Xu Hướng 9/2023 # Fresh Garden Nguyễn Hoàng: Bánh Ngon Trà Thơm Thu Hút Mọi Thực Khách # Top 15 Xem Nhiều | Avwg.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Fresh Garden Nguyễn Hoàng: Bánh Ngon Trà Thơm Thu Hút Mọi Thực Khách # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Fresh Garden Nguyễn Hoàng: Bánh Ngon Trà Thơm Thu Hút Mọi Thực Khách được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Avwg.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nội dung chính

Giới thiệu Fresh Garden Nguyễn Hoàng

Địa chỉ: Số 36 Nguyễn Hoàng, Mỹ Đình, Hà Nội

Ra mắt từ năm 2011, từ 1 cửa hàng nhỏ trên đường Nguyễn Chí Thanh, Fresh Garden đã vươn xa ngoài sức tưởng tượng. Hiện nay, thương hiệu đã cán mốc 60 cửa hàng trên khắp các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng.

Sự lan tỏa của Fresh Garden là minh chứng cho những chiếc bánh có tâm. Hàng trăm chiếc bánh thơm nức, nóng hổi ra lò mỗi ngày, mẫu bánh đẹp, giá lại phải chăng luôn làm thực khách thích thú như cái tên “fresh” của hãng.

Ảnh: @freshgarden_banhvacaphe

Cho đến nay, ngoài bánh kem, bánh mì tươi, Fresh Garden còn mở rộng sang các sản phẩm đồ uống bổ dưỡng ăn kèm bánh. Mục tiêu của Fresh Garden là mang tới những chiếc bánh, cốc nước đầy đam mê, chất lượng, an toàn cho người dùng.

Ảnh: @freshgarden_banhvacaphe

Cửa hàng Fresh Garden Nguyễn Hoàng là “đứa con sinh sau đẻ muộn” của thương hiệu. Chỉ mới ra mắt từ năm 2023 nhưng cơ sở Nguyễn Hoàng đã thu hút rất nhiều “tín đồ” trà bánh tại Hà Nội. Với không gian thoáng đãng, sạch sẽ, nhân viên tâm huyết, chăm chỉ, Fresh Garden Nguyễn Hoàng hứa hẹn sẽ trở thành điểm đến quen thuộc của nhiều người.

Không gian Fresh Garden Nguyễn Hoàng

Một ưu điểm của cơ sở Fresh Garden Nguyễn Hoàng là không gian rộng. Nằm ngay trên mặt đường Nguyễn Hoàng thoáng đãng, sạch sẽ lại thưa dân cư, nên Fresh Garden có khoảng view ngập ánh sáng cực kỳ “dễ thở”. Nếu so sánh với nhiều cơ sở khác có diện tích hạn chế, vỉa hè chật, chủ yếu phục vụ take – away thì cửa hàng Nguyễn Hoàng có tiềm năng thu hút nhiều khách hơn.

Ảnh: Mami Mot

Biết được ưu thế đó nên cửa hàng sử dụng toàn bộ cửa kính. Nhờ vậy mà khi bạn bước vào sẽ cảm giác không gian rộng và thoáng hơn. Ngay khi vào cửa hàng, bạn chắc chắn sẽ phải dành lời khen ngợi cho quầy bánh chuyên nghiệp của Fresh Garden.

Các loại bánh luôn được phân loại trong tủ chuyên biệt sạch sẽ, bảo quản kỹ lưỡng. Hàng trăm chiếc bánh đẹp mắt, được sắp xếp ngăn nắp nhìn cũng có hảo cảm hơn nhiều.

Ảnh: Minh Thường

Khi order đồ xong, bạn có thể tùy ý lựa chọn 1 góc đẹp trong cửa hàng. Yên tâm là bạn chọn bừa 1 góc thôi cũng có thể cho ra lò những bức ảnh xuất thần. Bàn ghế gỗ đơn giản nhưng thanh lịch, ánh đèn vàng ấm cúng với những ô cửa kính siêu rộng cũng giúp bạn ăn ngon miệng hơn đấy. Không gian của Fresh Garden thích hợp để làm việc, học tập hay đơn giản là thư giãn thả lỏng.

Có gì tại Fresh Garden Nguyễn Hoàng? Menu phong phú hấp dẫn

Ảnh: @freshgarden_banhvacaphe

Bánh kem tươi của cửa hàng thiên về những vị ngọt dịu, chua nhẹ dễ ăn, xóa tan định kiến về bánh sinh nhật vừa ngọt vừa ngấy. Bạn có thể chọn những vị hoa quả tươi như dâu, xoài, chanh leo, vị mứt…

Nếu thích vị truyền thống thì vani hay socola cũng rất ngon miệng. Cốt bánh mềm mịn, ở giữa đều có lớp kem mỏng phết cẩn thận. Bánh vừa vặn và trang trí rất đẹp, nhìn là muốn ăn liền. Nếu bạn muốn tìm bánh sinh nhật, bánh tiệc nhỏ cho gia đình thì nên thử đến Fresh Garden.

Ảnh: Fresh Garden

Còn nếu bạn muốn chọn bánh để thưởng thức tại cửa hàng thì đừng bỏ lỡ những loại bánh quy, bánh cuộn, bánh mì tươi với giá chỉ từ 10.000đ. Hương vị cũng rất phong phú, từ vị bơ dừa, vừng, hạnh nhân đến vị trứng mặn, xúc xích, gà, bơ tỏi, phô mai…

Ảnh: Fresh Garden

Ngoài ra vào các dịp đặc biệt, dịp chuyển mùa, menu Fresh Garden sẽ có thêm những món seasonal thú vị, bạn có thể thử xem sao.

Những món nhất định phải thử tại Fresh Garden Nguyễn Hoàng

Fresh Garden Nguyễn Hoàng là nơi thích hợp để bạn làm việc, thư giãn, gặp gỡ đối tác, vì vậy mà các món “trà chiều”, điểm tâm nhẹ được ưu ái hơn hẳn. Gợi ý của mình là bánh tươi nhân phô mai, bánh sừng bò, bánh sandwich gà hay bánh macaron nếu bạn hảo ngọt.

Ảnh: Fresh Garden

Thi thoảng nếu bạn có buổi gặp gỡ bạn bè đông người thì có thể thử sang pizza của Fresh Garden xem sao. Đảm bảo hương vị đậm đà với vỏ bánh đúng chuẩn sẽ không làm bạn thất vọng. Hai loại pizza xứng đáng để thử là pizza bò bulgogi và pizza gà teriyaki.

Gợi ý bánh kem tươi ngon:

Bánh Macaron Delight Fresh Garden bánh có cốt 3 lớp vani và 2 lớp sô cô la mềm thơm.

Bánh Pink lady Fresh Garden trang trí đẹp mắt, có cốt bánh vani, mứt vải và hoa hồng, đặc biệt phủ trên bánh là hoa hồng khô đẹp mắt.

Bánh Sweet Autumn Fresh Garden vị ngon mềm, màu trắng tinh khôi, có 3 lớp vani, sô cô la, nhân kem tươi.

Bánh Tasty Love Fresh Garden đặc biệt, trang trí đẹp mắt, với các hình trái tim, hình tròn, bánh quy Oreo rất ấn tượng.

Gợi ý bánh mì tươi ngon:

Sandwich gà, bánh xếp lớp xúc xích, bánh sừng bò vàng, bánh giăm bông sốt tiêu, Sandwich giăm bông phô mai, bánh mỳ tươi xúc xích phô mai, bánh nhân kem vani, bánh tươi cuộn xúc xích.

Đánh giá về chất lượng phục vụ

Mới mở chưa được bao lâu nên nhân viên tại Fresh Garden Nguyễn Hoàng chủ yếu là các bạn trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm. Nhưng với tôn chỉ hoạt động bằng cái “tâm”, toàn bộ nhân viên của Fresh Garden đều được training kỹ lưỡng.

Ảnh: Fresh Garden Bánh

Một điều đáng khen là Fresh Garden cũng chiêu mộ, đào tạo được đội ngũ thợ bánh lành nghề, chăm chỉ, không ngừng học hỏi để cải thiện chất lượng bánh. Từ khâu nguyên liệu đầu vào, đến các bước làm bánh, đóng gói, bảo quản bánh trong ngày, nhân viên của Fresh Garden đều nắm chắc và làm tận tâm.

Ảnh đại diện thuộc bản quyền của Fresh Garden Bánh và Cà phê

Đăng bởi: Nguyễn Quỳnh Như

Từ khoá: Fresh Garden Nguyễn Hoàng: bánh ngon trà thơm thu hút mọi thực khách

Bột Làm Bánh Trung Thu Dẻo Thơm Ngon Nhất

Bột làm bánh trung thu dẻo là bột như thế nào?

Bột bánh dẻo là một loại bột khá đặc biệt, khi làm bánh không cần xử lí qua nhiệt độ và có thể sử dụng ngay sau khi đã được đóng bánh. Bột dẻo chính là loại bột nếp được làm từ bỏng nếp sau khi đã được rang chín, người ta đem đi nghiền thành một thứ bột mịn, có màu trắng và thơm lừng mùi gạo nếp.

Tuy cách làm của loại bột này khá đơn giản, tuy nhiên bạn sẽ khó khăn trong việc tự làm ra bột bánh dẻo bởi nếu không có kĩ thuật bạn sẽ làm bột nếp bị ngả màu và bánh không còn giữ được màu trắng tinh khôi vốn có. Lưu ý khi mua bột bánh dẻo bạn nên hỏi kỹ người bán bột loại bột dẻo đã được rang chín hay chưa, nếu như loại bột chưa rang chín sẽ dễ khiến bạn bị đau bụng.

Cách làm trung thu dẻo nhân sầu riêng ngon:

Nguyên liệu cần chuẩn bị

+ Phần nước đường làm bánh dẻo:

1 kg đường phèn (bạn có thể thay thế bằng 1.1kg đường kính trắng)

1,2 lít nước lạnh

30ml nước cốt chanh

+ Phần bột làm bánh trung thu dẻo:

460g bột bánh dẻo (bột nếp rang)

1,1l nước đường

1 tsp nước hoa bưởi

+ Phần nhân bánh dẻo:

200g đậu xanh cà vỏ

200g sầu riêng chín xay mịn

160g đường trắng

60g dầu dừa

Một chút bột mì

Tiến hành làm bánh dẻo nhân sầu riêng

Bước 1: Nấu nước đường làm bánh:

Bước 2: Làm nhân bánh:

Đổ nước cho ngập đậu xanh rồi nấu đậu như nấu cháo, nấu đến khi đậu chín nhừ.

Khi đậu vẫn còn chút nước thì tắt bếp, chờ đậu nguội bớt rồi cho vào máy xay, xay nhuyễn

Đổ đậu vào chảo chống dính cho dầu ăn và đường vào khuấy đều cho hòa vào đậu (dầu ăn chia làm ba phần lần lượt cho vào đậu, trong lúc đậu còn hơi loãng).

Sau đó cho tiếp sầu riêng xay đảo đều tay cho hòa nguyện vào bột, tiếp theo cho ít bột mì pha loãng vào.

Đảo đậu liên tục, đến khi phần đậu dẻo mịn vo thành cục không chảy khi để xuống cho nguội.

Bước 3: Làm vỏ bánh:

Nước đường + dầu ăn + nước hoa bưởi cho hết vào 1 cái âu to.

Sau đó cho bột từ từ vào, dùng phới trộn đều. Cứ như thế vừa cho bột vừa trộn cho đến hết phần bột. Khi trộn xong bột bánh rất mịn.

Lấy màng bọc thực phẩm bọc bột lại để ít nhất 6 tiếng hay qua đêm cho bột nở trước khi làm bánh.

Bước 3: Làm bánh:

Cho vỏ bánh vào khuôn, sau đó cho nhân vào rồi đóng bánh.

Lời kết: Qua bài viết này chắc chắn bạn sẽ chọn được loại bột làm bánh trung thu dẻo ngon nhất rồi. Khi đã có loại bột tốt thì món bánh sẽ không thể kém đi phần ngon rồi nhỉ.

Đăng bởi: Lê Huỳnh Như

Từ khoá: Bột làm bánh trung thu dẻo thơm ngon nhất

8 Đặc Trưng Trong Ẩm Thực Nhật Bản Chinh Phục Mọi Thực Khách

Sự giao thoa giữa các nền ẩm thực 

Ẩm thực Nhật Bản nổi tiếng bởi sự cầu kỳ trong cách chế biến và trang trí món ăn. Đặc điểm này được hình thành từ việc tiếp xúc với nhiều nền văn hóa ẩm thực trên thế giới như Trung Quốc, phương Tây trong một thời gian dài. 

Tuy vậy, ẩm thực Nhật Bản vẫn giữ được những nét truyền thống vốn có và kết hợp một cách tinh tế, hài hòa giữa các món ăn Nhật với các món ăn nước ngoài. Điều này lý giải vì sao đôi khi trên bàn ăn của người Nhật lại có thêm xúc xích, bánh mì hay thói quen uống cà phê vào buổi sáng của người Nhật.

Sự pha trộn hài hòa trong ẩm thực Nhật Bản

Nguyên tắc đảm bảo dinh dưỡng trong văn hoá ẩm thực Nhật Bản

Trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản, các món ăn tuy ít calo nhưng đều đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Chế độ dinh dưỡng chuẩn ẩm thực Nhật Bản được gọi là “ichi ju san sai”, nghĩa là “1 súp, 3 món, ăn với cơm”. Chế độ này được đặt ra bởi các võ sĩ thời Muromochi. Đặc biệt, người Nhật rất chú trọng đến độ tươi ngon từ nguyên liệu cho đến cách chế biến. Những nguyên liệu chính thường được sử dụng là rau củ, đậu nành, các loại thuỷ hải sản,… 

Ẩm thực Nhật Bản không những đáp ứng nhu cầu ăn ngon mà còn đảm bảo sức khỏe

Ý nghĩa đặc biệt của mỗi món ăn

Mỗi món ăn Nhật Bản đều ẩn chứa một ý nghĩa riêng gửi đến người thưởng thức, chẳng hạn như:

Rượu sake: giúp trừ tà khí và kéo dài tuổi thọ

Món đậu phụ: thể hiện cho lời chúc sức khỏe

Món trứng cá tuyết nướng: chúc gia đình đông vui hơn

Món tôm: Tượng trưng cho sự trường thọ, lưng tôm càng cong càng sống lâu

Món sushi cá tráp biển: thay cho lời chúc thịnh vượng, sung túc

Triết lý trong ẩm thực Nhật Bản

Văn hóa ẩm thực Nhật Bản hầu hết đều tuân theo một triết lý chung là “tam ngũ” gồm ngũ pháp, ngũ sắc, ngũ vị.

Ngũ pháp: chiên, hấp, ninh, nướng và ăn sống

Ngũ sắc: đỏ, đen, trắng, xanh và vàng

Ngũ vị: chua, cay, mặn, đắng và ngọt

Món ăn đặc trưng của Nhật Bản luôn mang hương vị tinh khiết của nguyên liệu như đậu nành, cá, rong biển, rau củ và gạo, hạn chế việc sử dụng các loại gia vị. Các món ăn được người đầu bếp sắp xếp tinh tế, khéo léo, hài hòa giữa màu, mùi và vị. Đây cũng chính là lý do khiến các món ăn ẩm thực Nhật Bản có mùi vị riêng, không giống bất kỳ nơi nào trên thế giới.

Triết lý riêng biệt đầy cuốn hút của các món ăn Nhật Bản

Phong cách ăn uống theo mùa của người Nhật

Nhật Bản có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông rõ ràng nên các món ăn Nhật cũng thay đổi nguyên liệu theo mùa sao cho ngon và bổ dưỡng nhất. Mỗi mùa lại có những món ăn đặc trưng rất riêng. Nhờ đó, Nhật Bản thu hút được rất nhiều khách du lịch trên thế giới.

Vào mùa xuân, người Nhật thường ăn món cá shirouo và bánh gạo anh đào, bánh sakura mochi bởi đây là những món đánh dấu sự kết thúc của mùa đông lạnh giá. 

Vào mùa hè thì những món ăn có tính mát như món lươn, cà tím nước, các loại mì lạnh, món ăn chế biến từ đậu hũ… rất được ưa chuộng. Chúng giúp xoa dịu đi cái nắng của mùa hè, mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu.  

Hương vị 4 mùa trong ẩm thực Nhật Bản tạo nên nét đẹp đặc trưng và nổi bật

Vào mùa thu, món khoai lang nướng, bánh namagashi hình quả hồng, hình bạch quả tạo nên nét đặc trưng cho mùa này. Đặc biệt, vào tháng 9, những món ăn như dưa chuột, măng… được rất nhiều người lựa chọn. 

Khi gió lạnh của mùa đông tràn về, người Nhật sẽ ăn canh oden, ăn lẩu hay chè đậu đỏ nóng hoặc các loại quýt, loại quả tượng trưng cho mặt trời để xua tan đi sự lạnh lẽo. Tuy nhiên món ăn có hình tuyết cũng được rất nhiều người yêu thích.

Những món ăn này còn được người Nhật làm món quà tặng năm mới với mong muốn mang lại may mắn

Ngoài ra, ở Nhật, bạn có thể trải nghiệm phong cách ăn uống thay đổi theo mùa qua cách thưởng thức món ăn như là “Hashiri”- ăn những nguyên liệu hoặc món ăn đầu tiên bắt đầu xuất hiện đầu mùa và “名残り- tàn” thưởng thức lại lần nữa vào cuối mùa.

Văn hoá trên bàn ăn của người Nhật

Người Nhật đề cao tính phép tắc và quy chuẩn trong cả các bữa ăn. Trước khi ăn, họ dùng thành ngữ “Itadakimasu” có nghĩa là “Xin mời”, hàm ý xin phép người nấu và cảm ơn trước khi ăn. Sau khi ăn, họ dùng thành ngữ “Gochiso sama deshita” có nghĩa là “Cảm ơn vì món ăn ngon”. Khi rót rượu sake, phải rót cho người khác trước đến khi dốc cạn chai thì mới rót đến mình. Ngoài ra, người Nhật cũng dùng bia, rượu soju trong bữa ăn. 

Quy tắc ứng xử trên bàn ăn của người Nhật

Nếu cần dùng xì dầu, bạn không nên đổ trực tiếp lên đồ ăn mà nên đổ vào một cái bát nhỏ rồi nhúng đồ ăn vào đó. Khi ăn canh bạn có thể nâng bát lên miệng để húp trực tiếp, nên bỏ đũa xuống khi bưng bát lên, không nên vừa cầm đũa vừa bưng bát để ăn. Một điểm lưu ý nữa là bạn không nên để thừa lại đồ ăn trong bát.

Người Nhật thường ưa chuộng loại bát đĩa nhiều hoa văn và màu sắc với chất liệu chủ yếu là đồ gốm cổ và sơn mài. Ngoài ra, việc lựa chọn bát đĩa dùng trong bữa ăn cũng có thay đổi theo các mùa trong năm. 

Trình tự phục vụ các món ăn Nhật

Muốn thưởng thức bữa ăn đúng chuẩn Nhật Bản bạn cần phải thưởng thức các món ăn theo đúng trình tự nhất định. Đầu tiên sẽ là món khai vị như sashimi cá ngừ, tôm, cá hồi,… được bày trí trên khay gỗ. Tiếp theo sẽ là một món súp miso rồi đến các món ăn chiên hoặc nướng. Sau đó là sushi ăn kèm với rau dưa, cuối cùng là một bát cơm gohan.

Sushi – tinh hoa ẩm thực Nhật Bản

Nhắc đến ẩm thực Nhật Bản, không thể bỏ qua món Sushi. Trải qua bao thăng trầm, biến cố lịch sử của Nhật Bản, sushi luôn hiện hữu trong mỗi bữa ăn của người Nhật và là biểu tượng, là món ăn đại diện của quốc gia này. Tuy có sự biến tấu về thành phần và hương vị nhưng nó vẫn giữ trọn vẹn được cái hồn của người Nhật, của văn hóa ẩm thực Nhật Bản lâu đời. Nhờ đó giúp tạo nên nét đặc trưng của quốc gia này mà không tìm được ở quốc gia nào khác.

Sushi – tinh hoa ẩm thực Nhật Bản

Mang trong mình hương vị của thiên nhiên như nhiều món ăn Nhật Bản, sushi được làm bằng nhiều nguyên liệu khác nhau phù hợp với mỗi mùa. 

Mùa xuân phổ biến với sushi hải sản được làm từ cá biển (sayori), sò trứng Nhật Bản (tỏi – gai),…

Mùa hè thường có sushi awabi (được làm từ bào ngư),… 

Mùa thu có món sushi chính là: Kohada (làm từ cá trích, hay cá mòi chấm),… 

Mùa đông là sushi hải sản ika (làm từ cá mực), tako (làm từ bạch tuộc),… 

Ngoài những món sushi được ăn theo mùa, bạn cũng có thể ăn thêm nhiều món sushi quanh năm khác như tamago làm từ trứng,…

Đăng bởi: Vĩnh Quách

Từ khoá: 8 đặc trưng trong ẩm thực Nhật Bản chinh phục mọi thực khách

Trà Sữa Ding Tea: Menu, Bảng Giá Review Hương Vị Trà Sữa Thơm Ngon

2.952

Ding Tea là thương hiệu trà sữa có xuất xứ từ Đài Loan, luôn có mặt ở hầu khắp mọi nơi trên thế giới. Ding Tea luôn sánh ngang với nhiều thương hiệu trà sữa khác như Gong Cha, Tocotoco, The Alley, Bobapop, R&B.

Không thua kém các thương hiệu đến từ “đất nước mẹ Đài Loan” mà ngược lại Trà sữa Ding Tea luôn khẳng định được đẳng cấp, sự chuyên nghiệp và tầm quan trọng của mình trên thị trường. Trên khắp các châu lục, Ding Tea có hơn 600 cửa hàng như ở Malaysia, Indonesia, Nhật Bản, Myanmar, Brunei.

Nhãn hiệu Ding Tea tại Việt Nam được thành lập vào tháng 10 năm 2013, với hơn 100 cửa hàng trên toàn quốc. Dù có những loại trà ra đời trước Ding Tea nhưng thương hiệu này vẫn được coi là “hot” với hầu hết các bạn trẻ Việt.

Các cô gái và chàng trai thường rủ nhau đến các cửa hàng Trà sữa Ding Tea Sau giờ học cùng nhau nhâm nhi tách trà mát lạnh thì còn gì bằng. Ở đâu có Ding Tea, có những tiếng cười hả hê, có những giây phút uống rượu tán gẫu thỏa thích.

Vị trà sữa của Ding Tea thực sự đã ngấm vào “máu” của một số bạn trẻ. Nếu bạn không thưởng thức một tách trà mỗi ngày, bạn đang thiếu một thứ gì đó. Nhưng liệu Ding Tea có phải chỉ dành cho giới trẻ? Bây giờ hương vị của Ding Tea đã đậm đà hơn trước rất nhiều.

Mỗi hương vị đều được chế biến tinh xảo, thể hiện sự chăm chút của thương hiệu Trà sữa Ding Tea cho nhu cầu uống của mọi lứa tuổi.

Đó là lý do tại sao Trà Đinh không chỉ phù hợp với giới trẻ mà còn là thức uống bổ dưỡng cho các bà, các mẹ, các cô, các chú, các bác.

Trà sữa Ding Tea vừa là thức uống bổ dưỡng, vừa có hương vị đậm đà nên chắc chắn sẽ là món quà ý nghĩa để bạn dễ dàng thể hiện sự quan tâm của mình dành cho các thành viên trong gia đình.

Trà sữa Ding Tea mang đến menu đa dạng

Một trong những lý do mà các thương hiệu Trà sữa Ding Tea có khả năng “níu chân” nhiều thực khách chính là thực đơn đa dạng. Ngoài trà sữa và trà xanh, Ding Tea còn có nhiều hương vị khác như vị trái cây tươi, trà trái cây, cà phê, kem sữa chua.

Đồ uống tại Ding Tea bao gồm: trà sữa ô long, trà sữa hoa nhài, trà xanh sữa, trà sữa mật ong, trà sữa trân châu, trà thạch nha đam, thạch pudding, hạt dẻ, đường đen, vani, đậu đỏ. Hương vị trà xanh tại Ding Tea là những món ấn tượng như trà xanh Hokkaido, trà xanh Nhật Bản đậu đỏ, Pudding trân châu.

Các món chè Đài Loan đặc biệt không nên bỏ qua như chè lam, chè đỏ, chè xanh lài, chè ô long. Bên cạnh đó, hương vị trái cây cũng mang đến sự thú vị cho mỗi thực khách từ trà đen, trà xanh với nhiều loại trái cây như dâu, cam, dứa, xoài, đào, mận, bưởi, vải, nho,… chanh dây.

Không chỉ có đồ uống mát lạnh, đồ uống nóng hổi tại Ding Tea còn hút hồn nhiều khách với trà gừng, trà sữa gừng. Kem mousse tại Ding Tea bạn chỉ cần thử một lần là nhớ mãi bởi hương vị thơm ngon từ trà xanh, khoai môn, cà phê, trà đen hay socola.

Nhãn hiệu Trà sữa Ding Tea là một trong những cái tên đáng chú ý trong các thương hiệu trà sữa có không gian thiết kế ấn tượng tại Việt Nam. Phòng trà Ding Tea luôn mở ra một không gian hiện đại, thoáng mát để mọi người có thể thư giãn, nghỉ ngơi sau mỗi giờ làm việc căng thẳng.

Bước chân vào một không gian thoáng mát và sang trọng như vậy, không ai là không hài lòng ngay. Chính vì vậy mà nhiều bạn trẻ mỗi lần đến quán trà sữa Ding Tea đều tay không chụp choẹt một bộ ảnh “tiếc rẻ mất view đẹp”.

Điều quan trọng nhất là đội ngũ nhân viên phục vụ tại Ding Tea rất nhiệt tình, chuyên nghiệp, phục vụ nhanh chóng và vô cùng lịch sự với khách hàng. Chính vì lý do này mà Trà sữa Ding Tea luôn được khách hàng cộng điểm xứng đáng.

Mọi người yêu thích Ding Tea và “săn lùng” khắp nơi. Hơn ở các thành phố lớn như Sài Gòn, số lượng người tiêu dùng chè đông hơn ở nông thôn.

Ở mỗi con phố, phía sau mỗi dãy phố, người ta lại thấy những ngôi nhà với ánh đèn lung linh huyền ảo có chữ Ding Tea nổi bật giữa thành phố. Ai cũng biết khi vui hay dù buồn cũng có thể gửi gắm tâm hồn mình về nơi ấy …

62 Nguyễn Văn Cừ, Q.1, TP. Hồ Chí Minh

105A Trương Định, Q.3, TP. Hồ Chí Minh

45B Cao Thắng, P.3, Q.3, TP. Hồ Chí Minh

129 Nguyễn Thị Thập, P.Tân Hưng, Q.7, TP. Hồ Chí Minh

471 Lý Thái Tổ, P.9, Q.10, TP. Hồ Chí Minh

66G Hoàng Diệu 2, P. Linh Trung, Q. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

972 Quang Trung, P.4, Q.Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

5 Vườn Lài, Hòa Thạnh, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh

122 Phan Xích Long, P.2, Q.Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh

133 Lê Thị Hà, Tân Xuân, Huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh

Yên Tử

Đăng bởi: Khánh Huyền

Từ khoá: [Review] Trà sữa Ding Tea: Menu, bảng giá review hương vị trà sữa thơm ngon

Những Điểm Đến Busan Cực Thu Hút Khách Du Lịch

1. Đảo Oryukdo – Điểm đến du lịch Busan nổi tiếng

Để ngắm cảnh biển đẹp ở Busan thì không thể không nhắc tên đảo Oryukdo. Khung cảnh ở đảo Oryukdo yên bình nhẹ nhàng, đẹp không kém gì đảo Jeju.

Đặc biệt từ năm 2012, cục du lịch văn hoá Hàn Quốc quyết định xây dựng đường đi bộ trên không để du khách có thể ngắm nhìn khung cảnh của đảo Oryukdo từ trên cao. Đây cũng chính là địa điểm sống ảo được yêu thích của nhiều bạn trẻ đấy.

2. Chùa Haedong Yonggungsa

Đây là ngôi chùa rất đẹp, phải nói là đẹp nhất của Busan nằm trên một vách đá hướng ra biển. Chùa được xây dựng vào năm 1376 với kiến trúc cực độc đáo.

Ngoài vẻ đẹp mê hồn, chùa Haedong Yonggungsa còn nổi tiếng linh thiêng, tượng Hakeupbul dành cho những ai muốn cầu nguyện về công việc, tượng Deuknambul để xin về đường con cái.

Đặc biệt, nơi ngắm cảnh từ chùa đẹp nhất là đoạn nghỉ chân giữa cầu thang 108 bậc, các bạn vừa có thể phóng mắt ngắm cảnh biển bao la, vừa có thể nghe được tiếng sóng vỗ rì rầm và tha hồ hít căng lồng ngực không khí trong lành.

3. Nhà thờ Jukseong Dream Church

Đây thực chất không phải là một nhà thờ mà như một phim trường để quay bộ phim Dream siêu nổi tiếng mà có anh Kim Bum đẹp trai rụng rời “mài công khổ luyện” để trở thành đấu sĩ đấm bốc. Bên trong còn có một nơi để trưng bày về phim Dream cũng như có một tượng anh Kim Bum cho các fan tranh thủ selfie.

4. Thủy cung SEA LIFE Busan Aquarium – Điểm đến Busan thu hút

Không gian mờ ảo, SEA LIFE Busan Aquarium là địa điểm sống ảo lý tưởng ở Busan. Ngoài chụp hình sống ảo ra thì còn nhiều hoạt động đáng để thử như xem biểu diễn người cá, xem biểu diễn cho cá mập ăn, ngắm cá đuối khổng lồ, ngồi tàu trong suốt.

5. Tháp Busan

Để ngắm toàn thành phố thì nhất định bạn không được bỏ qua tháp Busan. Là toà tháp cao thứ nhì Hàn Quốc sau tháp Namsan của Seoul, tháp Busan cao gần 118m chỉ sử dụng cho mục đích giải trí và không có bất kì thiết bị truyền tải nào như các tháp khác.

Tầng chính có thể quan sát toàn cảnh, nơi đây còn có một quán cà phê nhỏ để du khách có thể vừa nhâm nhi tách cà phê vừa đắm mình trong không gian bao la cuuar thành phố, nó hoạt động trong giờ hành chính thông qua hai thang máy tốc độ cao.

6. Bãi biển Hauendae – Điểm đến ở Busan

Bãi biển Hauendae là một trong những bãi biển nổi tiếng nhất Busan nhờ có bãi cát trắng mịn, nước biển trong xanh. Ở đây còn có nhiều hoạt động thú vị diễn ra thường xuyên như triễn lãm tranh bằng cát hay lướt ván, kéo co… cho bạn thỏa sức trải nghiệm.

7. Làng văn hóa Gamcheon

Từng là khu ổ chuột, giờ đây làng Gamcheon khoác lên mình một bộ áo mới với hàng trăm ngôi nhà đủ màu.

Những ngôi nhà nho nhỏ đủ màu xen kẻ nhau, đường đi giữa những ngôi nhà được xếp thành từng bậc câu thang hoặc dốc cao vút, đủ để bạn lạc lối mỏi mệt và chụp những bức ảnh xinh xắn.

Đăng bởi: Phú Lê Thiên

Từ khoá: Những điểm đến Busan cực thu hút khách du lịch

Cách Làm Bánh Hành Thơm Ngon Nóng Hổi

Cách làm bánh hành (cách 1)

Nguyên liệu

200 gam bột mì

Hành lá

Ớt tươi

Gia vị: hạt nêm, xì dầu, dầu ăn, muối

Cách làm

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Đầu tiên, bạn lọc bột mì qua rây để bột được mịn hơn, tránh tình trạng bột vón cục khi nhào. Hành lá rửa sạch, thái nhỏ. Ớt rửa sạch, tách bỏ hạt và thái nhỏ giống hành lá. Tiếp bạn cho 200 gam bột mì vào một cái tô to, thêm nửa muỗng cà phê muối, nửa muỗng cà phê hạt nêm rồi dùng đũa trộn đều các nguyên liệu này. Cho nước ấm khoảng 30 độ C từ từ vào tô bột, lấy đãu khuấy đều, nhào phần bột cho tới khi được một khối, thấy không dính tay là được. Ban nhớ để chừa khoảng 1/3 chén nhỏ bột mì để làm áo bánh.

Bước 2: Chiên bánh

Bạn cho phần hành lá thái nhỏ vào phần bột, nhào sơ để hành lá bám đều trên mặt bột. Rải chén bột mì khô chừa lại lúc nãy lên mặt phẳng như bàn hoặc thớt sạch, chia hỗn hợp bánh hành ra nhiều phần nhỏ và tiến hành cán bột thành những miếng bánh mỏng. Thực hiện lần lượt cho tới khi hết sốt bột đã chuẩn bị. Cho dầu ăn vào chảo, đun nóng rồi cho từng miếng bánh hành vào. Chiên cho tới khi bánh vàng đều hai mặt thì vớt ra, để trên giấy thấm dầu. Bạn nhớ chiên nhanh tay vì bánh khá mỏng nên dễ bị cháy.

Bước 3: Trình bày

Bạn cho một chút xì dầu cùng ớt thái nhỏ vào trong chén, khuấy đều để dùng làm nước chấm. Khi dùng dọn lên cùng dĩa bánh hành và bắt đầu thưởng thức được rồi. Bánh hành không cầu kỳ nhưng lại có mùi thơm của hành cùng cái giòn tan của bột chiên, đơn giản nhưng mang lại hương vị vô cùng tuyệt với. Trong những ngày tụ họp gia đình mà có một phần bánh hành dùng thì còn gì bằng.

Cách làm bánh hành (cách 2)

Nguyên liệu

300 gam bột mì

100 g hành lá

1 chén nước sôi

1/2 chén nước lạnh

Gia vị: dầu ăn, muối

Cách làm

Bước 1: Nhào bột

Bạn cho phần bột mì vào tô, thêm một muỗng muối. Sau đó cho phần nước ấm từ từ vào tô và dùng tay nhào thật đề để bột quyện vào nhau thành một khối mềm mịn. Khi đã nhào xong, bạn lấy màng bọc thực phẩm phủ kín tô bột, để bột nghỉ trong vòng 30 phút. Khi đã hết 30 phút, bạn lấy phần bột này ra, nhào sơ lại một lần nữa rồi cán dẹp. Thoa một lớp dầu ăn lên bột và rắc hành lên sao cho dàn trải đều trên khắp mặt bột. Cuối cùng cuốn bột lại thành một cuộn dài.

Bước 2: Chiên bánh

Bạn chia phần bột đã cuộn lại thành những nắm bột nhỏ bằng nhau. Tiếp theo, dùng tay nắn thành những miếng bánh tròn, dày khoảng 0,5 cm là vừa. Bắc một cái chảo lên bếp, cho vào khoảng 3 muỗng dầu ăn. Đợi khi dầu sôi thì bạn cho bánh từ từ vào, chiên tới khi bánh hành vàng đều hai mặt thì tắt bếp. Vớt bánh ra, để trên giấy thấm dầu.

Bước 3. Trình bày

Xếp bánh ra dĩa dọn kèm nước chấm tùy thích, có thể là nước tương, tương ớt hay tương cà dều được, tùy theo khẩu vị của mỗi gia đình. Bánh hành ngon nhất là khi ăn nóng, lớp vỏ bánh n1ong hổi, giòn giòn hóa quyện cùng mùi thơm nồng, đặc trưng của hành lá, tất cả tạo nên một món ăn vặt độc đáo. Đảm bảo gia đình bạn từ người lớn cho tới trẻ nhỏ đều sẽ yêu thích món ăn vặt này vô cùng.

Theo Ngon.online tổng hợp

Đăng bởi: Lương Thị Luyến

Từ khoá: Cách làm bánh hành thơm ngon nóng hổi

Cập nhật thông tin chi tiết về Fresh Garden Nguyễn Hoàng: Bánh Ngon Trà Thơm Thu Hút Mọi Thực Khách trên website Avwg.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!