Bạn đang xem bài viết Quả Lê Và Những Tác Dụng Tuyệt Vời Đối Với Sức Khỏe được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Avwg.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nguồn gốcQuả lê tiếng anh là Pear. Quả lê xuất hiện từ thời tiền sử, có chứng cứ cho thấy quả lê được sử dụng làm thức ăn kể từ thời kỳ đó.
Phân loại Quả lê xanhLoại lê này có vỏ ngoài đặc trưng màu xanh pha lẫn màu vàng kem, xen lẫn màu đỏ, chạm vào vỏ có thể thấy vỏ ngoài mịn và bóng. Lê mỹ có hình dáng giống với lê Corella Úc: thuôn dài, phía trên nhỏ còn phía dưới to bầu. Trung bình mỗi quả Lê nặng từ 230 gr -300 gr.
Quả lê nâuQuả tròn dẹt nâu có chấm, trọng lượng quả trung bình 200 – 300 g thịt quả khô ngon, thơm khi chưa chín có vị chát, ra hoa vào tháng 3, 4.
Quả lê đườngQuả hình trứng, vỏ quả màu xanh, trọng lượng quả 20- 250 g, thịt quả giòn, ngọt thơm, ra hoa vào tháng 3, thu hoạch tháng 8 – 9.
Thành phần dinh dưỡng có trong quả lêGiá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g lê là:
Các chất dinh dưỡng cơ bản
Năng lượng 58 kcal.
Chất béo 0,14 g.
Chất bột đường 15,2 g.
Protein 0,36 g.
Vitamin và khoáng chất
Vitamin A 25 IU.
Vitamin C 4,3 mg.
Vitamin E 0,12 mg.
Vitamin K 4,4 µg.
Folate 7 µg.
Choline 5,1 mg.
Betaine 0,2 mg.
Canxi 9 mg.
Sắt 0,18 mg.
Magie 7 mg.
Phốt pho 12 mg.
Kali 116 mg.
Kẽm 0,1 mg.
Đồng 0,082 mg.
Selen 0,1 µg.1
Nguồn chất xơ dồi dàoQuả lê có hàm lượng chất xơ rất phong phú, loại quả này sẽ cung cấp 25-30 gram chất xơ mỗi ngày, giúp duy trì lượng đường trong máu khỏe mạnh và giúp bạn thư thái. Chất xơ còn giúp giải độc, điều hòa cholesterol, cải thiện ruột và hệ tiêu hóa.
Quả lê có hàm lượng pectin cao hơn táo. Pectin là một loại polysacarit có chức năng hấp thụ nước, loại bỏ chất thải và độc tố, giúp giảm cholesterol. Ăn một quả lê mỗi ngày có thể tăng thời gian vận chuyển ruột và cung cấp ít nhất 25% nhu cầu chất xơ hàng ngày của người trưởng thành.
Các polyphenol trong quả lê bảo vệ và ngăn ngừa bệnh tiểu đường týp 2. Chúng có tác dụng hạ đường huyết.
Ngoài ra, ăn lê 5 lần/tuần cải thiện sự nhạy cảm với insulin. Nhờ đó, lê có hiệu quả bảo vệ nhất định trước những tác dụng phụ thoái hóa của bệnh tiểu đường týp 2, như các vấn đề về tuần hoàn, mắt, da và thận.
Bảo vệ xương khớp Ngăn ngừa ung thưQuả lê có hàm lượng chất xơ cao giúp kết dính khá nhiều các axít mật thứ cấp. Sự hiện diện quá mức của những hợp chất này trong ruột có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư ruột già và những bệnh đường ruột khác.
Lê cũng có tác dụng làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày.
Bạn có thể sử dụng trực tiếp quả lê như những loại trái cây khác hoặc chế biến thành các loại nước ép hay mứt đều được.
Ngoài ra, trong Đông Y, quả lê còn được sử dụng như một vị thuốc để diều trị một số bệnh như:
Ho khan do phế nhiệt:
Tác dụng của phương này là thanh nhiệt, giảm ho
Vài quả lê, bỏ hạt, giã nhỏ, cho đường phèn vào. Sau đó đem hấp cách thủy đến khi đường phèn tan hết thì mang ra ăn.
Chữa chứng viêm phế quản:
Cần 2 quả lê, bột xuyên bối 10g, 30g đường phèn. Lê bỏ hạt, cho bột xuyên bối và đường phèn vào trong quả lê, đem hấp chia ra ăn ngày 2 lần vào lúc sáng và tối.
Chữa đau mắt sưng đỏ:
Hoàng liên, lê. Lấy quả lê ép lấy nước rồi cho hoàng liên ngâm vào nước lê ép, sau đó lấy dung dịch này nhỏ vào mắt, ngày vài lần.
Tiêu đờm, thông đại tiện:
Nước ép quả lê, nước củ ấu, nước rễ cỏ tranh, nước hạt mạch, nước ngó sen đã ép, cho chung vào khuấy đều rồi uống nguội hoặc đun nóng mà uống. Ngày uống 1 – 2 lần.
Trẻ phong nhiệt, chán ăn:
Lê 3 quả rửa sạch thái miếng, cho vào nồi đổ 3 lít nước đun nhỏ lửa đến cạn còn 1 lít, bỏ bã, đổ gạo đã vo sạch vào nước này nấu nhừ thành cháo rồi cho trẻ ăn hết trong ngày. Mỗi ngày ăn một lần, cần ăn 3 – 5 ngày liền.
Quả lê kỵ rau dền: Bạn sẽ bị nôn và rối loạn tiêu hóa nếu ăn quả lê sau khi ăn một bữa rau dền.
Quả lê kỵ thịt ngỗng: Thịt ngỗng chứa nhiều chất béo và protein, ăn quá nhiều sẽ khiến thận làm việc quá sức; lê thuộc trái cây tính hàn. Ăn chung quả lê và thịt ngỗng kích thích thận làm việc quá tải ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.Vì quả lê có tính hàn, thịt ngỗng chứa nhiều chất béo và protein, ăn nhiều có thể khiến thận làm việc quá sức.
Quả lê kỵ củ cải trắng: Bởi ceton đồng trong lê có thể phản ứng cùng axit cianogen lưu huỳnh trong củ cải, khiến người ăn bị suy tuyến giáp trạng và bướu cổ.
Quả lê kỵ nước nóng: Quả lê không nên dùng chung với nước nóng. Vì tính lê sinh lạnh, nếu ăn lê uống nước nóng, sẽ kích thích đường tiêu hóa gây tả.
5 Công Dụng Tuyệt Vời Của Postbiotics Với Sức Khỏe
Hiện nay, rất nhiều người đã cẩn trọng và quan tâm đến việc bổ sung chế phẩm chứa lợi khuẩn để cải thiện hệ tiêu hóa và duy trì đường ruột khỏe mạnh. Mọi người thường chỉ quen thuộc với khái niệm probiotics (lợi khuẩn) mà vẫn chưa biết nhiều đến công dụng và lợi ích của postbiotics – ngôi sao sáng đang được ưa chuộng trong dòng sản phẩm từ lợi khuẩn.
Postbiotics là chất trung gian hậu sinh học của lợi khuẩn, chúng đã được nghiên cứu và cho thấy khả năng tuyệt vời trong việc làm giảm viêm và giúp duy trì cân bằng đường ruột và nội môi ở ruột.
Postbiotics là gì?Postbiotics được định nghĩa là sản phẩm phụ thu được trong quá trình lên men vi khuẩn probiotic. Khi men vi sinh ăn vào một số loại phân tử chất xơ để phát triển mạnh, chúng sẽ để lại những “chất thải” được gọi chung là postbiotics. Do đó, hệ vi sinh vật tiết ra postbiotics một cách tự nhiên, giúp điều chỉnh thành phần của hệ vi sinh vật.
Có thể bạn sẽ không mấy ấn tượng khi chúng chỉ là “sản phẩm phụ” từ quá trình lên men của lợi khuẩn. Tuy nhiên, rất nhiều nghiên cứu hiện đã chỉ ra rằng sản phẩm này lại có thể đóng một vai trò thiết yếu đối với sức khỏe đường ruột.
Chất trung gian hậu sinh học của lợi khuẩn là sản phẩm có nhiều ứng dụng cho sức khỏe
Các nhà nghiên cứu hiện tin rằng đối với một số người bị các bệnh viêm nhiễm, việc sử dụng postbiotics có thể là một giải pháp thay thế thông minh cho việc sử dụng toàn bộ vi khuẩn (ở dạng probiotic).
Mặc dù vẫn còn nhiều điều để tìm hiểu về cách chính xác phụ phẩm từ lợi khuẩn này đóng góp vào cân bằng nội mô như thế nào, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy chúng dường như giúp điều chỉnh hệ vi sinh vật thông qua các hoạt động chống gây bệnh và hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn có lợi. Bên cạnh đó, bằng cách điều chỉnh hệ vi sinh, chúng cũng giúp hệ thống miễn dịch thích ứng với những thay đổi của vi khuẩn đường ruột.
Theo trang web Postbiotica, một tổ chức liên kết với Đại học Milan, so với việc uống men vi sinh, việc sử dụng postbiotics có thể có những lợi thế nhất định. Bởi thực tế là chúng không chứa bất kỳ thành phần vi khuẩn có hại nào, chúng được coi là rất an toàn, không yêu cầu sự phát triển hoặc xâm chiếm vi khuẩn trong vật chủ (người dùng sản phẩm). Bên cạnh đó, chúng có thể được sử dụng trong nồng độ thấp hơn mà lại chứa thành phần hoạt tính cao hơn.
Những lợi ích sức khỏe từ postbioticsChúng đem đến rất nhiều lợi ích cho hệ tiêu hoá và giảm viêm sưng
1. Giúp hỗ trợ sự phát triển của lợi khuẩn (probiotic)Postbiotics được tạo ra trong quá trình trao đổi chất do vi khuẩn axít lactic thực hiện. Chúng có thể bắt chước các hoạt động của men vi sinh theo những cách nhất định, ngoài việc giúp men vi sinh phát triển mạnh. Vi khuẩn lactic được hỗ trợ bởi postbiotics có nhiều lợi ích trong hệ vi sinh vật, bao gồm giúp loại bỏ các kim loại nặng khỏi cơ thể và giảm sự hiện diện của virus và độc tố.
Một trong những điều hứa hẹn nhất về việc sử dụng postbiotics thay cho probiotics là do postbiotics mang các tác dụng có lợi và điều trị của probiotics trong khi tránh được nguy cơ sử dụng vi sinh vật sống cho những bệnh nhân không thể dung nạp chúng, chẳng hạn như những trẻ em có đường ruột còn yếu hoặc bệnh nhân có vấn đề về hệ tiêu hóa, suy giảm miễn dịch.
Ngoài ra, có một số bằng chứng cho thấy vi khuẩn probiotic bị tiêu diệt do nhiệt trong đường tiêu hóa có thể hoạt động như postbiotics. Những vi sinh vật này dường như vẫn giữ nguyên cấu trúc của chúng và tiếp tục có những tác động có lợi đối với vật chủ, chẳng hạn như tăng tốc độ trưởng thành và chữa lành thành ruột.
2. Giảm sự hiện diện của các mầm bệnh có hạiCơ thể chúng ta có chứa cả hai loại là vi khuẩn có lợi và có hại. Một số chất tự nhiên – bao gồm một số loại thảo mộc và thực vật – có đặc tính kháng khuẩn, cho phép cơ thể có cơ chế tự làm giảm vi khuẩn có hại và do đó giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và bệnh tật. Các nhà nghiên cứu tin rằng postbiotics có thể có một số khả năng kháng khuẩn tương tự, đó là lý do tại sao người ta cho rằng chúng là ngôi sao sáng tiếp theo trong việc hỗ trợ hệ thống miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh.
Một số mầm bệnh mà postbiotics có thể giảm thiểu bao gồm vi khuẩn listeria monocytogenes, clostridium perfringens, salmonella enterica và escherichia coli.
3. Giúp giảm thiểu tình trạng viêmDo khả năng giảm viêm, chẳng hạn như sau khi ai đó đã khỏi bệnh hoặc nhiễm trùng, probiotics và postbiotics kết hợp với nhau có thể hữu ích để điều trị các triệu chứng của IBS và IBD, ngoài nhiều tình trạng viêm khác. Một số nghiên cứu thậm chí còn chỉ ra rằng trong một số trường hợp nhất định khi men vi sinh không hữu ích hoặc không nhất thiết phải an toàn để cung cấp cho bệnh nhân có mô GI bị viêm, “Postbiotics có thể là một giải pháp thay thế an toàn để điều trị bệnh nhân IBD trong giai đoạn viêm cấp tính”.
4. Giảm lượng đường trong máu và ngăn ngừa tiểu đườngNhững con chuột được tiêm loại postbiotic gọi là muramyl dipeptide đã giảm chứng viêm mỡ (chất béo) và giảm khả năng dung nạp glucose ngay cả khi không giảm cân. Dựa trên các kết quả nghiên cứu, một số postbiotics do đó được coi là “chất nhạy cảm với insulin” với các tác dụng bảo vệ khác nhau ở bệnh nhân béo phì hoặc tiểu đường.
5. Dung nạp tốt với trẻ em và người có hệ miễn dịch kémCác nghiên cứu đã phát hiện ra rằng men vi sinh có hiệu quả trong việc giảm viêm ruột hoại tử (NEC), một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các biến chứng và tử vong ở trẻ sinh non. NEC được đặc trưng bởi tổn thương và viêm ruột. Nó phát triển ở khoảng 1/10 trẻ sinh non và được coi là một trường hợp cấp cứu y tế.
Trong khi chế phẩm sinh học hiện được coi là “liệu pháp hứa hẹn nhất trên đường chân trời cho căn bệnh quái ác này”, các nhà nghiên cứu hiện đang chuyển sang prebiotics và postbiotics như những lựa chọn thay thế tiềm năng hoặc liệu pháp bổ trợ cho probiotics. Probiotic và vi khuẩn hậu sinh học là những vi khuẩn cần thiết cho trẻ sơ sinh để tiêu hóa, hấp thụ, lưu trữ chất dinh dưỡng, phát triển và miễn dịch (giống như ở người lớn). Một số trẻ sơ sinh không thể dung nạp việc bổ sung vi sinh vật sống (vi khuẩn probiotic) nhưng có thể đáp ứng tốt với prebiotics và postbiotics.
Một báo cáo năm 2014 được công bố trên tạp chí Clinics in Perinatology giải thích: “Trẻ sơ sinh / vật chủ cung cấp một môi trường hiếu khách, ổn định về nhiệt độ, giàu chất dinh dưỡng cho vi khuẩn trong khi đổi lại, nhận được lợi ích từ vi khuẩn chung.” Postbiotics có thể giúp ruột của trẻ sơ sinh tự bảo vệ khỏi các mầm bệnh do vi khuẩn gây ra viêm nhiễm, khuyến khích sự phát triển của vi khuẩn có lợi, kiểm soát các phản ứng miễn dịch biểu mô và duy trì sự phát triển của vi khuẩn có lợi.
Những loại thực phẩm chứa postbioticsHiện nay, phần lớn các chất bổ sung postbiotic vẫn chưa được phổ biến rộng rãi, đặc biệt là so với số lượng các sản phẩm probiotics trên thị trường. Các sản phẩm postbiotics thường bao gồm một số loại axít béo chuỗi ngắn. Một trong những loại axit béo chuỗi ngắn được nghiên cứu nhiều nhất là butyrate.
Bạn có thể giúp cơ thể tự tăng cường sản xuất postbiotics một cách tự nhiên
Ngoài việc tìm kiếm các chế phẩm postbiotics vốn rất hiếm. Bạn cũng có thể tự giúp cơ thể tăng cường sản xuất postbiotics một cách tự nhiên, bằng cách bổ sung một số loại thực phẩm vào trong chế độ ăn uống của mình, đặc biệt là những thực phẩm có prebiotics và probiotics (đã đề cập ở trên). Một số nguồn thực phẩm cung cấp, bổ sung tốt nhất để tăng cường việc sản xuất postbiotics hậu sinh học bao gồm:
Spirulina và chlorella: Các loại tảo giúp giải độc cơ thể, giảm viêm, nuôi vi khuẩn có lợi và có thể giúp tăng tiết globulin miễn dịch, giúp cải thiện sức khỏe đường ruột.
Mycelium: Sợi nấm chứa nhiều enzym, chất kháng khuẩn, hợp chất kháng virus, ngoài ra còn hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn trong hệ vi sinh vật.
Nho: Cũng như phần còn lại (bã) của các loại quả mọng như nho, ô liu hoặc các loại trái cây khác có vỏ, cùi, hạt và chất xơ. Những thực phẩm này cung cấp năng lượng cho quá trình lên men vi sinh trong đường ruột, từ đó thúc đẩy quá trình sản xuất postbiotics.
Lô hội lên men: Thực phẩm này giúp giải độc, hỗ trợ tiêu hóa và sản xuất beta-glucans tăng cường miễn dịch.
Protease của vi khuẩn: Một tập hợp các enzym hỗ trợ hệ thống miễn dịch, giúp giảm tác nhân gây bệnh, giúp cơ thể đối phó với căng thẳng và cải thiện sức khỏe đường ruột.
Enzyme Saccharomyces: Hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh, nhiều quá trình trao đổi chất và phân hủy chất béo, carbohydrate và protein.
Thực phẩm cung cấp các vi khuẩn lactobacillus: Như sữa chua có chứa con men sống và các loại sữa chứa lợi khuẩn sống, giúp cải thiện tiêu hóa ở dạng độc quyền có khả năng sinh học cao và chịu nhiệt.
Một số tác dụng phụ và điều cần lưu ýMặc dù việc sử dụng prebiotics, probiotics và postbiotics chắc chắn có thể tạo ra sự khác biệt lớn về mặt cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa và các triệu chứng khác, nhưng nếu chỉ sử dụng chúng ở dạng bổ sung có thể sẽ không đủ để giải quyết tất cả các vấn đề về tiêu hóa và hệ miễn dịch mà bạn đang gặp phải.
Những phương pháp điều trị bằng cách bổ sung thực phẩm này chỉ có hiệu quả tốt nhất khi kết hợp với thay đổi lối sống, đặc biệt là ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, giảm lượng chất độc tích tụ như thuốc lá hoặc thói quen ăn uống nhiều dầu mỡ và không hợp vệ sinh cũng như phải kiểm soát căng thẳng.
Do đó, để hỗ trợ hệ vi sinh vật của bạn và duy trì đường ruột khỏe mạnh, một hệ miễn dịch tốt và một sức khỏe dẻo dai, bạn cần xem xét để thay đổi toàn bộ lối sống. Bạn cần thực hiện một chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng, hạn chế hoặc tránh thực phẩm chế biến sẵn và cân nhắc các thay đổi lối sống khác mà bạn có thể thực hiện để cải thiện sức khỏe của mình. Bên cạnh đó, bạn cần quan tâm đến việc tập luyện thể thao thường xuyên – phương pháp tốt nhất để duy trì sự dẻo dai và sức khoẻ bền bỉ.
Đăng bởi: Vũ Hằng
Từ khoá: 5 công dụng tuyệt vời của postbiotics với sức khỏe
Quả Chà Là: Công Dụng, Lợi Ích Đối Với Sức Khỏe
Quả chà là là quả gì?
Cây chà là có tên khoa học là Phoenix dactylifera. Đây là một loại cây cùng họ với cây cau, được trồng nhiều ở khu vực Địa Trung Hải, đặc biệt là các nước gần Ai Cập.
Ngoài ra, cây chà là cũng ngày càng được trồng phổ biến tại các nước Châu Á. Ở Việt Nam, loại cây này thường được trồng ở các tỉnh của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Quả chà là có hình bầu dục rất đặc trưng, bên ngoài là lớp vỏ mỏng, bên trong là phần thịt quả màu trắng và hạt màu nâu. Mỗi quả chà là dài khoảng 3 – 7cm, đường kính của quả khoảng 2 – 3cm. Hai loại quả chà là thường được sử dụng là quả chà là khô và quả chà là tươi.
Quả chà là tươi: Có chiều dài khoảng 2 đốt ngón tay. Phần vỏ căng mọng, có màu vàng nhạt, phần thịt bên trong trắng và xốp. Loại quả này có thể dùng trực tiếp sau khi thu hoạch, sơ chế, nhưng khó có thể bảo quản được lâu.
Quả chà là khô: Là quả chà là tươi đã được sấy khô, có thể bảo quản được lâu. Vì đã qua sấy khô, quả chà là khô có màu nâu cánh gián, lớp vỏ nhăn.
Tác dụng của quả chà là+ Thành phần dinh dưỡng
Quả chà là cũng là một trong những loại quả chứa nhiều chất dinh dưỡng và có công dụng rất tốt cho sức khỏe.
Cụ thể, 100g quả chà là tươi sẽ chứa 277 calo và các chất dinh dưỡng gồm:
75g carbs
1.8g protein
6.7g chất xơ
2g chất đạm
0.2g chất béo
64mg canxi
696mg kali
54g magie
0.4m đồng
54mg mangan
0.9mg sắt
0.2mg vitamin B6,…
+ Công dụng đối với sức khỏe
• Giảm cholesterolHiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho biết, việc bổ sung lượng chất xơ trong các bữa ăn sẽ giúp cải thiện mức cholesterol có trong máu và giảm nguy cơ bị các bệnh tim mạch, đột quỵ. Hàm lượng chất xơ cao có trong quả chà là sẽ giúp tăng lượng chất xơ hòa tan trong cơ thể và giúp làm giảm lượng cholesterol.
• Ngăn ngừa táo bónQuả chà là chứa rất nhiều chất xơ, giúp thúc đẩy nhu động ruột và ngăn ngừa tình trạng táo bón. Ngoài ra, lượng chất xơ này còn giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn, phòng ngừa các bệnh về dạ dày, rối loạn tiêu hóa.
• Giúp bổ sung năng lượngChà là là loại quả chứa nhiều đường tự nhiên như saccarose, glucose và fructose. Đối với những người thường xuyên vận động hoặc tập luyện thể thao, ăn quả chà là sẽ giúp bổ sung năng lượng và hỗ trợ cho các hoạt động của cơ thể.
• Giảm lượng triglyceridesTrong cơ thể người, một loại chất béo với tên gọi triglycerides có khả năng dẫn đến nguy cơ bị đau tim. Các chất chống oxy hóa từ quả chà là sẽ giúp làm giảm mức độ nguy hiểm từ triglycerides.
• Tốt cho xươngQuả chà là sẽ cung cấp hàm lượng canxi, làm giảm nguy cơ bị loãng xương, viêm khớp. Ngoài ta, các khoáng chất như phốt pho , kali cũng sẽ kết hợp với nhau giúp giảm tình trạng tổn thương xương khớp và chống viêm hiệu quả.
• Tốt cho bệnh tiểu đườngChà là là loại quả có chỉ số đường huyết (GI) thấp, dao động trong khoảng 35 – 55 tùy loại chà là. Vì vậy, đây là một loại thực phẩm an toàn đối với những người mắc bệnh tiểu đường, hạn chế nguy cơ lượng đường trong máu tăng cao sau khi ăn thực phẩm.
• Giàu PhytochemicalsPhytochemicals là một loại hóa chất thực vật, gồm flavonoids và carotenoids. Flavonoids sẽ giúp ngăn ngừa và chữa được bệnh ung thư, nhờ vào cơ chế đảo ngược sự mất cân bằng oxy hóa. Carotenoids cũng được chứng minh có khả năng ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh ung thư, tim mạch, giảm cholesterol trong máu,…
Ăn quả chà là lúc nào tốt nhất?Ăn vào bữa sáng: Thêm loại quả này vào bữa sáng, bữa ăn của bạn sẽ ngon miệng hơn, đồng thời giúp bạn no lâu hơn nhờ vào hàm lượng chất xơ cao trong quả.
Ăn như một món ăn nhẹ buổi chiều: Hàm lượng chất xơ cao và lượng đường tự nhiên trong quả chà là sẽ giúp lượng đường trong máu tăng chậm và cung cấp cho bạn nhiều năng lượng hơn.
Ăn khi bạn đói: Ăn quả chà là khi đói sẽ giúp bạn giảm nhanh cơn đói và no lâu hơn, nhờ vào lượng calo và hàm lượng chất xơ cao trong quả. Bạn có thể kết hợp quả chà là cùng bơ đậu phộng để cơ thể được cung cấp một lượng chất xơ, carbs, protein dồi dào hơn.
Ăn trước khi tập luyện: Ăn quả chà là vào thời điểm này sẽ cung cấp cho cơ thể một loại carb giải phóng chậm và tạo ra dòng năng lượng ổn định, hỗ trợ cho quá trình tập luyện của bạn.
Ăn như một món ăn nhẹ vào ban đêm: Ăn quả chà là vào thời điểm trước khi ngủ sẽ giúp cơ thể no lâu hơn và ngăn chặn tình trạng đói bụng vào nửa đêm đấy.
Các món ăn với quả chà là Thịt xông khói cuộn chà làThịt xông khói cuộn chà là là món ăn thơm ngon, lạ miệng mà bạn có thể chế biến cho cả gia đình cùng thưởng thức. Vị thơm béo của thịt heo xông khói quyện cùng vị ngọt giòn tan từ chà là sẽ tạo nên hương vị đậm đà, khó quên đấy.
Gà nấu chà làĐây cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng từ quả chà là mà bạn có thể thực hiện. Chỉ với nguyên liệu đơn giản gồm thịt gà và chà là, bạn đã có thể chế biến cho cả nhà một bữa ăn thơm ngon, độc đáo lại rất giàu dinh dưỡng.
Advertisement
Những lưu ý khi sử dụng chà là
Bạn không nên ăn quả chà là quá nhiều vì quả có chứa nhiều đường và có hàm lượng calo cao. Điều này sẽ khiến bạn bị đầy bụng, khó tiêu, thậm chí có khả năng bị béo phì. Ngoài ra, ăn quả chà là nhiều còn dẫn đến nguy cơ bị tiêu chảy và các vấn đề với dạ dày.
Không ăn những quả chà là bị mốc, nấm, tránh gặp phải các vấn đề về da liễu.
Quả chà là có hàm lượng kali cao, do đó có thể dẫn đến hiện tượng tăng nồng độ kali trong máu nếu bạn ăn quá nhiều.
Ăn quả chà là với liều lượng hợp lý, bởi cơ thể sẽ không thể dung nạp được fructose có trong quả chà là.
Chà là giá bao nhiêu ? Mua ở đâu?Đối với chà là tươi, bạn có thể tìm mua tại các chợ, siêu thị hoặc hệ thống chúng tôi với mức giá dao động khoảng 500.000 đồng/kg.
Nếu muốn mua chà là khô, bạn có thể chọn mua tại các cửa hàng bách hóa, các siêu thị hoặc tại hệ thống chúng tôi Mức giá của quả chà là khô dao động khoảng từ 75.000 – 165.000 đồng/kg.
Nguồn: Vinmec
12 Tác Dụng Của Sữa Óc Chó Đối Với Sức Khỏe Con Người
Chuyển tới tiêu đề chính trong bài
[xem]
1. Sữa óc chó giúp phòng ngừa dị tật bẩm sinh
Sữa óc chó có tác dụng gì cho thai nhi và bà bầu? Nhờ thành phần giàu vitamin, Omega 3 đặc trưng đến từ loại quả này giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh của thai nhi. Hàm lượng lớn Omega 3 trong quả óc chó được xác nhận còn nhiều hơn cả trong cá hồi. Dưỡng chất này đặc biệt vô cùng cần thiết, kích thích sự phát triển trí não của thai nhi cũng như trẻ nhỏ.
2. Cải thiện hệ miễn dịchSữa óc chó có tác dụng gì giúp cải thiện hệ miễn dịch? Với hàm lượng dinh dưỡng tuyệt vời đến từ hạt óc chó giúp tạo thêm lớp màng bảo vệ vững chắc cho hệ miễn dịch. Đặc biệt ở trẻ nhỏ hệ miễn dịch còn non yếu, sữa óc chó là loại sữa không thể thiếu giúp bé yêu luôn khỏe mạnh trước những tác động xấu từ môi trường.
3. Tăng cường tiêu hóa khỏe, chống táo bónCũng chính nhờ lượng chất xơ có mặt trong sữa óc chó giúp quá trình làm việc của hệ tiêu hóa diễn ra mượt mà hơn. Tình trạng táo bón cũng từ đó được cải thiện đáng kể.
4. Sữa óc chó giúp giảm cân hiệu quảQuả óc chó có tác dụng rất tích cực trong việc kiểm soát vấn đề cân nặng cho chị em phụ nữ. Việc kết hợp chế độ ăn uống khoa học với các loại hạt và tập luyện đúng cách là phương pháp an toàn giúp phái đẹp duy trì cân nặng lý tưởng.
5. Giúp da sáng khỏe ngừa lão hóaHàm lượng vitamin và các chất chống oxy hóa, Omega 3 có trong sữa óc chó có tác dụng giữ da sáng khỏe và ngăn ngừa lão hóa hiệu quả.
6. Kiểm soát tiểu đườngVới người tiểu đường? Có thể nói đây là dòng sữa tuyệt vời dành cho những đối tượng này. Sữa có tác dụng hạ đường máu và tăng quá trình chuyển đường vào tế bào hiệu quả. Nhờ đó, lượng đường có trong máu sẽ không vượt quá ngưỡng thận gây ra các biến chứng xấu hơn. Những người mắc chứng tiểu đường giai đoạn đầu sử dụng sữa óc chó thường xuyên sẽ cải thiện được đáng kể tình trạng bệnh.
7. Phòng bệnh tim mạchNhờ lượng acid béo cực lớn trong hạt óc chó làm tăng lượng cholesterol tốt và đẩy lùi các cholesterol xấu cải thiện, phòng chống bệnh tim mạch hiệu quả. Những hợp chất đẩy lùi oxy hóa có trong sữa óc chó giúp duy trì sự ổn định của huyết áp, điều hòa và góp phần hỗ trợ xây dựng màng động mạch trở lên khỏe mạnh.
8. Sữa óc chó giúp hạ huyết ápHạt óc chó không chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch mà còn cải thiện độ đường trong máu. Với lượng carbohydrate, chất đạm và lượng chất béo thấp giúp ổn định huyết áp hiệu quả.
9. Giảm cholesterol trong máuHạt óc chó chứa nhiều axit béo không no giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu. Ngoài sử dụng sữa óc chó, bạn có thể xay óc chó và rắc chúng vào các món tráng miệng hàng ngày vừa ngon lại vừa bổ dưỡng.
10. Bảo vệ cơ xương khớp chắc khỏe 11. Giúp ngủ ngon giấc hơnTrước tiên, chúng ta sẽ cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới tình trạng mất ngủ kéo dài. Hầu hết yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ là sự giảm lượng lớn hormone melatonin. Lượng hormone này có tác dụng thông báo đến não bộ khi cơ thể cần ngủ hay cảm thấy mệt mỏi để phục hồi chức năng sau cả ngày dài. Sữa óc chó có tác dụng gì trong việc này? Với hàm lượng melatonin dồi dào, sữa hoàn toàn có thể đánh thức lượng hormone kể trên giúp bạn cải thiện giấc ngủ hoàn hảo nhất.
12. Sữa óc chó nên uống lúc nào?Sữa óc chó nên uống lúc nào để phát huy tối đa tác dụng? Với mẹ bầu và trẻ nhỏ, mỗi ngày bạn cần bổ sung 1 hộp sau bữa sáng hoặc trước khi đi ngủ 2 tiếng mỗi tối để cơ thể hấp thụ tốt nhất, tuy nhiên còn tùy thuộc nhu cầu của cơ thể bạn. Nếu bạn thuộc tuýp người gầy hoặc thiếu chất, mỗi ngày cần bổ sung khoảng 2 hộp sau mỗi bữa ăn sáng và tối để nạp đủ năng lượng cần cho cơ thể.
15 Lợi Ích Tuyệt Vời Của Ánh Nắng Mặt Trời Đối Với Da, Tóc Và Sức Khỏe
15 lợi ích tuyệt vời của ánh nắng mặt trời đối với da, tóc và sức khỏe
Mặc dù tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời chắc chắn không phải là một lựa chọn an toàn, nhưng bạn cần nhớ rằng ánh nắng mặt trời đóng một vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển tổng thể của chúng ta.
15 lợi ích tuyệt vời của ánh nắng mặt trời đối với da, tóc và sức khỏe (ảnh: Internet)
Thời cổ đại, tắm nắng là một phần của yoga. Nó được coi là có nhiều đặc tính chữa bệnh. Nhiều nền văn hóa, chẳng hạn như người Hy Lạp, cũng thực hành tắm nắng để chữa lành các bệnh khác nhau.
Ngày nay, các nhà khoa học đã kết luận rằng việc tiếp xúc với bức xạ cực tím (UV) có trong ánh sáng mặt trời vừa có lợi vừa có hại đối với sức khỏe con người. Cùng một bức xạ UV gây bệnh ngoài da cũng có thể chữa được một số bệnh!
Ánh nắng mặt trời không chỉ giúp cơ thể chúng ta phản ứng với các tình huống căng thẳng mà còn có các chức năng đa dạng khác như duy trì huyết áp, kiểm soát việc giải phóng Insulin, chuyển hóa chất béo và carbohydrate thành năng lượng.
I. LỢI ÍCH CỦA ÁNH NẮNG MẶT TRỜI ĐỐI VỚI SỨC KHỎE:
1. Tăng cường cung cấp vitamin D:
Không có gì bí mật khi mặt trời là một trong những nguồn giàu vitamin D cần thiết cho sức khỏe tốt. Khi liên tục thoa kem chống nắng và kem dưỡng da mỗi khi bước ra khỏi nhà, bạn đang tự tước đi nguồn vitamin quý giá này.
Vitamin D rất quan trọng đối với sức khỏe cũng như độ chắc khỏe của xương và răng, nó hỗ trợ hệ thống miễn dịch của bạn, nó bảo vệ bạn chống lại chứng mất trí và lão hóa của não, và nó cũng giúp bạn giảm thiểu các triệu chứng hen suyễn. Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng nó cũng bảo vệ cơ thể bạn chống lại bệnh ung thư.
Nguồn cung cấp vitamin D tăng lên do ánh sáng mặt trời, đó là lý do tại sao nó còn được gọi là vitamin ánh sáng mặt trời. Hầu hết, mọi mô trong cơ thể chúng ta đều được điều chỉnh bởi dạng hoạt động của vitamin D – 1,25-Dihdroxyvitamin D3 (1,25 [OH] 2D3), một số tham gia vào quá trình chuyển hóa canxi, hệ thống miễn dịch và các chức năng thần kinh cơ. Thiếu vitamin D xảy ra do ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
2. Ánh nắng mặt trời có thể bảo vệ bạn khỏi ung thư tuyến tiền liệt:
Bạn càng nhận được ít ánh sáng mặt trời, khả năng bị chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt càng cao. Vâng! Bạn đọc đúng. Đó là một thực tế nổi tiếng giữa các nhà khoa học. Trong nhiều nghiên cứu, người ta thấy rằng ở Mỹ, người Mỹ gốc Phi có tỷ lệ tử vong cao nhất và thời gian sống sót ngắn nhất. Theo một nghiên cứu năm 2005 được thực hiện bởi Đại học Bắc Carolina Wake Forest, thiếu ánh sáng mặt trời có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.
3. Ánh nắng mặt trời làm giảm mức độ Cortisol:
Hormone căng thẳng được gọi là Cortisol. Nó có thể làm tăng cảm giác thèm ăn của bạn và các chuyên gia cho rằng mức Cortisol cao dẫn đến tăng cân. Trong một nghiên cứu được thực hiện bởi Trung tâm Khoa học Thần kinh, Đại học Colorado, người ta thấy rằng thông qua việc tiếp xúc với ánh đèn rực rỡ, nồng độ Cortisol có thể giảm xuống.
4. Ánh sáng mặt trời có thể giúp cải thiện chứng trầm cảm:
Ánh sáng mặt trời có thể giúp những người bị trầm cảm. Do ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, một dạng trầm cảm đặc biệt được gọi là rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD) có thể xảy ra. Nó chủ yếu xảy ra vào mùa đông hoặc trong mùa thu. Vào năm 2001, một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Milan, Ý cho thấy rằng ánh sáng mặt trời vào buổi sáng sớm có thể làm giảm thời gian nằm viện ở bệnh nhân trầm cảm lưỡng cực. Trong trường hợp các phòng bệnh không có ánh sáng mặt trời chiếu vào, thời gian nằm viện của bệnh nhân sẽ tăng lên so với các phòng có ánh sáng mặt trời chiếu vào.
Ánh sáng mặt trời có thể giúp những người bị trầm cảm (ảnh: Internet)
5. Thiếu ánh nắng mặt trời làm tăng nguy cơ cao huyết áp:
Một nghiên cứu vào năm 2008 tại Trường Y Harvard cho thấy do ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp tăng lên. Ngoài ra, theo cùng một báo cáo, ánh sáng mặt trời có thể ảnh hưởng trực tiếp đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Có vẻ như vitamin D là một trong những kích thích tố mạnh nhất để điều chỉnh huyết áp.
6. Ánh nắng mặt trời làm giảm nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng:
Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Quốc gia Úc, những người sống ở vĩ độ cao hơn nhận được ít ánh sáng mặt trời trực tiếp dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh đa xơ cứng cao hơn. Các vĩ độ cao hơn bao gồm Bắc Mỹ, Châu Âu và tất nhiên, những nơi như Iceland.
7. Ánh nắng mặt trời làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường:
8. Giúp cho bệnh vẩy nến:
Bệnh vẩy nến là một bệnh ngoài da, trong đó các mảng đỏ, khô được tạo ra và làm dày da. Người ta nói rằng đó là một căn bệnh không thể chữa khỏi. Liệu pháp ánh sáng được sử dụng để điều trị bệnh vẩy nến và được gọi là quang liệu pháp. Mặt trời là nguồn của ánh sáng và do đó, ánh sáng mặt trời có thể giúp bạn giảm bệnh vẩy nến.
9. Điều trị bệnh bạch biến bằng ánh nắng mặt trời:
Bệnh bạch biến có thể do quá trình tự miễn dịch gây ra và nó được điều trị bằng cách tiếp xúc với tia cực tím (UVA) kết hợp với một loại thuốc hoặc một biện pháp tự nhiên. Đây là một bệnh ngoài da, trong đó các mảng trắng xuất hiện trên da. Một số khu vực của các tế bào tạo sắc tố bị phá hủy trong bệnh này.
10. Ánh nắng mặt trời bảo vệ bạn chống lại bệnh viêm khớp:
Người lớn và trẻ em mắc bệnh hen suyễn không kiểm soát được có lượng vitamin D trong máu thấp hơn đáng kể so với những người khỏe mạnh. Điều này đã được khẳng định bởi một nghiên cứu vào năm 2013, được thực hiện bởi Tiến sĩ Stephanie Korn ở Đức. Những người sử dụng corticosteroid hoặc tăng bạch cầu ái toan trong đờm có nguy cơ thiếu hụt vitamin D cao hơn.
II. LỢI ÍCH CỦA ÁNH NẮNG MẶT TRỜI ĐỐI VỚI DA:
Ngoài việc mang lại làn da rám nắng tuyệt vời, ánh nắng còn có một số lợi ích tuyệt vời cho da.
11. Trị mụn:
Các rối loạn về da như mụn trứng cá, vẩy nến, chàm, v.v. có thể được chữa lành bằng sức mạnh của ánh sáng mặt trời. Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng liệu pháp tắm nắng ngoài trời kéo dài 4 tuần đã làm nên điều kỳ diệu trong việc làm giảm các triệu chứng của bệnh vẩy nến ở hơn 80% đối tượng. Nhiễm nấm cũng có thể được chữa lành bằng ánh sáng mặt trời.
12. Liệu pháp ánh nắng:
Liệu pháp ánh nắng mặt trời hay Heliosis là liệu pháp kỳ diệu. Bí quyết để đảm bảo rằng làn da của bạn được hưởng lợi thay vì bị tổn thương là hãy phơi nắng dần dần thay vì phơi nắng hoàn toàn ngay từ ngày đầu tiên. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn nhạy cảm với ánh nắng mặt trời và da của bạn không quen với việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Liệu pháp ánh nắng mặt trời hay Heliosis là liệu pháp kỳ diệu (ảnh: Internet)
13. Giúp bạn giảm cân:
Một lợi ích tuyệt vời khác của ánh sáng mặt trời là nó giúp giảm cân. Tắm nắng thực sự rất tốt nếu bạn muốn giảm cân vì nó giúp loại bỏ lượng mỡ thừa trong cơ thể.
III. LỢI ÍCH CỦA ÁNH NẮNG MẶT TRỜI ĐỐI VỚI TÓC:
Ánh sáng mặt trời có tốt cho tóc không? Không chỉ làn da của bạn cần ánh nắng mặt trời để khỏe mạnh. Tóc của bạn cũng có thể được hưởng lợi từ ánh nắng mặt trời.
14. Biện pháp khắc phục rụng tóc:
Liệu pháp ánh nắng mặt trời hay Heliosis là một phương pháp khắc phục hiệu quả cho chứng rụng tóc. Mặc dù đây là một tin tuyệt vời cho những ai bị rụng nhiều, nhưng điều quan trọng cần nhớ là tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời có thể gây hại nhiều hơn là tốt, vì vậy hãy thoải mái cho tóc của bạn tiếp xúc với tia nắng mặt trời. Các tế bào biểu mô giúp tóc phát triển được biết là rất nhạy cảm với tia UV và tiếp xúc quá nhiều có thể làm cạn kiệt mức vitamin E và C cần thiết cho sự phát triển của tóc.
15. Giúp tóc mọc:
Ánh nắng mặt trời cho phép cơ thể sản xuất vitamin D và điều này, đến lượt nó, sẽ kích thích sự phát triển của tóc và ngăn ngừa rụng tóc.
Mặc dù điều quan trọng là phải luôn trang bị kem chống nắng, đặc biệt nếu bạn sẽ ở ngoài trời trong một thời gian dài, hãy nhớ rằng bạn không nên hoàn toàn tước đi tia nắng mặt trời. Hãy ra ngoài nhiều hơn một chút và để cơ thể nhận được lượng vitamin cần thiết để mang lại cho bạn làn da và mái tóc khỏe mạnh.
Hiện nay nhiều bạn tìm mua thực phẩm chức năng có Collagen để uống nhằm ngăn ngừa lão hóa da. Điều ấy cũng tốt thôi. Nhưng rất nhiều ban tiền mất tật mang vì thuốc uống không hiệu quả. Tại sao vậy? Bởi vì Collagen trong thực phẩm đó không phải là Collagen thủy phân, thực phẩm đó cũng không có bộ ba quyền lực là “Collagen thủy phân – Coenzyme Q-10 và Acid Hyaluronic (HA)”. Và thực phẩm đó cũng thiếu vắng các vitamin và khoáng chất quan trọng, đặc biệt là vitamin D3.
Bạn muốn biết thực phẩm chức năng nào có đầy đủ các yếu tố vừa kể không, bạn muốn biết Collagen nào là Collagen ngoại nhập không? Đừng ngần ngại, hãy gọi cho chúng tôi theo số 1900 555 552, các bạn sẽ được giải đáp tường tận về sản phẩm mà các bạn quan tâm.
Rate this post
Quả Roi Đỏ Là Gì? Công Dụng Của Quả Roi Đỏ Đối Với Sức Khỏe?
Quả roi miền Nam còn gọi là quả mận, có tên tiếng Anh là Bell fruit (quả chuông) bởi hình dạng của nó khá giống cái chuông. Loại cây này có tên khoa học Syzygium samarangenses, họ Đào kim cương/Sim, thuộc họ thực vật Myrtaceae.
Quả roi có nhiều màu sắc khác nhau từ đỏ, hồng nhạt, hồng đậm, trắng sữa cho đến xanh lá. Thịt roi xốp, mọng nước, có loại nhiều hạt và có loại không hạt. Thịt quả có vị ngọt, thanh mát và rất mọng nước.
Chúng có nguồn gốc từ Java (Indonesia), Ấn Độ, Malaysia, các nước Nam – Trung Mỹ và cả Đông Nam Á. Phân bố chủ yếu ở những vùng nhiệt đới. Tại Việt Nam, quả roi có mặt rộng rãi và phổ biến tại hầu hết các tỉnh thành ở nước ta.
Quả roi đỏ ở nhiều vùng còn được gọi là quả doi đỏ, vậy gọi là quả doi hay quả roi mới đúng? Thực chất cả 2 cách gọi đều đúng, sự khác biệt này đến từ nguyên nhân sự khác biệt vùng miền mà thôi.
Tăng cường hệ miễn dịchQuả roi được chứng minh là có nhiều vitamin C rất tốt cho sức khỏe. Vitamin C là hoạt chất quan trọng giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ miễn dịch từ đó ngăn ngừa cách bệnh gây ra bởi vi khuẩn, vi rút như: Cảm cúm, sốt,…
Tốt cho tim mạchTrong quả roi có chứa nhiều chất xơ, những chất này giúp làm giảm lượng cholesterol xấu từ đó giúp ngăn chặn tích tụ mỡ thừa – vốn là nguyên nhân chính gây ra bệnh tim mạch.
Tốt cho mắtQuả roi có chứa một lượng lớn vitamin A, đây là hoạt chất cực kỳ tốt cho mắt, giúp đôi mắt sáng khỏe và làm giảm các tật về mắt như cận thị,…
Ngăn bệnh tiểu đườngChất Jambosine là một loại alkaloid bên trong quả roi được các nhà khoa học nghiên cứu là có tác dụng điều chỉnh quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể. Chính vì cơ chế kỳ diệu này, quả roi cực kỳ tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường.
Tốt cho hệ tiêu hóaMột công dụng phải kể đến nữa chính là khả năng ngăn ngừa các bệnh đường tiêu hóa như: Táo bón, kiết lỵ, tiêu chảy,… Hàm lượng chất xơ dồi dào trong quả roi giúp tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng và tác động tích cực đến quá trình di chuyển của chất dinh dưỡng qua đường tiêu hóa.
Giảm nguy cơ đột quỵThường xuyên ăn quả roi giúp cơ thể giảm viêm, xơ vữa động mạch từ đó ngăn các biến chứng nguy hiểm về tim mạch có thể gây nguy cơ đột quỵ.
Ngăn ngừa chuột rút cơ bắpSở dĩ cơ thể bị chuột rút là khi thiếu đi khoáng chất kali. Khoáng chất này giúp tăng cường cơ bắp và ngăn nguy cơ bị chuột rút. Ăn quả roi sẽ giúp bổ sung một lượng lớn kali để ngăn những nguy cơ trên.
Cung cấp dinh dưỡng cho làn daVitamin A có tác dụng kháng viêm tốt từ đó làm giảm hình thành mụn bọc, mụn trứng cá trên da. Cùng với đó, vitamin C sẽ giúp chống oxy hóa mạnh, ngăn ngừa hình thành nếp nhăn mang lại làn da sáng khỏe. Các vitamin này đều được tìm thấy bên trong quả roi.
Tốt cho phụ nữ mang thaiVitamin, khoáng chất trong quả roi được đánh giá là rất tốt cho phụ nữ mang thai, làm giảm các triệu chứng như buồn nôn, khó chịu. Không những thế, lá roi còn giúp chữa đau lưng cho bà bầu cực kỳ hiệu quả.
Hỗ trợ giảm cânTrong quả roi có chứa nhiều chất xơ giúp làm chậm hấp thu chất dinh dưỡng, khiến cơ thể cảm giác no lâu từ đó chấm dứt cơn thèm ăn khiến cơ thể giảm cân rõ rệt.
Advertisement
Bất kể thực phẩm nào khi ăn nhiều cũng đều không tốt cho cơ thể, quả roi cũng vậy. Mặc dù chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho cơ thể tuy nhiên nếu bạn ăn quả roi quá nhiều và quá thường xuyên sẽ khiến hệ tiêu hóa trở nên không ổn định, gây ra đầy bụng, khó tiêu.
Ngoài ra, những khoáng chất kim loại có trong quả roi khi cơ thể dung nạp quá nhiều sẽ gây tích tụ, dễ dẫn đến ngộ độc.
Quả roi cũng chứa khá nhiều vitamin C có tính acid vì thế không nên ăn trong lúc đói sẽ làm tăng tiết dịch tiêu hóa, gây các tổn thương niêm mạc như loét, viêm.
Đồng thời, cần tránh ăn quả roi cùng với hải sản để tránh nguy cơ bị đau bụng, khó tiêu, đi ngoài hoặc dị ứng.
Quả roi được bày bán nhiều tại các chợ, siêu thị, cửa hàng thực phẩm hay trong những cửa hàng trái cây lớn trên toàn quốc.
Giá của quả roi dao động chỉ từ 35.000 – 60.000 đồng/1kg.
Vừa rồi là tất cả những thông tin xoay quanh quả roi mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bạn sẽ có thêm cho mình thật nhiều thông tin bổ ích.
Cập nhật thông tin chi tiết về Quả Lê Và Những Tác Dụng Tuyệt Vời Đối Với Sức Khỏe trên website Avwg.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!