Bạn đang xem bài viết Ngọc Trúc: Vị Thuốc Công Dụng Cho Bệnh Ho Khan được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Avwg.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1.1. Cây Ngọc trúcNgọc trúc có tên khoa học là Polygonatum odoratum (Mill.) Druce hay Polygonatum officinale, là một loài cây thuộc họ Thiên môn đông (Asparagaceae). Vì thân cây bóng nhẵn như ngọc và lá có hình dạng giống lá trúc nên được gọi tên là Ngọc trúc.
Ngọc trúc là cây thân thảo, sống lâu năm. Đây là loài cây có nguồn gốc từ Trung Quốc. Có trồng ở một số địa phương vùng núi cao phía Bắc nước ta. Tuy nhiên số lượng rất ít, được sử dụng trong phạm vi cộng đồng nhỏ.
Trại thuốc Sa Pa (Viện Dược liệu) là nơi duy nhất ở Việt Nam đang giữ giống ngọc trúc với mục đích bảo tồn lâu dài.
1.2. Vị thuốc Ngọc trúc và cách bào chế
Bộ phận dùng là thân rễ, thu hái vào mùa thu. Sau khi hái về, loại bỏ tạp chất, rửa sạch, ủ mềm, thái lát dày hoặc cắt đoạn và phơi khô.
Dạng thái phiến: Lấy dược liệu đã phơi khô, thái phiến. Vát dài 3 cm đến 5 cm, dày 2 mm đến 5 mm.
Ngọc trúc chế mật ong: Ngọc trúc đã thái phiến đem tẩm với mật ong (tỷ lệ: 1 – 1,5 kg mật ong/10 kg dược liệu). Ủ 30 – 60 phút, sấy se. Rồi dùng lửa nhỏ sao đến khi có màu vàng, mùi thơm, sờ không dính tay là được.
Dạng chưng: Ngọc trúc rửa sạch, đồ 6 – 8 giờ, ủ 1 ngày 1 đêm. Tiếp tục làm như vậy 2 – 3 lần đến khi vị thuốc có màu đen. Thái khúc dài 2 – 3 cm.
Ngọc trúc chế rượu: Ngọc trúc rửa sạch, ủ mềm, đồ 8 giờ cho mềm. Rồi thái khúc, thêm rượu (tỷ lệ: 1,5 kg rượu/10 kg Ngọc trúc), chưng 4 giờ. Đựng dược liệu vào dụng cụ băng đồng hoặc băng nhôm.
Thân rễ của Ngọc trúc có chứa asparagine, polysacarit, chất nhầy, glycoside tim , saponin và quinine gluconate.
Trong đó aspagagine cũng được tìm thấy trong nhiều loài cây khác thuộc họ Thiên môn đông, tiêu biểu là cây Thiên môn đông.
Theo các nghiên cứu khoa học mới nhất:
Aspagagine có công dụng lợi tiểu.
Polysacarit là thành phần hoạt tính sinh học chính của Ngọc trúc, có thể cải thiện khả năng miễn dịch và được sử dụng để điều trị bệnh thấp khớp, bệnh tim mạch và đái tháo đường.
Homoisoflavanone-1 được chiết xuất từ Ngọc trúc có thể hoạt động như một chất ức chế ung thư và có tiềm năng như một phương pháp trị liệu mới chống lại ung thư phổi không phải tế bào nhỏ.
Chiết xuất Ngọc trúc ức chế sự tăng sinh và gây ra apoptosis của tế bào ung thư vú MDA-MB-231. (Apoptosis: Chết tế bào theo chương trình)
4.1. Công dụng
Dưỡng âm, giảm khô khát, làm mát Phế, dưỡng Vị.
Chủ trị: Trị ho khan có họng khô miệng khát, sốt nóng âm ỉ về đêm, mồ hôi trộm, kém ăn, khó tiêu, hoặc Vị nhiệt gây ăn nhiều nhanh đói.
4.2. Liều dùngNgày dùng từ 6 – 12 g, dạng thuốc sắc.
5.1. Trị bệnh mạch vành, đau thắt ngựcPhối hợp với Đảng sâm chế thành bài Cao Sâm Trúc (bài thuốc của Bệnh viện Tây Uyển Bắc Kinh). Đảng sâm 12g, Ngọc trúc 20g, sắc thành cao, uống chia 2 lần/ngày.
5.2. Trị chứng cảm (có triệu chứng ho khan)Gia giảm Ngọc trúc thang (thông tục Thương hàn luận). Ngọc trúc 12g, Hành tươi 3 củ, Cát cánh 6g, Đạm đậu xị 16g, Bạc hà 4g (cho sau), Chích thảo 2g, Bạch vị 4g, Táo 2 quả, sắc nước uống. Dùng ở bệnh nhân vốn khô nóng trong người.
5.3. Trị viêm phế quản lâu ngày, lao phổi, ho do phế táoDùng Ngọc trúc nhuận phế cùng kết hợp với Mạch môn, Sa sâm, Thạch hộc. Các vị đều 10 – 15g, cho vào thuốc thang, nấu cao hoặc hoàn tán.
Người dương suy âm thịnh, tỳ hư đờm thấp ứ trệ không dùng được.
Cây Sống Đời: Công Dụng Và Các Bài Thuốc Trị Bệnh Hay
Dược tính của cây sống đời được đánh giá như một loại thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, đây là loại lành tính và hầu như không có tác dụng phụ. Công dụng phổ biến của loại cây này là chữa tình trạng nhiễm trùng ngoài da và cầm máu. Bên cạnh đó, một số công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng các dược tính trong lá còn có tác dụng phòng và chữa bệnh ung thư.
+Tên khoa học: Kalanchoe pinnata.
+Tên khác: Cây lá bỏng; trường sinh; diệp sinh căn (lá sinh rễ); lạc địa sinh căn (rơi xuống đất sinh rễ); đả bất tử hoặc sá bất tử (đánh hoặc phơi không chết).
+Họ: Crassulaceae (họ lá bỏng).
I. Mô tả cây sống đời Đặc điểm bên ngoàiCây sống đời thuộc loại thực vật thân thảo, phân nhánh và mọng nước. Thân nhẫn, có màu xanh hoặc phớt tím. Chiều cao tối đa của cây có thể lên đến 1m. Lá mọc đối xứng, phiến lá dày, cuốn ngắn. Lá mọng nước và kéo nhớt như nha đam (lô hội). Nó mọc ra từ thân hoặc các cành và có màu xanh. Mép lá hình răng cưa, không cứng và hơi tím. Tùy giống mà lá có xẻ thùy hay không.
Hoa mọc thành cụm. Từng cụm hoa nối với nhau trên một cái cán dài. Cán hoa mọc từ nách lá hoặc thân. Cánh hoa nhỏ, xếp chồng lên nhau. Hoa sống đời có nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, hồng, vàng, cam, trắng hoặc hồng. Hoa nở vào từ tháng 2 đến tháng 5.
Môi trường sốngSống đời là loại cây bản địa của Madagascar (Quốc đảo trên Ấn Độ Dương). Nó có khả năng sinh trưởng từ lá (1 lá phát triển thành nhiều cây con ở mép khi rụng xuống đất). Đặc điểm này giúp cây phát triển khá nhanh trong tự nhiên. Cũng vì thế mà một số nơi xem đây là loại cây xâm thực (điển hình là Hawaii)
Ngoài Madagascar, cây lá bỏng còn được trồng nhiều hoặc mọc hoang ở khu vực Châu Á, Thái Bình Dương và khu vực xung quanh biển Caribe. Ở Việt Nam, loại cây này thường được tìm thấy trong các chậu rau ăn ở vùng nông thôn hoặc được trồng trong các nhà thuốc Nam. Ở những thành phố lớn, nó thường được trồng trong chậu như một loại cây cảnh.
Bộ phận dùng, cách thu hái và chế biếnCác bộ phận của cây đều có giá trị dược liệu. Tuy nhiên, phần lá được dùng nhiều nhất. Khi dùng làm thuốc, người ta chọn những lá già. Lá có thể dùng ở dạng tươi hoặc khô. Nó được thu hái quanh năm.
Tính vị và thành phần hóa học cây sống đờiTheo các ghi chép Đông y, cây lá bỏng có tính mát, vị hơi chua và chát. Đây là loại cây lành tính, không có độc tố. Thành phần hóa học của cây gồm 3 hợp chất chủ yếu: axit hữu cơ, glycosides flavonoids và các hợp chất phenolic. Điều đáng quan tâm là chiết xuất lá từ lá sống đời có chứa bryophylin. Đây là chất có khả năng kháng khuẩn và giải độc tế bào.
II. Giá trị dược liệu của cây sống đời Theo ghi chép của Đông yDược tính có trong lá sống đời được ví như một loại thuốc kháng sinh. Điều tuyệt vời ở chỗ loại kháng sinh này có phạm vi tác động rộng và hoàn toàn không có tác dụng phụ. Đông y ứng dụng đặc tính này để chữa các bệnh về đường ruột; bỏng, vết thương hoặc tình trạng nhiễm trùng ngoài da. Bên cạnh đó, nó còn được dùng để cầm máu, chữa chảy máu cam; chữa viêm ruột, viêm loét dạ dày, viêm tai cấp tính; đại tiện ra máu và bệnh trĩ ngoại. Ngoài ra, người ta còn dùng loại cây này để giải rượu hoặc hỗ trợ tuyến sữa.
Theo nghiên cứu hiện đạiCông dụng của cây sống đời được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Những kết quả công bố trên các tạp chí khoa học một lần nữa khẳng định thêm cơ sở vững chắc cho những công dụng của loại cây này đã được ứng dụng trước đó trong dân gian. Tổng hợp những công dụng của cây với từng cơ quan và bộ phận của cơ thể như sau:
Đối với gan:
Giảm tình trạng nhiễm độc và khắc phục chứng vàng da
Từ rất lâu, người dân Ấn Độ đã sử dụng lá sống đời để giải độc gan. Mãi đến khi nó được công bố chính thức trên tạp chí y học Journal of Ethnopharmacology thì người ta mới công nhận hoàn toàn. Nhóm nghiên cứu cho những con chuột bị nhiễm độc gan do CCl4 (Cacbon tetraclorua) uống nước ép dạng tươi của lá sống đời. Sau một thời gian, kiểm tra thấy tình trạng nhiễm độc ở gan đã được giảm đáng kể.
Đối với thận:
+ Giảm tác dụng phụ của thuốc kháng sinh Gentamicin.
Đối với hệ hô hấp:
+ Ức chế phản ứng dị ứng ở đường hô hấp.
+ Nghiên cứu về chức năng này của lá sống đời được đăng tải trên tạp chí Phytomedicine. Các nhà khoa học cho biết chiết suất từ lá sẽ ổn định hệ miễn dịch. Nhờ đó, nó ức chế phản ứng dị ứng xảy ra ở đường hô hấp.
Đối với bệnh ung thư:
+ Phòng chống bệnh và hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư.
+ Đây là thông tin được đăng tải trên tạp chí Phytochemistry. Đây là công dụng đến từ chiết suất lá sống đời. Dù chỉ mới là kết quả bước đầu nhưng phát hiện này đang mở ra hy vọng cho hàng triệu bệnh nhân ung thư không có điều kiện tài chính.
Đối với bệnh Leishmania:
+ Ức chế sự phát triển của bệnh
+ Leishmania là bệnh nhiễm trùng ngoài da. Nó có thể tự phục hồi nhưng để lại những vết sẹo lồi. Bệnh gây nhiều đau đớn và có thể dẫn đến nhiễm trùng khớp.
Liều lượng và cách sử dụngDùng ngoài da thì liều lượng không quá quan trọng. Dù vậy, bạn chỉ nên dùng một lượng vừa đủ cho vị trí da bị thương tổn. Nếu dùng dạng sắc lấy nước uống hoặc ăn sống, liều lượng được khuyến cáo là 20 – 40g ở dạng tươi.
IV. Bài thuốc chữa bệnh từ cây sống đời 1/ Chữa bỏng da với lá sống đờiĐây là tác dụng được sử dụng phổ biến của loại cây này. Dùng lá ở dạng tươi. Sau khi rửa sạch thì giã nát rồi đắp lên vùng da bị bỏng. Lưu ý, cách chữa này chỉ áp dụng cho trường hợp bỏng nhẹ hoặc sơ cứu vết bỏng nặng tạm thời. Nếu bị bỏng trên vùng da rộng thì cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
2/ Dùng lá sống đời chữa viêm xoang mũi và chảy máu camNgoài công dụng chữa viêm xoang mũi, cách dùng trên còn giúp cầm máu trong trường hợp bị chảy máu cam. Lưu ý, bạn chỉ cần đặt tăm bông thấm nước lá sống đời 1 – 2 lần và giữ cố định ở đó trong vài phút thì máu sẽ không chảy nữa.
3/ Chữa đau xương khớp, đau lưng và đau đầu bằng lá sống đờiTùy vào vị trí bị đau nhức mà chọn số lượng lá sống đời phù hợp. Lá sau khi rửa sạch thì đợi cho ráo nước rồi làm dập sơ. Sau đó hơ nóng lá trên bếp than. Khi lá đạt được độ nóng thích hợp thì đắp nó lên vị bị đau nhức. Giữ cố định lá trên da cho đến khi hết nóng. Có thể hơ nóng lá lại rồi đắp lên da thêm 1 – 2 lần nữa. Lưu ý nhiệt độ để không làm bỏng da.
4/ Trị viêm họng với lá sống đờiĐể hết đau họng, bạn nhai sống 1 – 2 lá sống đời. Bã có thể nuốt hoặc nhai lấy nước. Dùng lá này nhiều lần trong ngày cho đến khi tình trạng đau họng được cải thiện. Thường thì trong khoảng 2 – 3 ngày sẽ hết đau.
5/ Dùng lá sống đời chữa trĩ ngoạiĐể chữa trĩ ngoại bằng lá sống đời, mỗi ngày bạn cần dùng 10 lá và kiên trì thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định mới đạt được hiệu quả như mong muốn. Trong 10 lá này, mỗi buổi sáng và chiều dùng 4 lá, buổi tối dùng 2 lá. Mỗi lần dùng, bạn nhai nuốt nước, dùng phần bã đắp lên búi trĩ trong khoảng 2 giờ đồng hồ. Vệ sinh lại hậu môn đúng cách sau khi đắp bã lá.
6/ Trị mụn nhọt và các tình trạng viêm nhiễm ngoài da với lá sống đờiDùng lá ở dạng tươi. Sau khi rửa sạch thì giã nát rồi đắp lên vùng da bị viêm nhiễm. Cách điều trị này giúp cho nốt mụn nhọt bớt sưng đỏ và giảm đau hiệu quả. Nốt mụn mới hình thành có thể bị tiêu biến khi đắp bã và nước cốt lá sống đời. Với trường hợp da bị viêm nhiễm, lá sống đời có tác dụng giảm sưng, tránh lây lan nhiễm trùng và giúp vùng da bị tổn thương nhanh chóng hồi phục.
7/ Lá sống đời giúp tăng lượng sữa cho mẹ bỉmPhụ nữ đang cho con bú dùng lá sống đời sẽ phòng tránh tình trạng tắc tuyến sữa. Ngoài ra, lá này còn làm tăng lượng sữa. Cách sử dụng rất đơn giản. Mẹ bỉm có thể nhai sống 1 – 2 lá/1 ngày. Phần bã lá có thể nuốt hoặc không. Hoặc có thể dùng loại lá này nấu canh ăn hằng ngày.
8/ Bài thuốc chữa đại tiện ra máu với lá sống đờiĐể chữa tình trạng đại tiện ra máu, bạn cần kết hợp lá sống đời với một số vị thuốc Đông y khác. Nguyên liệu cần chuẩn bị là 30g lá sống đời; lá trắc bá, ngải cứu (cả hai loại đều đã sao khô), cỏ nhọ nồi (mỗi loại 10g).
Cho các nguyên liệu cho vào nồi hoặc ấm cùng lúc. Đổ nước ngập các vị thuốc. Đậy kín nắp và đun với lửa lớn cho đến khi nước sắc còn nửa hoặc một chén là có thể dùng. Mỗi ngày uống 1 lần. Liên tục trong vài ngày sẽ chữa được tình trạng đại tiện ra máu.
9/ Chữa viêm tai cấp tính bằng lá sống đờiDùng 1 – 2 lá sống đời ở dạng tươi. Rửa sạch, giã nhuyễn rồi vắt lấy nước cốt. Dùng nước này nhỏ vào tai mỗi ngày 2 lần. Kiên trì trong một thời gian ngắn, các triệu chứng của tình trạng viêm tai cấp tính sẽ được cải thiện đáng kể.
10/ Lá sống đời giải rượu và trị mất ngủLá sống đời tươi khi nhai sống có thể giải rượu và chữa được tình trạng mất ngủ. Với trường hợp say rượu, bạn chỉ cần nhai 1 – 2 lá này ở dạng tươi. Trong khoảng 10 phút sẽ cảm nhận được hiệu quả rõ nét. Nếu bị mất ngủ, vào lúc chiều tối, bạn nên nhai 1 lá sống đời. Nó sẽ giúp bạn ngủ dễ dàng và sâu hơn.
11/ Lá sống đời chữa sốt xuất huyếtDùng nhiều lá sống đời rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước cốt sao cho lượng nước này đạt khoảng 100ml. Chia ra thành 3 – 4 lần uống trong ngày đầu tiên. Những ngày sau, lượng nước cốt lá sống đời giảm xuống còn 60ml.
Công dụng làm đẹp da của lá sống đờiNgoài tác dụng chữa bệnh, lá sống đời còn được nhiều chị em ưa chuộng vì hiệu quả làm đẹp da. Cụ thể, nước cốt từ loại lá này có thể làm mờ hoặc xóa những vùng da bị cháy nắng. Đặc biệt, nước lá sống đời còn giúp trị mụn, nhất là những nốt mụn to và có nhiều mủ. Ngoài ra, loại lá này còn giúp se khít lỗ chân lông và phòng ngừa mụn.
Lá sống đời sau khi rửa sạch thì giã nát. Trong lúc giã hãy cho vào đó một vài hạt muối. Rửa mặt với nước bình thường rồi lau khô. Dùng bã và nước cốt đắp lên da. Thư giãn trong khoảng 15 phút rồi rửa lại với nước sạch. Mỗi tuần áp dụng cách này từ 2 – 3 lần, bạn sẽ có làn da mịn màng.
V. Lưu ý khi dùng cây sống đời làm dược liệuCây sống đời nói chung và lá của loại cây này nói riêng có thể chữa được nhiều bệnh. Tuy nhiên nó không phải là thảo dược trị bách bệnh như những lời đồn và một số thông tin trên mạng. Bên cạnh đó, hiệu quả của các bài thuốc từ loại dược liệu này khác nhau tùy vào tình trạng bệnh, thể trạng và một số yếu tố khác.
Mặt khác, cách chữa bệnh bằng cây lá bỏng cũng như một số loại thảo dược thiên nhiên khác thường chỉ phát huy hiệu quả trong những trường hợp bệnh nhẹ. Điều quan trọng hơn là chữa đúng bệnh. Vì thế, khi bị bệnh, bạn vẫn nên đến cơ sở y tế kiểm tra để có hướng điều trị phù hợp nhất. Đồng thời, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng các bài thuốc chữa bệnh với cây lá bỏng.
Ngoài ra, sống đời là loại cây có tính hàn, nếu bạn thuộc thể này thì cần thận trọng khi dùng nó với liều lượng nhiều và liên tục. Cụ thể là những người hơi gầy, sợ lạnh, ít mồ hôi, dễ mệt mỏi và huyết áp hơi thấp.
Công Dụng Của Cây Cúc Tần – Các Bài Thuốc Chữa Bệnh Hữu Hiệu
MỤC LỤC
Giới thiệu về đặc điểm của cây cúc tầnCây cúc tần là loại cây mọc rất phổ biến tại Việt Nam. Loại cây này thường mọc thành bụi nhỏ trên mặt đất. Một cây cúc tần trưởng thành sẽ có chiều cao từ 1 – 2m, thân thẳng đứng mọc bám vào các hàng rào.
Cúc tần có đặc điểm rất đặc trưng với bề mặt bên ngoài bao phủ một lớp lông tơ mỏng. Toàn thân cây, lá toát ra một mùi thơm dịu nhẹ dễ chịu. Lá cúc tần mọc so le nhau, không có cuống hoặc cuống rất ngắn. Lá có hình elip dài hẹp rất đặc trưng.
Hoa của cây cúc tần thường ra thành chùm có màu tím nhạt. Hoa cái xếp thành dây, lưỡng tính có thể tự thụ phấn. Quả của cây cúc tần nhỏ có hình trụ với 10 cạnh.
Ngoài tác dụng để làm hàng rào trang trí cho các gia đình, cây cúc tần còn được biết đến là vị thuốc dân gian tốt cho sức khỏe. Mọi bộ phận của cây cúc tần đều có thể sử dụng làm thuốc. Cây cúc tần có thể dùng tươi hoặc sấy khô dược tính cũng như nhau. Cách bào chế dược liệu từ cây cúc tần như sau:
Đối với cây cúc tần tươi: Bạn thu hoạch vào sáng sớm rồi đem đi rửa sạch nhiều lần cho hết bụi đất mới sử dụng để làm thuốc. Muốn bảo quản cúc tần tươi lâu nên dùng tủ lạnh.
Đối với cúc tần khô: Cúc tần sau khi được thu hái về, rửa sạch để ráo nước và cắt thành từng đoạn 3 – 5 cm. Sau đó, các bạn cho cúc tần vào sấy hoặc phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Bảo quản cúc tần khô trong túi bóng kín để nơi khô ráo, thoáng mát tránh ẩm mốc.
Công dụng của cây cúc tần trong chăm sóc sức khỏe của con ngườiTheo Đông Y, cây cúc tần có vị đắng, cay, tính mát và có mùi thơm nhẹ, quy vào kinh thận và phế. Công dụng của cây cúc tần được dùng để khu phong, trừ thấp, tán uất hỏa, tán phong hàn, tiêu độc, tiêu ứ, tiêu thũng, tiêu đờm, lợi tiểu, hoạt huyết, kháng viêm, sát trùng, kích thích hệ tiêu hóa…Người ta thường sử dụng cúc tần để làm thuốc chữa các bệnh về đường tiêu hóa, xương khớp, hô hấp và thận rất hiệu quả.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây cúc tần Bài thuốc chữa sỏi thận từ cây cúc tầnNhắc đến sỏi thận không chỉ có kim tiền thảo hay râu mèo mới trị khỏi được. Mà cây cúc tần cũng được sử dụng như một bài thuốc dân gian chữa bệnh sỏi thận rất đơn giản mà hiệu quả. Bài thuốc đó cụ thể như sau: 1 nắm lá cúc tần tươi, 1 lon bia.
Cách thực hiện:
Lá cúc tần tươi đem rửa sạch giã nát hoặc cho vào máy xay nhuyễn.
Sau đó, các bạn đổ 1 nửa lon bia vào hỗn hợp cúc tần ở trên và lọc lấy nước cốt uống.
Liều sử dụng: Ngày uống 2 lần nếu kiên trì sử dụng trong 1 tháng sẽ thấy kết quả bất ngờ.
Bài thuốc chữa đau đầu kèm sốt cao từ cây cúc tầnNếu các bạn bị sốt cao kèm nhức đầu khó chịu có thể sử dụng cây cúc tần để xông hơi chữa bệnh rất tốt. Nguyên liệu cần chuẩn bị: Cúc tần, lá sả, lá chanh các nguyên liệu này chuẩn bị theo tỷ lệ: 2:1:1.
Cách thực hiện: Các bạn rửa sạch các loại dược liệu đó rồi cho vào nồi nấu cùng với 2 lít nước, đun sôi ở lửa vừa. Sau đó, đun sôi cho đến khi chắt được 2 bát nước thì ngưng.
Liều dùng: Các bạn chia ra uống làm 2 lần mỗi ngày. Phần bã của thuốc có thể cho thêm nước cùng với 1 thìa muối hạt để đun sôi lên làm nước xông hơi giải cảm rất tốt.
Bài thuốc chữa viêm họng, viêm mũi, ho kéo dài từ cúc tầnThời tiết thay đổi khiến cho con người dễ mắc các bệnh như viêm họng, viêm mũi và ho kéo dài. Trong trường hợp này thay vì dùng thuốc Tây, các bạn nên sử dụng bài thuốc dân gian từ lá cúc tần. Nguyên liệu cần chuẩn bị: lá cúc tần, cây cỏ xước, cây cứt lợn, mỗi vị 20 gam.
Cách thực hiện: Các bạn rửa sạch các vị thuốc này rồi cho vào ấm sắc với 1 lít nước rồi đem đun sôi với lửa nhỏ cho đến khi còn phân nửa thì tắt bếp. Bạn chắt thuốc ra lấy khoảng 2 bát để uống trong 1 ngày. Một liệu trình điều trị ít nhất 5 ngày.
Bài thuốc chữa bệnh xương khớp từ cây cúc tầnĐể chữa bệnh xương khớp từ cây cúc tần, các bạn cần chuẩn bị những vị thuốc sau đây: cúc tần 20 gam, rễ cây trinh nữ, cây cỏ xước, rễ cây bưởi bung, lá lốt, cây đinh lăng, cây chìa vôi và cam thảo mỗi thứ 10 gam.
Cách thực hiện: Thảo dược đem đi rửa sạch với nước vào cho vào nồi nấu cùng 2 lít nước. Các bạn nên đun và sắc thuốc với lửa vừa cho đến khi thuốc cô đặc lại còn 2 bát thì sử dụng.
THÔNG TIN HỮU ÍCH
Từ khóa: Đông Y
Đăng bởi: Bạch Nguyễn
Từ khoá: Công dụng của cây cúc tần – Các bài thuốc chữa bệnh hữu hiệu
Hạ Khô Thảo: Công Dụng Và Các Bài Thuốc Chữa Bệnh Dân Gian
Cây hạ khô thảo là gì?
Hạ khô thảo là một loài thảo dược rất nổi tiếng trong nền y học cổ truyền phương Đông, thuộc họ hoa môi, tên khoa học là prunella vulgaris và còn được gọi với nhiều tên gọi khác như: hạ khô thảo bắc, thiết sắc thảo, nãi đông,…
Đặc điểm của cây hạ khô thảoLà một loài cây thân thảo, hạ khô thảo có thể sống được nhiều năm, dáng cây nhỏ, cao khoảng 70cm, thân mềm; lá mọc thưa thớt, đối nhau, có phiến nhìn giống mũi mác, gốc lá hình tù, dài thon về phía đầu, không có rãnh và cũng không xẻ cưa, đồng thời thân non còn được một lớp lông mịn bao phủ.
Bên cạnh đó, hoa hạ khô thảo sẽ thường mọc ở đầu cành cây thành từng cụm hoa dài 5 – 7cm, mỗi cụm có khoảng 6 – 8 bông hoa nhỏ, màu tím biếc và thường ra hoa vào tháng 4 – 6 mỗi năm. Đồng thời, khoảng từ tháng 7 – 8 hằng năm, cây hạ khô thảo sẽ đậu quả với những trái cứng, có kích thước nhỏ.
Ngoài ra, hạ khô thảo còn phân bố ở nhiều nước tại châu u và một số vùng có khí hậu ôn đới ở châu Á như Nhật Bản, Ấn Độ hay các tỉnh An Huy, Hà Nam, Triết Giang, Giang Tô,… thuộc Trung Quốc. Còn tại Việt Nam, cây sẽ được thấy nhiều nhất ở cái tỉnh miền núi phía Bắc điển hình như Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Hà Giang, Sapa (Lào Cai),…
Bộ phận sử dụng làm dược liệuKhông giống như các loại thảo dược khác, bộ phận được sử dụng để điều trị các triệu chứng sức khỏe từ hạ khô thảo chính là quả và các cụm hoa. Do đó, loại thảo dược này chỉ có thể khai thác vào mùa hạ và khoảng từ tháng 5 – 8 hằng năm.
Sau khi thu hoạch, hạ khô thảo sẽ được đem đi sấy hay phơi khô trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Đến lúc các bộ phận của cây đã khô hoàn toàn, bạn có thể sử dụng thảo dược của cây hoặc bảo quản thật kỹ trong các lọ, túi kính… nhằm tránh việc côn trùng gây hại cho cây cũng như hiệu quả sử dụng của thuốc sẽ được giữ trọn vẹn.
Theo quan niệm Đông y, hạ khô thảo là loại dược liệu có tính hàn, vị đắng, chủ yếu được quy vào 2 kinh là can và đởm, từ đó giúp điều trị một số triệu chứng như tán uất kết, minh mục, tiêu ứ; thanh can hóa, trừ độc ở tử cung, âm hộ, chữa vết sưng, loa lịch; trị bệnh cao huyết áp, viêm tuyến vú, bướu cổ, đau mắt, viêm tuyến lệ,…
Ngoài ra, theo các nghiên cứu đã được công bố tại website của bệnh viện Nguyễn Tri Phương, hạ khô thảo là một loại cây chứa rất nhiều hoạt chất đặc biệt như chất đắng, tinh dầu, muối vô cơ, prunella, alkaloid, tannin, saponin, glucoside,… và đặc biệt có hiệu quả trong việc chữa trị một số tình trạng sau đây:
Giúp thanh nhiệt, suy giảm mụn nhọt, giải độc cũng như hỗ trợ điều trị viêm tuyến lệ, đau mắt đỏ.
Duy trì khí huyết được lưu thông đều đặn trong cơ thể và từ đó giúp điều hòa huyết áp.
Kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả, ngoài ra cũng hỗ trợ ức chế sự sinh sôi, phát triển của một số vi khuẩn, virus gây bệnh như phẩy hắc loạn, trực khuẩn lỵ, thương hàn, trực khuẩn lao, trực khuẩn biến dạng, khuẩn cầu chùm,…
Giảm thiểu nguy cơ gây ung thư, đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Lưu ý: Đây là các bài thuốc dân gian được đúc kết từ kiến thức của nền y học cổ truyền, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng các bài thuốc, khi thấy có dấu hiệu bất thường, cần tới các cơ sở y tế để được thăm khám.
Bài thuốc chữa cao huyết ápĐể điều trị triệu chứng cao huyết áp, bệnh nhân có thể thực hiện một trong số các bài thuốc dân gian sau đây:
Bài thuốc 1: Từ các nguyên liệu gồm hạ khô thảo, bồ công anh, thảo quyết minh với 20g mỗi vị và cúc hoa, cây mã đề với 12g mỗi vị, bạn đem tất cả đi sắc kĩ, chắt lấy nước và uống thuốc hằng ngày.
Bài thuốc 2: Sau khi chuẩn bị 30g hạ khô thảo, 20g đường kính trắng và 50g đậu đen, bạn sắc kĩ hỗn hợp này để đường tan hoàn toàn và đậu được mềm nhừ ra, kế đó có thể chia để ăn nhiều lần trong ngày.
Bài thuốc 3: Từ những nguyên liệu gồm tang diệp, cúc hoa, hạ khô thảo với 9g mỗi vị cùng 12g câu đằng, bạn đem hỗn hợp dược liệu đi sắc để lấy nước uống hằng ngày.
Bài thuốc 4: Khi đã chuẩn bị 80mg mỗi nguyên liệu gồm táo nhân, cao đằng, huyền sâm, địa long, hà thủ ô, hạ khô thảo, bạn đem hỗn hợp trộn đều với nhau, chế thành viên nang, đồng thời uống 3 – 4 viên và 2 lần/ngày, sử dụng liên tục trong khoảng 1 – 2 tháng nhằm giúp tối ưu hiệu quả.
Bài thuốc hỗ trợ giải độc, giúp mát gan và trị mụn nhọtNhằm giúp giải độc, mát gan và trị mụn nhọt, bạn có thể chuẩn bị hạ khô thảo và sinh địa để đun thành trà, sau đó uống thay nước lọc nhằm giúp hỗn hợp dược liệu có thể phát huy hiệu quả tối ưu hóa nhất.
Bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm gan BNhằm giúp hỗ trợ điều trị căn bệnh viêm gan B, bạn có thể chuẩn bị các dược liệu gồm hạ khô thảo, nhân trần, sài hồ với 12g mỗi vị, 8g chi tử và 30g chó đẻ răng cưa để sắc thành nước uống trong ngày
Đồng thời bệnh nhân cần uống liên tục trong 10 ngày với mỗi ngày một thang để thuốc phát huy hiệu quả, sau đó nếu bệnh tình vẫn chưa thuyên giảm thì bạn có thể tiếp tục liệu trình thuốc thứ 2.
Bài thuốc điều trị đau mắt đỏ và giúp bổ, sáng mắtĐể hỗ trợ điều mắt đỏ cũng như giúp bổ, sáng mắt, bạn có thể tiến hành bài thuốc bằng cách chuẩn bị các dược liệu gồm lá dâu, hạ khô thảo với 10g mỗi vị, 12g hoa cúc trắng, 50g gạo tẻ cùng lượng đường phèn cân xứng với hỗn hợp trên.
Sau đó, bạn đem dược liệu đi rửa với nước sạch, đun kỹ để chắt lấy nước, bỏ bã rồi dùng phần nước này nấu với gạo tẻ thành cháo, đến khi cháo hơi sôi thì bạn cho thêm vào đường phèn, khuấy tan rồi chia phần cháo này để ăn 2 lần trong ngày.
Ngoài ra, mặc dù bài thuốc này có thể được sử dụng trong một khoảng thời gian dài mà không gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, các bệnh nhân đang bị tiêu chảy mãn tính hay tỳ vị hư hàn cần tránh dùng bài thuốc này vì có thể khiến tình trạng sức khỏe trở nên trầm trọng hơn.
Bài thuốc hỗ trợ an thầnĐể giúp an thần cho bản thân hoặc bệnh nhân, bạn có thể tiến hành bài thuốc này bằng cách chuẩn bị hạ khô thảo, thảo quyết minh, hoa cúc với 20g mỗi vị, dạ giao đằng, tang ký sinh, hoa hòe với 25g mỗi vị, toan táo nhân, địa long, xuyên khung, sao khô với 15g mỗi vị, sau đó đem dược liệu đi sắc thành thuốc và sử dụng mỗi ngày.
Bài thuốc hỗ trợ điều trị lao phổiNhằm giúp hỗ trợ điều trị bệnh lao phổi cho bệnh nhân, bạn có thể thực hiện bài thuốc này bằng cách chuẩn hạ khô thảo, huyền sâm, sài hồ với 16g mỗi vị, chỉ xác, tang bạch bì với 8g mỗi vị, sau đó đem dược liệu đi sắc thành thuốc, đồng thời cần uống mỗi ngày để tình trạng bệnh có thể thuyên giảm nhanh hơn.
Vì là một loại thảo dược có tính dược lý khá mạnh, bạn nên lưu ý một số điều sau đây khi sử dụng hạ khô thảo:
Advertisement
Hiện nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về tác dụng phụ của hạ khô thảo, tuy nhiên bạn vẫn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng, cách sử dụng bài thuốc cũng như nếu thấy có bất cứ dấu hiệu dị ứng nào cũng đều cần phải đến cơ sở y tế gần nhà nhất để được thăm khám ngay.
Bệnh nhân cần phân biệt 2 loại hạ khô thảo là hạ khô thảo bắc (loài hoa có màu tím đỏ) và hạ khô thảo nam (loài hoa có màu vàng, thấy nhiều ở vùng Thừa Thiên – Huế trở vào Nam, còn được gọi cải trời hay cải ma, thuộc họ cúc cũng như có đặc tính, công dụng khác hoàn toàn với cải bắc).
Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai, cho con bú hoặc có vị âm hư thì không nên sử dụng loài thảo dược này.
Ngày nay, một trong những nơi uy tín nhất để mua hạ khô thảo đó là tại Vietfarm – nơi nhập thảo dược chính gốc được nuôi trồng khép kín ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc, đạt chuẩn theo GACP – WHO cũng như tuyệt đối không nhập các sản phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc.
Ngoài ra, hạ khô thảo ở Vietfarm còn được bán với một mức giá ưu đãi rất dễ chịu khi chỉ khoảng 145.000 đồng/0.5 kg, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều hộ gia đình cũng như từ đó giúp bệnh nhân có thể dễ dàng mua để điều trị bệnh của mình tốt hơn.
Nguồn: Trung tâm dược liệu VietFarm
Công Dụng Chữa Ho Cho Bé Từ Việc Uống Gừng Với Mật Ong
Công dụng chữa ho cho bé từ việc uống gừng với mật ong
1 Công dụng trị bệnh của gừng tươi
Theo Đông y thì gừng tươi gọi là sinh khương có vị cay, tính ẩm đi vào 3 kinh là phế (phổi), tỳ (lá lách), vị (dạ dày) có tác dụng làm ấm, chống lạnh, hồi dương, thông mạch, chống nôn ói…
Có thể dùng gừng để chữa thổ tả, đau bụng, sình bụng, chân tay lạnh, mạch yếu, cảm lạnh, ho, thấp khớp do lạnh…
Riêng với chứng ho, ho có đờm ở cả người lớn và trẻ nhỏ có thể dùng nước uống từ gừng tươi và mật ong rất có hiệu quả trong trị bệnh.
Tham khảo thêm: Cách làm gừng ngâm mật ong
2 Bài thuốc dùng gừng tươi và mật ong trị ho cho béNguyên liệu: Gừng tươi 1 củ nhỏ và mật ong nguyên chất.
Cách làm:
Gừng rửa sạch và nướng nguyên vỏ trên bếp gas hay bếp than cho cháy xém và nghe tiếng xèo xèo, để nguội.
Lột sạch vỏ gừng rồi cắt thành từng lát nhỏ, giã nát và cho thêm 7 muỗng cà phê nước sôi vào phần gừng vữa giã cho gừng tan với nước, ép lấy phần nước gừng. Việc cho thêm nước để giảm độ cay, giúp các bé dễ dùng hơn.
Thêm vào phần nước gừng 1 chút mật ong (tùy thuộc vào độ ngọt mà mẹ muốn cho bé dùng).
Cho bé uống 4 lần/ngày (2 lần ban ngày và 2 lần ban đêm).
Lưu ý:
Mẹ nên hâm nóng nước gừng trước khi cho bé uống sẽ tăng tính hiệu quả. Có thể đặt chén nước gừng trong nước ấm để làm nóng.
Gừng có tính nóng, nếu dùng nhiều có thể khiến trẻ bị táo bón. Vì vậy mẹ nên cân đối lượng thuốc cho phù hợp với cơ địa bé để đảm bảo hiệu quả giảm ho mà không gây tác hại cho hệ tiêu hóa bé.
Ngoài ra, nếu trẻ ho nhẹ mẹ có thể dùng gừng pha với nước tắm cho bé. Cách làm, mẹ giã thật nát gừng pha với nước sôi để chắt lấy tinh dầu gừng, pha nước gừng vào nước tắm, cho bé ngâm tắm trong nước ngập hết phần ngực trong 10 – 15 phút, lau sạch bằng khăn ấm cho bé. Dùng thường xuyên 1 – 2 lần ngày sẽ thấy hiệu quả.
3 Cách phòng tránh ho cho bé
Chú trọng giữ ấm cho bé khi trời lạnh và vào ban đêm, đặc biệt cho vùng cổ và tay chân.
Hạn chế cho trẻ dùng nước lạnh, nước đá dễ dẫn đến đau họng, viêm họng.
Khi trời lạnh không tắm ngay cho trẻ sau khi bé vừa vui chơi vận động nhiều, và nên tắm nước ấm.
Dùng khăn mỏng che vùng mũi, miệng hoặc cho bé đeo khẩu trang khi đi xe ngoài trời.
Vệ sinh răng miệng trước khi đi ngủ để loại bỏ và ngăn ngừa vi khuẩn trong khoang miệng, hạn chế các bệnh cho vùng họng.
Dung dịch nước muối loãng có tính sát khuẩn cao có thể dùng cho bé súc miệng, nhưng lưu ý vì bé có thể nuốt chúng.
Tham khảo: 5+ mẹo dân gian giúp trị ho cho trẻ hiệu quả
Nguồn: Sức khoẻ và Đời sống
Mua mật ong rừng để trị ho cho bé tại Bách hóa XANH:
Bách hóa XANH
Cánh Kiến Đỏ: Công Dụng Và Cách Dùng Của Vị Thuốc “Lạ”
1.1. Mô tả dược liệu
Cánh kiến đỏ còn có tên gọi khác là Tử giao, Xích giao, Tử thảo nhung, Hoa một dược, Tử ngạnh, Dương cán tất, Tử trùng giao. Thuộc họ Sâu cánh kiến (Lacciferideae).
Vị thuốc là chất nhựa có màu đỏ được tiết ra bởi loài Rệp son cánh kiến (Laccifer lacca Kerr).
Đặc điểm của rệp son cánh kiến
Rệp son cánh kiến là loài côn trùng có kích thước rất nhỏ, dài 0.6 – 0.7mm, rộng khoảng 0.3 – 0.35mm hình trông giống thuyền nhỏ. Đầu kiến có 2 râu và vòi nhỏ ở miệng để hút nhựa từ cây. Trên đầu có 2 râu, miệng có vòi nhỏ để hút nhựa. Thân gồm có 2 đôi lỗ thở, 3 đôi chân, bụng dài, ngực gồm có 3 đốt và phía cuối thân có 2 lông dài, cứng.
Rệp son cánh kiến gồm có con cái và con đực, có cánh nhưng khoảng cách bay không xa. Tuy nhiên một số con đực sinh ra không cánh nên chủ yếu di chuyển bằng cách bò. Trong đó, rệp son cánh kiến cái cho vị thuốc cánh kiến đỏ còn con đực cho nhựa mỏng, nhỏ và không có dược tính mạnh nên hầu như không được sử dụng.
Tuổi đời của cơn đực chỉ kéo dài từ 2 – 3 ngày (thường chết sau khi giao phối). Sau khi con đực chết thì con cái phát triển mạnh.
1.2. Bộ phận dùng
Thường sử dụng nhựa do rệp son cánh kiến cái tiết ra. Bảo quản ở nơi khô ráo. Tránh để dược liệu ở nơi có nhiệt độ cao.
1.3. Thành phần hóa học
Trong dược liệu có chừng 75% chất nhựa,4 – 6% chất sáp, 5 – 6% chất màu, tạp chất khác (mảnh gỗ, xác rệp son) chừng 9%, độ ẩm chừng 3,5%. Thành phần của nhựa cánh kiến chủ yếu là những chất cao phân tử do lactic của acid shellolic và acid alcuritic.
1.4. Phát triển và thu hoạch
Muốn phát triển vị thuốc, cần chú ý 2 khâu:
Chọn cây chủ tức là cây cung cấp thức ăn cho rệp son cánh kiến trong suốt cả vòng đời để sản xuất ra nhựa.
Thả và thu hoạch cánh kiến.
Thu hoạch Cánh kiến đỏ thường rơi vào 2 vụ, từ tháng 8 – 10 và từ tháng 9 – 10 hằng năm. Muốn thu hoạch cánh kiến đỏ số lượng cần chọn cây chủ (cây cung cấp thức ăn cho rệp son cánh kiến) sau đó thả rệp son cánh kiến vào tháng 4 – 5 hằng năm.
Khi đến thời điểm thu hoạch, gỡ bỏ tổ rồi bỏ cành cây và cho tổ vào ngâm trong nước 2 ngày đêm. Lúc này rệp chết hết thì đem trải phơi nơi thoáng gió và có bóng râm. Tránh phơi và sấy ở nhiệt độ cao vì có thể khiến tổ kiến chảy ra và đóng thành cục.
Cánh kiến đỏ là một vị thuốc tương đối ít dùng trong nhân dân. Theo Y học cổ truyền, dược liệu này có vị đắng, tính lạnh, tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, giải độc, cầm máu. Ngày dùng 4 – 6g.
Chú ý: Sốt mà không có mồ hôi khi dùng cần phải thận trọng.
Nhân dân ta từ lâu dùng dược liệu này làm thuốc nhuộm răng đen và để gắn những cán dao hay lưỡi cày. Từ khi bỏ tục nhuộm răng, nhu cầu này giảm đi. Có nơi vẫn dùng dược liệu này để làm thuốc nhuộm.
Trong y học hiện đại, Cánh kiến đỏ được sử dụng để làm lớp tráng bên trong các dụng cụ trữ nước tiểu và chế tạo khuôn răng giả. Một số nơi còn bắt đầu sử dụng dược liệu để làm vật dụng cách điện, làm nón nỉ, keo xịt tóc, pha chế các chất sáp/ chất hóa học để làm bóng sàn nhà.
Theo Đông y, vị thuốc này được sử dụng để chữa các chứng bệnh như: hắc lào, mụn nhọt ngoài da, bế kinh, u xơ tử cung,…Cụ thể như sau:
3.1. Bài thuốc trị mụn nhọt, ghẻ lở và mụn nhọtDùng dược liệu tán bột mịn rồi xoa thuốc bột vào vùng da cần điều trị
3.2. Bài thuốc chữa bế kinh, rong huyết sau sinh, u xơ tử cung
Dược liệu 50g, Hồi đầu thảo 30g, Nga truật 30g. Đem các dược liệu sấy hoặc phơi khô, tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng từ 4 – 5g, ngày dùng 2 lần.
3.3. Bài thuốc giúp phòng ngừa và điều trị bệnh sâu răngCồn 5% và dược liệu. Chế thành dung dịch rồi chấm vào chân răng đau nhức.
Chú ý khi sử dụng Vị thuốc
Sốt mà không ra mồ hôi nên thận trọng khi sử dụng cánh kiến đỏ.
Khi dùng cần chú ý tránh nhầm lẫn với Cánh kiến trắng (hay còn gọi là An tức hương).
Vị thuốc hiện vẫn còn ít được nghiên cứu và sử dụng trong phạm vi nhân dân.
Hiện nay các nghiên cứu về dược liệu này còn rất hạn chế. Vì vậy, quý độc giả trước khi muốn sử dụng cần tư vấn ý kiến chuyên gia, tránh sử dụng tùy tiện mang lại nhiều tác dụng phụ không đáng có.
Bác sĩ Phạm Thị Linh
Cập nhật thông tin chi tiết về Ngọc Trúc: Vị Thuốc Công Dụng Cho Bệnh Ho Khan trên website Avwg.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!