Nam vào những ngày hè, với các câu đồng dao như:

Chuồn chuồn có cánh thì bay, Có thằng cu Tí thò tay bắt chuồn.

Chuồn chuồn có cánh thì bay, Có thằng kẻ trộm bắt mày đi tu…

Tại Trung Quốc từ thời nhà Thương, có một loại đồ chơi mang tên chuồn chuồn tre. Người ta lấy mảnh tre vót mỏng như cánh quạt máy bay trực thăng, ở giữa khoan một cái lỗ, cắm trục tre, khi chơi dùng hai bàn tay kẹp trục xoay mạnh, chuồn chuồn tre sẽ bay lên trên không.

Tại Việt Nam người ta cũng làm ra những con chuồn chuồn đồ chơi từ lá cây, kim loại…, và thường được bày bán ở vỉa hè hay trong các cửa hàng lưu niệm.

Chuồn chuồn có thể chặn đứng con mồi giữa không trung

Chuồn chuồn là loài động vật có dấu ấn đặc biệt trong văn hóa người Châu ÁChuồn chuồn là loài động vật có dấu ấn đặc biệt trong văn hóa người Châu Á

Chuồn chuồn là nỗi khiếp sợ nếu bạn là một con muỗi, muỗi vằn hoặc những loài bọ nhỏ bé khác. Chúng không chỉ đơn giản là đuổi theo con mồi. Thay vào đó, chúng chặn con mồi giữa không trung bằng các cuộc phục kích trên không. Chuồn chuồn có thể đánh giá tốc độ và quỹ đạo của con mồi rồi điều chỉnh hướng bay của chúng và sau đó chặn đứng chúng. Do có những kỹ năng điêu luyện như vậy nên trong các cuộc săn mồi của chuồn chuồn thì tỷ lệ thành công là 95%.

Một nhóm nghiên cứu đã xác nhận rằng hệ thống thần kinh của chuồn chuồn có thể tập trung và định vị rõ ràng 1 mục tiêu mặc dù con mồi đó đang bay giữa đàn đang chuyển động của chúng với số lượng lớn. Điều này giống như việc bạn vào một nhà hàng ồn ào nhưng vẫn có thể tập trung nói và nghe được những câu chuyện từ những người bạn. Các nhà nghiên cứu cũng xác định được một loại mạch chủ gồm 16 tế bào thần kinh kết nối với bộ não của chuồn chuồn và động cơ bay trong lồng ngực. Với sự trợ giúp của khối dây thần kinh đó, chuồn chuồn có thể theo dõi mục tiêu đang di chuyển, tính toán một quỹ đạo để đánh chặn chúng và điều chỉnh tinh vi đường đi khi cần thiết. Theo quy luật, cuộc đi săn nào cũng có những thiếu sót cho đến khi nó kết thúc.

Về cơ bản, người ta thường liên tưởng đến “máy bay chiến đấu tàng hình” khi nhắc đến khả năng săn mồi một cách nhanh chóng, hiệu quả và thông minh của chuồn chuồn.

Chuồn chuồn có bộ hàm dưới cực kỳ sắc nhọn

Chuồn chuồn có thể chặn đứng con mồi giữa không trungChuồn chuồn có thể chặn đứng con mồi giữa không trung

Với chiến lược săn mồi ấn tượng, nhưng khả năng xé toạc con mồi của chuồn chuồn mới thực sự nâng năng lực ăn mồi sống của chúng lên một cấp độ khác.

Chuồn chuồn và chuồn chuồn kim đều thuộc họ Chuồn Chuồn, có nghĩa là “những kẻ có răng.” Lý do của tên gọi này bởi vì hàm dưới của chúng có răng. Khi săn mồi, chuồn chuồn chộp lấy con mồi bằng chân, xé toạc cánh bằng hàm răng sắc nhọn để chúng không thể trốn thoát, rồi sau đó xẻ chúng ra từng mảnh mà không cần phải hạ cánh xuống đất.

Bên cạnh kỹ thuật săn mồi ấn tượng, khả năng xé xác con mồi của chuồn chuồn cũng là vô cùng đáng sợ. Khi đi săn, chuồn chuồn bắt và giữ chặt con mồi bằng chân, xé đôi cánh của con mồi bằng hàm sắc nhọn để nó không thể trốn thoát và bắt đầu bữa ăn ngay lập tức – tất cả đều được thực hiện trên không.

Vòng đời của loài chuồn chuồn trải qua 3 giai đoạn chính

Chuồn chuồn có bộ hàm dưới cực kỳ sắc nhọnChuồn chuồn có bộ hàm dưới cực kỳ sắc nhọn

Chuồn chuồn phát triển thông qua 3 giai đoạn: trứng, ấu trùng và trưởng thành. Vòng đời của chuồn chuồn nhanh hay chậm phải tùy thuộc vào nhiệt độ và nguồn thức ăn và khí hậu.

Vòng đời của chuồn chuồn – TRỨNG: Vòng đời của chuồn chuồn bắt đầu với hình dạng trứng, chúng giao phối và đẻ trứng trong nước ngọt, một số trường hợp trứng chuồn chuồn được đặt gần nguồn nước. Con chuồn chuồn cái mở các khe của cành cây thủy sinh, đặt trứng vào bên trong thân cây. Ở một số loài, con cái ngâm mình xuống nước và đẻ trứng lên các cây thực vật trong nước. Thời gian nở trứng rất khác nhau. Ở một số loài, trứng chỉ nở trong vài ngày, trong khi ở loài khác, trứng có thể nở vào mùa xuân năm sau. Một con ấu trùng non sẽ nở ra từ trứng trong nước và nhanh chóng lột da để thành dạng ấu trùng thật sự. Nếu ấu trùng non nở từ một quả trứng được đặt trên đất, nó sẽ bò xuống nước trước khi lột da.

Vòng đời của chuồn chuồn – ẤU TRÙNG: Ấu trùng là giai đoạn thứ 2 trong vòng đời của chuồn chuồn. Giai đoạn ấu trùng có hình dạng hoàn toàn khác so với con chuồn chuồn trưởng thành. Tất cả ấu trùng chuồn chuồn và chuồn chuồn kim đều là loài thủy sinh, và vẫn ở trong nước cho đến khi sẵn sàng lột xác vào giai đoạn trưởng thành. Trong giai đoạn thủy sinh vật này, ấu trùng thở qua mang. Mang của ấu trùng chuồn chuồn kim nằm ở cuối bụng, trong khi mang của ấu trùng chuồn chuồn được tìm thấy bên trong trực tràng. Ấu trùng chuồn chuồn bơi bằng hút nước vào trực tràng để hô hấp. Khi chúng dùng lực đẩy nước ra, chúng sẽ bị đẩy về phía trước. Ấu trùng chuồn chuồn kim bơi bằng cách gợn sóng cơ thể.

Vòng đời của chuồn chuồn – TRƯỞNG THÀNH: Một khi ra khỏi nước và được bảo vệ bởi một tảng đá hoặc cây cối, ấu trùng mở rộng ngực của nó, làm cho bộ xương ngoài mở ra. Từ từ, hình dạng trưởng dần lộ diện với sự biến đổi ngoài da (được gọi là exuvia) và bắt đầu mở rộng đôi cánh, quá trình này có thể mất một giờ để hoàn thành. Chuồn chuồn trưởng thành non sẽ yếu và nhạt màu, khả năng bay hạn chế. Chuồn chuồn trưởng thành non dễ bị tổn thương hơn đối với động vật ăn thịt vì chúng có thân mềm và cơ yếu hơn. Chỉ vài ngày sau khi lên bờ, chuồn chuồn hoặc chuồn chuồn kim sẽ phô diễn màu sắc của người trưởng thành và đạt được khả năng bay rất cao

Vòng đời của loài chuồn chuồn trải qua 3 giai đoạn chínhVòng đời của loài chuồn chuồn trải qua 3 giai đoạn chính

Là những người yêu thích động vật, dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu về hành vi, đặc điểm và môi trường sống của chuồn chuồn ở Việt Nam cũng như Thế giới. Đội ngũ chúng mình hy vọng mang lại những kiến thức bổ ích cho các bạn.

Đăng bởi: Chính Trương Bá

Từ khoá: 12 Sự thật thú vị nhất về loài chuồn chuồn

Kí Tự Đặc Biệt Trái Tim ❤️

Cách dể dàng nhất để sử dụng kí tự đặc biệt trái tim là bấm vào các icon bên dưới

Ngày xưa khi yêu nhau các đôi tình nhân thường tặng cho nhau những đóa hoa đẹp nhất, những chú gấu bông đáng yêu xinh xắn hay bất cứ thứ gì có thể làm cho hạnh phúc luôn dâng trào.

👩‍❤️‍👨 👩‍❤️‍👩 💑 👨‍❤️‍👨 👩‍❤️‍💋‍👨 👩‍❤️‍💋‍👩 💏 👨‍❤️‍💋‍👨 ❤ 🧡 💛 💚 💙 💜 🤎 🖤 🤍 💔 ❣ 💕 💞 💓 💗 💖 💘 💝 💟

Kí tự đặc biệt mang đến cho bạn rất nhiều các hình icon trái tim ở bên trên, hơn 30 kí tự cho bạn lựa chọn để sao chép. Chỉ cần bạn thích icon nào thì hãy bấm vào icon đó, sẽ tự động lưu vào bộ nhớ máy điện thoại hoặc máy tính. Bạn chỉ cân paste vào những nơi bạn muốn là được.

Hiện nay trên điện thoại đa phần đã hỗ trợ sẵn các icon này nên bạn rất dễ để sử dụng, tuy nhiên chúng là những kí hiệu phổ biến và chỉ có 1 số ít. Các kí tự trái tim ở chúng tôi có rất nhiều loại, đa dạng màu sắc và trạng thái như: vui, buồn, hạnh phúc, tan vỡ, gia đình…

/ ♥

……………………♥

Trái tim đen thường được sử dụng cho những người có chuyện buồn, thất tình, luôn muốn cất giữ cảm xúc trong lòng, những người có nghị lực, sức sống mãnh liệt luôn vượt qua mọi khó khăn, thách thức trong cuộc sống.

Chính vì vậy, icon 🖤 thường được các bạn nữ sử dụng rất nhiều để đăng các status tâm trạng trên facebook, chia sẻ nỗi niềm, những khó khăn trong cuộc sống.

Ngoài ra, trên các game, trò chơi thì kí hiệu trái tim đen còn được các game thủ sử dụng để thể hiện ý chí quyết tâm chiến thắng cũng như tinh thần luôn vững vàng khi chiến đấu

Sử dụng icon 💙 để truyền tải cảm xúc yêu thương cũng như thể hiện sức mạnh, niêm tin và hy vọng của con người nói chung và tình yêu nói riêng. Màu xanh là màu của thiên nhiên, điển hình như bầu trời, biển cả, những thứ mang sức mạnh to lớn với con người.

Kí tự trái tim đỏ là biểu tượng không thể phủ nhận cho tình yêu, gia đình và hạnh phúc, được sử dụng bởi bất cứ cặp đôi tình yêu nào trong các tin nhắn hoặc các bài đăng trên mạng xã hội.

Ý nghĩa nó thay thế cho các lời yêu thương, tỏ lòng biết ơn, hy vọng, hạnh phúc.

Cách sử dụng phổ biến của icon trái tim màu đỏ là để truyền đạt tình cảm hoặc tình yêu. Lấy ví dụ về một khẩu hiệu như: “Tôi yêu Kí tự chất”, khi điều chỉnh sang dạng icon cảm xúc sẽ giống như:  “I❤️KTC”. Trong khẩu hiệu này, trái tim là đại diện cho chữ tình yêu.

Icon trái tim màu vàng💛 thể hiện tình yêu giống như các icon trái tim sắc màu khác, nhưng màu vàng nó thường được sử dụng trong các trường hợp thiên hơn về tình bạn và gia đình. Màu sắc của nó cũng thể hiện sự hạnh phúc và với tất cả mọi thứ là màu vàng, từ màu của đội thể thao đến trang phục.

Biểu tượng cảm xúc trái tim lấp lánh thể hiện tình yêu và tình cảm khác nhau, thường có giai điệu vui vẻ, vui tươi hoặc ngọt ngào. Nó có thể thể hiện tình yêu lãng mạn. Trái tim lấp lánh lấp lánh có thể sử dụng cho ai đó đang yêu, như thể “nhìn thấy những vì sao”, nhìn thấy tương lai tươi đẹp cho tình yêu.

Trái tim màu tím thường được sử dụng để đại diện cho tình yêu, sự hỗ trợ, các mỗi quan hệ tích cực.

Cập nhật thông tin chi tiết về Rau Bợ: Vị Thuốc Đặc Biệt Từ Một Loài Cỏ Dại trên website Avwg.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!