Bạn đang xem bài viết Nấm Da Đùi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Xử Trí được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Avwg.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nấm da đùi là bệnh lý nhiễm trùng ở da gây ra bởi một loại vi sinh vật đó là vi nấm. Khi đó ở trên da đùi, mông hay bộ phận sinh dục bị nổi những đốm tròn, đổi màu và rất ngứa. Bệnh lý này lành tính và không gây nguy hiểm đến sức khỏe tổng quát của người mắc bệnh. Tuy nhiên nó có thể lây nhiễm và thường xuyên tái phát. Trong bài viết này, Bác sĩ chuyên khoa Da liễu Võ Thị Ngọc Hiền sẽ trình bày đến các bạn nguyên nhân, triệu chứng và cách xác định bệnh nấm da đùi.
Nấm da đùi là một bệnh lý nhiễm trùng ở da cũng rất thường hay gặp phải. Bệnh lý này gây ra bởi một loại vi nấm và ảnh hưởng đến vùng da đùi và các vùng da gần đó. Các biểu hiện thường gặp của bệnh là nổi ban, hình vòng và rất ngứa.
Bệnh lý nấm da đùi xuất hiện ở vùng da đùi, bẹn hay mông là những vị trí thường xuyên ẩm ướt. Ở những nước có khí hậu nóng ẩm thì bệnh lý này xảy ra nhiều hơn so với các nước ôn đới. Bệnh có thể ảnh hưởng trên nhiều đối tượng bao gồm người lớn và trẻ em. Tuy nhiên bệnh thường xảy ra với trẻ nam và nam thanh niên hơn.
Nấm da đùi là bệnh lý lành tính và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên bệnh thường hay tái phát và có thể lây nhiễm cho nhiều người xung quanh. Các phương pháp giúp điều trị triệt bệnh lý này là dùng thuốc và thay đổi những thói quen nhằm ngăn bệnh không quay trở lại.
Nguyên nhân chính gây ra bệnh nấm da đùi là do một loại vi nấm có tên dermatophytes. Bình thường loại vi nấm này có mặt ở trên da của chúng ta nhưng nó không gây bệnh. Khi có các yếu tố thuận lợi như môi trường trên da ẩm ướt thì loài nấm này sẽ sinh sôi một cách nhanh chóng. Và khi số lượng nấm dermatophytes ở đùi, bẹn hay mông rất nhiều thì chúng sẽ gây ra các biểu hiện nhiễm nấm da ở vị trí này.
Các yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho vi nấm phát triển và gây bệnh nấm da đùi bao gồm:
1. Thời tiết nóng ẩmBệnh lý nấm da rất hay gặp ở các nước khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Đồng thời, trong một năm thì bệnh thường xuất hiện nhiều vào các tháng mùa hè nóng bức. Những người thường xuyên làm việc ở những nơi nóng ẩm và dễ ra mồ hôi sẽ tăng nguy cơ bị mắc bệnh.
2. Tăng tiết mồ hôiMôi trường ẩm ướt tạo điều kiện cho vi nấm phát triển. Vì vậy những đối tượng thường ra nhiều mồ hôi thì sẽ dễ bị nhiễm nấm da.
3. Vệ sinh cá nhân kémNhững đối tượng không có thói quen vệ sinh cơ thể sạch sẽ rất dễ mắc các bệnh ngoài da trong đó có nấm da. Đặc biệt là sau khi đổ mồ hôi nếu chúng ta không tắm rửa sạch sẽ thì sẽ tạo điều kiện cho nấm phát triển.
4. Dùng chung đồ vậtVi nấm có thể dính vào quần áo, vật dụng cá nhân như khăn lau và lây cho người khác. Vì vậy nếu sử dụng chung vật dụng có dính vi nấm thì có nguy cơ bị lây nhiễm theo.
5. Béo phìNhững đối tượng thừa cân hay béo phì sẽ có nhiều nguy cơ mắc bệnh nấm da hơn. Vì khi thừa cân, các nếp da có chứa nhiều mồ hôi sẽ là môi trường lý tưởng cho nấm phát triển.
6. Hệ miễn dịch suy yếuNhững đối tượng có hệ miễn dịch bị suy yếu sẽ không đủ khả năng chống lại các vi nấm. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi nấm bùng phát và gây bệnh.
Những biểu hiện thường gặp của bệnh nấm da đùi đó là:
Ban đỏ. Da đùi, mông hay bẹn nổi những mảng hình vòng có màu hồng hay đỏ.
Trung tâm ban đỏ đổi màu đỏ nâu.
Tróc vảy. Trên vùng da nổi ban đỏ thường tróc vảy trắng, đặc biệt là ở rìa bên ngoài.
Mụn nước. Ở phần rìa của ban đỏ có thể nổi các mụn nước nhỏ li ti.
Ngứa nhiều vùng da nổi ban.
Bệnh lý nấm da đùi không gây nguy hiểm đến sức khỏe tổng quát của người mắc bệnh. Tuy nhiên bệnh có thể lây nhiễm cho người tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp qua đồ vật cá nhân. Vì vậy khi có bất kì biểu hiện trên da nào nghi ngờ rằng mắc nấm da đùi thì các bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa.
Khi đó bác sĩ sẽ thăm khám và kê toa các loại thuốc giúp trị dứt điểm bệnh. Đồng thời bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn bạn cách thay đổi thói quen để bệnh không quay trở lại.
Cảm Lạnh: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Điều Trị Và Cách Phòng Tránh
Cảm lạnh là căn bệnh do virus gây ra với đường hô hấp, chủ yếu là ở vùng mũi và cổ họng. Cảm lạnh không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng thường làm bạn khó chịu, thường kéo dài, khó dứt hẳn nếu không có cách điều trị phù hợp.
Có rất nhiều loại virus gây ra bệnh cảm lạnh nhưng virus gây bệnh phổ biến nhất là loại Rhinoviruses. Nó xâm nhập vào cơ thể người bệnh qua mắt, mũi, miệng, nó còn lây qua đường hô hấp, qua nước bọt khi người bệnh ho, hắt hơi, trò chuyện.
Ngoài ra, cảm lạnh cũng có thể lây truyền qua tay khi người lành tiếp xúc với người bệnh khi dùng chung đồ vệ sinh cá nhân, khăn mặt, điện thoại…
Sau 1-3 ngày bị nhiễm lạnh, cơ thể người bệnh thường sẽ xuất hiện các triệu chứng sau, có thể khác nhau ở mỗi người, thông thường nhất là: sốt,viêm họng, ho, nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, đau đầu, đau nhức cơ thể nhẹ, cảm thấy khó chịu trong người.
Nếu có thể bị sốt cao trên 38,5oC hoặc sốt kéo dài không khỏi, khó thở, khò khè, đau họng và đau đầu nhiều như búa bổ, các triệu chứng ngày càng nặng hơn thì nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời.
Để xác định bạn có mắc bệnh cảm lạnh hay không, bác sĩ thường dựa vào các triệu chứng, nếu nghi ngờ bạn bị nhiễm trùng hay do các nguyên nhân khác, hay không phải đang bị cảm lạnh thì bác sĩ có thể yêu cầu bạn chụp X-quang và thực hiện vài xét nghiệm khác để xác định để kết quả chẩn đoán chính xác hơn.
Hiện nay, chưa có phương pháp nào trị cảm lạnh trực tiếp, bác sĩ chủ yếu điều trị làm giảm các triệu chứng của bệnh.
Khi bị cảm lạnh, nếu bị sốt, đau đầu bạn sử dụng Paracetamol (Acetaminophen) hoặc ibuprofen để hạ sốt, giảm đau; khi bị nghẹt mũi, chảy nước mũi thì bạn có thể dùng thuốc xịt làm thông mũi, giảm triệu chứng ngạt mũi, chảy nước mũi. Tăng cường sức đề kháng bằng cách bổ sung thêm vitamin C, kẽm, uống thêm nước cam… Để giảm triệu chứng ho, ngứa họng, giảm đờm, bạn có thể dùng các loại siro ho để giảm các triệu chứng trên.
Ngoài uống thuốc, cần phối hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp để bệnh nhanh khỏi.
Lưu ý:Thuốc kháng sinh không thể chống virus cảm lạnh nên người bệnh không nên sử dụng các thuốc này, trừ khi bị nhiễm trùng. Nếu bệnh cảm lạnh kéo dài, không khỏi, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Để phòng ngừa bệnh này, bạn cần chú ý trong các hoạt động sinh hoạt, lối sống của gia đình mình.
Nên rửa sạch tay với xà phòngvà nước thường xuyên, khử trùng các vật dụng trong nhà, rửa đồ chơi trẻ định kỳ, làm sạch nhà bếp, nhà vệ sinh, nhất là trong gia đình đã có thành viên đang bị cảm lạnh.
Khi hắt hơi, ho, bạn nên dùng khăn giấy che lại để tránh lan truyền bệnh, sau khi hắt hơi, ho xong, bạn nên quăng khăn giấy vào thùng rác và rửa tay với xà phòng trước khi làm việc khác.
Không sử dụng chung đồ vệ sinh cá nhân với người khác, không sử dụng chung ly, cốc, khăn mặt, bàn chải đánh răng riêng…đặc biệt là với người đang bị bệnh cảm lạnh. Hạn chế tiếp xúc quá gần gũi với người bị cảm lạnh.
Tập thể dục, ăn uống bổ dưỡng, ngủ đủ giấc để tăng cường thể lực, sức đề kháng, phòng tránh cảm lạnh hiệu quả hơn.
Nhiều người nghĩ rằng bị cảm lạnh nặng hơn sẽ chuyển sang bệnh cảm cúm. Đây là suy nghĩ sai, 2 bệnh này là 2 căn bệnh khác nhau, do 2 loại virus truyền nhiễm khác nhau nên chúng không chuyển đổi qua lại.
Khi bị cảm lạnh, bộ phận cơ thể bị tác động trước tiên là họng, sau đó là đau đầu, sổ mũi, sốt nhẹ, thân nhiệt không tăng nhiều, tiến triển bệnh chậm kéo dài từ 3 – 5 ngày trong khi cảm cúm bắt đầu với triệu chứng sốt, thân nhiệt tăng cao tới 38 – 39 độ C, đau đầu rồi tới đau nhức cơ thể, mệt mỏi, sổ mũi, triệu chứng dồn dập, tăng nhanh.
Triệu chứng cảm lạnh thường xảy ra và sẽ hết trong vài ngày cũng có thể kéo dài lên tới cả tháng nếu bạn không điều trị kịp thời.
Advertisement
Cần nghỉ ngơi, thư giãn khi bị cảm lạnh để bệnh nhanh phục hồi, nếu là người đi làm, đi học, nên nghỉ ở nhà từ 1 – 2 ngày, cũng giúp tránh lây bệnh cho những người khác.
Không nằm trên giường quá lâu, không nên vận động mạnh, có thể tập thể dục nhẹ nhàng.
Không phải cứ trời lạnh là bạn sẽ bị cảm lạnh, thường là do không khí khô hanh, làm khô niêm mạc, khiến cơ thể dễ bị nhiễm virus cảm lạnh.
Nhà thuốc An Khang
Lẹo Mắt Là Gì, Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Lẹo mắt là căn bệnh khá phổ biến ở Việt Nam nhưng nhiều người vẫn còn thiếu kiến thức về căn bệnh này. Để hiểu biết rõ hơn về bệnh lẹo mắt, bạn sẽ tham khảo các thông tin về căn bệnh thường gặp này trong nội dung sau:
Lẹo mắt hay mụn lẹo là một dạng nhiễm trùng cấp tính tuyến bờ mi, lẹo thường xuất hiện khá nhanh khi chân lông mi của người bệnh bị chặn, một loại tổn thương hay tái phát.
Mụn lẹo có thể hình thành ở mặt ngoài hoặc mặt trong của mi mắt, đi kèm với lẹo thường có mủ.
Đa số các trường hợp lẹo mắt sẽ tự “lặn” sau vài ngày đến 1 tuần mà không cần điều trị đặc hiệu.
Để tăng tốc độ “lặn”, giảm đau, sưng, người bệnh có thể dùng khăn vải ngâm nước ấm để chườm lên vết mụn lẹo. Cũng có một số trường hợp được bác sĩ khuyến cáo dùng thêm thuốc mỡ kháng sinh để mụn nhanh biến mất.
Có 3 loại lẹo mắt thường gặp:
+ Lẹo trong mí mắt: Vị trí nằm bên trong bờ mi, do nhiễm trùng tuyến Meibomius.
+ Lẹo ngoài mí mắt: Vị trí nằm bên ngoài bờ mi, do nhiễm trùng từ tuyến Zeiss.
+ Đa lẹo, nhiều lẹo: Vị trí các mụn lẹo có thể trên cùng 1 mi hoặc 2 mi của cùng 1 mắt hoặc cả 2 mắt.
Lẹo mắt hình thành có thể là do những tuyến quanh mí mắt tiết ra quá nhiều dầu làm tắc tuyến dầu, khiến dầu tích tụ, gây viêm nhiễm, tạo thành 1 hoặc nhiều khối u nhỏ.
Nguyên nhân khác là do bị viêm mi mắt, khi người bệnh sử dụng khăn chung với người khác, sử dụng quá nhiều mỹ phẩm kẻ viền mắt.
Chắp mắt bên trong mí cũng có thể gây ra bệnh lẹo mắt.
Lưu ý là khi đi khám, thông thường các bác sĩ sẽ không thể xác định chính xác được nguyên nhân gây bệnh bởi mỗi cá nhân có tính chất da khác nhau nhưng hướng điều trị rất rõ ràng, bạn cần chữa trị theo hướng dẫn của bác sĩ thì bệnh sẽ khỏi nhanh.
Bệnh lẹo mắt có triệu chứng phổ biến là sưng, bị tấy đỏ mi mắt, có thể có cảm giác cộm cộm trong mắt, bị chảy nước mắt, rỉ dịch, mắt nhạy cảm với ánh sáng, mí mắt bị đau, sưng hoàn toàn.
Mụn lẹo thông thường không gây ảnh hưởng tới thị lực, tuy vậy, khi bệnh trở nặng có triệu chứng sốt, thì sẽ ảnh hưởng đến thị lực, tình trạng này sẽ không được cải thiện trong 2 ngày tiếp theo và mi mắt sẽ bị đỏ, sưng lên rồi má cùng nhiều bộ phận khác trên mặt cũng bị sưng, mụn lẹo chảy ra máu, cục u sưng to, gây đau đơn… Lúc này bạn nên đến bệnh viện thăm khám, điều trị ngay.
Trước khi điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán xem bạn chính xác có đang bị lẹo mắt không, thường họ sẽ kiểm tra mắt, mí mắt, dùng đèn chuyên dụng/kính lúp để kiểm tra.
Sau khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ đề nghị người bệnh dùng khăn ấm, túi chườm ấm để lên mắt từ 10 – 15 phút 1 vài lần/ngày để làm mở lỗ chân lông trên mí mắt, mở ra tuyến dầu, nhờ đó mụn lẹo sẽ giảm đỏ và sưng nhanh hơn.
Nếu phát hiện mụn lẹo bị nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh cho người bệnh dùng. Thuốc thường ở dạng thuốc mỡ, thuốc nhỏ mắt.
Người bệnh cảm thấy lẹo quá đau có thể dùng thuốc giảm đau không kê toa nhưng để cẩn thận hơn vẫn nên hỏi rõ ý kiến của bác sĩ.
Trường hợp lẹo mắt không có dấu hiệu thuyên giảm và sưng to, bác sĩ có thể sẽ rạch 1 đường nhỏ lên vùng sưng để lấy mủ, nạo sạch tổ chức bị viêm.
– Luôn giữ vệ sinh mắt và bờ mi, đeo kính mắt khi ra bên ngoài để tránh bụi bẩn, rửa mi mắt bằng nước muối sinh lý, chườm ấm, xoa bóp, massage mi mắt mỗi ngày.
– Nếu bị lẹo mắt, không tự ý chữa trị bằng cách nặn mủ, đắp, xông lá thuốc mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ vì nó có thể làm bệnh thêm trầm trọng, để lại sẹo, dễ tái phát.
Advertisement
– Hạn chế dùng mỹ phẩm trang điểm mắt, nên thay mỹ phẩm 6 tháng 1 lần nhất là mascara.
– Không sử dụng kính áp tròng trong suốt thời gian bị lẹo mắt.
– Không dùng chung đồ trang điểm mắt, chung khăn với người khác bao gồm khăn mặt, khăn tắm, khăn lau.
– Hạn chế dùng thực phẩm kích ứng khiến mắt sưng nặng hơn như hành lá, hẹ tỏi, ớt, thịt dê, thịt chó, thuốc lá, rượu bia…
– Rửa tay thật sạch trước khi tiếp xúc với mắt.
– Với người bệnh hay bị lẹo mắt nên xét nghiệm, kiểm tra với bác sĩ chuyên khoa để xác định nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị phù hợp.
Triệu Chứng Đau Gan Bàn Chân, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị
Chào bác sĩ, tôi tên là Sỹ, năm nay 34 tuổi. Thời gian gần đây tôi thường cảm thấy đau chỗ gan bàn chân, việc đi lại cũng khó khăn do cứ đi là tôi thấy đau. Tôi không biết mình đang mắc phải bệnh gì, mong bác sĩ giải đáp giúp tôi và cho tôi lời khuyên về cách điều trị và phòng chống. Cảm ơn bác sĩ.Trả lời:
2. Các triệu chứng có thể đi kèm đau gan bàn chân
Bạn đang đọc: Triệu chứng đau gan bàn chân, nguyên nhân và cách chữa trị
3. Nguyên nhân gây ra đau gan bàn chân4. Biện pháp tự chăm nom5. Khi nào nên đi khám bác sĩ ?Lưu ý quan trọng : Bài viết này nhằm mục đích phân phối kỹ năng và kiến thức mang đặc thù tìm hiểu thêm. Nếu bạn hoặc người thân trong gia đình có triệu chứng hoặc những yếu tố còn mơ hồ, để hiểu rõ đơn cử trường hợp của bạn / người thân trong gia đình, Hello Doctor tương hỗ qua điện thoại thông minh hoặc gửi tin nhắn trên facebook. Hello Doctor sẽ nỗ lực tương hỗ tốt nhất cho từng trường hợp một cách đơn cử .
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor
☎ Gọi Bác sĩ
유 Chat Bác sĩ trên Facebook
Đau gan bàn chân là thực trạng người bệnh cảm thấy Open những cơn đau dưới lòng bàn chân. Các cơn đau này âm ỉ nhức nhối hoàn toàn có thể chỉ lúc hoạt động hoặc cả khi hoạt động lẫn lúc nghỉ ngơi. Tình trạng này hoàn toàn có thể do những bệnh khác nhau gây ra, đa phần thường là do những bệnh về cơ xương khớp và thần kinh .Nguyên nhân do bàn chân là nơi chịu ảnh hưởng tác động của hàng loạt sức nặng của khung hình suốt cả đời để duy trì tư thế cân đối, đi, đứng, chạy nhảy. Bàn chân được cấu trúc phức tạp bởi 26 xương và dây chằng tạo nên một cấu trúc chịu lực và giảm chấn cho toàn khung hình. Đau ở những nơi khác nhau trên bàn chân hoàn toàn có thể tác động ảnh hưởng tới gan bàn chân .Tùy theo bệnh, bạn hoàn toàn có thể có thêm những triệu chứng đặc trưng của bệnh đó bên cạnh cảm xúc đau nhức vùng gan chân :
Viêm cân gan chân: thường gây nên các cơn đau ổn định vùng gan chân cả trong lúc nghỉ ngơi, đau nhiều hơn lúc mới ngủ dậy và giảm bớt sau đi lại. Đây là bệnh lý thường gặp nhất gây đau gan bàn chân.
Bệnh gút: viêm đỏ sưng các khớp, sưng đỏ đâu lòng bàn chân có thể kèm sưng đau các khớp khác ở tay hay chân.
Đau thần kinh tọa: thường có cơn đau vùng thắt lưng chạy dọc xuống tới lòng bàn chân.
Hội chứng ống cổ chân: cảm giác đau, nặng nề ở gan bàn chân, có thể là cảm giác nóng bỏng, bó chặt, có thể tê bì. Bệnh hay gặp ở người thừa cân béo phì.
Suy tĩnh mạch chân: ngoài đau ở lòng bàn chân còn đau dọc cẳng chân; kèm theo các tĩnh mạch giãn có thể nhìn thấy được.
Các tổn thương lòng bàn chân khi đi chân trần vùng đá sỏi, mang giày đế không tương thích hay tập luyện quá nhiều sẽ gây những vết phồng rộp, đồng thời gây cảm xúc đau thốn vùng gan chân .Nguyên nhân gây Đau gan bàn chân về cơ bản được chia làm 2 nhóm :
Các nguyên nhân bên trong: các căn bệnh về cơ xương khớp – thần kinh thường gặp như gút, suy tĩnh mạch chi dưới, viêm cân gan chân, gai gót hay bệnh thần kinh tọa. Các bệnh này có thể tại gan bàn chân hay ở nơi khác, nhưng nhìn chung đều làm xuất hiện cơn đau ở gan bàn chân, tùy thuộc các cá thể và tình trạng bệnh lý mà mức độ đau khác nhau. Để xác định nguyên nhân chính xác cần đến khám để được tư vấn và điều trị cụ thể.
Các nguyên nhân bên ngoài: do chấn thương, va chạm trong quá trình đi lại, tập luyện hoặc bệnh lý nhiễm trùng bàn chân. Việc mang giầy dép có đế không đạt tiêu chuẩn, đi chân trần hay tập luyện dùng lòng bàn chân quá nhiều có thể để lại các thương tổn như phỏng rộp, trầy, chấn thương tại vùng gan chân và gây đau.
Để tránh Open những cơn đau ở gan bàn chân, một số ít cách sau đây hoàn toàn có thể giúp bạn :
Duy trì cân nặng tối ưu: nên giảm cân nếu bạn đang thừa cân béo phì để giảm thiểu áp lực đè nặng lên bàn chân của bạn.
Chọn giầy đúng cách: không nên mang giầy gót cao thường xuyên, có đế vòm hấp thu được chấn lực và sốc, không nên mang giầy dép đã mòn đế, không đi chân trần, đặc biệt trên các bề mặt cứng hay gồ ghề.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý: nên ăn đa dạng tất cả các loại thức ăn nhất là các loại rau củ trái cây. Không nên sử dụng nhiều thịt, hải sản hay bia rượu nếu bạn đã từng xuất hiện cơn gút trước đó.
Chế độ thể thao hợp lý: tập vừa sức đối với từng độ tuổi và kiểu người. chọn môn thể thao phù hợp nhất với mình và tập luyện thường xuyên.
Đau là tín hiệu dễ phân biệt nhất khi những bộ phận cơ xương khớp hay thần kinh bị tổn thương. Giới hạn của cơn đau hoàn toàn có thể không dừng lại ở gan bàn chân mà hoàn toàn có thể Open ở những phần khác của bàn chân như gót chân, mu chân, mắt cá chân hoặc những khu vực khác của khung hình. Các cơn đau Open nhiều nhất khi bệnh nhân đi lại, thậm chí còn hoàn toàn có thể làm cho họ rất khó khăn vất vả để chuyển dời .
Bất cứ khi nào nếu có cơn đau xuất hiện ở gan bàn chân của bạn, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và tìm nguyên nhân cụ thể. Bác sĩ sẽ khám và tư vấn cho bạn về cách điều trị và chăm sóc để chấm dứt cơn đau.
Bạn Sỹ nên áp dụng thử một số phương pháp tự chăm sóc mà chúng tôi đưa ra. Nếu như sau đó mà triệu chứng đau gan bàn chân vẫn không thuyên giảm thì bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán bệnh và điều trị. Nếu bạn cần được hỗ trợ điều trị thì bạn có thể liên hệ với Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246, các bác sĩ của chúng tôi rất sẵn lòng được giúp đỡ cho bạn.
Polyp Đại Tràng Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Polyp đại tràng là vấn đề quan trọng vì có thể trở thành ác tính (ung thư). Dựa trên kích thước, số lượng và giải phẫu bệnh (mô học) của polyp đại tràng có thể dự đoán khả năng phát triển thêm polyp và ung thư đại tràng.
1. Polyp đại tràng là gì?Polyp đại tràng là một khối nhỏ các tế bào hình thành trên niêm mạc đại tràng (ruột già). Hầu hết các polyp đại tràng là vô hại nhưng qua thời gian, một số polyp đại tràng có thể phát triển thành ung thư đại tràng, gây tử vong khi được tìm thấy ở giai đoạn muộn của nó. Có thể có 1 hoặc nhiều polyp ở đại tràng. Bất cứ ai cũng có thể bị polyp đại tràng.
Polyp đại tràng thường không gây ra triệu chứng. Điều quan trọng là phải tầm soát thường xuyên, chẳng hạn như nội soi đại tràng bởi vì polyp đại tràng phát hiện ở giai đoạn sớm thường có thể được cắt bỏ hoàn toàn và an toàn. Việc phòng ngừa tốt nhất cho ung thư đại tràng là tầm soát polyp thường xuyên.
2. Các triệu chứng của polyp đại tràng là gì?Hầu hết các polyp đại tràng không có triệu chứng. Bác sĩ có thể phát hiện nó khi đang kiểm tra định kỳ hoặc cố gắng để chẩn đoán một bệnh khác. Tuy nhiên, khi các triệu chứng xuất hiện có thể bao gồm:
Chảy máu từ trực tràng: Máu có thể dính trên đồ lót hoặc giấy vệ sinh sau khi đi cầu. Đây có thể là một dấu hiệu của polyp đại tràng hoặc ung thư hoặc các bệnh khác, chẳng hạn như bệnh trĩ hay nứt hậu môn.
Thay đổi thói quen đại tiện: Táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài hơn một tuần có thể chỉ ra sự hiện diện của một polyp to ở đại tràng. Tuy nhiên, một số bệnh lý khác cũng có thể gây ra những thay đổi trong thói quen đi cầu.
Thay đổi màu phân: Máu có thể biểu hiện thành những vệt đỏ trong phân hoặc làm cho phân có màu đen. Một sự thay đổi về màu sắc cũng có thể gây ra bởi các loại thực phẩm, thuốc men.
Đau, buồn nôn hoặc nôn (hiếm): Một polyp đại tràng lớn có thể gây cản trở đường ruột của bạn, dẫn đến quặn đau bụng, buồn nôn và ói mửa (tắc ruột).
Thiếu máu: Chảy máu từ polyp có thể xảy ra từ từ theo thời gian mà không thể nhìn thấy máu trong phân của bạn. Chảy máu mạn tính gây thiếu sắt để sản xuất các chất cho phép hồng cầu mang oxy đến cơ thể của bạn (hemoglobin). Kết quả là thiếu máu do thiếu sắt, có thể làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi và khó thở.
3. Khi nào cần đi khám bệnh?Đi khám bác sĩ nếu bạn có những triệu chứng :
Đau bụng
Có máu trong phân
Thay đổi thói quen đi cầu kéo dài hơn một tuần
Bạn nên được kiểm tra polyp tiếp tục nếu :
Bạn đang độ tuổi 50 trở lên.
Bạn có các yếu tố nguy cơ, chẳng hạn như tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư đại tràng. Một số người có nguy cơ cao nên bắt đầu tầm soát thường xuyên trước tuổi 50.
4. Nguyên nhân gây polyp đại tràng và ai bị polyp?Nguyên nhân của polyp không rõ. Các tế bào khỏe tăng trưởng và phân loại một cách có trật tự. Đột biến ở 1 số ít gen hoàn toàn có thể làm cho tế bào liên tục phân loại ngay cả không cần những tế bào mới. Tăng trưởng không trấn áp này ở đại trực tràng hoàn toàn có thể hình thành polyp. Polyp hoàn toàn có thể tăng trưởng bất kỳ nơi nào trong ruột già của bạn. Nói chung, polyp càng lớn rủi ro tiềm ẩn ung thư càng cao .
5. Các yếu tố nguy cơ gây polyp đại tràng là gì?Những yếu tố rủi ro tiềm ẩn gồm có :
Tuổi: Polyp được tìm thấy trong khoảng 15-20% dân số trưởng thành. Nói chung, polyp phổ biến hơn ở những người trên 50 tuổi, độ tuổi mà các bác sĩ khuyên bệnh nhân kiểm tra polyp đại tràng.
Người có tiền sử polyp hoặc ung thư đại tràng có nhiều khả năng bị polyp. Bạn cũng có nhiều nguy cơ có polyp đại tràng nếu bạn bị ung thư buồng trứng hoặc tử cung trước tuổi 50.
Hút thuốc và uống rượu.
Không tập thể dục, thừa cân.
Viêm ruột chẳng hạn như viêm loét đại tràng và bệnh Crohn.
Bệnh sử gia đình. Bạn có nhiều khả năng mắc polyp đại tràng hoặc ung thư nếu bạn có cha mẹ, anh chị em ruột hoặc con mắc bệnh. Nếu nhiều thành viên trong gia đình bị polyp, nguy cơ của bạn thậm chí còn cao hơn. Ở một số người, mối liên hệ này là không di truyền.
Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư đại tràng (hiếm).
Đái tháo đường type 2 không được kiểm soát tốt.
Polyp di truyền: Bệnh hiếm gặp, ở người thừa hưởng đột biến gen gây ra polyp đại tràng. Nếu bạn có một trong những đột biến di truyền, bạn có nguy cơ phát triển bệnh ung thư đại trực tràng cao hơn. Tầm soát và phát hiện sớm có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển, lây lan của những ung thư này.
6. Biến chứng của polyp là gì?Một số polyp đại tràng hoàn toàn có thể trở thành ung thư. Các polyp được cắt bỏ càng sớm càng ít có năng lực trở thành ác tính .
7. Điều gì xảy ra nếu bạn có một polyp đại tràng?Khi một polyp đại tràng được phát hiện, bác sĩ sẽ cắt bỏ nó và kiểm tra xem có ung thư hay không. Hầu hết những polyp được vô hiệu trong quy trình nội soi đại tràng .Có 1 số ít cách mà bác sĩ hoàn toàn có thể tìm thấy polyp đại tràng gồm có :
Nội soi đại trực tràng
Cắt lớp điện toán (CT scan)
X-quang đại tràng cản quang
8. Polyps được điều trị như thế nào?Bác sĩ của bạn có thể cắt bỏ tất cả các polyp khi phát hiện. Các phương pháp bao gồm:
Cắt bỏ trong quá trình tầm soát. Hầu hết các polyp có thể được loại bỏ bằng cách sinh thiết hoặc bằng một vòng thắt cắt polyp.
Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu. Polyp quá lớn hoặc không thể cắt an toàn trong khi tầm soát thường được cắt bỏ bằng phẫu thuật xâm lấn tối thiểu (Phẫu thuật nội soi, cắt qua ngã hậu môn TEO).
Cắt đại và trực tràng. Nếu bạn có một hội chứng di truyền hiếm gặp, như FAP, bạn có thể cần phải phẫu thuật để loại bỏ đại trực tràng (cắt toàn bộ đại trực tràng).
9. Cắt polyp có nguy cơ gì?Polyp được cắt trong quá trình nội soi là một tiến trình ngoại trú thường quy. Biến chứng có thể xảy ra nhưng không phổ biến bao gồm chảy máu từ vị trí cắt và thủng đại tràng với tỉ lệ 0,1%. Chảy máu từ chỗ cắt polyp đại tràng có thể gặp ngay trong lúc cắt hoặc vài ngày sau nhưng chảy máu dai dẳng hầu như luôn luôn được cầm trong tiến trình cắt. Thủng thường cần phải phẫu thuật.
10. Theo dõi chăm sócNếu bạn đã có một polyp tuyến hoặc một polyp răng cưa, bạn có rủi ro tiềm ẩn cao mắc bệnh ung thư đại tràng. Mức độ rủi ro tiềm ẩn nhờ vào vào size, số lượng và đặc thù của những polyp tuyến đã được cắt bỏ .Bạn sẽ cần phải theo dõi polyp. Bác sĩ hoàn toàn có thể ý kiến đề nghị nội soi :
Trong 5 năm nếu bạn chỉ có một hoặc hai u tuyến nhỏ
Trong 3 năm, nếu bạn có nhiều hơn hai u tuyến, u tuyến có kích thước 0,4 inch (khoảng 1 cm) hoặc lớn hơn, hoặc u tuyến với đáy rộng (villous)
Trong thời hạn 3 năm, nếu bạn có nhiều hơn 10 u tuyến
Trong vòng 6 tháng, nếu bạn đã có một u tuyến rất lớn hoặc một u phải được cắt bỏ thành nhiều miếng
Điều quan trọng là bạn phải chuẩn bị sẵn sàng đại tràng thật sạch trước khi nội soi. Nếu phân vẫn còn trong ruột sẽ cản trở tầm nhìn của bác sĩ nội soi, hoàn toàn có thể bạn sẽ cần nội soi đại tràng theo dõi sớm hơn so với những hướng dẫn đơn cử .
11 Làm thế nào để ngăn ngừa polyp đại tràng?Mặc dù nguyên nhân của polyp đại tràng không được biết rõ, bạn có thể làm giảm nguy cơ phát triển polyp nếu bạn:
Tránh uống rượu và thuốc lá
Giảm cân
Ăn nhiều trái cây và rau quả
Tránh các thức ăn béo
Ăn nhiều canxi (như sữa, pho mát, bông cải xanh)
Uống aspirin liều thấp mỗi ngày – điều này có thể giúp ngăn ngừa polyp
Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park (TP. HCM) áp dụng kỹ thuật mới trong điều trị Polyp đại tràng: Phẫu thuật ít xâm lấn bằng robot (robotic surgery) với robot cầm tay.
Phương pháp này đang có nhiều lợi thế so với cả phẫu thuật nội soi tầm cỡ và mổ robot như : ít xâm lấn, đường mổ nhỏ, ít đau, rủi ro tiềm ẩn nhiễm trùng thấp, từ đó giúp người mua ít mất máu trong phẫu thuật, hồi sinh nhanh ; giá thành triển khai thấp hơn nhiều phẫu thuật bằng robot .
Người bệnh sẽ được tư vấn và điều trị cùng các bác sĩ nội soi giàu kinh nghiệm và được trực tiếp phẫu thuật bởi bác sĩ Đỗ Minh Hùng – Trưởng khoa Ngoại Tổng hợp – Bệnh viện ĐKQT Vinmec Central Park. Bác sĩ Hùng đã có hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Ngoại Tổng quát.
Từ nay đến hết 20/11, khách hàng sẽ được giảm ngay 20% phí Phẫu thuật thủ thuật bằng robot cầm tay khi điều trị các bệnh lý về Ngoại tiêu hóa; Ngoại tiết niệu và Ngoại phụ khoa.
Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park, Quý Khách vui lòng liên hệ Hotline: 0283 6221 166 hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY
Nhiễm Trùng Đường Tiết Niệu (Nhiễm Trùng Tiểu): Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Hệ tiết niệu cơ bản bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo, có chức năng bài thải các chất độc ra khỏi cơ thể. Chúng vốn đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Nhiễm trùng đường tiết niệu, thường được gọi ngắn gọn là nhiễm trùng tiểu hoặc nhiễm khuẩn niệu, là tình trạng viêm do nhiễm trùng ở các cấu trúc này, mức độ có thể thay đổi từ nhẹ nhàng không triệu chứng cho đến biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng huyết. Bài viết sau của bác sĩ Đinh Gia Khánh sẽ cho chúng ta thông tin cơ bản để hiểu rõ hơn về bệnh lý này.
Tuy là hệ thống bài tiết của cơ thể, nhưng nước tiểu bình thường được tạo ra và chứa trong bàng quang là vô trùng. Nhiễm trùng tiểu là tình trạng các vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống tiết niệu, gây nên tình trạng viêm tại các vị trí này.
Bình thường, thận lọc máu tạo thành nước tiểu, chúng sẽ theo niệu quản xuống được chứa tại bàng quang. Khi bàng quang đầy, một phản xạ thần kinh sẽ khiến mắc tiểu, và bàng quang sẽ co bóp nhẹ và “mở khoá” để nước tiểu theo niệu đạo ra ngoài. Tất cả các cấu trúc trên đường đi này đều có thể nhiễm trùng tạo ra các bệnh được gọi chung là nhiễm trùng tiểu.
Thông thường ở người khoẻ mạnh, hệ tiết niệu có nhiều cơ chế để chống nhiễm trùng. Do đó, nhiễm trùng tiểu thường xảy ra trên những đối tượng có yếu tố nguy cơ. Các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tiểu bao gồm:
Tắc nghẽn đường tiểu:
Sỏi, do u bướu hay hẹp tắc đường tiểu bẩm sinh,…
Hoạt động co bóp của niệu quản bị ức chế:
Bệnh lý đái tháo đường;
Bệnh lý thần kinh, tổn thương não, tủy sống…
Thuốc chống trầm cảm;
Thuốc giảm co thắt.
Hiện tượng trào ngược nước tiểuBình thường thì nước tiểu chỉ đi một chiều từ thận xuống niệu đạo. Trào ngược thường sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn:
Trào ngược niệu đạo – bàng quang.
Tổn thương van bàng quang – niệu quản.
Thai kỳ
Chèn ép đường tiểu.
Thai tiết progesterone làm giảm hoạt động co bóp của niệu quản.
Thủ thuật trên hệ tiết niệu:
Đặt thông tiểu.
Nội soi bàng quang.
Nong niệu đạo.
Phẫu thuật hệ tiết niệu.
Suy giảm miễn dịch
Đái tháo đường.
HIV.
Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.
Yếu tố nguy cơ khác
Nữ giới nguy cơ cao hơn do đường tiểu ngắn, vi khuẩn dễ xâm nhập hơn.
Lớn tuổi.
Bệnh lý thận bẩm sinh, dị dạng đường tiểu bẩm sinh.
Thực tế thì triệu chứng của nhiễm trùng tiểu có thể khác nhau một chút tuỳ thuộc vào vị trí nhiễm trùng. Các triệu chứng có thể bao gồm triệu chứng tại đường tiết niệu và triệu chứng toàn thân:
Rối loạn đi tiểu:
Buốt, gắt: đau, buốt khi đi tiểu.
Lắt nhắt: Tiểu lắt nhắt nhiều lần trong ngày, nhưng mỗi lần đi tiểu thì lượng nước tiểu ít.
Tiểu gấp: có cảm giác mắc tiểu nhiều cần phải đi tiểu ngay.
Nước tiểu đục, đỏ: có thể có mủ hoặc máu trong nước tiểu.
Đau bụng vùng trên xương mu khi đi tiểu.
Đau hông lưngThường gặp ở những trường hợp nhiễm trùng tiểu ở thận, niệu quản, đặc biệt là có sỏi kèm theo.
Triệu chứng nhiễm trùng toàn thânSốt, lạnh run, uể oải,…
Như đã nói ở các yếu tố nguy cơ, những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ sẽ dễ mắc nhiễm trùng tiểu. Trong đó, tắc nghẽn đường tiểu, thủ thuật hệ tiết niệu là những điều kiện phổ biến nhất. Đặc biệt, nguy cơ nhiễm trùng tiểu cũng tăng cao ở các đối tượng có đời sống tình dục không lành mạnh, viêm niệu đạo do lậu là một ví dụ điển hình.
Nhiễm trùng tiểu là một bệnh lý nội khoa có thể kiểm soát được bằng kháng sinh. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng bệnh rất khó kiểm soát trên những bệnh nhân nguy cơ bệnh khó thay đổi như bệnh nhân bị đái tháo đường, tổn thương não, phải sử dụng thuốc bắt buộc…
Nhiễm trùng tiểu có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Các biến chứng nguy hiểm như:
Nhiễm trùng huyết.
Sốc nhiễm trùng.
Suy thận.
Áp-xe thận, hoại thử thận.
Tổn thương cơ quan sinh dục gây vô sinh.
Ngoài ra, nguy cơ sẩy thai, sinh non, nhiễm trùng ối, nhiễm trùng bào thai tăng cao ở thai phụ mắc bệnh.
Bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm trùng tiểu cần gặp ngay bác sĩ điều trị để được tư vấn. Kháng sinh là điều trị căn bản để kiểm soát bệnh.
Khi bệnh nhân có biến chứng, bác sĩ có thể chỉ định kháng sinh cường độ mạnh hơn, các điều trị khác để kiểm soát biến chứng trong đó có thể phải phẫu thuật để giải quyết tình trạng nguy hiểm.
Đi song song với điều trị nhiễm trùng, điều trị các yếu tố nguy cơ là cần thiết: Phẫu thuật loại bỏ sỏi, loại trừ khối u, kiểm soát đường huyết, cắt giảm thuốc làm tăng nguy cơ,…
Tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Không tự ý uống kháng sinh vì làm tăng nguy cơ kháng thuốc.
Thông báo với bác sĩ tất cả loại thuốc bạn đang uống để có tư vấn hợp lí.
Không tự ý dùng các dung dịch không rõ, vệ sinh vùng lỗ tiểu theo hướng dẫn của bác sĩ.
Tuân thủ điều trị các bệnh lý nội khoa đang mắc, đặc biệt là đái tháo đường.
Đời sống tình dục lành mạnh.
Nhiễm trùng tiết niệu là một bệnh lý thường gặp, nếu được phát hiện sớm và điều trị hợp lý sẽ mang lại nhiều hiệu quả. Loại bỏ có yếu tố thuận lợi của bệnh cũng quan trọng không kém.
Cập nhật thông tin chi tiết về Nấm Da Đùi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Xử Trí trên website Avwg.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!