Xu Hướng 9/2023 # Người Bị Đau Họng Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì? # Top 13 Xem Nhiều | Avwg.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Người Bị Đau Họng Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì? # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Người Bị Đau Họng Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Avwg.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nhiều người khi bị đau họng thường tự ý dùng kháng sinh, tuy nhiên phần lớn đau họng không do vi khuẩn mà chỉ vì phản ứng mẫn cảm của cơ thể. Điều quan trọng là chúng ta cần biết làm sao để tăng sức đề kháng. Ngoại trừ kháng sinh, ăn uống là biện pháp sinh học an toàn vừa giải quyết triệu chứng, vừa rút ngắn thời gian phục hồi và nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể. 

Khi bị đau họng NÊN ăn uống gì?

1. Bạc hà

Bạc hà có khả năng làm thông niêm mạc tiết đầy dịch. Do đó, khi đau họng có kèm theo đờm hoặc ngứa, bạn có thể sử dụng bạc hà dưới dạng kẹo ngậm. Một ngày, bạn có thể ngậm 2 – 3 viên để làm dịu họng.

2. Mật ong

Trong mật ong chứa đến 70 dưỡng chất có lợi giúp tăng cường sức đề kháng và chống nhiễm trùng. Đặc biệt mật ong tự nhiên có tác dụng làm dịu họng, đẩy lùi cơn rát cổ họng rất tốt.

Để giảm đau ở họng, bạn có thể pha một tách trà nóng, sau đó cho vào 1 thìa mật ong và vắt 1/2 quả chanh. Chanh là chất làm se, có tác dụng giúp màng nhầy của bạn co lại, do đó món trà này sẽ tăng gấp đôi hiệu quả bảo vệ cổ họng.

3. Giấm táo

Giấm táo có tác dụng kích thích tăng sinh miễn dịch, diệt khuẩn hoặc ức chế vi khuẩn. Do đó, rất cần cho những người bị viêm họng. Bạn có thể dùng giấm táo theo 2 cách:

Dùng kèm giấm táo vào các món nấu, món canh, món mì.

Pha cùng mật ong: 2 thìa giấm táo + 1 thìa mật ong. Chia 2 lần, uống sáng và tối.

Giảm cân bằng giấm táo có hiệu quả không?

Phương pháp giảm cân bằng giấm táo (chủ yếu là giấm táo mèo) đang ngày càng trở thành trào lưu phổ biến khi được nhiều người truyền tai nhau bởi tính đơn giản, dễ thực hiện và lại không tốn nhiều chi phí. Thế nhưng hiệu quả thực sự cũng…

4. Gừng

Trong Đông y, gừng có tên là sinh khương, tính ấm, có ác dụng vào các kinh phế, tỳ, vị dùng để chữa đau bụng, thổ tả, chân tay lạnh, cảm lạnh, ho, viêm họng, đau rát họng…rất hiệu quả. Bài thuốc đơn giản cho người đau họng: Gừng đem rửa sạch, thái chỉ nhỏ sợi, cho vào chén nước sôi để khoảng 10 phút và uống 2-3 lần trong ngày.

5. Súp

Hầu hết các loại súp đều rất tốt cho họng, chúng giúp hạn chế tiếp xúc giữa các virus với màng nhầy trong cổ họng.

6. Cháo yến mạch

Món cháo yến mạch rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là protein, vitamin B, sắt và magiê. Ăn cháo yến mạch mỗi buổi sáng giúp tăng khả năng miễn dịch, ngừa khuẩn. Hơn nữa loại cháo này cũng rất dễ nuốt, không cần thêm gia vị khi nấu.

7. Thức ăn mềm

Những món như ngũ cốc kèm sữa hay cơm nát rất tốt cho cổ họng, lại chứa nhiều dưỡng chất có lợi.

8. Phở gà

Theo một nghiên cứu tại Nhật Bản, thành phần dinh dưỡng của thịt gà có chứa một loại acid amin có tác dụng làm tan chất nhầy trong phổi, giúp người bệnh ho ra đàm nhanh hơn. Ăn phở gà hoặc cháo gà giúp phục hồi cổ họng, cung cấp cho cơ thể đủ dưỡng chất  chống lại virút gây viêm.

9. Lòng trắng trứng

Lòng trắng trứng là một trong những nguồn protein hàng đầu, thậm chí còn cao hơn cả thịt và cá. Việc cung cấp đầy đủ protein rất cần thiết khi hệ miễn dịch của cơ thể yếu đi.

10. Uống trà

Khi đau họng, bạn có thể uống những loại trà sau để giúp họng dễ chịu hơn: trà chanh mật ong, trà gừng, trà xanh, trà quế…

Người bị đau họng cần KIÊNG gì?

1. Món cay

Ăn món cay chỉ làm đau rát đỏ họng mà thôi. Một số người sẽ cảm thấy khó chịu vì họng bị rát sưng lên bội phần. Do đó, để giảm triệu chứng đau họng, bạn cần nói KHÔNG với những món có ớt, tiêu đen, xả…

Triệu chứng VIÊM PHỔI cần nhận biết sớm tránh biến chứng

Viêm phổi là một bệnh lý về hô hấp thường gặp, chiếm 12% các bệnh nhân mắc bệnh phổi nói chung. Hầu hết các ca viêm phổi đều được chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên có nhiều trường hợp do không nhận biết sớm từ những triệu chứng viêm phổi…

2. Món chiên xào, nướng

3. Món đặc, tắc

Đau họng là một triệu chứng của viêm họng, khi đó họng nổi xù xì, gồ ghề tạo thành các vết lồi lõm khác nhau. Những món đặc, tắc chỉ khi nuốt vào rất dễ bị kẹt lại và có thể gây ho. Đó là những món như: lòng đỏ trứng, súp khoai tây, súp khoai môn.

4. Thức uống có cồn

Nhiều người nghĩ rằng do rượu có cồn nên uống rượu có thể sát trùng họng. Tuy nhiên, uống rượu không đủ nồng độ cồn để sát khuẩn mà còn tạo nên cảm giác nóng rát ở họng. Những thức uống có cồn như bia lạnh, rượu lạnh có thể gây ra các thay đổi đột ngột nhiệt độ, càng làm cho tình trạng viêm họng trở nặng hơn. Do đó, người bệnh cần tránh xa chúng!

Khi bị đau họng, ngoài việc ăn uống đúng cách, bạn nên súc họng bằng nước muối, vệ sinh răng miệng sạch sẽ để nhanh phục hồi.

Theo Dinhduong.online tổng hợp

Bị Covid Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Sớm Hồi Phục, Mau Khỏi Bệnh?

Tham khảo: Cách nhận biết dấu hiệu trẻ mắc Covid-19

Thịt, cá là nhóm thực phẩm rất cần thiết cho con người chúng ta, nhất là những bệnh nhân mắc Covid. Chúng sẽ cung cấp các dưỡng chất cần thiết như chất đạm, chất béo,…cung cấp năng lượng và tạo kháng thể giúp cơ thể chống đỡ bệnh tật. Theo đó, bạn nên ăn ít nhất 3 bữa cá/1 tuần để đảm bảo lượng dinh dưỡng cần thiết.

Ngoài những dưỡng chất cần thiết có từ thịt, cá thì rau xanh đóng góp vai trò cung cấp các loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Các loại rau người mắc Covid nên sử dụng như rau cải, giá đỗ, bầu, bí,… đây là những loại rau củ giúp cung cấp các loại vitamin A, vitamin D, vitamin E và chất xơ tốt cho cơ thể.

Trái cây cũng là một loại thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn hằng ngày của người nhiễm Covid. Bạn có thể dùng một ít trái cây để tráng miệng sau bữa ăn như cam, quýt, đu đủ, bưởi,… nhằm cung cấp các loại dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Các loại trái cây này không chỉ giàu vitamin C mà còn giúp hạn chế sự tiến triển của viêm phổi.

Trứng là một thực phẩm không thể thiếu trong tủ lạnh của mỗi gia đình, khi tình hình dịch bệnh vẫn đang căng thẳng. Trứng không chỉ cung cấp một lượng đạm cần thiết mà còn giàu canxi cho sức khỏe con người. Ngoài ra các món chế biến từ trứng hết sức đơn giản lại còn thơm ngon và tiết kiệm thời gian nữa chứ. Bạn chỉ nên ăn khoảng 3 quả trứng/tuần là đủ các dinh dưỡng cần cho cơ thể.

Sữa và pho mát chính là thực phẩm bổ sung dưỡng chất cần thiết cho người bị Covid. Bạn có thể sử dụng 1-2 ly sữa mỗi ngày nhằm cung cấp chất kẽm nhằm điều hòa miễn dịch, điều hòa các phản ứng viêm cực tốt cho cơ thể chúng ta.

Khi bị F0, các bạn nên chú ý là không nên ăn các loại thực phẩm sau đây:

Thực phẩm nhiều cholesterol: Không nên ăn các loại thực phẩm như mỡ, nội tạng động vật, óc,…Chỉ nên ăn nhiều nhất là, 3 quả trứng/1 tuần và uống thêm sữa từ 1-2 cốc/ngày.

Không nên ăn quá mặn và các loại thực phẩm chứa nhiều muối như giò chả, xúc xích, đồ hộp, đồ khô,…

Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn hay có gas như rượu, bia, nước ngọt vì sẽ dẫn đến việc thừa năng lượng.

Tránh ăn những thực phẩm dự trữ quá hạn và có dấu hiệu bị ôi thiu, ẩm mốc sẽ dễ gây ngộ độc.

Khi bị nhiễm bệnh, quan trọng nhất vẫn là ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng nhằm tăng cường năng lượng, sức đề kháng cho cơ thể. Phải đảm bảo đầy đủ các nguyên tắc chung về chế độ chất dinh dưỡng cho người nhiễm Covid theo như các bác sĩ tư vấn.

Người bị mắc Covid nên ăn đầy đủ và chất bằng giữa các nhóm chất cơ bản như chất đạm, chất bột đường, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Tham khảo: Cách tự điều trị Covid-19 tại nhà hiệu quả

Tuy nhiên, chất dinh dưỡng quan trọng nhất vẫn là vitamin C, vitamin D, kẽm, các chất này đóng vai trò quan trọng trong chức năng miễn dịch của cơ thể. Nó là chất dinh dưỡng có thể hòa tan trong nước và duy trì sức đề kháng của hàng rào biểu mô chống lại bệnh tật một các dễ dàng.

Nếu như bạn có một cơ chế ăn uống, thực đơn phù hợp và căng cường rèn luyện cơ thể, chắc chắn bạn sẽ hồi phục bệnh nhanh thôi.

Các loại thực phẩm chứng năng sẽ bổ sung lượng dinh dưỡng cần thiết như vitamin C, vitamin D và kẽm,… là một trong những khoáng chất quan trọng nhất trong quá trình điều trị Covid. Vì vậy đối với những người bị F0 và thiếu chất dinh dưỡng nên sử dụng thực phẩm này.

Tham khảo: Đang là F0 có quan hệ được không?

Nguồn: Sức khoẻ & Đời sống

7-Dayslim

Bị Bệnh Loãng Xương Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Cải Thiện Sức Khỏe?

Nguyên nhân chính gây ra bệnh loãng xương là do sự thiếu hụt canxi và vitamin D. Bởi vì cả hai khoáng chất trên là nguyên liệu để tái tạo và sản sinh thêm mô mới. Theo ThS.BS.CKI Ngô Tuấn Anh – Trung tâm Chấn thương chỉnh hình – Hệ thống BVĐK Tâm Anh, trong bữa ăn của người Việt Nam chỉ có thể đáp ứng được 50% nhu cầu canxi của cơ thể, nhưng cơ thể ta cần nhiều hơn thế để xương khỏe mạnh.

Vì vậy người bệnh loãng xương cần chú ý hơn vào chế độ ăn, sau đây là một số món ăn mà người bệnh cần bổ sung.

Sữa và các thực phẩm từ sữa

Sữa được xem là nguồn thực phẩm chứa lượng lớn canxi, hàm lượng canxi trong sữa lên đến 60%. Do đó sữa và những loại chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua đều rất có ích cho người loãng xương.

Các loại hải sản

Hải sản có chứa hàm lượng lớn chất đạm, canxi,…Vì vậy đây cũng là một lựa chọn tốt để thêm vào thực đơn của người bị loãng xương. Tuy nhiên, nếu người bệnh kèm theo tình trạng bệnh gout thì nên tránh các thực phẩm này, để không bị những vấn đề bệnh lý khác.

Thực phẩm có nguồn gốc từ trứng

Các loại trứng như trứng gà, vịt, trứng chim đều tốt cho sức khỏe đặc biệt là tốt cho người loãng xương bởi chúng chứa lượng lớn các khoáng chất bao gồm: canxi, selen, vitamin,…

Để khẩu phần ăn đa dạng hơn bạn có thể biến tấu thành các món như trứng chiên, hấp, kho,…Tuy nhiên chỉ nên ăn 2-3 quả 1 lần và tần suất ăn trứng chỉ nên từ 2-3 ngày 1 tuần.

Các loại rau củ quả

Rau củ quả rất được chị em yêu thích bởi lợi ích to lớn mà chúng đem lại cho làn da, ngoài ra các loại rau củ như súp lơ xanh, bắp cải, hạt đậu nành,… đều giúp bổ sung vitamin D rất tốt cho người loãng xương.

Các loại thực phẩm chứa nhiều omega 3

Omega 3 không chỉ giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh lý về xương khớp như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, mà còn là chất thiết yếu giúp cải thiện tình trạng bệnh loãng xương.

Omega 3 có nhiều trong các loại thực phẩm như cá mòi, cá thu,...Bạn nên nấu thật nhừ để có thể ăn cả xương vì xương có chứa cả canxi và vitamin D. Ngoài ra bạn có thể bổ sung omega 3 cho người dùng bằng các loại thực phẩm chức năng hoặc dầu cá.

Ngoài việc tăng cường bổ sung các loại thực phẩm tốt cho xương khớp người bệnh cần phải chú ý đến một số loại thực phẩm nên kiêng ăn.

Thịt và các loại thực phẩm giàu protein

Protein vẫn cần thiết cho cơ thể của người bình thường và người bị loãng xương, tuy nhiên nên chuyển đổi các loại thịt từ thịt đỏ sang thịt trắng (gà, cá,…). Bạn không nên tiêu thụ quá nhiều protein, việc dư thừa protein sẽ làm tăng bài tiết canxi trong nước tiểu.

Thức ăn mặn

Lượng natri trong muối ăn gây mất canxi và làm xương bạn yếu dần theo thời gian. Để tránh tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn, người bệnh loãng xương cần hạn chế ăn các loại thức ăn có nhiều muối như: Các loại thịt chế biến sẵn (chà bông, xúc xích,…), thức ăn nhanh, các loại thịt khô, các loại mắm (nước mắm).

Rau chân vịt và các loại thực phẩm chứa oxalat

Oxalat là nguyên nhân ngăn cản cơ thể hấp thụ canxi, người bệnh loãng xương cần kiêng ăn các loại thức ăn chứa nhiều Oxalat như rau chân vịt, củ cải đường,…

Các loại thức uống

Các loại nước ngọt, nước ngọt có ga, cà phê, trà và rượu sẽ làm mất đi canxi có trong xương, làm giảm sự hấp thụ canxi của cơ thể. Do đó người bệnh cần hạn chế uống các loại nước này để cải thiện tình trạng bệnh loãng xương.

Ngoài việc nên ăn gì, kiêng ăn gì bạn hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng bệnh loãng xương nhờ thói quen sinh hoạt khoa học.

Tập thể dục thể thao thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên giúp bạn có một sức khỏe khỏe mạnh, dẻo dai và ngăn ngừa các bệnh về xương khớp ở tuổi già.

Kiểm soát cân nặng

Loãng xương không chỉ do tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu cân mà béo phì cũng có thể gây ra nguy cơ loãng xương. Vì khi cơ thể bạn béo phì, các cơ xương khớp sẽ hoạt động hết công suất để chống đỡ.

Vì vậy việc kiểm soát cân nặng, giữ mức cân nặng hợp lý là biện pháp tốt để hạn chế tình trạng bệnh loãng xương.

Tắm nắng

Vitamin D rất cần thiết cho quá trình tổng hợp canxi trong cơ thể, vì vậy khi bạn tắm nắng cơ thể có thể hấp thụ 70% lượng vitamin D cơ thể cần mỗi ngày. Đây cũng được xem là hình thức bổ sung canxi cho cơ thể một cách tự nhiên.

Nói không với rượu bia và thuốc lá

Theo thống kê từ các tổ chức khoa học có đến 1/8 chị em phụ nữ mắc bệnh loãng xương do hút thuốc trong thời gian dài, và ở nam giới có khả năng mắc bệnh loãng xương lên đến 10 lần so với những người không hút thuốc lá, rượu, bia. Vì vậy bạn nên hạn chế hoặc ngừng sử dụng chúng nếu có tình trạng bệnh loãng xương.

Nguồn: Tâm Anh Hospital

7-Dayslim

Tìm Hiểu Viêm Lợi Phải Kiêng Ăn Gì, Nên Ăn Gì?

Tìm hiểu viêm lợi phải kiêng ăn gì, nên ăn gì? 

Viêm lợi, hay còn có tên gọi viêm nướu là bệnh lý răng miệng thường gặp, dù không gây nguy hiểm tới sức khỏe nhưng những triệu chứng của bệnh phần nào gây phiền toái trong sinh hoạt. Để có thể điều trị dứt điểm bệnh, chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng.

1. Tổng quan về bệnh viêm lợi

Viêm lợi là bệnh do mảng bám ở trên răng làm kích ứng, gây mẩn đỏ dẫn đến sưng nướu. Nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tổn thương lợi, khiến bệnh chuyển từ giai đọan chảy máu lợi sang giai đoạn chảy máu lợi, nặng hơn thì bị rụng răng.

Cụ thể, viêm lợi thường được chia làm các giai đoạn như sau:

– Giai đoạn đầu tiên: Lợi có triệu chứng bị đỏ, sưng phồng lên và rất dễ chảy máu, nhất là khi đánh răng

– Giai đoạn 2: Lợi bên trong và xương hàm bị đẩy lùi ra phía sau, tạo thành những lỗ hổng ở xung quanh răng. Bên cạnh đó, lợi bị viêm sưng đỏ, chảy máu cũng sẽ gây đau nhức, sưng má, hơi thở có mùi hôi khó chịu. Khi bị viêm lợi lâu ngày, lợi sẽ dần tụt xuống làm cho chân răng bị lộ ra ngoài và trở nên lỏng lẻo, cuối cùng là dẫn đến nguy cơ bị rụng răng

2. Người bị viêm lợi phải kiêng ăn gì?

2.1. Thực phẩm chứa quá nhiều tinh bột, đường và acid

Nếu như bạn đang mắc các bệnh lý răng miệng nói chung cũng như bệnh viêm lợi nói riêng thì tốt hơn hết, bạn nên hạn chế những loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột, đường, acid như là bánh kẹo, nước ngọt, mứt… ra khỏi chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Nguyên nhân là bởi do đường và tinh bột là các tác nhân khiến mảng bám thức ăn hình thành xung quanh chân răng, nếu như không được loại bỏ sẽ trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn gây bệnh viêm lợi phát triển. Ngoài ra, những vi khuẩn này cũng có thể làm thay đổi độ pH ở trong khoang miệng khiến cho men răng bị bào mòn.

– Đồ ăn cay nóng, hoặc một số loại đồ ăn lạnh

Trên thực tế, khi mắc các bệnh lý răng miệng như viêm lợi sẽ gây ra triệu chứng đau nhức khi ăn đồ ăn cay nóng hay đồ ăn quá lạnh. Ngoài ra, những loại thực phẩm này cũng sẽ khiến cho nướu bị kích ứng, sưng đau và thậm chí là chảy máu.

– Bia rượu hoặc một số chất kích thích

Bia, rượu hay các chất kích thích như là thuốc lá, cà phê… là những thực phẩm cần phải tránh xa khi bị viêm răng. Ngoài ra, bởi chúng có những chất giảm tiết nước bọt dẫn đến khô miệng – đây cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm chân răng do không rửa trôi được vi khuẩn có hại hay các mảnh vụn thức ăn còn mắc kẹt lại ở trong khe kẽ răng.

– Trái cây sấy

Không chỉ chứa hàm lượng đường hóa học cao, trái cây sấy khô còn chứa rất nhiều cellulose không hòa tan bám vào quanh chân răng, tạo thành mảng bám cứng đầu, từ đó khiến cho tình trạng viêm răng thêm tồi tệ, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến các hiện tượng như mất răng, chảy máu lợi.

– Một số loại thịt quá dai

Các loại thịt có sợi dài, dai như thịt gà hay thịt bò rất tốt cho cơ thể cũng như tốt cho sức khỏe răng miệng. Không chỉ là nguồn bổ sung vitamin K dồi dào, giúp ngăn ngừa hiện tượng chảy máu chân răng, viêm chân răng và viêm lợi hiệu quả. Tuy nhiên, chúng có nhược điểm là  với những loại thịt có sợi dài và dai, nếu như bị mắc kẹt lại trong kẽ răng và không được vệ sinh sạch sẽ sẽ khiến cho tình trạng bệnh diễn biến ngày một nặng hơn.

3. Viêm lợi nên ăn gì?

– Thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ có tác dụng làm sạch các mảng bám cũng như chất tồn dư còn mắc kẹt lại trong khoang miệng. Bên cạnh đó, chất xơ cũng có tác dụng kích thích tuyến nước bọt, giúp tuyến nước bọt hoạt động mạnh, hỗ trợ cải thiện tình trạng khô miệng hiệu quả, đẩy lùi bệnh viêm lợi.

– Sử dụng trà xanh

Trà xanh là loại thực phẩm giàu chất polyphenos, có tác dụng vô cùng tốt đối với sức khỏe răng miệng. Ngoài ra, chất này còn có khả năng ức chế, tiêu diệt vi khuẩn gây mảng bám, do đó, nếu như bạn uống trà xanh hàng ngày thì sẽ khắc phục được các triệu chứng của bệnh viêm lợi.

– Thực phẩm chứa nhiều axit lactic

Khi viêm lợi thì thường sẽ rất đau nhức và khó ăn uống, lúc này, bạn nên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều acid lactic như là: Sữa chua, bánh mì, bánh bao… là những thực phẩm nên bổ sung. Ngoài ra, acic lactic cũng dễ ăn và tốt cho tiêu hóa, giúp tăng vi khuẩn có lợi cũng như ngăn ngừa vi khuẩn có hại.

– Bổ sung gừng và tỏi vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày

Theo các chuyên gia, gừng và tỏi chính là những gia vị cần có trong bữa ăn hàng ngày của người mắc bệnh viêm chân răng. Không chỉ có tác dụng kháng viêm, sát trùng, khử khuẩn tự nhiên không thua kém các loại thuốc chữa viêm răng, thậm chí còn đảm bảo an toàn và lành tính hơn rất nhiều.

Thoát Vị Đĩa Đệm Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì Để Điều Trị Bệnh Tốt Nhất?

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm như lão hóa, hoạt động sai tư thế, đặc thù công việc, thói quen sinh hoạt, độ tuổi,… gây ra nhiều cản trở trong công việc cũng như trong cuộc sống hằng ngày. Xây dựng một thực đơn ăn uống hợp lý đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng sẽ làm chậm sự lão hóa, cơ thể lành mạnh và đặc biệt giữ cho xương được chắc khỏe hơn mỗi ngày.

Bổ sung thực phẩm giàu Canxi

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh về  xương khớp, vì vậy việc bổ sung canxi là điều tất yếu, cần thiết cho sự phát triển của xương, giúp xương dẻo dai, bền chắc, ổn định hoạt động của cơ.

Các thực phẩm giàu canxi như cá ngừ, cá hồi, rau củ có màu xanh đậm, các loại đậu và các thực phẩm có nguồn gốc từ sữa,…

Thực phẩm giàu vitamin C, D, E, K, magie

Với vitamin C, E có tác dụng chống viêm, giảm các cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây ra và  tăng cường hệ miễn dịch. Các loại trái cây, rau củ như cam, quýt, khoai lang, cà rốt, ngũ cốc,… là những thực phẩm chứa nhiều vitamin C, E không nên bỏ qua.

Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ và chuyển hóa canxi, bồi dưỡng xương khớp và bảo vệ khung xương luôn chắc khỏe, linh hoạt, tăng sức mạnh các cơ. Vitamin D có nhiều trong phô mai, trứng, hàu, tôm, các loại nấm,…

Vitamin K và Magie hỗ trợ xương được khỏe hơn, có trong các chế phẩm từ sữa, các loại rau cải, ngũ cốc, bánh mì, các loại rau xanh đậm, các loại quả hạch,…

Thực phẩm chứa Glucosamine, Chondroitin và đạm

Glucosamine và Chondroitin có chứa nhiều trong các loại nước hầm xương, sụn sườn, làm tăng tính đàn hồi của tinh chất sụn, thúc đẩy quá trình tái tạo sụn khớp.

Xương sẽ không thể phát triển nếu thiếu đạm, canxi trong máu giảm, gây cản trở làm bệnh ngày càng nặng hơn. Cung cấp đạm từ qua các bữa ăn hằng ngày từ thịt heo, thịt gia cầm, cá biển, tôm cua, …

Các thực phẩm giàu Omega 3

Các sản phẩm có chứa Omega 3 có tác dụng hiệu quả trong việc giảm đau, chống viêm xương khớp. Cá hồi, hạnh nhân, cá ngừ, các loại hạt như hạt bí ngô, hướng dương, quả óc chó,… chứa rất nhiều Omega 3 phù hợp trong chế biến các bữa ăn hằng ngày.

Rượu, bia, chất kích thích và các thực phẩm cay nóng

Việc sử dụng những thực phẩm này làm giảm hàm lượng canxi và khoáng chất trong cơ thể gây loãng xương và làm cho bệnh tình phát triển theo chiều hướng phức tạp, khó kiểm soát.

Các thực phẩm chứa purin và fructose

Những thực phẩm như nội tạng động vật, dưa cà muối,… dễ gây ra viêm khớp làm bệnh càng trầm trọng.

Hạn chế thức ăn nhanh

Các món chế biến, chiên xào chứa nhiều dầu mỡ, ăn quá ngọt hoặc quá mặn làm cho các khớp viêm phát triển nhanh và tăng những cơn đau do thoát vị đĩa đệm.

Không nên ngồi quá lâu hoặc làm việc quá sức

Trong sinh hoạt, không nên ngồi quá lâu hoặc làm việc quá sức, không đứng lên ngồi xuống liên tục, không đứng lâu hay ngồi lâu ở một tư thế, tránh ngồi xổm tạo áp lực lên cột sống lưng và đĩa đệm làm tăng những cơn đau và bệnh chuyển biến xấu.

Ngoài ra những thông tin về thực phẩm mình chia sẻ bên trên, còn phải kết hợp với việc tập luyện thể dục đều đặn, kiểm soát tốt tư thế làm việc và tư thế ngủ, đảm bảo ngủ đủ giấc góp phần rất lớn vào việc hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm, phát triển tốt xương khớp và tăng tuổi thọ.

7-Dayslim

Bị Sốt Nên Ăn Gì? 10 Gợi Ý Tốt Nhất Cho Người Bệnh

1. Uống nhiều nước

Khi sốt sẽ khiến cơ thể bị mất một lượng nước lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và virus phát triển mạnh mẽ. Chính vì vậy, bạn hãy uống nhiều nước hơn bình thường để bổ sung lượng nước đã bị tiêu hao. Điều này rất có lợi cho quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể, giúp loại bỏ vi khuẩn, virus gây bệnh và hạ sốt nhanh hơn. Đồng thời để bù điện giải, bạn nên pha thêm oresol hoặc hydrit với nước lọc trong thời gian bị ốm. Như vậy bạn sẽ không bị kiệt sức và giúp loại bỏ độc tố bên trong cơ thể một cách dễ dàng.

2. Ăn súp gà

Súp gà vốn được biết đến là món ăn giàu dinh dưỡng, cung cấp lượng protein, khoáng chất và rất nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể. Đối với người bị sốt, súp gà giúp làm tăng lượng chất lỏng có trong cơ thể, từ đó giảm nhiệt độ và đẩy độc tố bên trong cơ thể ra ngoài. Hãy sử dụng món súp gà khi còn nóng hổi để đảm bảo sự thơm ngon và giúp làm ấm cơ thể.

Người bị sốt nên ăn gì để nhanh chóng hồi phục?

Đặc biệt món súp gà được nấu từ thịt gà ác sẽ phát huy tối đa hiệu quả đối với người bệnh. Bởi ngoài tác dụng bổ sung hàm lượng dinh dưỡng, súp gà ác còn giúp cơ thể chống lại sự mất nước và các dấu hiệu viêm nhiễm.

3. Ăn các loại thực phẩm giàu protein

Người bị sốt sẽ cần bổ sung một lượng lớn protein để tiếp thêm năng lượng cho cơ thể. Chính vì vậy các bạn hãy lựa chọn các loại thực phẩm có chứa nhiều protein như các loại gia cầm, thịt đỏ và thịt trắng (cá). Các món ăn nên được nấu dạng lỏng để người ốm dễ ăn và dễ tiêu hóa. Bạn cũng nên thay đổi cách chế biến để người ốm không cảm thấy ngán món ăn như hầm, luộc, nấu súp,…

4. Ăn nhiều các loại rau xanh

Vốn dĩ rau xanh rất cần thiết và mang tới vô vàn lợi ích cho sức khỏe của chúng ta. Đặc biệt với người bị sốt, các loại rau như rau cải, rau mồng tơi, rau súp lơ, cải bó xôi, cải bắp,… cung cấp rất nhiều vitamin và chất xơ cho cơ thể. Bạn có thể thái nhỏ rồi luộc hoặc nấu canh sẽ giúp người bệnh mau chóng hạ sốt. Đồng thời, sử dụng một lượng rau phù hợp mỗi ngày sẽ giúp người ốm lợi tiêu hóa và tăng sức đề kháng cho cơ thể.

5. Ăn sữa chua

Sữa chua vốn được biết đến là một thực phẩm vô cùng có lợi cho tiêu hóa và làn da. Tuy nhiên ít ai biết rằng, khi bị sốt cao thì sữa chua còn là một bài thuốc vô cùng hữu hiệu giúp người bệnh mau hạ sốt. Bởi sữa chua cung cấp khoảng 150 calo và 8 gam protein trong mỗi hộp. Các khoáng chất có lợi khác bên trong sữa chua còn có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập, giúp cơ thể tăng đề kháng khi bị sốt.

Ăn sữa chua giúp người bệnh mau chóng hạ sốt

6. Uống nước dừa

Một cốc nước dừa đối với người bị sốt sẽ giúp cung cấp lượng lớn điện giải, glucozo và kali giúp cơ thể nhanh chóng lấy lại năng lượng. Đồng thời bên trong nước dừa còn rất giàu chất chống viêm và chống oxy hóa rất có lợi đối với người bị sốt.

7. Ăn tỏi

Tỏi vốn được biết đến với rất nhiều công dụng cho sức khỏe. Với đặc tính nóng ấm, tỏi là một phương thuốc hiệu quả ngăn ngừa những cơn sốt cao. Khi sử dụng tỏi sẽ giúp cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi và loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể. Nhờ hoạt chất Allicin và Selen, tỏi có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm nhiễm vô cùng hiệu quả. Bạn sẽ có thể nướng một củ tỏi hoặc thái lát mỏng để người bị sốt ăn trực tiếp.

8. Sử dụng trái cây

Trái cây là một trong những lựa chọn rất tốt đối với những người bị sốt. Một trong những cái tên được ưu tiên trong danh sách này đó chính là cam, chanh, xoài, chuối, dâu tây,… bởi chúng cung cấp vitamin thiết yếu cho cơ thể, giúp giảm sốt và bù điện giải. Hãy chịu khó sử dụng nước ép trái cây để cơ thể nhanh chóng hồi phục.

Trái cây cung cấp hàm lượng vitamin và điện giải cho người bị sốt

Nếu không muốn uống nước ép, bạn có thể thái nhỏ và sử dụng trái cây trước bữa cơm. Một lưu ý nhỏ là các bạn không nên sử dụng hoa quả sau bữa ăn vì sẽ tạo thêm gánh nặng cho đường ruột, dạ dày và tuyến tụy.

9. Sử dụng gừng

Gừng có đặc tính ấm nóng nên sẽ khiến cơ thể sản sinh ra một lượng nhiệt lớn, từ đó giúp đào thải độc tố và hạ sốt nhanh chóng. Để hạ sốt bằng gừng, bạn hãy chuẩn bị một củ gừng tươi sau đó rửa sạch và giã nát, pha với nước ấm để tắm. Sau khi tắm xong hãy đắp chăn mỏng lên người để cơ thể tiết ra mồ hôi.

10. Ăn chuối

Chuối có chứa hàm lượng khoáng chất, giàu chất xơ và vitamin C rất tốt đối với hệ miễn dịch của người bị sốt. Các hợp chất chống oxy hóa bên trong quả chuối có tác dụng giúp dịu nhanh những cơn sốt nhẹ do cảm lạnh hoặc do tiêu chảy.

Đăng bởi: Đan Thư Lưu Phạm

Từ khoá: Bị sốt nên ăn gì? 10 gợi ý tốt nhất cho người bệnh

Cập nhật thông tin chi tiết về Người Bị Đau Họng Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì? trên website Avwg.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!