Bạn đang xem bài viết Nên Ăn Gì Khi Bị Nôn Do Ngộ Độc Thực Phẩm? được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Avwg.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ngộ độc thực phẩm là do khi bạn ăn phải những dạng thực phẩm nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng hay virus. Những triệu chứng ngộ độc thường là đau bụng, tiêu chảy và nôn ói. Trong đó việc nôn mửa nhiều có thể khiến cơ thể bị mất nước, suy nhược, khiến bạn mệt mỏi, khó chịu. Vì thế mà bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc nên ăn gì khi bị nôn để lấy lại sức khỏe nhanh chóng.
1. Nên ăn gì khi bị nôn?
Chuối
Loại quả này không chỉ có tác dụng đẩy các chất hóa học gây buồn nôn ra khỏi cơ thể, góp phần làm giảm triệu chứng nôn ói mà còn bổ sung thêm lượng kali mà cơ thể mất đi sau khi nôn. Hơn nữa, chuối còn sẽ cung cấp năng lượng cho cơ thể cũng như vị ngọt nhẹ giúp bạn thoải mái hơn sau những cơn nôn mửa làm cơ thể bị mất sức.
Táo
Táo là một loại trái cây giàu chất xơ với tác dụng loại bỏ các hóa chất gây buồn nôn ra khỏi cơ thể giống như chuối. Ngoài ra, táo còn giúp bổ sung năng lượng lai cho cơ thể đang mệt mỏi đồng thời kiềm chế cảm giác buồn nôn, giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi những cơn nôn ói khó chịu.
Bạc hà
bạn có thể dùng trực tiếp bạc hà tươi hoặc pha trà bạc hà để giúp trị chứng buồn nôn hiệu quả. Vị thanh cùng hương thơm tươi mát của loại thực phẩm này đảm bảo sẽ giúp bạn kiểm soát tình trạng nôn cũng như cho bạn cảm giác thoải mái hơn sau khi dứt cơn buồn nôn.
Gừng
Bạn có thể dùng một tách trà gừng hoặc bia gừng để giúp giảm cảm giác buồn nôn cũng như triệu chứng ói mửa. Gừng cũng là một gia vị rất tốt cho hệ tiêu hóa và cơ thể, góp phần làm cho cơ thể hồi phục nhanh hơn, nhất là sau khi bị ngộ độc thực phẩm.
Các loại hạt
Các loại hạt là thực phẩm vô cùng thích hợp cho những người đang bị chứng nôn ói, dù cho là vì nguyên nhân nào. Dạng thực phẩm này sẽ giúp cung cấp một lượng protein vừa phải, giúp cho tình trạng buồn nôn không trầm trọng thêm mà lại không quá nhiều gây khó chịu cho dạ dày. Không chỉ vậy, các laoi5 hạt còn rất dễ tiêu hóa, thích hợp cho hệ tiêu hóa đang trong tình trạng suy yếu.
Bánh quy
Bánh quy chứa nhiều chất tinh bột giúp hấp thụ axit trong dạ dày, qua đó hạn chế cảm giác buồn nôn cũng như tình trạng nôn ói. Không chỉ vậy, những phụ nữ đang cũng nên ăn bánh quy vào buổi sáng để giảm cảm giác nôn ói. Ngoài ra nếu bạn bị say tàu xe thì cũng nên mang theo một ít bánh quy bên người. Nếu không có bánh quy thì có thể thay thế bằng bánh mì cũng cho hiệu quả không kém trong việc kiềm chế cơn buồn nôn.
Sữa chua
Sữa chua sẽ giúp làm dịu dạ dày đồng thời làm giảm lượng axit tối đa, từ đó kiểm soát tình trạng nôn mửa cho bạn. Sữa chua cũng rất dễ tiêu hóa và tốt cho các haot5 động cảu đường ruột, giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng.
Đá viên
Sau khi nôn bạn cần bổ sung lại lượng nước đã mất để tránh hiện tượng rối loạn điện giải, tuy nhiên, nếu nạp thêm vào cơ thể một lượng nước quá nhiều thì sẽ làm dạ dày nặng nề hơn. Do đó, cách hữu hiệu nhất là bạn nên ngậm 2-3 viên đá lạnh, vừa giúp bổ sung nước vừa giảm cảm giác buồn nôn.
2. Không nên ăn gì khi bị nôn?
Rau sống và nước ép rau củ
Hàm lượng chất xơ có trong loại thực phẩm này có không dễ dàng trong việc tiêu hóa nên có thể gây ra kích ứng dạ dày. Nếu ăn rau hay uống nước ép trong thời gian bị nôn thì có thể làm trầm trọng thêm tình hình bệnh.
Trà hoặc cà phê
Hàm lượng caffein có trong hai dạng thực phẩm này có thể làm tăng nồng độ axit trong dạ dày. Từ đó khiến cho các cơn buồn nôn, ói mửa càng thêm nghiêm trong nên tuyệt đối không nên dùng sau khi bị nôn.
Đồ uống có gas
Dạng đồ uống này sẽ làm bạn bị đầy hơi, chướng bụng, gây kích ứng niêm mạc dạ dày và làm bạn thêm khó chịu cũng như buồn nôn nhiều hơn.
Theo dinhduong.online tổng hợp
Những Điều Bạn Cần Biết Về Ngộ Độc Thực Phẩm
Ngộ độc thực phẩm, hay còn gọi là trúng thực, có nghĩa là bạn đã ăn phải, uống phải thực phẩm nhiễm bẩn hay nhiễm độc… Ngộ độc thực phẩm nặng có thể dẫn tới tử vong. Ngộ độc nhẹ cũng gây mệt mỏi cả về thể chất và tinh thần cho người bệnh. Vì vậy, bài viết này của bác sĩ Nguyễn Trung Nghĩa sẽ cung cấp những hiểu biết cần thiết giúp bạn phòng tránh ngộ độc thực phẩm và đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình.
Bạn cần nghĩ đến nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm trong các tình huống sau đây:
Mới ăn xong và khó chịu ngay sau đó.
Có từ hai người trở lên có biểu hiện triệu chứng bệnh tương tự nhau sau khi cùng sử dụng một loại thực phẩm nào đó. Trong khi đó những người không ăn thì vẫn bình thường.
Quan sát thực phẩm thừa thấy có biểu hiện nghi ngờ, như ôi thiu, có mùi lạ, xuất hiện giun sán.
Triệu chứng ngộ độc sẽ xuất hiện sau vài phút đến vài ngày sau khi ăn phải thức ăn bẩn. Tùy theo người bệnh ăn phải thức ăn hư hỏng ở mức độ nào mà các triệu chứng có thể từ nhẹ đến nặng. Biểu hiện phổ biến nhất có thể kể đến:
Sốt.
Đau đầu.
Tiêu chảy.
Đau bụng quằn quại.
Buồn nôn, nôn mửa.
Các biểu hiện nguy hiểm của ngộ độc thực phẩm:
Mất nước.
Nhiễm trùng.
Rối loạn thần kinh: nhìn mờ, nhìn một thành hai, nói khó, giọng nói ngọng, tê liệt cơ, co giật, đau đầu, chóng mặt.
Rối loạn tim mạch: tụt huyết áp, loạn nhịp tim, khó thở.
Có lẫn máu hoặc chất nhầy trong phân.
Tiểu ít (dấu hiệu suy thận).
Đau ở các vị trí khác ngoài bụng (như ngực, cổ, hàm, họng).
Người có sức đề kháng của cơ thể kém cần đặc biệt lưu ý thăm khám kỹ lưỡng để được điều trị kịp thời. Các đối tượng này bao gồm:
Trẻ em dưới 2 tuổi, người cao tuổi.
Dùng các thuốc gây ức chế miễn dịch (thường dùng trong bệnh về khớp, ung thư, dị ứng).
Người bị suy dinh dưỡng, mắc bệnh dạ dày tá tràng, bệnh gan, rối loạn sắc tố.
Khi thấy chính mình hoặc người thân, người xung quanh đang có các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm như trên, cần bình tĩnh thực hiện tuần tự các bước sơ cứu sau đây:
Gây nôn (nếu bệnh nhân không có biểu hiện nôn)Biện pháp sơ cứu ngộ độc đầu tiên là kích thích để người bị ngộ độc nôn những thức ăn đang ở trong dạ dày ra ngoài. Điều này giúp hạn chế độc tố từ thức ăn ngấm vào cơ thể.
Có thể rửa sạch tay rồi đặt vào lưỡi người bệnh để kích thích gây nôn. Bệnh nhân nôn càng nhiều thức ăn ra càng tốt. Trong lúc tiến hành gây nôn, cần đặt người bệnh nằm nghiêng, phần đầu kê hơi cao để chất thải khi nôn ra không bị trào ngược vào phổi.
Đặc biệt lưu ý: khi người bệnh đã hôn mê thì không được kích thích nôn vì dễ gây sặc, ngạt thở.
Cho người bệnh uống thật nhiều nước và được nghỉ ngơiSau khi bệnh nhân nôn và đi ngoài liên tục thì cơ thể sẽ bị mất nhiều nước. Vì vậy, cần tiến hành bù nước cho người bệnh. Có thể sử dụng nước lọc hoặc dung dịch Oresol để bù lượng nước mất đi. Đơn giản chỉ cần cho uống nhiều nhất có thể.
Gọi cấp cứu theo số máy 115 hoặc đưa bệnh nhân đến ngay tại cơ sở y tế gần nhấtMặc dù đã tiến hành sơ cứu ban đầu, nhưng chắc chắn đã có một lượng chất độc hay vi khuẩn thấm vào người. Thế nên, bệnh có thể diễn tiến nặng hơn bất kỳ lúc nào. Cần đưa bệnh nhân đến khám tại cơ sở y tế để được chẩn đoán và theo dõi phù hợp.
Cách sơ cứu người bị ngộ độc thực phẩm
Các động tác khác nên làm khi phát hiện và sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm:
1. Giữ lại mẫu thực phẩm nghi ngờ:
Lưu lại thông tin nhãn mác, ngày giờ sản xuất, nấu ăn, phân phối thực phẩm. Nếu có thể, hãy lưu lại chất nôn từ người bệnh. Điều này hỗ trợ cho việc xác định nguyên nhân gây ra ngộ độc.
2. Trường hợp có nhiều người cùng bị ngộ độc thực phẩm:
Càng sớm càng tốt, hãy thông báo đến cơ sở y tế gần nhất, cơ quan y tế dự phòng hoặc chính quyền địa phương nơi xảy ra vụ việc. Các cơ sở y tế này cần biết để kịp thời chuẩn bị nhân lực đối phó ngộ độc thực phẩm hàng loạt. Các cơ quan chức năng có thể thông báo và ngăn chặn ngộ độc tiếp tục lan rộng.
Khi nào cần sự can thiệp của nhân viên y tế?Cần lưu ý các trường hợp ngộ độc thực phẩm nặng sau, cần sự can thiệp ngay lập tức của nhân viên y tế:
Phân có máu.
Sốt cao (nhiệt độ trên 38℃, đo bằng nách).
Nôn quá nhiều (có thể dẫn đến mất nước).
Dấu hiệu mất nước, bao gồm ít hoặc không đi tiểu, miệng và cổ họng rất khô hoặc cảm thấy chóng mặt khi đứng lên.
Tiêu chảy kéo dài hơn 3 ngày.
Bị Sẹo Không Nên Ăn Gì? Những Thực Phẩm Cần Tránh Xa
Chế độ ăn uống ảnh hưởng thế nào đến kết quả điều trị sẹo?
Thực tế, cách trị sẹo từ những sản phẩm thoa ngoài da chỉ mang lại hiệu quả tối đa 30%, 70% còn lại phụ thuộc vào những yếu tố từ bên trong cơ thể. Vì thế, khi bạn thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý và đúng khoa học sẽ giúp cho cơ thể bổ sung các khoáng chất, vitamin đầy đủ, nuôi dưỡng làn da căng mịn, sáng khỏe hơn.
Chế độ ăn uống ảnh hưởng thế nào đến kết quả điều trị sẹo?
Đồng thời, giúp giảm thiểu tình trạng tích tụ chất độc hại, đẩy nhanh quá trình sản sinh collagen tự nhiên trong cơ thể giúp tái tạo làn da non mới, loại bỏ các vết sẹo một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Bị sẹo không nên ăn gì?Như đã nói ở trên, chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sự hồi phục và phát triển của sẹo. Ngoài việc điều trị thì chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng rất nhiều. Trong đó những thực phẩm người bị sẹo không nên ăn để tránh các biến chứng như sẹo lồi, lõm, thâm.
Rau muốngRau muống là một loại thực phẩm chứa nhiều vitamin, được các chị em sử dụng hằng ngày trong bữa ăn.
Rau muống.
Tuy nhiên, trong rau muống có chứa chất làm đầy vết thương, kích thích sản xuất collagen ở tế bào da. Lúc này, lượng da thừa sẽ trồi lên dẫn đến tình trạng những vết sẹo lồi xấu xí.
Thịt gàThịt gà là món ăn quen thuộc trong mỗi gia đình. Tuy nhiên, thịt gà là thực phẩm có đặc tính nóng, dễ gây mưng mủ nên sẽ làm vết thương lâu lành.
Thịt gà gây ngứa khi lành sẹo.
Ngoài ra, thịt gà làm cho vết thương bị ngứa khó chịu, rất dễ viêm nhiễm.
Thịt bòThịt bò chứa nhiều dinh dưỡng, protein,… Tuy nhiên, các thành phần có trong thịt bò gây xáo trộn các mô, sợi collagen trong da, làm đầy da thừa, hình thành các vết sẹo lồi trên bề mặt da. Dù những dưỡng chất có trong thịt bò rất tốt cho sức khỏe nhưng sẽ làm cho vết thương bị sẫm màu, khi lành vết thương sẽ gây nên sẹo lồi.
Thịt bò gây thâm sẹo.
Vì vậy, khi bị sẹo bạn không nên ăn thịt bò và những món ăn được chế biến từ bò như: bún bò, chả bò, giò bò,…
TrứngKhi các vết sẹo chuẩn bị lên da non, việc sử dụng trứng gà trong giai đoạn liền sẹo sẽ nổi nhiều lang ben trên da, khi vết thương đang hồi phục làn da rất nhạy cảm, nếu bạn ăn trứng sẽ khiến vùng da chuyển qua màu trắng và không đều màu loang ra các vùng da xung quanh.
Hải sảnHải sản là một trong những món ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin cho cơ thể, tuy nhiên bạn cần kiêng ăn trong thời gian điều trị sẹo.
Khi bị sẹo nên hạn chế ăn hải sản.
Trong hải sản có chứa rất nhiều protein và dưỡng chất, trong quá trình vết thương đang kéo da non, nếu bạn ăn hải sản sẽ làm tăng sinh collagen và gây hiện tượng sẹo lồi. Ngoài ra, hải sản còn gây ngứa ngáy khi vết thương bắt đầu lên da non, vì thể để rút ngắn thời gian làm lành vết thương và có được làn da không còn khuyết điểm, bạn cần hạn chế sử dụng thực phẩm này trong một khoảng thời gian nhất định.
Bị sẹo nên ăn gì để vết thương mau lành? Thực phẩm giàu vitamin AThực phẩm giàu vitamin A.
Vitamin A có nhiều trong trứng, sữa, cà rốt, hạt hướng dương, các loại rau xanh đậm, khoai lang, ớt chuông,… đây là những thực phẩm có tác dụng phát triển và duy trì biểu mô, kích thích sản sinh collagen.
Thực phẩm chứa vitamin CVitamin C có nhiều trong cam, ổi, bưởi, cà chua, kiwi, súp lơ, rau bina,… đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết các tế bào xương, mô, cơ bắp và mạch máu.
Bên cạnh đó, vitamin C giúp kích thích tái tạo da mới, hình thành cấu trúc collagen, giúp phục hồi da bị hư tổn.
Thực phẩm giàu kẽmKẽm có khả năng kháng viêm và giúp cho da giảm thiểu các vết đỏ, kích ứng do mụn viêm gây ra. Ngoài ra, hoạt chất cũng có khả năng xoá mờ các vết sẹo thâm sau khi trị mụn.
Kẽm có nhiều trong các loại thực phẩm như: hải sản, thịt bò, socola, thịt nạc, nấm, củ cải, lòng đỏ trứng gà,…
Thực phẩm giàu kẽm.
Kẽm được tìm thấy trong tế bào mô của cơ thể và đóng vai trò tổng hợp protein, sản sinh collagen giúp kích thích chữa lành vết thương nhanh chóng, làm tăng hệ miễn dịch cho cơ thể.
Thức ăn giàu protein
Protein có chứa nhiều trong các loại thực phẩm như: trứng, đậu nành, hạnh nhân, ức gà, yến mạch, sữa, thịt bò nạc, các loại cá,…
Các loại rau xanh, bao gồm các loại rau có lá màu xanh như bông cải xanh, ớt chuông, các loại nấm, và các loại rau thuộc họ cải, các loại rau mầm.
Các loại trái cây có hàm lượng đường thấpnhư: việt quất, dâu tây, phúc bồn tử (mâm xôi),…
Các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt cứng,…
Việc bổ sung đủ protein qua chế độ dinh dưỡng hằng ngày là điều cần thiết bởi protein là dưỡng chất giúp hỗ trợ làm lành vết thương, tái tạo da mới, sản sinh collagen và lưu thông hệ tuần hoàn máu.
Cách phòng tránh và điều trị sẹo hiệu quả hiện nay Sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng khoa học
Đảm bảo dinh dưỡng phù hợp lý, bổ sung nhiều protein, uống nhiều nước để giúp da sẹo mau lành.
Ăn nhiều rau xanh, các loại củ quả, trái cây và nước ép giúp bổ sung dưỡng chất, tạo điều kiện cho vết thương được nhanh lành, làn da săn chắc, mịn màng hơn.
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để cấp thêm độ ẩm cho da, giúp đào thải độc tố, cho da căng mịn và tươi tắn suốt cả ngày.
Sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng khoa học.
Thường xuyên tập luyện thể thao, ngủ đủ giấc, tránh bị căng thẳng, stress công việc khiến cho làn da nhanh lão hoá.
Hạn chế sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, nước ngọt có gas,… nhằm giảm thiểu tình trạng sẹo.
Dùng các nguyên liệu tự nhiên giúp làm dịu daNha đam, nghệ tươi, cà chua, trà xanh, mật ong, sữa chua, trứng gà,… là những nguyên liệu tự nhiên an toàn và lành tính có tác dụng rất tốt trong việc liền sẹo. Thoa trực tiếp và kết hợp massage nhẹ nhàng vùng da có sẹo. Chờ trong khoảng 30 phút để các dưỡng chất thẩm thấu sâu vào trong da, sau đó bạn rửa lại với nước sạch.
Nên thực hiện phương pháp 2 lần/ngày trong vòng 2-3 tháng để thấy được kết quả tốt nhất.
Sử dụng kem chống nắngSử dụng kem chống nắng bảo vệ da.
Để vết thương nhanh lành, bạn không quên sử dụng kem chống nắng với SPF 50 PA+++ cho vùng da tiếp xúc với ánh nắng. Bảo vệ da khỏi tia UV, giúp xoá mờ sẹo, da sáng hơn.
Bạn nên che chắn kỹ lưỡng khi đi ra ngoài, hạn chế để các vùng da đang điều trị tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Vì một khi da đã tổn thương, các vết sẹo cũ sẽ không nhạt màu, còn vết mới nhanh chóng trở nên thâm đen lại và rất khó để trở lại màu da như bình thường.
Một số lưu ý trong quá trình điều trị sẹoTrong quá trình điều trị sẹo, bạn nên hạn chế trang điểm bởi vùng da đang yếu, nếu tiếp xúc nhiều với mỹ phẩm sẽ khiến da bị bào mòn, tình trạng sẹo sẽ nặng hơn.
Không gãi hay thường xuyên sờ tay lên vết sẹo tạo cơ hội cho vi khuẩn và bụi bẩn bám vào gây nhiễm trùng và lở loét.
Uống nhiều nước giúp cân bằng được độ ẩm, hỗ trợ quá trình lưu thông máu mang đến làn da mịn màng, sáng khỏe.
Trong thời gian điều trị, bạn cần hạn chế để vùng da có sẹo tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Nếu phát hiện da có những triệu chứng bất thường cần liên hệ ngay bác sĩ để xử lý kịp thời.
Các chuyên gia da liễu khuyến cáo, những người đang bị tình trạng sẹo nên đến trực tiếp phòng khám da liễu để được bác sĩ soi khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, không được tự ý điều trị sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
Điều trị sẹo hiệu quả tại Doctor Scar.
Tại TP. HCM phòng khám da liễu Doctor Scar chuyên điều trị sẹo rỗ, sẹo lõm đầu tiên và duy nhất. Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa da liễu chuyên môn cao trực tiếp thăm khám và điều trị cho từng khách hàng. Đến nay, đã có hơn 50.000 khách hàng điều trị khỏi và phản hồi tích cực bởi sự hài lòng tuyệt đối.
Để được tư vấn trực tiếp hoặc gặp trợ lý Bác sĩ, Quý khách vui lòng gọi Hotline theo số: 097 652 8080 hoặc bấm vào nút ĐĂNG KÝ BÁC SĨ TƯ VẤN.
Những Thực Phẩm ‘Đại Kỵ’ Với Thịt Bò, Tuyệt Đối Không Ăn Chung Kẻo Ngộ Độc
TPO – Thịt bò là loại thực phẩm thông dụng trong mỗi bữa ăn của mọi gia đình. Song có nhiều thực phẩm “đại kỵ” khi ăn cùng thịt bò mà nhiều bà nội trợ không biết.
Lợi ích của thịt bò đối với sức khỏe
Tăng cường cơ bắp: Thịt bò giàu axit amoniac có tác dụng làm tăng cơ bắp và tăng cường sức khỏe.
Tăng cường hệ miễn dịch: Hàm lượng vitamin B6 và protein cao trong thịt bò có thể giúp bạn tăng cường khả năng miễn dịch, chuyển hóa và tổng hợp thức ăn.
Bổ máu: Thịt bò giàu sắt, bổ sung lượng máu cho cơ thể và phòng tránh cơ thể bị thiếu máu.
Cung cấp năng lượng cho cơ thể: Thịt bò chứa nhiều vitamin B12 cần thiết cho các tế bào, thúc đẩy chuỗi axit amin chuyển hóa, qua đó, cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể trong những hoạt động cường độ cao.
Tuy nhiên, khi dùng thịt bò cần tránh kết hợp với một số thực phẩm để tránh gây hại cho sức khoẻ.
Những thực phẩm ‘đại kỵ’ với thịt bò
Thịt lợn
Sở dĩ nói thịt lợn là thực phẩm kỵ thịt bò vì thịt lợn có tính hàn, không sinh nhiệt, phù hợp với người có cơ địa nóng, dễ bị mụn nhọt, táo bón. Trong khi đó thịt bò có tính ôn, có tác dụng kích thích quá trình chuyển hóa, phù hợp với người có thể trạng yếu, bị suy giảm chức năng chuyển hóa.
Như vậy thịt lợn và thịt bò đối nghịch nhau. Nếu kết hợp nấu chung hoặc ăn chung hai loại thực phẩm này với nhau sẽ làm triệt tiêu tác dụng của nhau, không mang lại tác dụng cho sức khỏe của con người.
Thịt bò ngoài tác dụng bổ máu còn chứa hàm lượng đạm cao. Bên cạnh đó hạt dẻ lại giàu vitamin C. Khi ăn cùng lúc thịt bò và hạt dẻ hoặc ăn cách nhau khoảng thời gian ngắn, không kịp để cơ thể hấp thụ dinh dưỡng thì vitamin C trong hạt dẻ sẽ làm biến đổi đạm trong thịt bò, khiến thịt bò mất đi giá trị dinh dưỡng vốn có.
Hải sản
Hải sản cũng là một trong những thực phẩm kỵ thịt bò. Trong thịt bò có chứa rất nhiều photpho còn trong hải sản lại chứa hàm lượng lớn magie và canxi. Do vậy, khi ăn chung hai loại thực phẩm này với nhau sẽ tạo thành phản ứng kết tủa tạo muối, làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của con người. Không những thế, việc kết hợp thịt bò với hải sản sẽ khiến người ăn kém ngon miệng hơn, thậm chí gây hại cho sức khỏe người dùng.
Đỗ đen
Thịt bò chứa rất nhiều khoáng chất sắt, có tác dụng trong việc tăng số lượng hồng cầu trong cơ thể, sản sinh ra máu. Trong khi đó, đỗ đen lại chứa nhiều chất xơ, làm trở ngại cho quá trình hấp thụ sắt của cơ thể. Do đó, việc kết hợp thịt bò với đỗ đen là không thích hợp. Bạn nên sử dụng 2 loại thực phẩm này cách nhau tối thiểu 4 giờ đồng hồ để toàn bộ công dụng của chúng.
Trà
Lượng acid tannic trong trà kết hợp với protein trong thịt bò sẽ gây viêm mạch ruột, làm tích tụ chất độc ở nhu động ruột gây táo bón cho người ăn. Do đó, bạn nên uống trà sau khi ăn thịt bò tối thiểu là 2 giờ đồng hồ.
Không chỉ không nên uống trà sau khi ăn thịt bò mà bạn cũng không nên kết hợp nước trà với các loại thịt đỏ khác nói chung để tránh gặp tình trạng tương tự.
Đậu nành
Lươn
Các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng việc ăn chung thịt bò với lươn sẽ khiến người ăn bị đầy bụng, khó tiêu, hấp thu dinh dưỡng kém. Đặc biệt, nếu sử dụng chung hai loại thực phẩm này trong một thời gian dài sẽ làm cơ thể người ăn bị nhiễm độc, gây nguy hại đến tính mạng và sức khỏe.
Thịt bò ăn chung cùng với lươn gây hại cho người ăn, đặc biệt là trẻ nhỏ. Hệ bài tiết, thải độc của cơ thể trẻ còn non nớt, chưa hoàn thiện nếu ăn thịt bò và lươn cùng lúc sẽ cực kỳ nguy hiểm.
Thanh Huyền (Tổng hợp)
5 Thực Phẩm Nên Ăn Sau Khi Tập Luyện
Theo các chuyên gia, đối với người tập thể hình, việc đốt mỡ và xây cơ xảy ra ngay cả sau khi các bài tập kết thúc. Tiến sĩ John M. Martinez, cố vấn thể thao từng làm việc với đội tuyển Ba môn phối hợp Quốc gia Mỹ, cho biết: “Tôi luôn muốn các vận động viên hiểu rằng lợi ích từ việc tập luyện xảy ra khi buổi tập đã kết thúc, cơ thể bạn lúc đó bắt đầu phục hồi, trở nên khỏe mạnh hoặc linh hoạt hơn”.
Ông khuyến nghị mọi người, đặc biệt người tập luyện cường độ cao, ăn bữa giàu protein và carbohydrate trong vòng một giờ sau khi tập xong. Carb và protein trong giai đoạn này nên lấy từ các thực phẩm nguyên chất như trái cây, rau và thịt nạc. Chúng giúp phục hồi và xây cơ, ổn định lượng đường trong máu và ngăn phá hủy cơ.
Ông cũng chỉ ra một số loại thực phẩm cụ thể giúp phục hồi nhanh chóng sau các buổi tập luyện.
Thịt gà hoặc cá
Theo tiến sĩ Martinez, cá là nguồn protein nạc “tuyệt vời”, có thể xây dựng lại cơ bắp sau các buổi cardio. Ông khuyến nghị mọi người ăn sushi, bởi đây là món có hàm lượng protein từ cá và carbs từ cơm rất cân bằng.
Bên cạnh cá, thịt gà cũng cung cấp protein nạc nguyên chất. Chúng chứa ít chất béo bão hòa hơn so với thịt bò và lợn, giúp phục hồi cơ thể nhanh chóng.
“Cá và thịt gà có tất cả protein thiết yếu như leucine, isoleucine và valine, thúc đẩy quá trình sửa chữa và phát triển cơ bắp”, Martinez nói.
Ông gợi ý mọi người chuẩn bị món cá hấp, thịt gà nướng và đêm hôm trước và ăn ngay sau khi hoàn thành buổi tập.
Quả bơ
Theo tiến sĩ Martinez, bơ có lượng chất béo lành mạnh, là lựa chọn lý tưởng cho vận động viên, đặc biệt người đang theo chế độ ăn ít carb hoặc keto.
Hàm lượng chất béo cao trong quả bơ làm chậm quá trình tiêu hóa, giúp bạn cảm thấy no lâu hơn so với việc ăn một bát cơm trắng đơn thuần, chủ yếu chứa carb đơn.
Nhiều nghiên cứu chứng minh ăn một quả bơ vào bữa trưa sẽ giảm cảm giác thèm ăn trong 5 giờ liền sau đó. Vì thế, người ăn kiêng hay sử dụng loại quả này.
Món salad quả bơ, rau xanh và ức gà. Ảnh: Freepik
Rau lá xanh đậm
Các loại rau ăn lá chứa nhiều vi chất dinh dưỡng và vitamin, phù hợp và làm cân bằng chế độ ăn uống của vận động viên. Cụ thể, các loại rau lá sẫm màu cung cấp chất quan trọng như canxi và sắt, hỗ trợ phục hồi cơ bắp, củng cố sức mạnh của xương. Sắt còn giúp điều hòa quá trình trao đổi chất và tiêu thụ năng lượng.
Các loại rau xanh đậm được khuyến nghị đối với người tập cường độ cao là rau chân vịt, cải xoăn, xà lách, cải chíp. Martinez cho biết trong bữa sau tập, mọi người nên ăn thêm một khẩu phần rau xanh so với các bữa khác trong ngày.
Hạt diêm mạch
Diêm mạch là loại ngũ cốc nguyên hạt chứa hai chất cần thiết sau khi luyện tập là carbohydrate và protein.
Hạt diêm mạch không chứa gluten, giàu vitamin B. Theo Hội đồng ngũ cốc nguyên hạt Mỹ, hạt diêm mạch là một loại protein hoàn chỉnh, cung cấp 9 axit amin thiết yếu mà cơ thể con người cần. 100 g hạt diêm mạch nấu chín cung cấp khoảng 8 g protein và 5 g chất xơ, có lợi cho sức khỏe tim mạch.
Tiến sĩ Martinez gợi ý chuẩn bị sẵn một bát salad diêm mạch với cá, thịt gà, thêm trái cây như quả bơ, rau cải xoăn để bổ sung chất dinh dưỡng nhanh chóng cho cơ thể.
Advertisement
Thức uống bổ sung protein
“Ngành công nghiệp protein là thị trường khổng lồ trị giá hàng tỷ USD với các bộ phận tiếp thị chuyên nghiệp. Họ nói sữa protein rất tiện lợi, dễ pha và dễ uống. Tuy nhiên, bạn cần nhớ, loại sữa chất lượng cao thường cung cấp khoảng 30 g protein, trong đó có 3 đến 4 g axit amin leucine, giúp thúc đẩy tăng trưởng cơ bắp”, Martinez nói.
Thục Linh (Theo Insider)
Đi Dã Ngoại Chẳng Lo Ngộ Độc Thực Phẩm Với Những Lưu Ý Này
Nguy cơ ngộ độc thực phẩm khi ăn uống ngoài trời
Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi ăn phải một loại thực phẩm bị ô nhiễm hoặc nhiễm khuẩn, gây ra các triệu chứng và vấn đề về sức khỏe. Khi ăn uống ngoài trời, nguy cơ ngộ độc thực phẩm sẽ tăng lên vì môi trường ngoại vi không đảm bảo vệ sinh như môi trường trong nhà.
Theo TS.BS. Lê Ngọc Duy – Trưởng khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương,điều kiện thời tiết nắng nóng trong mùa hè là môi trường lý tưởng cho sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn và vi rút gây ngộ độc thực phẩm. Dưới tác động của nhiệt độ cao, thực phẩm có thể nhanh chóng bị oxy hóa, từ đó làm tăng khả năng tạo độc tố.
Bảo quản thực phẩm không đúng cách: Khi đi dã ngoại, thực phẩm thường không được bảo quản trong tủ lạnh hoặc tủ đông, điều này làm tăng khả năng phát triển của vi khuẩn và vi sinh vật gây bệnh trên thực phẩm.
Thiếu nước vệ sinh: Trong quá trình dã ngoại, bạn có thể gặp khó khăn trong việc rửa tay và làm sạch dụng cụ ăn uống do không có đủ nước sạch. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và vi sinh vật gây bệnh phát triển.
Nhiễm bẩn từ môi trường: Thực phẩm có thể bị nhiễm bẩn từ côn trùng, bụi bặm và các yếu tố môi trường khác trong quá trình chuẩn bị, vận chuyển hoặc lưu trữ.
Thực phẩm thuộc loại dễ bị nhiễm khuẩn: Một số loại thực phẩm như thịt sống, hải sản, sản phẩm từ sữa và một số món tráng miệng như salad trộn, thực phẩm ăn liền có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn và dễ gây ngộ độc thực phẩm khi để ngoài trời.
Dấu hiệu khi bị ngộ độc thực phẩmDấu hiệu về tiêu hóa
Buồn nôn: Cảm giác muốn nôn không ngừng.
Nôn mửa: Thức ăn hoặc nước uống được nôn ra từ dạ dày hoặc dạ con.
Đau bụng: Thường là đau nhức hoặc bị co bóp ở vùng dạ dày hoặc vùng quanh rốn.
Tiêu chảy: Phân mềm, lỏng và có thể đi ngoài nhiều lần trong ngày.
Dấu hiệu về hô hấp
Ho: Có thể là ho khan hoặc ho có đờm.
Thở nhanh: Tần số hô hấp tăng lên, hơi thở trở nên nhanh chóng.
Khó thở: Liên tục có cảm giác khó thở hoặc hít thở không đủ.
Dấu hiệu về thần kinh
Co giật: Cơ thể bị co giật hoặc rung lắc không kiểm soát được, có thể xảy ra ở tay, chân, hoặc các cơ khác trên cơ thể.
Yếu cơ: Cảm giác cơ thể yếu mềm hoặc mất sức mạnh trong các cơ.
Liệt cơ: Mất khả năng sử dụng một số cơ hoặc nhóm cơ, có thể xảy ra ở các cơ hô hấp hoặc cơ khác trên cơ thể.
Rối loạn nhịp tim: Nhịp tim không đều hoặc nhanh hơn bình thường.
Hôn mê: Mất tỉnh táo và không phản ứng đúng với các kích thích ngoại vi.
Dấu hiệu tăng tiết
Đờm nhớt: Tiết ra một lượng lớn đờm có đặc tính nhớt.
Dịch tiêu hóa: Tiết ra dịch từ dạ dày hoặc ruột qua nôn mửa.
Mồ hôi: Tiết ra mồ hôi nhiều hơn bình thường.
Nước bọt: Tiết ra lượng nước bọt nhiều hơn thường lệ.
Các dấu hiệu khi bị ngộ độc thực phẩm thường xuất hiện trong khoảng thời gian từ vài phút đến vài giờ sau khi tiêu thụ thức ăn nhiễm độc. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các dấu hiệu có thể bị trì hoãn và xuất hiện sau 1 ngày.
Thời gian xuất hiện của các dấu hiệu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm loại độc tố, lượng độc tố tiếp xúc, hệ miễn dịch và cơ địa của từng người. Một số người có thể có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm cao hơn so với những người khác. Cụ thể:
Phụ nữ mang thai: Sự thay đổi hormone trong cơ thể phụ nữ mang thai có thể làm tăng nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm. Bên cạnh đó, hệ miễn dịch yếu hơn trong thời kỳ mang thai cũng có thể làm cho phụ nữ mang thai dễ bị nhiễm vi khuẩn hoặc vi rút từ thực phẩm.
Người cao tuổi: Hệ miễn dịch yếu, chức năng tiêu hóa giảm dần và khả năng xử lý độc tố của cơ thể kém hơn có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm ở người cao tuổi.
Trẻ nhỏ: Hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn thiện, do đó, trẻ nhỏ sẽ nhạy cảm hơn với các loại vi khuẩn, vi rút và độc tố có thể gây ngộ độc thực phẩm.
Người mắc bệnh mãn tính: Những người có bệnh lý mãn tính như bệnh gan, tiểu đường, bệnh thận hoặc hệ thống miễn dịch yếu dễ bị tổn thương và mắc ngộ độc thực phẩm.
Cách bảo đảm an toàn thực phẩm cho các bữa ăn ngoài trờiĐể đảm bảo an toàn thực phẩm khi tổ chức các bữa ăn ngoài trời, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau đây:
Chuẩn bị thực phẩm
Chọn thực phẩm tươi mới và đảm bảo an toàn. Nên mua thực phẩm tươi sống và chế biến trong ngày để đảm bảo chất lượng.
Bảo quản thịt sống riêng biệt với các loại thực phẩm khác để tránh nhiễm bẩn.
Thực hiện các bước sơ chế trước đối với thịt và rau salad để giúp giảm bớt thao tác xử lý thực phẩm khi bạn đã đến nơi dã ngoại.
Đảm bảo tất cả thức ăn đã hết nóng trước khi đóng gói để mang theo.
Chia thức ăn thành từng phần nhỏ và đóng gói theo từng thời điểm dự định ăn để dễ dàng sử dụng.
Chế biến thực phẩm
Advertisement
Luôn nấu thực phẩm ở nhiệt độ ít nhất là 75°C. Đây là nhiệt độ cần thiết để tiêu diệt vi khuẩn và vi sinh vật có thể gây ngộ độc thực phẩm.
Sử dụng một nhiệt kế thực phẩm để kiểm tra nhiệt độ cuối cùng của thức ăn. Điều này đảm bảo rằng thực phẩm đã được nấu chín đúng cách và an toàn để tiêu thụ. Nếu không có nhiệt kế, bạn có thể quan sát màu sắc của thịt để xác định độ chín. Đối với thịt gia cầm, hãy nấu cho đến khi thịt có màu trắng hoàn toàn, không còn màu hồng.
Bảo quản thực phẩm
Đảm bảo bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ an toàn. Khi di chuyển, bạn có thể sử dụng thùng đá hoặc túi đá để giữ mát thực phẩm.
Đậy thức ăn để tránh tiếp xúc với chim, côn trùng và động vật. Khi thực phẩm đã để ra ngoài ở nhiệt độ thường sau hơn 4 giờ thì không nên sử dụng nữa.
Nguồn: Báo Sức khỏe & Đời sống
Cập nhật thông tin chi tiết về Nên Ăn Gì Khi Bị Nôn Do Ngộ Độc Thực Phẩm? trên website Avwg.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!