Bạn đang xem bài viết Khám Thai Như Thế Nào Để Đảm Bảo Một Thai Kỳ Khỏe Mạnh? được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Avwg.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bạn đang lo lắng liệu thai kỳ của mình có vấn đề gì không? Việc khám thai định kỳ như thế nào là đủ? Liệu mình có cần tăng số lượng buổi khám lên hay không? Bài viết này sẽ cung cấp một cách cụ thể nhất cho bạn về các thời điểm khám thai quan trọng không thể bỏ qua trong suốt thai kỳ của mình để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Để có một thai kỳ khỏe mạnh, số lần khám thai cần thiết trong một thai kỳ bình thường trong khoảng 10-11 lần, vào các thời điểm cụ thể như sau:
Ba tháng đầu (tính từ ngày đầu kinh cuối đến 13 tuần 6 ngày)
Khám lần đầu: sau trễ kinh 2 – 3 tuần.
Khám lần hai: lúc thai 11 – 13 tuần 6 ngày.
Ba tháng giữa (tính từ tuần 14 đến 28 tuần 6 ngày): 1 tháng khám 1 lần.
Ba tháng cuối (tính từ tuần 29 đến tuần 40)
Tuần 29 – 32: khám 1 lần.
Tuần 33 – 35: 2 tuần khám 1 lần.
Tuần 36 – 40: 1 tuần khám 1 lần.
Nếu không có điều kiện khám thai định kỳ thì cần duy trì tối thiểu là 3 lần khám thai cho một thai kỳ tại các thời điểm thai được 12, 22, 32 tuần.
Và dĩ nhiên bạn cần lưu ý rằng, nếu thai kỳ của bạn có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào (đau bụng, ra dịch, huyết âm đạo, tăng huyết áp, đái tháo đường,…), việc tăng số lần khám thai lên là cần thiết dưới hướng dẫn của bác sĩ sản khoa.
Mục đích:
Xác định có thai – tình trạng thai.
Xác định tuổi thai – tính ngày dự sinh.
Đánh giá sức khỏe của mẹ: bệnh lý nội, ngoại khoa và thai nghén.
Nội dung cần thực hiện:
Xác định chỉ số BMI, Đo huyết áp, Xét nghiệm nước tiểu, Siêu âm thai.
Tiêm ngừa VAT.
Xét nghiệm máu: nhằm kiểm tra nồng độ kháng thể sau khi tiêm vacxin (kháng thể bệnh sởi, bệnh thủy đậu, viêm gan Bgiang mai, HIV/AIDS, …)
Tầm soát các dị tật ở thai nhi: các bệnh di truyền đột biến gen, bệnh thiếu máu di truyền Thalassemia
Nếu kết quả cho thấy thai nhi có nguy cơ mắc các bệnh di truyền, bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm xét nghiệm xâm lấn để chấn đoán. Các xét nghiệm này có thể bao gồm: chọc dò ối, chọc dò máu cuống rốn, sinh thiết gai nhau.
Ngoài ra, thai phụ còn được tư vấn:
Các vấn đề dinh dưỡng, chế độ ăn uống và vệ sinh thực phẩm, bổ sung sắt và acid folic.
Từ bỏ các thói quen xấu hoặc môi trường sống làm việc ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi: hút thuốc, làm việc trong môi trường độc hại, uống rượu bia,…
Tư vấn về sàng lọc trước sinh
Lịch khám thai
Mục đích:
Theo dõi sự phát triển của thai: trọng lượng mẹ, bề cao tử cung, nghe tim thai.
Phát hiện những bất thường của thai kỳ: đa ối, đa thai, nhau tiền đạo, tiền sản giật…
Khám tiền sản cho những thai phụ có nguy cơ cao hoặc siêu âm phát hiện bất thường.
Hướng dẫn về dinh dưỡng, vệ sinh, sinh hoạt, tái khám và tiêm ngừa uốn ván rốn.
Nội dung cần thực hiện:
Nghiệm pháp dung nạp đường tầm soát đái tháo đường thai kỳ.
Triple test: đối với trường hợp chưa thực hiện sàng lọc trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Tổng phân tích nước tiểu (mỗi lần khám).
Siêu âm: Siêu âm hình thái học (hoặc 3D, 4D) tối thiểu 1 lần khảo sát hình thái thai nhi, tuổi thai, sự phát triển thai, nhau, ối.
Tiêm ngừa uốn ván cuống rốn.
Mục đích:
Kiểm tra ngôi thai, sự phát triển của thai, và tiêm phòng cuống rốn.
Kiểm tra tử cung và tư vấn các dấu hiệu sắp sinh.
Tiên lượng sinh thường hay sinh khó.
Nội dung cần thực hiện:
Tổng phân tích nước tiểu (mỗi lần khám).
Siêu âm tối thiểu 1 lần để xác định ngôi thai, lượng ối, vị trí nhau, đánh giá sự phát triển thai nhi.
Siêu âm màu khi nghi ngờ thai chậm phát triển.
Non stress test: thực hiện khi có chỉ định.
Ngoài ra, thai phụ còn được tư vấn:
Đếm cử động thai
Các triệu chứng bất thường: ra huyết âm đạo, ra nước ối, đau bụng từng cơn, phù, nhức đầu, chóng mặt.
Chuẩn bị đồ đạc cho mẹ và trẻ sơ sinh khi đi
Bác sĩ Nguyễn Trung Nghĩa
Kiến Thức Dinh Dưỡng Mang Thai Tuần 5 Khỏe Mạnh
Mặc dù bây giờ nhìn vẻ ngoài bạn vẫn chưa có vẻ gì là mang bầu thế nhưng chế độ dinh dưỡng mang thai tuần 5 cần được bổ sung đầy đủ chất để thai nhi phát triển.
Thực phẩm “thân thiện” với mẹ bầu
Theo các bác sĩ, các mẹ nên bắt đầu dự trữ những thực phẩm sau trong tủ lạnh từ tuần thứ 5 của thai kỳ:
Yến mạch
Bánh mì và ngũ cốc nguyên cám
Các thanh ngũ cốc ít đường, ít béo
Các loại hạt hướng dương, bí ngô, hạt mè…
Các loại đậu: đậu xanh, đậu que, đậu lăng, đậu trắng, đậu ngự…
Gạo nguyên cám, gạo lứt, lúa mì
Thịt nạc và phi lê cá
Các loại cá béo (nên ăn 2 bữa trong tuần)
Rau chân vịt, các loại xà lách
Trái cây: mâm xôi, dâu tây, việt quất, quả bơ, cam quýt, đào, lê, táo…
Trứng gà đã chín kỹ.
Bà bầu ăn trứng gà như thế nào để tốt cho thai nhi
Các mẹ chỉ biết rằng bà bầu ăn trứng gà bổ mẹ bổ con chứ chưa thực sự biết chính xác tại sao trứng gà lại tốt cho phụ nữ mang thai và ăn bao nhiêu trứng gà trong kì mang thai là đủ. Vì sao trứng gà tốt cho…
Hạn chế hoặc nói “không” với thực phẩm, đồ uống sau
Gan động vật và các chế phẩm làm từ gan (ví dụ pate). Gan chứa nhiều hoạt chất retinol không hề tốt cho dinh dưỡng thai kỳ.
Trứng sống hoặc mọi thức ăn chứa trứng sống, chưa chín kỹ. Bởi chúng chứa nhiều vi khuẩn salmonella khiến mẹ bầu gặp phải tình trạng tiêu chảy, nôn mửa, mất nước.
Thịt sống hoặc nấu chưa chín, sữa và các sản phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng.
Các loại phomat mềm thường chứa vi khuẩn listeria, có thể gây sảy thai.
Caffeine: Nếu dung nạp quá nhiều lượng caffeine trong quá trình mang thai, đặc biệt là mang thai 3 tháng đầu, sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai, thai bị dị tật hoặc thiếu cân.
Rượu bia và thức uống có cồn là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng hư thai, sảy thai, thai nhi bị dị tật bẩm sinh.
Lưu ý dinh dưỡng mang thai tuần 5
Ốm nghén khiến mẹ liên tục bị nôn mửa nên nhiều mẹ quyết định nhịn ăn để… không bị nôn nữa. Tuy nhiên, đây là phương pháp vô cùng sai lầm vì nhịn ăn chỉ khiến mẹ mệt thêm, con không có chất dinh dưỡng để phát triển mà thôi.
Mẹ cũng chú ý hạn chế thức ăn vặt mặn (nhiều muối) và thay vào đó các loại dùng để phết bánh mì. Nhiều mẹ hay thèm mặn và chua vào thời điểm này, nhưng nếu cứ ăn vặt liên tục thì có thể còn hơn một bữa ăn chính, mà lại không có nhiều dinh dưỡng. Thay vào đó, để ăn vặt, mẹ hãy chọn một món phết giàu vitamin nhóm B và có giá trị dinh dưỡng hơn là chỉ đường mà thôi.
Bà bầu nên ăn gì để thai nhi phát triển tốt?
Khi mang thai, nhiều chị em phụ nữ thường tăng khẩu phần dinh dưỡng trong ngày vì nghĩ rằng bản thân mình ăn luôn cho đứa con trong bụng mẹ. Tuy nhiên ăn nhiều chưa chắc đã tốt, chúng ta cần quan tâm bà bầu ăn gì để thai nhi phát triển…
Ngoài ra, nếu việc uống vitamin bổ sung chế độ dinh dưỡng mang thai tuần 5 làm mẹ phát ngán thì mẹ nên lựa chọn các hình thức bổ sung khác như ăn các loại trái cây, salad, bổ sung rau củ vào bữa ăn. Việc này sẽ giúp lượng vitamin của mẹ vẫn đầy đủ và mẹ cũng tìm được niềm vui trong việc ăn uống.
Theo Dinhduong.online tổng hợp
Nhiễm Độc Thai Nghén – Biến Chứng Nguy Hiểm Trong Kỳ Mang Thai
Nhiễm độc thai nghén là gì?
Nguyên nhân gây nhiễm độc thai nghén
Thai phụ trẻ và mang thai con so: chiếm tỷ lệ khoảng 3 – 10%, đây là đối tượng dễ mắc nhiễm độc thai nghén so với những người đã mang thai nhiều lần trước đó;
Những người thường xuyên mệt mỏi, phải làm việc quá sức trong thời gian mang thai;
Người mắc các bệnh lý nội khoa như viêm loét dạ dày, suy thận mãn tính, đái tháo đường (tiểu đường), tim mạch;
Người mắc các bệnh lý tự miễn như bệnh lupus toàn thân, hội chứng kháng phospholipid;
Người có tiền sử đã từng mắc chứng nhiễm độc thai nghén ở lần mang thai trước, hoặc đã đừng mắc các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm cầu thận, mang thai đôi, nhiều nước ối,…
Dấu hiệu nhiễm độc thai nghén
Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất ở 3 tháng đầu thai kỳ là nghén nặng, buồn nôn, ăn uống kém; trong khi dấu hiệu bệnh ở 3 tháng cuối thai kỳ lại là cơ thể phù, tăng huyết áp, xuất hiện protein trong nước tiểu,…
Triệu chứng nhiễm độc thai nghén ở 3 tháng đầu
Triệu chứng nhiễm độc thai nghén ở 3 tháng cuối
Ở giai đoạn này, các triệu chứng sẽ diễn ra rõ ràng hơn:
Phù hai chân: Vào những tháng cuối của thai kỳ, chân của thai phụ phù rất to. Bằng cách ấn ngón tay vào mắt cá chân và thấy lõm ở vị trí đó, thai phụ có thể biết đó là dấu hiệu của hiện tượng phù chân. Những trường hợp nặng thai phụ có thể bị phù ở cả mặt và hai tay.
Tăng huyết áp: Khi mắc chứng nhiễm độc thai nghén, huyết áp của thai phụ tăng cao. Nếu huyết áp trên 140/90mmHg thì thai phụ nên được chuyển đến các cơ sở y tế uy tín để được theo dõi và điều trị, phòng ngừa các biến chứng xảy ra.
Biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời
Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như tiền sản giật và sản giật.
Sản giật: Tiền sản giật nếu không được theo dõi và điều trị đúng cách sẽ dẫn đến các cơn sản giật. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của nhiễm độc thai nghén, sản giật dẫn đến nguy cơ tử vong cao cho cả mẹ và con. Những cơn co giật toàn thân mạnh dẫn đến co cứng toàn bộ, đầu ưỡn cong ra sau, mắt đảo rồi nhìn ngược lên trên, tiếp đến chuyển sang trạng thái giật rung nhanh, có sự co giật ở mặt, tay chân, sùi bọt mép, ngừng thở và chuyển sang hôn mê. Vì tình trạng co giật mạnh, mẹ bầu có thể cắn phải lưỡi gây chảy máu hoặc chấn thương do rớt khỏi giường. Mẹ bầu có nguy cơ tử vong khi bị suy tim, phù phổi và nhồi máu não.
Đối với thai nhi, bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sự cung cấp các chất dinh dưỡng từ mẹ sang thai nhi, từ đó trẻ nhẹ cân, thậm chí không đủ dinh dưỡng khiến thai chết lưu, sảy thai.
Điều trị nhiễm độc thai nghén như thế nào?
Ở 3 tháng đầu thai kỳ
Trong trường hợp nôn nhẹ, mẹ bầu chỉ cần nằm nghỉ ngơi trong phòng yên tình, sạch sẽ và không có mùi thức ăn. Nếu mẹ bầu bị nôn nặng, cần ổn định tinh thần, giữ tâm lý thoải mái và tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ dinh dưỡng, thực đơn phù hợp.
Ở 3 tháng cuối thai kỳ
Việc điều trị ở 3 tháng cuối thai kỳ được tiến hành xử lý theo từng vấn đề sức khỏe:
Protein niệu: Thai phụ nên dùng thuốc kháng sinh nhóm beta lactam để chống tình trạng viêm cầu thận.
Tình trạng phù nề: Thai phụ sẽ được điều trị theo từng nguyên nhân. Nếu ứ natri ở máu, cần hạn chế việc nạp natri clorua vào cơ thể; nếu giảm protein máu thì cần nâng cao áp lực keo trong lòng mạch bằng cách truyền đạm.
Các biện pháp phòng ngừa nhiễm độc thai nghén
Trong giai đoạn mang thai cần thực hiện khám thai định kỳ để phát hiện sớm các bất thường của thai nghén.
Suốt quá trình mang thai cần ăn uống đủ chất, bổ sung đầy đủ các nhóm chất đạm, vitamin, chất vi lượng, acid folic, viên sắt,… theo hướng dẫn của bác sĩ.
Khoa Phụ sản Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội quy tụ đội ngũ giáo sư, bác sĩ hàng đầu trong lĩnh vực sản phụ khoa tại Việt Nam, từng đồng hành và điều trị thành công các ca tai biến sản khoa nguy hiểm như tiền sản giật, sản giật, vỡ tử cung, băng huyết, nhiễm trùng hậu sản và đặc biệt là truyền máu song thai.
Hơn nữa, nhờ hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại như hệ thống máy siêu âm 4D, máy siêu âm GE E10 tiên tiến, máy siêu âm Doppler màu thế hệ mới,… mẹ bầu đăng ký theo dõi thai sản tại BVĐK Tâm Anh sẽ được tầm soát sớm những nguy cơ tai biến sản khoa, có biện pháp can thiệp kịp thời.
Để được tư vấn về thai sản và đặt lịch khám chăm sóc sức khỏe cho mẹ và thai nhi tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách vui lòng liên hệ:
Hotline: 1800 6858 hoặc Fanpage Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
Bệnh Tiểu Đường Thai Kỳ Có Nguy Hiểm Không?
Phụ nữ có độ tuổi trên 30.
Phụ nữ dân tộc thiểu số bao gồm thổ dân Úc, dân ở các quần đảo trên Thái Bình Dương, người Châu Á, Philiipines, Ấn độ, Trung Quốc, Trung Đông hoặc Việt Nam.
Người bị béo phì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường – Ảnh Internet
Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tiểu đường type 2.
Thai phụ bị tăng cân quá mức (trên 2kg/tháng), béo phì (BMI trên 25) cả trước và sau khi mang thai.
Đã từng bị bệnh tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước.
2. Tiểu đường thai kỳ gây nguy hiểm như thế nào?Thai phụ bị tiểu đường tuy không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, nhưng lại cực kỳ nguy hiểm trước lúc sắp sinh và trong quá trình sinh. Ngoài ra, bệnh còn ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe bé. Cụ thể như sau:
2.1 Đối với sức khỏe của mẹ bầuTỉ lệ mẹ bị tiền sản giật, sản giật cao gấp 4 lần so với người bình thường. Khi mẹ bị tiểu đường khiến thai nhi to nên khi sinh dễ gây chấn thương cho mẹ như: gãy xương đòn, trật khớp…Thai to hơn nên khả năng mẹ bị sinh mổ sẽ cao hơn là sinh thường, có nguy cơ bị băng huyết sau sinh.
Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ bị băng huyết sau khi sinh là khá cao – Ảnh Internet
Mẹ có thể xảy ra tình trạng sinh non, thai chết lưu muộn (trên 32 tuần), đa ối, vỡ ối gây nguy hiểm đến mẹ và bé. Bên cạnh đó, tiểu đường thai kỳ còn khiến cho bà bầu dễ bị rối loạn chuyển hóa sau sinh như hạ đường huyết, hạ canxi huyết…
2.2 Đối với sức khỏe của thai nhi
Khi mang thai do thai phụ không kiểm soát được lượng đường trong máu làm thai nhi hấp thụ nhiều dẫn đến thai nhi phát triển nhanh hơn bình thường trong cơ thể mẹ, dễ xảy ra tình trạng béo phì sau này.
Tăng nguy cơ trẻ bị dị tật bẩm sinh, tiểu đường về sau và thiểu năng thí tuệ.
Khả năng thai nhi bị dị dạng là khá cao.
Mẹ bị tiểu đường sẽ khiến cho thai nhi bị dị dạng – Ảnh Internet
Trẻ bị suy hô hấp cấp do insulin tăng cao làm kháng corticoids, dẫn đến giảm chế tiết surfactans, giảm sự trưởng thành của phổi.
Tỷ lệ tử vong chu sinh (tử vong trước, trong và sau khi sinh 7 ngày) cao hơn so với bình thường từ 2 – 5 lần.
Trẻ sinh ra dễ bị hạ đường huyết và tụt canxi.
Lời khuyên cho mẹ: thai phụ nên thực hiện nghiệm pháp dung nạp đường huyết bằng cách uống 75g glucose bắt đầu từ tuần 24 đến tuần thứ 28 của thai kỳ và không nên thực hiện muộn hơn tuần thứ 28. Về chế độ dinh dưỡng, mẹ nên ăn các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, rau quả tươi… cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Cần hạn chế ăn đường, tinh bột, chất béo. Đặc biệt không nên uống nhiều nước mía vì có nguy cơ làm tăng chỉ số đường huyết trong cơ thể. Ngoài ra mẹ nên có chế độ nghỉ ngơi và vận động nhẹ nhàng bằng các bài tập như đi bộ, yoga, bơi lội…hợp lý sẽ giúp mẹ luôn khỏe mạnh và hạn chế các bệnh thai kỳ hiệu quả.
Tháp dinh dưỡng cho bà bầu – Ảnh Internet
Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không – như chúng ta đã thấy câu trả lời khá rõ ràng. Tiểu đường thai kỳ có nguy cơ duy trì sau giai đoạn thai nghén và trở thành tiểu đường type 2 sau khi mẹ sinh xong. Do đó, thai phụ bị tiểu đường thai kỳ nên có chế độ ăn uống và vận động thể dục hợp lý cả trong và sau khi sinh. chúng tôi chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.
Bùi Phường tổng hợp
Cách Đọc Kết Quả Xét Nghiệm Tiểu Đường Thai Kỳ Chính Xác
Tiểu đường thai kỳ (TĐTK) là khi mức đường huyết của bạn cao hơn mức cho phép trong quá trình mang thai. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), có đến 6% – 9% phụ nữ mang thai phát triển bệnh TĐTK.
Tiểu đường thai kỳ (TĐTK) xảy ra khi mức đường huyết vượt ngưỡng cho phép
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là một xét nghiệm mang thai thường quy để tầm soát TĐTK cho mẹ. Nếu kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hay còn gọi là đo lượng đường trong máu của mẹ cao hơn mức bình thường, có nghĩa là mẹ có hoặc có nguy cơ phát triển bệnh TĐTK.
TĐTK có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến đứa trẻ nếu không được kiểm soát. Đó là lý do tại sao xét nghiệm được khuyến khích cho tất cả các bà mẹ trước sinh. Tin tốt cho mẹ rằng đây là vấn đề sức khỏe thai kỳ dễ quản lý nhất.
Với phần lớn phụ nữ, xét nghiệm TĐTK thường được thực hiện từ tuần 24 đến tuần 28 thai kỳ. Tuy nhiên, bác sĩ có thể khuyến khích mẹ kiểm tra sớm hơn nếu mẹ thuộc nhóm nguy cơ cao như: Thể trạng thừa cân – béo phì, 35 tuổi trở lên, có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường hoặc có tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước.
Đến nay có 2 phương pháp xét nghiệm TĐTK. Mỗi phương pháp sẽ có cách đọc kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ khác nhau:
Bước 1Mẹ được uống siro chứa 50g đường glucose bất kỳ thời điểm nào trong ngày và thời gian nào sau ăn. Sau 1 giờ NVYT lấy máu tĩnh mạch ở tay mẹ và đo đường huyết:
Nếu chỉ số đường trong máu <140 mg/dl được xem là bình thường.
Nếu chỉ số đường trong máu ≥140mg/dL (7,8 mmol/L), mẹ cần tiếp tục làm nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống để chẩn đoán chính xác.
Bước 2 (nghiệm pháp dung nạp glucose)Thai phụ được lấy máu làm xét nghiệm 4 lần.
Mẹ bầu cần nhịn đói qua đêm ít nhất 8 giờ nhưng không quá 14 giờ. Lúc này NVYT, lấy máu tĩnh mạch ở tay và đo đường huyết lúc đói.
Tiếp theo, mẹ ầu thực hiện uống siro chứa 100g đường glucose vào buổi sáng. NVYT lấy máu sau 1 giờ, 2 giờ và 3 giờ kể từ lúc uống và làm xét nghiệm. Trong quá trình xét nghiệm, mẹ ngồi nghỉ, không hút thuốc, không ăn hoặc uống đồ ngọt.
Tìm hiểu quy trình và cách đọc kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hai bước
Bảng sau đây là tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường thai kỳ. Khi bạn biết cách đọc kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ và thấy có ≥ 2 chỉ số bằng hoặc cao hơn chỉ số quy định là đủ tiêu chuẩn chẩn đoán.
Theo Hội nghị quốc tế Đái tháo đường và Thai nghén lần thứ 4, đề nghị nên sử dụng tiêu chuẩn của Carpenter-Coustan với kiểm tra 100g glucose uống.
O’Sullivan-Mahan
Máu toàn SomogyNelson (mg/dl)
Nhóm dữ kiện ĐTĐ quốc gia
Huyết tương – Tự phân tích (mg/dl)
Carpenter-Coustan
Huyết tương-Glucose oxidase (mg/dl)
Đói 90 105 95
1 giờ 165 190 180
2 giờ 145 165 155
3 giờ 125 145 140
Mẹ cần mất 2 tiếng để hoàn thành xét nghiệm này và được yêu cầu không ăn hoặc uống nước ngọt trong 8 đến 14 giờ trước khi làm xét nghiệm.
NVYT lấy máu tĩnh mạch tay của mẹ để đo đường huyết lúc đói. Tiếp theo mẹ được uống siro chứa 75 g đường glucose và lấy máu đo đường huyết sau 1 giờ và 2 giờ kể từ lúc uống.
Cách đọc kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bất thường đối với dung nạp đường uống 75 gram trong 2 giờ là:
Đường huyết lúc đói ≥ 92 mg / dL.
Đường huyết sau 1 giờ ≥ 180 mg / dL.
Đường huyết sau 2 giờ ≥ 153 mg / dL.
Nếu đường huyết sau 2 tiếng nằm trong khoảng 140-199 mg/dl, mẹ bầu có thể được chẩn đoán đang trong giai đoạn tiền đái tháo đường.
Kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ của mẹ bầu cao hơn giá trị bình thường kể trên có thể là do những nguyên nhân sau:
Mẹ bầu đang bị tiểu đường lâm sàng hoặc tiểu đường thai kỳ.
Ảnh hưởng của một số loại thuốc, ví dụ: Corticosteroid, Dilantin, thuốc lợi tiểu và thuốc điều trị cao huyết áp, thuốc điều trị HIV / AIDS
Mẹ bầu có thể mắc một số bệnh bao gồm: cường giáp, ứ sắt, u tủy thượng thận hoặc hội chứng Cushing.
Ngược lại, lượng đường trong máu thấp cũng xảy ra do tác động của thuốc hoặc các rối loạn trong cơ thể bà bầu, có thể bao gồm:
Thuốc điều trị: đái tháo đường, trầm cảm, tăng huyết áp.
Hội chứng Addison.
Suy giảm chức năng tuyến giáp hoặc tuyến yên.
Các bệnh về gan tụy.
Để kiểm soát đường huyết tốt khi mang thai, mẹ bầu cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
Lối sống bao gồm vận động và dinh dưỡng tiết chế. Đây là nguyên tắc cực kỳ quan trọng giúp mẹ giữ lượng đường trong máu ở mức cho phép. Tuy nhiên, dinh dưỡng tiết chế không có nghĩa là mẹ cần giảm cân khi mang thai. Bởi vì cơ thể mẹ cần năng lượng và dinh dưỡng để hỗ trợ thai nhi phát triển. Bác sĩ sẽ khuyến cáo những loại thức ăn và mục tiêu tăng cân dựa trên cân nặng của mẹ trước mang thai.
Nguyên tắc cơ bản nhằm góp phần kiểm soát chặt chẽ tiểu đường thai kỳ đó là kế hoạch và chế độ dinh dưỡng.
Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ có khẩu phần lớn là trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt. Đây là những thực phẩm giàu dinh dưỡng và chất xơ, ít chất béo, calo và hạn chế nạp thêm đường. Bên cạnh đó, mỗi ngày mẹ cần chia ra 3 bữa ăn chính và 3 bữa ăn phụ nhằm tránh hạ đường huyết ban đêm và trước các bữa ăn.
Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ có khẩu phần lớn là trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt
Hoạt động thể chất thường xuyên đóng một vai trò quan trọng trong kế hoạch chăm sóc sức khỏe của mọi phụ nữ trước, trong và sau khi mang thai. Tập thể dục làm giảm lượng đường trong máu của mẹ. Ngoài ra nó còn có thể giúp giảm một số khó chịu thường gặp khi mang thai như đau lưng, chuột rút cơ, táo bón và khó ngủ…
Theo khuyến cáo, mẹ nên tập thể dục mức độ vừa phải 30 phút từ 5-7 ngày trong tuần. Đi bộ, bơi lội, yoga là những sự lựa chọn tốt khi mang thai. Thời gian rảnh có thể làm việc nhà hoặc làm vườn cũng được xem là có vận động.
Nếu chế độ ăn uống và tập thể dục không đủ để kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở mức cho phép, mẹ có thể cần tiêm insulin để giảm lượng đường trong máu. Trên thực tế có từ 10% đến 20% phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ cần insulin để đạt được chỉ số đường huyết mục tiêu.
Mẹ cần được đo đường huyết mao mạch nhiều lần mỗi ngày tại nhà hoặc nơi làm việc để điều chỉnh liều insulin điều trị thích hợp.
Mẹ nên tầm soát bệnh tiểu đường từ 6 đến 12 tuần sau khi sinh con và cứ sau 1 đến 3 năm. Đối với hầu hết phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ, bệnh tiểu đường sẽ biến mất ngay sau khi sinh. Khi chỉ số đường không trở về bình thường, bệnh được gọi là tiểu đường loại 2.
Trên thực tế, ngay cả khi bệnh tiểu đường biến mất sau khi sinh con, một nửa số phụ nữ có tiểu đường thai kỳ sẽ phát triển thành bệnh tiểu đường loại 2 sau này. Điều quan trọng đối với một phụ nữ đã bị tiểu đường thai kỳ là tiếp tục tập thể dục và ăn một chế độ ăn uống lành mạnh sau khi mang thai để ngăn ngừa hoặc trì hoãn mắc bệnh tiểu đường loại 2. Mẹ cũng nên nhắc kiểm tra lượng đường trong máu từ 1 đến 3 năm một lần.
Kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ phản ánh lượng đường trong máu của mẹ. Nếu mẹ vẫn còn băn khoăn hoặc lo lắng về kết quả, mẹ nên tìm gặp bác sĩ để tư vấn cụ thể. Tiểu đường thai kỳ là vấn đề sức khỏe dễ quản lý. Nếu kiểm soát lượng đường trong máu tốt, tuân thủ theo hướng dẫn, hầu hết mẹ đều có thai kỳ bình thường và sinh con khỏe mạnh.
Thai Giáo Cho Con
Tuy nhiên, dường như trẻ mới sinh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nếu nghe những âm thanh mà chúng được nghe khi còn ở trong bụng mẹ. Vì vậy mà, việc cho bé nghe nhạc trong thai kỳ thường được khuyến khích.
Ngoài ra, các âm thanh lớn chẳng hạn như âm thanh ở buổi hòa nhạc có thể làm em bé căng thẳng một chút, dù đối với em bé, nó không đủ lớn để làm hỏng thính giác. Nhưng sự căng thẳng định kỳ có thể giúp bé tăng khả năng đối phó với sự căng thẳng sau khi ra đời.
Hãy cho bé nghe nhạc. Ảnh Internet
Nhà nghiên cứu Rick Gilmore từ Đại học bang Pennsylvania cũng cho biết rằng, âm nhạc có thể làm phong phú thêm môi trường sống của thai nhi. Trước đây thì nhạc Mozart được xem là loại nhạc lý tưởng để kích thích sự phát triển não bộ của thai nhi, nhưng giờ đây, dường như bất cứ sự tiếp xúc với âm nhạc nào trước khi sinh cũng có thể tác động đến em bé.
Bạn lưu ý, không nên dùng tai nghe đặc biệt cho bụng bầu vì khi áp tai nghe vào bụng, bạn sẽ khó kiểm soát được âm lượng. Mà môi trường nước ối có khả năng khuếch đại âm thanh, nếu tiếp xúc với âm lượng lớn quá lâu, thính lực của bé có thể bị ảnh hưởng.
Nếu điều kiên không cho phép bạn nghe loa ngoài cùng với bé, thì việc đặt tai nghe trực tiếp lên bụng cũng nên hạn chế và giới hạn thời gian cũng như âm lượng (âm lượng không quá 60 decibel, với thời lượng không quá 20 phút 1 lần nghe và nghe không quá 2-3 lần 1 ngày).
Luôn cẩn trọng khi dùng tai phone cho bụng bầu. Ảnh Internet
3. Đọc truyện cho bé ngheNhững giọng nói và kiểu âm thanh quen thuộc sẽ dạy bé sự thoải mái khi đang còn trong bụng mẹ, và sẽ giúp trấn an bé sau khi con sinh ra. Việc này sẽ rất hữu ích vào những thời điểm trẻ quấy khóc hoặc những đêm con không muốn ngủ.
Thông thường, thai nhi sẽ nghe rõ giọng của mẹ nhất. Tuy nhiên bất cứ ai muốn có sự kết nối và trở thành một phần quen thuộc đối với cuộc sống của bé sau khi sinh cũng có thể làm điều này bằng cách đọc sách hoặc nói chuyện gần bụng mẹ.
Mặc dù không có gợi ý cụ thể nào về nội dung sách mà mẹ có thể đọc (hoặc thậm chí mẹ không đọc mà chỉ nói chuyện với bé), thì về lâu dài, các mẹ bầu vẫn thấy, cách đọc truyện cho con nghe dễ dàng hơn nhiều so với việc nói chuyện với một người nghe “giấu mặt” – phải không nhỉ!
Đọc truyên cho bé nghe – chắc chắn con sẽ cảm thấy rất thích thú. Ảnh Internet
4. Hãy tạo môi trường sống tốt cho bé ngay từ trong bụng mẹTheo bác sỹ đa khoa Michael Roizen và Mehmet Oz, đồng tác giả cuốn sách “Khi bạn có con”, thì môi trường trong tử cung dạy cho bé những điều được mong đợi ở thế giới bên ngoài khi bé được sinh ra. Điều kiện dinh dưỡng tốt giúp bé cảm nhận được sự đa dạng của thực phẩm, cũng như lập trình các phản ứng trao đổi chất với các tế bào khỏe mạnh.
Ngược lại, tình trạng dinh dưỡng không phù hợp như mẹ ăn ít hoặc không đủ chất, sẽ dạy cho thai nhi rằng “thế giới” khá thiếu thốn. Từ đó, nó sẽ lập trình cho các tế bào lưu trữ calo dưới dạng chất béo để dự trữ, và sẽ khiến trẻ dễ gặp vấn đề về cân nặng sau này.
Mẹ hãy ăn đa dạng thực phẩm để bé cũng cảm nhận được đa dạng thực phẩm. Ảnh Internet
Như vậy, thai giáo cho con không phải là việc quá phức tạp hay khó thực hiện. Những việc làm giúp mẹ thực hành thai giáo cũng khá đơn giản, khó gây nguy hiểm cho bạn hay bé. Vì vậy, bạn có thể kiên trì thực hiện thai giáo để giúp cả bạn và bé được thư giãn, tạo sự kết nối tình cảm từ sớm, cũng như tạo điều kiện cho quá trình chăm sóc bé sau khi sinh được thoải mái, dễ dàng và thuận lợi hơn.
Theo Livestrong
Lily Nguyễn lược dịch
Cập nhật thông tin chi tiết về Khám Thai Như Thế Nào Để Đảm Bảo Một Thai Kỳ Khỏe Mạnh? trên website Avwg.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!