Bạn đang xem bài viết Du Lịch Chùa Một Cột Hà Nội Cách Đi, Điểm Tham Quan, Lưu Ý được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Avwg.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Giới thiệu chung về chùa Một Cột
Chùa Một Cột được xây dựng từ năm 1049, vào thời vua Lý Thái Tông.
Chùa Một Cột được xây dựng gắn liền với giấc mơ của vua khi thấy Phật Quan m tọa trên đài sen tỏa ảnh hào quang rực rỡ.
Tên của chùa theo tiếng Hán – Việt là Nhất Trụ Tháp.
Chùa còn có tên gọi khác là Liên Hoa Đài hay Diên Hựu Tự.
Địa chỉ: Phố Chùa Một Cột, quận Ba Đình, Hà Nội hoặc bạn có thể tham khảo bản đồ sau:
Đây là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam nói riêng và toàn bộ Châu Á nói chung. Là biểu tượng tâm linh lâu đời của người dân Hà Nội.
2. Cách đi đến chùa Một Cột và giá véKiến trúc độc đáo của chùa Một Cột
Giá cho một chuyến taxi cũng khá rẻ chỉ từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn phụ thuộc vào độ xa gần mà bạn di chuyển.
3. Điểm tham quan khi đến chùa Một CộtCó khá nhiều địa điểm tham quan hấp dẫn dành cho du khách khi đến chùa Một Cột như:
3.1. Kiến trúc của chùa Một CộtKhông hổ danh là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất đất Việt, chùa Một Cột có hình vuông, toàn bộ được xây dựng bằng gỗ. Mái được lợp ngói và nằm trên trụ đá cao 4m, đường kính 1,2m. Phần thân trên có 8 cánh gỗ nhìn như bông sen đang nở.
Kiến trúc độc đáo của chùa Một Cột
Để lên đến chùa Một Cột, du khách phải đi qua 13 bậc thang có kiến trúc cổ kính. Hai bên là tường gạch có bia đá ghi về lịch sử của ngôi chùa. Tiến đến phía trong ngôi chùa là bàn thờ Quan m Bồ Tát được đặt chính giữa, trên một bông sen sơn son thiếp vàng bằng gỗ. Chắc chắn du khách sẽ ngạc nhiên về vẻ đẹp cổ kính cũng như kiến trúc độc đáo trong và cả ngoài ngôi chùa.
Kiến trúc độc đáo của chùa Một Cột
3.2. Cổng Tam QuanKiến trúc độc đáo của chùa Một Cột
3.3. Cây bồ đềKiến trúc độc đáo của chùa Một Cột
4. Những địa điểm lưu trú và ăn uống gần chùa Một CộtỞ đâu khi đến chùa Một Cột: Du khách có thể tham khảo một số nhà nghỉ, khách sạn gần chùa Một Cột để lưu trú lại khi đến đây như:
Sand Serviced Apartment – Địa chỉ: Quận Ba Đình, Hà Nội. …
Army Hotel – Địa chỉ: Quận Ba Đình, Hà Nội.
Pullman Hanoi – Địa chỉ: Quận Đống Đa, Hà Nội.
Hanoi Emotion Hotel – Địa chỉ: Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Hotel Lao Cai – Địa chỉ: 33C Cát Linh.
5. Lưu ý khi đến tham quan chùa Một Cột
Giờ mở cửa: Thuộc vào quần thể Quảng Trường Ba Đình nên giờ mở cửa của chùa Một Cột phụ thuộc vào địa điểm này. Tuy nhiên du khách có thể đến đây tham quan từ 7 giờ đến 18 giờ hàng ngày.
Giá vé: Miễn phí với người Việt Nam. Đối với người nước ngoài là 25.000đ/ lượt.
Thời gian tham quan chùa dao động từ 1 đến 3 tiếng.
Trang phục: Du khách nên mặc trang phục đơn giản để tiện cho việc di chuyển. Không mặc trang phục quá ngắn hay hở để tránh ảnh hưởng đến cảnh quan của chùa.
Nguồn ảnh: Fb/Instagram
Đăng bởi: Hùng Lê Công
Từ khoá: Du lịch Chùa Một Cột Hà Nội Cách đi, Điểm tham quan, Lưu ý
Những Ngôi Chùa Nổi Tiếng Nhất Bangkok, Lưu Ý Khi Tham Quan
Những ngôi chùa nổi tiếng nhất ở Bangkok
Bangkok- Thái Lan là nơi tập trung rất nhiều ngôi chùa nổi tiếng
Những ngôi chùa nổi tiếng ở BangkokWat Pho (Chùa Đức Phật)
Địa chỉ: Quận Phra Nakhon, Bangkok, Thái Lan
Cái thên đầu tiên có trong danh sách những ngôi chùa kiến trúc đẹp ở Bangkok đó chính là chùa Wat Pho. Cùa Wat Pho hay Wat Phra Chetuphon là một đền thờ Phật giáo, nổi tiếng là nơi khai sinh ra massage Thái cũng là một trong những ngôi chùa cổ kính nhất Bangkok. Wat Pho có diện tích 80.000m2. Không chỉ là nơi thờ cúng lâu đời nhất, đây còn là trường Đại học công lập đầu tiên nơi đào tạo thần học, khoa học và văn thơ trên đất Thái. Đây còn là nơi sinh ra nghệ thuật massage Thái truyền thống nên các bạn có thể thử dịch vụ massage ở đây.
Wat Pho (Chùa Đức Phật)
Chùa thờ một bức tượng Phật ngồi tựa thế niết bàn được làm trong thời kỳ vua Rama III, cao 15m, được trang trì bên ngoài bọc vàng và ngọc mẫu trên đôi mắt và bàn chân, lòng bàn chân mô tả chi tiết 108 tướng tốt của Đức Phật Thích Ca.
Bốn điện thờ nhỏ nơi lưu giữ 394 bức tượng mạ vàng của đức Phật và hàng dài đầy ấp những bức tượng bằng vàng từ khắp mọi miền của Thái Lan hội tụ về, được đặt trên những cánh sen bằng gốm trong chùa. Những bức tường trên lối đi bộ vòng quanh Wat Pho được trang trí bằng chi tiết hết sức kì công, phức tạp nhưng không kém phần trang nhã. Cuối cùng ở những khoảng sân nhỏ trong chùa Wat Pho bạn sẽ bắt gặp những bức tượng hình chóp có phong cách của Trung Quốc và 91 cái tháp chứa hài cốt các vị sư được đặt ở trên những bông hoa bằng gốm và những miếng ngói đầy màu sắc.
Chùa nổi tiếng với những bức tượng phật lớn
Điện thờ chính của chùa là một tác phẩm mỹ thuật rất đặc sắc về nghệ thuật khảm ngọc. Các cửa phía Đông và Tây của điện đều được khảm ngọc, và dọc theo nền của điện thờ đều có hàng loạt những hình chạm khắc phong cảnh trên đá sa thạch công phu tỉ mỉ. Đằng sau là một khu vườn được bài trí theo phong cách Trung Quốc. Trong khuôn viên chùa còn có một tháp chuông nằm giữa một khoảng sân rộng thênh thang, trên một nền cao khoảng 5 m được sơn màu trắng thanh khiết, có 12 bậc cấp đi lên. Phần tường bao quanh quả chuông cũng được khảm sành sứ.
Các bức tường xung quanh và cả bên trên trần của ngôi điện thờ cũng được trang trí tỉ mỉ, màu sắc hòa hợp với pho tượng Phật, tạo nên một không khí ấm cúng và trang nghiêm. Ánh sáng bên trong điện dường như được nhà chùa có chủ ý không cho sáng trưng lên để tạo nên cảnh tranh tối tranh sáng huyền ảo, vì vậy muốn chụp ảnh lưu niệm phải cần có loại đèn flash cực mạnh và tốt mới ghi được hình ảnh rõ ràng.
Cách di chuyển: Để di chuyển đến chùa Đức Phật cách đơn giản nhất là bắt Tuk Tuk nếu bạn đi 1 nhóm cỡ 4-5 người thì share tiền rất rẻ. 1 chuyến bạn thỏa tuận từ 200-250bath. Tuk Tuk chạy thẳng tới cổng chùa luôn.
Ngoài ra bạn có thể đi BTS tới trạm Saphan Taskin (37bath) rồi bắt phà ở bến Sathorn với giá 40bath.
+ Vé vào cổng chùa là 100bath (free 1 chai nước lạnh)
Wat Trammit (chùa Phật Vàng)
Địa chỉ: Cuối đường Yaowarat, gần ga Hualampong, thuộc quận Samphanthawong
Du lịch Bangkok nên đi chùa nào đẹp, nổi tiếng? Chùa Phật Vàng là nơi thờ pho tượng bằng vàng khối lộng lẫy có chiều cao 3m nặng 5,5 tấn tạo nên một vẻ đẹp độc đáo riêng biệt cho ngôi chùa ở sứ sở trăm ngôi chùa này. Pho tượng vàng uy nghi với ánh vàng rực rỡ biểu trưng cho sức mạnh và quyền năng, là nơi du khách thập phương cầu mong may mắn, thành công và sự thịnh vượng. Chùa Phật Vàng là một trong số ít ngôi chùa ở Bangkok cho phép du khách được đến gần pho tượng quý giá. Từ ngôi chùa, du khách có thể đi bộ đến khu người Hoa – phố Chinatown cũng vô cùng thú vị.
Wat Trammit (chùa Phật Vàng)
Chùa Phật Vàng mở cửa đón khách từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều với giá vé 40 baht/khách. Nhưng thời điểm lý tưởng nhất để du khách đến tham quan chùa là vào lúc sáng mới mở cửa, là lúc ít người, dễ dàng trong việc chụp ảnh bức tượng bởi không gian nơi đây không quá rộng rãi. Để tới thăm chùa du khách có thể đi bằng xe bus hoặc tàu điện, ngoài ra còn có taxi và xe tuktuk.
Wat Benchamabophit (Chùa Cẩm Thạch)
Địa chỉ: Quận Dusit – Bangkok
Chùa Cẩm Thạch là cái tên tiếp theo trong số những ngôi chùa độc đáo, linh thiêng ở Bangkok bạn nhất định phải đến. với màu trắng kiêu sa của đá cẩm thạch cùng kiến trúc Á – Âu kết hợp tạo nên một vẻ đẹp vô cùng tráng lệ. Không chỉ vậy không gian của chùa mang sự bình yên, thuần khiết mà bất kỳ phật tử nào cũng muốn tận hưởng để gột rửa tâm hồn. Sau lối vào sân của chùa có một cây cổ thụ cao vút tận với số tuổi gần ngót thế kỷ, tương truyền loài cây này có nguồn gốc từ cây là nơi đức Phật chào đời ở Ấn Độ. Bên cạnh gốc đại thụ là hồ nước lớn để phóng sinh các loài vật.
Wat Benchamabophit (Chùa Cẩm Thạch)
Nếu ghé Bangkok hãy ít nhất tham quan 1 trong những địa điểm trên để cảm nhận hết được sự sùng bái tôn nghiêm sứ sở Chùa vàng và khiến chuyến đi của bạn thêm phần giá trị.
Hoàng cung Thái Lan (Phra Borom Maha Ratcha Wang – Grand Palace)
Địa chỉ: Quận Phra Nakhon
Thái Lan có những ngôi chùa nào nổi tiếng? Hoàng cung Thái Lan là nơi sinh sống của các vị vua và triều đình của Thái Lan trong suốt 150 năm. Hoàng Gia Thái Lan làm việc ở đây từ đời vua Rama 1 cho đến thời vua Rama 5. Hoàng Cung Thái Lan được xây dựng từ năm 1772, công trình mang kiến trúc lộng lẫy và tinh xảo trong từng chi tiết và thể hiện được quyền lực, bề thế của Hoàng gia Thái Lan. Từ năm 1946, vua Rama 9 chuyển về cung điện Chitralada gần đó và Hoàng cung Thái Lan trở thành điểm tham quan hấp dẫn cho các du khách trong và ngoài nước.
Hoàng cung Thái Lan
Kiến trúc chùa, tháp của khu cung điện Hoàng Gia này không chỉ làm du khách kinh ngạc về quy mô đồ sộ mà còn khiến người ta trầm trồ bởi độ cầu kì tới từng chi tiết nhỏ. Công trình là nơi để biểu lộ sự cao quý của hoàng gia Thái Lan vì vậy, đây như một biểu tượng đầy tự hào của đất nước “chùa vàng” đối với bạn bè và du khách quốc tế. Kiến trúc của cung điện được pha trộn từ nhiều nền văn hóa như: Trung Hoa, Pháp, Ý… nhưng vẫn mang những kiến trúc của người Thái cổ. Hoàng cung Thái Lan có rào xung quanh, biểu hiện đặc điểm pha trộn của Thái Lan giữa những yếu tố trần thế và thần linh.
Hoàng cung là một khu phức hợp các di tích nằm kề nhau gồm: Cung điện Chitralada, quốc tự Wat Phra Kaew, Chakri Mahaprasad, cung điện Hoàng gia và cung điện Huy Hoàng. Xung quanh Hoàng cung là những bức tường cao bao bọc, có lỗ châu mai và có hai lối đi vào bằng cổng chính. Ngay không gian đầu tiên là tượng Phật Bà – người đã mang đạo Phật đến đất nước Thái Lan và tượng các hóa thân của RaMa đặt trước các cửa điện thờ.
Hoàng cung là một khu phức hợp các di tích nằm kề nhau
Ngôi Tháp lớn nhất của quần thể kiến trúc nơi đây được gọi là Phra Sri Rattana. Tháp như một biệt thự cao tầng hình ngọn núi được bao bọc bởi hàng triệu lá vàng dát mỏng chuyển về từ Italia. Tháp này dùng để quàn ướp thi hài các nhà vua vừa qua đời. Bảo vệ quanh tháp là tượng những chú voi linh thiêng của đất nước Thái Lan.
Cung điện Hoàng gia Thái Lan là địa điểm không nên bỏ lỡ nếu du lịch Bangkok bởi tới đây du khách sẽ được tìm hiểu về văn hóa, tinh hoa kiến trúc Thái Lan và hòa mình vào thế giới tâm linh huyền ảo, lộng lẫy
Chùa Phật Ngọc (Wat Phra Kaew)
Địa chỉ: Quận Phra Nakhon bên trong khuôn viên của Cung điện Hoàng gia Thái Lan
Chùa Phật Ngọc (Wat Phra Kaew)
Trong chùa, bốn mặt được bao bọc bởi hành lang bích họa dài 1 km, trên bích họa 178 bức tranh họa vẽ tinh xảo lấy sử thi “Rāmāyaṇa” – văn học cổ điển Ấn Độ làm đề tài. Truyện “Tam Quốc Diễn Nghĩa” của Trung Quốc, được ghi chép trên những bức bình phong và những chiếc lục bình bằng gốm, sứ. Ngoài ra, trong chùa còn có những chạm khắc của các loài hoa dùng trong đạo phật như: hoa mai, hoa mẫu đơn, hoa cúc…
Chùa nổi tiếng không chỉ vì vẻ đẹp kiến trúc tinh xảo, nguy nga tráng lệ mà còn vì chùa là nơi lưu giữ bức tượng Phật bằng ngọc bích được sùng kính nhất tại Thái Lan. Bức tượng bằng ngọc tạc dáng Đức Phật đang ngồi thiền định cao khoảng 75cm, chạm khắc từ khối đá lục bảo quý hiếm.
Chùa mở cửa đón khách hàng ngày, từ 8 giờ 30 đến 11 giờ 30, và từ 13 giờ 30 đến 15 giờ 30, giá vé vào tham quan cho mỗi khách là 200 baht.
!!! Một số điều cần lưu ý khi đến đất nước này*** Nên:
– Nên tỏ thái độ kính trọng đối với nhà vua, nữ hoàng và hoàng gia Thái Lan vì đó là những người mà người Thái rất tôn sùng. Người Thái sáng sớm và chiều tối thường đọc kinh để tỏ lòng tôn kính đức vua của họ. Nếu có mặt khi người Thái đọc kinh, du khách cần phải có thái độ nghiêm túc theo họ.
– Nên ăn mặc lịch sự và gọn gàng ở những nơi linh thiêng như chùa chiền, nhà thờ, tượng phật… Nam phải mặc quần áo trang trọng, không mặc quần soọc và không mang dép lê; Nữ ăn mặc kín đáo lịch sự, không mặc váy ngắn, quần áo mỏng, áo không cánh tay, quần bó, dép không quai hậu… Nếu vi phạm những quy định này sẽ không được vào tham quan.
Nên ăn mặc lịch sự và gọn gàng ở những nơi linh thiêng như chùa chiền
– Nghiêm túc thực hiện đúng yêu cầu của người hướng dẫn đoàn hoặc hướng dẫn viên về giờ giấc. Tuân thủ sự hướng dẫn của người dẫn đoàn, không nên tách riêng tại các điểm tham quan. Nếu cần tách đoàn vì việc riêng phải báo cho trưởng đoàn hoặc hướng dẫn viên địa phương, hoặc người đi trước biết.
– Cầm theo card địa chỉ của khách sạn để gọi taxi/xe tuk tuk.
– Bồi dưỡng 20 Baht/vali (tương đương 7.000 VND) cho người mang hành lý của khách sạn khi nhận/trả phòng khách sạn.
– Hầu hết các khách sạn ở Thái Lan không trang bị kem đánh răng, bàn chải đánh răng, dép đi trong phòng. Vì vậy, đến Thái Lan, du khách phải tự chuẩn bị những vật dụng này.
*** Không nên:
– Không nên mang giày dép vào bên trong những nơi có hình ảnh Đức phật.
– Không nên leo trèo lên bất kỳ tượng Phật nào.
– Không nên mặc quần áo thuộc loại “mát mẻ” hay trang điểm quá nặng nề ở những nơi thờ cúng.
– Nếu bạn là phụ nữ, không nên chạm vào người của nhà sư. Nếu một người phụ nữ muốn đưa vật gì đó cho nhà sư, họ phải đưa một người đàn ông.
– Không nên chạm vào đầu của một người nào đó hay dùng chân để chạm vào người họ hay bất kỳ một vật gì vì người Thái cho rằng “đầu” là bộ phận quý giá nhất trong cơ thể người.
– Không nên biểu lộ tình cảm nam nữ ở những nơi công cộng.
– Không nên bỏ tàn thuốc hoặc kẹo cao su ra những nơi công cộng.
– Người Thái quan niệm chân bao giờ cũng là phần bẩn nhất nên khi ngồi khách tránh để chân lên bàn. Không được dùng chân để chỉ vật gì hay chạm vào thân thể người khác vì điều này bị xem là thô lỗ. Khi ngồi tréo chân nhất thiết không được để chân hướng về phía ai đó, đặc biệt là tượng Phật hay ảnh vua. Trước khi bước vào nhà người Thái, du khách phải bỏ giày dép ra.
Không chỉ có những ngôi chùa, Bangkok- Thái Lan còn có rất nhiều địa danh du lịch nổi tiếng. Bạn có thể tham khảo tại: Tổng hợp những điểm tham quan ở Thái Lan đẹp, hot, cực rẻ. Ngoài ra, nếu đến Thái Lan lần đầu, bạn cũng nên bỏ túi cho mình: Kinh nghiệm du lịch Thái Lan của cô nàng mê đi và Những chỗ ở tốt nhất ở khu du lịch Hua Hin – Thái Lan
Đăng bởi: Vũ Phú Cường
Từ khoá: Những ngôi chùa nổi tiếng nhất Bangkok, lưu ý khi tham quan
Một Số Lưu Ý Khi Đi Du Lịch Sapa
Không gì tuyệt vời hơn khi đi du lịch Sapa, là một điểm du lịch nổi tiếng. Sapa cách Hà Nội 370 km, đi Sapa du khách sẽ được hòa mình vào phong cảnh thiên nhiên của Sa Pa – cảnh đẹp kết hợp với sức sáng tạo của con người cùng với địa hình của núi đồi, màu xanh của rừng. Chudu24 xin chia sẻ một số lưu ý khi du lịch Sapa như sau:
1. Phương tiện đi lạiTừ Hà Nội bạn có 2 phương tiện là tàu hỏa và xe ô tô để đi du lịch Sapa:
Tàu hỏa: Một ngày có 4 chuyến khởi hành Hà Nội – Lào Cai và ngược lại với các giờ chạy là: 19h40, 20h35, 21h10 và 21h50. Bạn sẽ mất 8 tiếng để lên đến Lào Cai. Vào các mùa cao điểm bạn nên liên hệ trước với các đại lý bán vé tàu đi Sapa để đặt vé khứ hồi, tránh trường hợp bạn sẽ không thể mua vé về Hà Nội.
Giá vé một chiều HN – Lào Cai dao động từ 250.000 đồng/người đến 650.000 đồng/người tùy theo vé mà bạn lựa chọn là giường nằm hay ghế ngồi. Bạn nên ra thẳng ga Hà Nội để mua vé, tốt nhất là trước đó khoảng 3-5 ngày, nếu đi được vào các ngày trong tuần thì sẽ không lo bị hết vé. Nếu mua giường nằm, bạn có thể chọn tầng 1 để dễ dàng di chuyển. Nếu đi du lịch Sapa cùng gia đình, hãy đăng ký cả một khoang để thuận tiện trong việc quản lý hành lý.
Điểm lưu ý đặc biệt, bạn phải đọc kỹ thông tin trên vé về số toa, số phòng, tránh trường hợp nhầm lẫn (cùng số phòng nhưng khác số toa) sẽ rất phiền phức khi bạn đổi lại sau đó.
Từ ga Lào Cai bạn đi xe bus lên Sapa với giá khoảng 50.000 đồng/người.
Ô tô: Bạn có thể lựa chọn một trong 2 hãng xe được đánh giá là tốt nhất hiện nay cho hành trình Hà Nội – Lào Cai là xe Vietbus và xe Hưng Thành. Xe giường nằm, điều hòa với giá vé khá mềm, chiều Hà Nội – Lào Cai trung bình là 150.000 đồng đến 180.000 đồng/ người, từ Lào Cai lên Sapa là 50.000 đồng/người.
Lời khuyên với các bạn có con nhỏ đi du lịch Sapa cùng gia đình thì nên lựa chọn phương tiện là tàu hỏa vì độ an toàn cao hơn cũng như không bị gò bò như ô tô, nhất là các bạn bị say ô tô vì đường lên Sapa rất dốc và quanh co.
Tại Sapa, nếu bạn có nhu cầu tự mình lái xe đi khám phá du lịch Sapathì bạn có thể thuê xe máy để chủ động đi lại với giá khoảng từ 150.000 đồng đến 200.000 đồng/ngày (xăng bạn tự đổ).
2. Khách sạn ở SapaHành trình đi Sapa du khách có nhiều lựa chọn nơi ở của mình với nhiều khách sạn có các mức giá khác nhau để bạn có thể lựa chọn.
Thông thường khách sạn lớn nào cũng có nhà hàng và cũng có phục vụ ăn sáng buffet miễn phí (bao gồm trong tiền phòng), suất chỉ khoảng 90.000-100.000 đồng/khách là trung bình (ăn theo set menu), hoặc tự chọn thì sẽ đắt hơn, nhưng đồ ăn đảm bảo hơn và cũng sạch sẽ hơn.
Liên hệ 1900 5454 40 để đặt phòng khách sạn với giá ưu đãi.
3. Các món ăn ở SapaĂn sáng: Quán phở gà ta đối diện bến xe thị trấn hoặc vào trong chợ Sapa có quán phở nhà sàn ăn ngon rất ngon và giá cả phải chăng.
Bạn đi du lịch Sapa nếu chỉ định ăn thử mỗi thứ một ít thì đảm bảo khi đứng lên bạn cũng phải căng đẫy bụng rồi. Mà nếu có chọn ra một số loại để ăn thì khi về bạn sẽ tiếc hùi hụi, bởi đồ nướng ở Sapa, mỗi thứ đều được tẩm ướp với hương vị khác nhau, chẳng có món nào giống món nào đâu.
Ví như món bò cuốn cải mèo, hẹ tươi chẳng hạn, vị đắng đặc trưng của cải mèo sẽ làm bạn phải “nhăn nhó” nhưng không thể dừng ăn, hay củ khoai tím bở tơi ngọt lừ và cả món đậu phụ nhự hơi “khó ăn” lúc ban đầu nhưng khi quen rồi thì lại đâm nghiện, rồi thì một loạt chả cá hồi, chả tôm, chả mực, lòng phèo, cơm lam, bí bao tử….
Đồ uống ở Sapa
Bạn đi tour Sapa không nên ở qua các quán café với view tuyệt đẹp. Bạn có thể chọn một quán café sang trọng với không khí tĩnh lặng bên trong các nhà hàng hay một quán café nằm trên vỉa hè, bên hông nhà thờ, chợ Sapa để có thể thỏa sức ngắm quang cảnh đường phố Sapa.
4. Địa điểm bạn chơi khi đi du lịch SapaĐến Sapa, du khách không thể bỏ qua những địa điểm du lịch hấp dẫn sau: Đỉnh Fansipan, núi Hàm Rồng, bản Cát Cát, thác Bạc… Bạn có thể xem những địa điểm du lịch Sapa: Tại Đây
Một số lưu ý nhỏ trong chuyến đi du lịch Sapa : nếu sau một ngày đi chơi bạn cảm thấy mệt mỏi, đừng ngần ngại mà hãy thưởng thức ngay dịch vụ tắm lá người Dao và massage chân ở đây để xua tan đi mọi mỏi mệt trong người. Chi phí 1 lần dịch vụ vào khoảng 200.000 đồng/lần.
Ảnh: Internet
Đăng bởi: Hoàng Liêm
Từ khoá: Một số lưu ý khi đi du lịch Sapa
Tham Quan Hà Nội Du Lịch 36 Phố Phường Chỉ Trong 1 Ngày
Nói đến quá trình hình thành và phát triển của “Thăng Long – Hà Nội” thì không thể không nhắc đến khu phố cổ Hà nội. Du lịch phố cổ Hà nội là một trong những di sản kiến trúc quí báu mang đậm bản sắc truyền thống, đặc trưng văn hoá của dân tộc, là niềm tự hào và xứng đáng tượng trưng cho cốt cách linh hồn của thủ đô ngàn năm văn hiến.
Nhiều du khách Việt Nam khi đến với Hà Nội thường quen gọi phố cổ Hà Nội với cái tên vô cùng thân thương và mộc mạc là Hà Nội 36 phố phường.
Du lịch Hà Nội 36 phố phường là nơi tập trung những người làm cùng một nghê thủ công, bán chung 1 mặt hàng theo kiểu” buôn có bạn, bán có phường”. Từ đó tạo ra một nét văn hóa mua bán đặc trưng của người dân Hà Nội xưa.
Ngày nay, ở Hà Nội vẫn giữ được nét đặc trưng ấy qua những con đường nằm len lỏi bên trong những khu phố cổ như phố Hàng Gạo, Hàng Đường, Hàng Bún, Hàng Than…Những cái tên rất đổi mộc mạc ấy là đại diện cho những mặt hàng được các tiểu thương buôn bán nơi đây. Tựa như một phong tục tập quán được truyền từ đời này sang đời khác làm nên vẻ đẹp đơn sơ, quen thuộc của Hà Nội. Những hình ảnh ấy cứ thế mà đi vào lòng du khách, khiến bất cứ ai khi rời xa cũng đều lưu luyến, tiếc nuối.
Đôi nét về Hà Nội 36 phố phườngNằm ngay cạnh hồ Hoàn Kiếm với tổng diện tích khoảng 100ha, khu phố cổ Hà Nội bao gồm 76 tuyến phố được hình thành từ thế kỷ 11 và có bề dày hơn một nghìn năm lịch sử. Hình ảnh của một khu đô thị buôn bán sầm uất, tập trung dân cư với hoạt động chủ yếu là tiểu thủ công nghiệp và buôn bán giao thương, hình thành nên những phố nghề đặc trưng mang những nét truyền thống riêng biệt của cư dân thành thị, kinh đô xuyên suốt trong kí ức của những người con Hà Nội từ bao đời nay. Mặc dù là phố cổ nhưng khác với những khu phố mang vẻ yên tĩnh, trầm lắng thì phố cổ Hà Nội phố nào cũng ồn ào, náo nhiệt bởi cảnh mua bán, lao động của người dân nơi đây. Hiện nay, nhiều tuyến phố vẫn còn bán các sản phẩm truyền thống như phố Hàng Mã, Hàng Tre, Hàng Thiếc, Thuốc Bắc,…
Một đặc trưng nữa của khu phố cổ Hà Nội là kiến trúc nhà cổ với nhà dạng ống, mái ngói nghiêng nghiêng, mặt tiền là cửa hàng buôn bán. Những ngôi nhà này được xây dựng vào thế kỉ 18 và 19. Người Hà Nội đã bố cục khéo léo hệ thống các phòng, gác lửng, sân trong đáp ứng đủ các nhu cầu đa dạng của cuộc sống. Nhờ thế mà tuy không lớn nhưng mỗi ngôi nhà cổ Hà Nội vẫn có đủ diện tích để vừa làm nơi bán hàng, nơi sản xuất, nơi thờ cúng, tiếp khách, nơi ăn,ở và hóng mát
Đi đâu khi đến Hà Nội 36 phố phườngThế nhưng, những tất bật ấy cũng làm nên một nét quyến rũ riêng cho du lịch Hà Nội, khi mà những vẻ đẹp cổ kính xen lẫn vào nét hiện đại, năng động của sự đổi mới khiến nhiều du khách cảm thấy trở nên yêu Hà Nội hơn dù chỉ sau 1 ngày trải nghiệm . Đến với du lịch phố cổ Hà Nội mà chưa biết đi đâu thì du khách có thể ngồi ngắm cảnh cổ, mua một vài món hàng ở các làng nghề hay thưởng thức những món ăn ẩm thực đặc trưng của người Hà nội, từ những món ăn truyền thống như bún chả, phở, bún cá, bún đậu.. được bày bán trong các quán cóc nhỏ ở vỉa hè hay các gánh hàng rong bán những món ăn vặt đang được thịnh hành tại Hà Nội.
Đặc biệt, vào những dịp cuối tuần, khi những con phố bắt đầu lên đèn thì phố đi bộ Hàng Đào – Đồng Xuân là địa điểm du lịch hấp dẫn mà du khách đi tour du lịch trong nước nên ghé qua để trải nghiệm không khí chợ đêm ngay tại khu phố cổ Hà Nội.
Đến với chợ đêm phố cổ du khách có thể hòa mình vào dòng người đi bộ và mua sắm hàng lưu niệm, hàng tiêu dùng tại những sạp hàng dựng trong tuyến phố để cảm nhận được sức hấp dẫn của chợ đêm và phố cổ về đêm. Và vào tối thứ 7 hàng tuần, các hoạt động văn nghệ dân gian như hát chèo, hát xẩm, ca trù, quan họ… do Hội Nhạc sỹ Việt Nam tái hiện vừa làm tăng thêm nét cổ kính riêng biệt của phố cổ Hà Nội, vừa.khiến du khách chọn phố cổ là địa điểm dừng chân sau một ngày vui chơi, tham quan mệt mỏi.
Đăng bởi: Đức Phạm Minh
Từ khoá: Tham quan Hà Nội du lịch 36 phố phường chỉ trong 1 ngày
Du Lịch Bảo Tàng Sapa Cách Đi, Địa Chỉ, Điểm Đặc Sắc, Lưu Ý
Có thể hiểu được rằng, động lực du lịch Sapa hầu hết không chỉ xuất phát do tâm lý muốn thưởng thức cái đặc biệt của khí hậu và cái đẹp của thiên nhiên tại vùng đất này mà còn là ở sự tò mò, tinh thần khám phá đời sống cũng như là tập tục, văn hóa, tín ngưỡng của đồng bào người dân tộc thiểu số vùng cao đang sinh sống tại Sapa. Nếu bạn muốn thỏa sức khám phá những điều thú vị đó và có cái nhìn bao quát về phong tục, tập quán của người dân tộc thiểu số mà không cần phải vất vả đi đến những bản làng vùng cao thì tại sao bạn không một lần ghé ngang Bảo tàng Sapa, một bảo tàng văn hóa – du lịch có quy mô lớn nhất tại Sapa hiện nay.
1. Đôi lời giới thiệu về Bảo tàng SapaBảo tàng Sapa như thế nào?
Nằm gọn trong khuôn viên toàn cây xanh, đầy cổ kính của Trung tâm Thông tin và Xúc tiến du lịch tỉnh Lào Cai tại Sapa, nằm cách trung tâm thị trấn chừng 1.5km, Bảo tàng Sapa chính là điểm đến tham quan du lịch độc đáo mà bạn không nên bỏ qua trong dịp du lịch Sapa lần này. Bảo tàng được xây dựng cũng như đưa vào hoạt động vào năm 2007. Với 13 năm phục vụ hoạt động tìm hiểu, nghiên cứu và tham quan du lịch của nhiều du khách trong và ngoài nước, hiện nay, Bảo tàng Sapa đã sở hữu cho mình kho tàng hiện vật lên đến 200 mẫu với nhiều tư liệu, mô hình tái hiện một cách bao quát và công phu, hứa hẹn sẽ là một điểm đến vô cùng lý tưởng dành cho những tín đồ đang muốn tìm hiểu về bản sắc văn hóa, và tín ngưỡng của người dân tộc.
2. Bảo tàng Sapa có gì?Lối vào đầy cây xanh thoáng đãng trong khuôn viên Bảo tàng Sapa.
Đặt trong một khuôn viên có diện tích vừa phải, dễ di chuyển, khách du lịch khi đến tham quan Bảo tàng Sapa sẽ được khám phá và đắm chìm trong kho tàng hiện vật vô cùng phong phú và đa dạng. Những mẫu vật tại bảo tàng không chỉ đơn giản là tái hiện lại đời sống văn hóa, tín ngưỡng hay sinh hoạt hàng ngày của đồng bào dân tộc mà còn có những bộ trang phục truyền thống đầy màu sắc của từng dân tộc khác nhau như H’Mông, Giáy, Dao Đỏ.
2.1 Mô hình tái hiện lại đời sốngMô hình bên trong Bảo tàng Sapa.
Có thể thấy, nổi bật nhất vẫn là những hiện vật và mô hình tái hiện lại đời sống của người dân tộc miền núi đang sinh sống tại Sapa, cụ thể là của người H’Mông và người Dao Đỏ. Tọa lạc tại tầng 1 của bảo tàng, du khách sẽ được chiêm ngưỡng lại toàn bộ những mô hình được làm hoàn toàn bằng thủ công vô cùng tỉ mỉ và công phu, mô phỏng lại nghi thức cưới hỏi, các buổi lễ quan trọng cùng các bộ tộc vùng núi. Song song đó còn các ngôi nhà gỗ đặc trưng của người dân địa phương cùng các vật dụng sinh hoạt hàng ngày và trang sức truyền thống.
Những vật phẩm trang phục truyền thống thổ cẩm của người dân tộc miền núi tại Sapa.
Ấn tượng nhất đối với khách du lịch có thể kể đến đó là mô hình mô phỏng lại đám cưới của người dân tộc Dao Đỏ. Không chỉ thể hiện được sự đặc sắc thông qua những hình nhân khoác trên mình bộ trang phục truyền thống lâu đời mà còn làm rõ sự khác biệt trong tập tục cưới hỏi giữa người miền núi với những người Kinh ở miền xuôi.
Thông thường, người Kinh sẽ mặc vest, cô dâu mặc váy cưới, bộc lộ sự xa hoa, sang trọng thì trong tập tục đám cưới của người Dao Đỏ, cả cô dâu và chú rể đều được quấn khăn đỏ, riêng cô dâu sẽ khoác trên mình chiếc váy hoa. Nhìn sơ thì tập tục cưới hỏi này có đôi nét tương đồng với tập tục cưới hỏi của người Trung Quốc nhưng khi quan sát và tìm hiểu, ta sẽ thấy người Dao Đỏ vẫn giữ lại được nhiều nét đặc trưng trong truyền thống cưới hỏi của người Việt Nam như ra mắt tổ tiên, thần linh và dòng họ của hai gia đình.
Đám cưới của người Dao Đỏ thông qua mô hình cưới hỏi truyền thống phần nào toát lên được sự linh thiêng, đề cao một sự kiện trọng đại chỉ diễn ra một lần trong đời người nhưng qua đó vẫn có sự đơn sơ, mộc mạc đầy giản dị, ẩn chứa trong cái tình, cái nghĩa như bao nhiêu giai thoại về những câu chuyện tình yêu mãnh liệt của người con miền núi.
Nghi lễ cưới hỏi của người dân tộc miền núi được thể hiện bằng mô hình bên trong Bảo tàng Sapa.
Song song đó, du khách còn có cơ hội khám phá thêm buổi nghi lễ cấp sắc của người dân tộc này. Đây là một buổi lễ truyền thống có từ rất lâu đời của người Dao Đỏ nhưng ít được nhắc đến trong các tài liệu lịch sử văn hóa, tín ngưỡng và cả trong những bài viết du lịch. Chính vì lẽ đó mà dường như buổi lễ này đến nay vẫn còn được lưu giữ bằng những nghi thức rất riêng được truyền lại từ đời cha ông.
Theo như tài liệu ghi chép tại Bảo tàng Sapa thì buổi nghi lễ này mang ý nghĩa đánh dấu cốt mốc trở thành một người đàn ông trưởng thành của nam giới trong cả thể chất lẫn tư tưởng, giúp những người đàn ông miền núi dần ý thức hơn về trách nhiệm cũng như bổn phận của mình trong cuộc sống gia đình. Buổi lễ thường sẽ được diễn ra vào cuối năm và đi qua một quá trình chọn lựa ngày tổ chức vô cùng khắt khe.
Những bộ trang phục truyền thống của người dân tộc tại Sapa.
Những người đàn ông được chọn trước ngày làm nghi lễ, bắt buộc phải kiêng chửi tục và để ý đến phụ nữ. Nếu là người đã lập gia đình thì phải kiêng cử cũng như không được quan hệ vợ chồng trong khoảng thời gian quy định. Bên cạnh đó, những người đàn ông này phải nắm thuần thục các nghi lễ cấp sắc để buổi sắc phong được diễn ra một cách suôn sẻ. Số lượng nam giới được chọn tham gia vào buổi lễ cũng phải được chọn theo số lẻ, có thể là 1 hoặc 3, 5 người. Nếu sắc phong trong gia đình thì phải làm theo thứ tự từ lớn đến nhỏ, cha trước con sau và những người đàn ông đã lập gia đình sẽ được ưu tiên thực hiện trước. Ngoài ra, những người thầy được chọn về thực hiện nghi lễ cũng phải là những người thầy cao tay, có kinh nghiệm và được đi qua một quá trình chọn lựa vô cùng kỹ càng.
Hình ảnh nghi lễ cấp sắc truyền thống của người dân tộc được thể hiện qua mô hình bên trong Bảo tàng Sapa.
Không những thế, tại Bảo tàng Sapa còn có các mô hình mô phỏng nhà sàn truyền thống của người dân tộc vùng cao được làm hoàn toàn bằng gỗ y hệt như phiên bản gốc, được thu nhỏ theo một tỉ lệ đúng chuẩn. Bên cạnh là những mô hình sinh hoạt thường ngày của người dân vùng cao như hình ảnh cả gia đình ngồi sinh hoạt bên bếp lửa ngoài sân giữa tiết trời se se lạnh mà nói cười suốt cả đêm hay mô hình những người phụ nữ H’Mông, Dao Đỏ ngồi dệt vải bên khung cửi như người thật khiến nhiều người khi đến đây tham quan cũng phải ngỡ ngàng.
Mô hình nhà truyền thống bên trong Bảo tàng Sapa.
Bên cạnh đó, Bảo tàng Sapa còn chỉn chu và đầu tư trưng bày thêm các vật phẩm không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người dân bản địa như cái chày, cái cối giã gạo hay cả những mô hình bàn thờ với những bức ảnh thần linh sống động, rõ nét như thật, tái hiện đúng với niềm tin tín ngưỡng của người dân tộc vùng cao.
2.2 Những đồ thủ công thổ cẩm độc đáoKhu vực quầy hàng buôn bán đồ thổ cẩm thủ công bên trong Bảo tàng Sapa.
Ngoài trưng bày các món hiện vật tái hiện lại cuộc sống đầy dân dã của người dân địa phương thì tại Bảo tàng Sapa còn trưng bày thêm nhiều món đồ thủ công mỹ nghệ độc đáo, được làm hoàn toàn từ đôi bàn tay khéo léo của những người thợ lành nghề vùng cao. Từ quần áo, trang phục truyền thống cho đến các loại túi xách đều được dệt hoàn toàn bằng sợi tơ tằm, mang đậm màu sắc văn hóa bản làng vùng cao. Ngoài ra, ngay tại lối ra vào còn có một quầy hàng đồ thủ công thổ cẩm vô cùng đặc sắc cho bạn tham quan cũng như mua về làm quà lưu niệm. Đến với khu vực này, nhiều du khách đã có cảm giác như được lạc vào một phiên chợ làng với nhiều món hàng nhiều màu sắc vô cùng phong phú mà ngay cả bản thân khách du lịch cũng phân vân không biết nên chọn món nào để mang về miền xuôi làm quà cho mình và người thân, bạn bè ở quê nhà.
3. Danh sách 10 điều lưu ý cần biết khi tham quan du lịch tại Bảo tàng SapaNhững lưu ý cần biết khi đến tham quan tại Bảo tàng Sapa.
Bảo tàng Sapa sẽ mở cửa đón khách và phục vụ khách du lịch vào hầu hết các ngày trong tuần, kể cả thứ Bảy và Chủ nhật.
Số điện thoại liên hệ với Bảo tàng Sapa khi có vấn đề thắc mắc hoặc sự cố cần giải quyết: 020.3871.975
Điều đặc biệt mà Bảo tàng Sapa khác biệt với các địa điểm tham quan du lịch khác, kể cả những địa điểm nổi tiếng, đó chính là bảo tàng không có thu phí vé vào cổng, bạn có thể tự do ra vào mà không cần phải mất tiền mua vé vào tham quan.
Tại Bảo tàng Sapa còn có bán các món thủ công thổ cẩm độc đáo, nhiều màu sắc với mức giá dường như là rẻ hơn nhiều so với một số điểm tham quan du lịch khác, tầm 100.000đ – 300.000đ/món tùy vào kích cỡ cũng như độ công phu trong quá trình thực hiện.
Khi đến tham quan tại Bảo tàng Sapa, du khách tuyệt đối cần lưu ý rằng tại bảo tàng có quy định không được tự ý xê dịch, di chuyển hiện vật bên trong khuôn viên bảo tàng cũng như khách du lịch không được chạm hoặc làm hư hỏng hiện vật ở đây.
Khi tham quan du lịch tại Bảo tàng Sapa, tuyệt đối giữ trật tự khi tham quan, không đùa giỡn, làm ồn, gây mất trật tự khu vực bảo tàng cũng như làm ảnh hưởng đến quá trình tham quan của những du khách khác.
Khách du lịch có thể chụp ảnh, quay phim thoải mái những hiện vật, mô hình hoặc tư liệu có trong bảo tàng nhưng không được xuyên tạc, bôi nhọ văn hóa, đời sống tín ngưỡng của người dân địa phương
Không được xả rác bừa bãi trong khuôn viên bảo tàng cũng như khuôn viên bên ngoài Trung tâm Thông tin và Xúc tiến du lịch tỉnh Lào Cai
Không được tự ý lấy cắp hiện vật, mô hình, tư liệu về làm của riêng
4. Hướng dẫn đường đi và cách di chuyển đến Bảo tàng SapaHướng dẫn đường đi tới Bảo tàng Sapa.
Nếu bạn chọn xe máy, bạn có thể liên hệ đặt xe máy ngay tại các điểm cho thuê xe máy du lịch tại cơ sở lưu trú hoặc ngay tại các địa chỉ cho thuê xe máy uy tín tại Sapa với mức giá giao động từ 150.000đ – 200.000đ/ngày/xe (chưa bao gồm chi phí xăng xe). Chỉ việc chuẩn bị chứng minh thư, nhiều chỗ có thể sẽ yêu cầu thêm bằng lái xe hoặc tiền cọc, bạn chỉ cần đưa những giấy tờ cần thiết đó là bạn đã có thể có ngay một chiếc xe máy để chạy khắp muôn nơi ở Sapa rồi.
Khuôn viên tổng thể bên trong Bảo tàng Sapa.
Trong trường hợp bạn muốn di chuyển bằng xe đạp, vừa để tăng cường sức khỏe của bản thân vừa bảo vệ môi trường thì bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng xe đạp với mức giá từ 140.000đ/người. Hoặc bên cạnh đó, bạn có thể lựa chọn đi bộ để vừa ngắm cảnh vừa thưởng thụ cái khí trời se lạnh của Sapa mà lại không phải tốn chi phí. Đoạn đường đi bộ từ trung tâm thị trấn đến Bảo tàng Sapa chỉ vỏn vẹn chừng 15 phút di chuyển mà thôi. Thay vì phải tốn tiền xe ôm chừng 15.000đ – 20.000đ/người hoặc 20.000đ – 30.000đ/chuyến tiền taxi thì bạn nên tham khảo hình thức này.
Trung tâm thị trấn Sapa → Xuân Viên → Fansipan → Ngã ba quẹo phải là tới
5. Những điểm tham quan nằm gần Bảo tàng Sapa có kèm bản đồ hướng dẫn 5.1 Khu du lịch Thác BạcKhu du lịch Thác Bạc Sapa là cái tên nổi tiếng đứng đầu trong danh sách những điểm đến không thể bỏ qua nằm gần với Bảo tàng Sapa. Đây không chỉ là một trong những điểm đến tham quan du lịch mà bạn không thể bỏ lỡ trong chuyến du lịch Sapa nói chung và đợt tham quan Bảo tàng Sapa nói riêng mà còn là một điểm đến vô cùng độc đáo, mang đậm màu sắc thiên nhiên vô cùng hùng vĩ, mang đậm vẻ đẹp hoang sơ của chốn núi rừng Tây Bắc Sapa. Bạn sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh thác nước đổ xuống đầy mãnh liệt và mạnh mẽ cũng như nghe tiếng suối hòa với tiếng chim rừng đầy độc đáo.
Hướng dẫn di chuyển từ Bảo tàng Sapa đến Khu du lịch Thác Bạc:
Bảo tàng Sapa → Đường Thác Bạc → Đường Điện Biên Phủ → Đường Quốc lộ 4D → Khu du lịch Thác Bạc
5.2 Nhà thờ đá SapaĐược mệnh danh là biểu tượng của thành phố sương mù Sapa, Nhà thờ đá Sapa là một điểm đến vô cùng nổi tiếng không chỉ là ở người dân địa phương mà còn đối với khách du lịch. Nơi đây sở hữu lối kiến Gothic La Mã kiểu châu Âu cổ điển vô cùng độc đáo, cùng với đó là sự lộng lẫy, uy nga, nổi bật giữa trung tâm thành phố hối hả. Đến với Nhà thờ đá Sapa, bạn sẽ có cơ hội khám phá thêm cho mình nhiều góc nhìn mới lạ về đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người con đạo Công giáo vùng cao và có cơ hội hòa mình vào bầu không khí sôi động của phiên chợ Tình truyền thống được diễn ra vào mỗi buổi tối thứ Bảy hàng tuần.
Hướng dẫn đường đi từ Bảo tàng Sapa đến Nhà thờ đá Sapa:
Bảo tàng Sapa → Thác Bạc → Thạch Sơn → Hàm Rồng
5.3 Thung lũng Mường HoaToàn cảnh thung lũng Mường Hoa.
Là một điểm đến không còn xa lạ gì đối với khách du lịch Sapa, thung lũng Mường Hoa được ví như một bức tranh thiên nhiên sống động, nhiều màu sắc nhất được tồn tại ở đời thực. Đến với thung lũng Mường Hoa, khách du lịch như lạc vào một thế giới hoang vu, đậm chất núi rừng mộc mạc, bình dị mà tùy vào từng thời điểm, sự mềm mại và dịu dàng của vùng đất này sẽ có một cấp độ nhất định rất riêng. Có khi vào mùa lúa chín, ta thấy thung lũng Mường Hoa vàng ươm với màu của lúa trải dài trên các thửa ruộng bậc thang, cứ uyển chuyển và đầy lãng mạn. Nhưng đến mùa nước đổ thì thung lũng Mường Hoa mềm mại, dịu dàng ngày nào lại trở nên mạnh mẽ, huyền bí hơn với màu của nước đọng trên những thửa đất vừa sới như những tấm gương khổng lồ xuất hiện giữa núi rừng. Không còn gì tuyệt vời hơn khi chúng ta khám phá đời sống của người dân miền núi thông qua những vật tượng hình tại Bảo tàng Sapa rồi được tận mắt chứng kiến cảnh cáy lúa của người dân địa phương khi đi ngang qua thung lũng Mường Hoa, ngọn nguồn của một trong những thác nước đẹp nhất tại vùng đất Sapa này.
Hướng dẫn đường đi đến thung lũng Mường Hoa từ Bảo tàng Sapa:
Bảo tàng Sapa → Xuân Viên → Cầu Mây → Mường Hoa → Đi bộ thêm 1 đoạn nhỏ nữa là tới thung lũng Mường Hoa
5.4 Bãi đá cổ SapaNếu bạn là một người tò mò, ưa thích sự khám phá và nghiên cứu những điều thú vị mới mẻ của những vùng đất mà bạn đặt chân tới thì đừng ngần ngại ghé ngay Bãi đá cổ Sapa. Nơi đây là địa điểm tập trung của nhiều bãi đá được hình thành từ nhiều thế kỷ về trước với đủ hình dạng và kích cỡ phong phú, nằm xếp chồng lên nhau vô cùng độc đáo. Trên những viên đá này còn khắc họa vô số những hình vẽ và ký tự đặc biệt mà cho đến ngày hôm nay, chưa có một nhà nghiên cứu hay một nhà khoa học nào có thể tìm ra được câu trả lời.
Hướng dẫn đường đi từ Bảo tàng Sapa đến Bãi đá cổ:
Bảo tàng Sapa → Cầu Mây → Mường Hoa → Tỉnh lộ 152 → Bãi đá cổ Sapa
5.5 Núi Hàm RồngKhi đến tham quan những địa điểm nằm ở trung tâm Sapa, khách du lịch sẽ nhanh chóng bị quyến rũ ngay bởi dãy núi Hàm Rồng hùng vĩ. Đây là dãy núi bao quanh lấy thị trấn như một con rồng khổng lồ bảo vệ lấy thành phố bé nhỏ này. Sở dĩ ngọn núi này có cái tên oài hùng như thế là bởi hình dạng của nó y hệt như một cái đầu con rồng nhô ra, hướng về phía dãy Hoàng Liên Sơn ở trước mặt, gắn liền với giai thoại tình yêu đầy cảm động của cặp đôi rồng trong truyền thuyết của đồng bào người dân tộc vùng cao. Chính vì sở hữu vẻ ngoài thú vị và độc đáo đó mà ngày nay, khi nhắc tới núi Hàm Rồng, người ta sẽ nhắc ngay đến một địa điểm tham quan du lịch vô cùng nổi tiếng mà bạn không thể bỏ lỡ khi đã đặt chân đến Sapa.
Hướng dẫn đường đi từ Bảo tàng Sapa đến dãy núi Hàm Rồng:
Bảo tàng Sapa → Đường Thác Bạc → Đường Thạch Sơn → Hàm Rồng → Đường lên đỉnh núi Hàm Rồng
5.6 Bản Cát CátHướng dẫn đường đi tới Bản Cát Cát từ Bảo tàng Sapa:
Bảo tàng Sapa → Thác Bạc → Fansipan → Cát Cát
Nếu bạn muốn khám phá và nhìn ngắm bản sắc văn hóa cũng như đời sống, sinh hoạt thường ngày, tín ngưỡng của người dân tộc miền núi Sapa thì bạn đừng ngại ghé ngang qua Bảo tàng Sapa một lần. Không chỉ là một điểm đến tham quan du lịch thú vị mà còn nằm gần với những địa điểm tham quan du lịch nổi tiếng khác của Sapa, hứa hẹn sẽ là một điểm đến du lịch độc đáo mà bạn không nên bỏ qua trong chuyến du lịch Sapa lần này.
Đăng bởi: Sèn Ngọc Lăm
Từ khoá: Du lịch Bảo Tàng Sapa Cách đi, Địa Chỉ, Điểm đặc sắc, Lưu Ý
Tổng Hợp Những Điểm Tham Quan Du Lịch “Check
Cùng tìm hiểu xem thủ đô Hà Nội có những điểm tham quan du lịch giải trí vui chơi “check-in” hay ho và hấp dẫn miễn phí nào!
Hà Nội là thủ đô, thành phố trực thuộc trung ương và là đô thị loại đặc biệt của Việt Nam. Hà Nội nằm về phía Tây Bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, với địa hình bao gồm vùng đồng bằng trung tâm và vùng đồi núi ở phía Bắc và phía Tây thành phố. Khoảng cách từ thành phố Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh theo Google Maps là 1.723 km (qua quốc lộ 1A).
Trước khi có tên gọi như hiện nay, Hà Nội đã trải qua nhiều tên gọi khác nhau. Tên gọi “Hà Nội” bắt đầu được dùng làm địa danh ở Việt Nam từ năm Minh Mạng thứ 12 (năm 1831) khi có một tỉnh có tên là tỉnh Hà Nội được thành lập ở Bắc Thành. “Hà Nội” viết bằng chữ Hán là “河內”, nghĩa là “bao quanh bởi các con sông”, tên gọi này phản ánh vị trí địa lý của tỉnh Hà Nội.
Sau khi được giải phóng vào ngày 10 tháng 10 năm 1954, Hà Nội trở thành thủ đô của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Năm 1976, tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội, khóa IV, Hà Nội vinh dự được chọn làm thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến ngày nay.
Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 12 quận: Ba Đình, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Thanh Xuân; 17 huyện: Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Ứng Hòa; và 1 thị xã: Sơn Tây.
Cầu Thê Húc thuộc quận Hoàn Kiếm, nối từ hồ Hoàn Kiếm (hồ Gươm) ra hòn đảo nhỏ nơi có đền Ngọc Sơn án ngữ
Hoàng hôn trên hồ Tây, quận Tây Hồ
Nhà thờ Chính Tòa (nhà thờ lớn Hà Nội), quận Hoàn Kiếm
Cầu Long Biên, cây cầu thép đầu tiên bắc ngang sông Hồng, nối hai quận Long Biên và Hoàn Kiếm
Một góc phố cổ Hà Nội, quận Hoàn Kiếm
Quận Ba Đình:
Hồ Trúc Bạch
Khu lăng Chủ Tịch (vào trong mới thu phí)
Quận Cầu Giấy:
Chùa Hà (Thánh Đức Tự, chùa Hạ Hòa) – Đình Bối Hà
Quận Đống Đa:
Ga Cát Linh – ga tàu điện Hanoi Metro
Quận Hoàn Kiếm:
Hồ Hoàn Kiếm (hồ Gươm) – Tháp Rùa – Tháp Bút – Đài Nghiên – Cầu Thê Húc – Đền Ngọc Sơn
Tháp Hòa Phong
Đền Bà Kiệu
Vườn hoa Lý Thái Tổ
Nhà hát lớn Hà Nội
Phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm (dịp cuối tuần)
Trung tâm thương mại Tràng Tiền
Vincom Bà Triệu
Tòa soạn báo Hà Nội Mới
Nhà thờ Chính Tòa (nhà thờ lớn Hà Nội)
Khu vực phố cổ (Hà Nội 36 phố phường): phố bia Tạ Hiện (khu phố Tây), phố Đinh Lễ (phố sách), phố sách 19/12, phố bích họa Phùng Hưng, phố đường tàu (xóm đường tàu),…
Những góc cổ kính ở các phố: Phan Huy Ích, Khâm Thiên, Hàng Ngang, Hàng Bè, Hàng Đồng, Châu Long,…
Ngôi nhà màu hồng ở số 30 Hàng Bông
Ô Quan Chưởng
Chợ đêm Phố Cổ
Chợ Đồng Xuân – Chợ đêm Đồng Xuân
Cây lá đỏ, lá vàng ở Bốt Hàng Đậu
Hội quán Quảng Đông
Chùa Quán Sứ
Chùa Bà Đá
Chùa Cầu Đông
Chùa Lý Triều Quốc Sư
Chùa Vĩnh Trù
Chùa Pháp Bảo Tạng
Chùa Kim Cổ
Chùa Huyền Thiên
Chùa Thiên Phúc
Chùa Chân Tiên
Chùa Thái Cam
Đình, đền, chùa Vũ Thạch
Đền Bạch Mã
Quận Long Biên:
Cầu Long Biên
Aeon Mall Long Biên
Quận Tây Hồ:
Ngõ 5 Từ Hoa
Chùa Hoằng Ân (chùa Quảng Bá, chùa Báo Ân)
Chùa Vạn Niên
Chùa Kim Liên
Chùa Phổ Linh
Chùa Tứ Liên (chùa Tứ Tổng, chùa Tam Bảo)
Chùa Tảo Sách (chùa Tào Sách, chùa Linh Sơn)
Chùa Thiên Niên (Thiên Niên Cổ Tự, chùa Trích Sài)
Bãi lau ngõ 200 Âu Cơ
Bãi đá sông Hồng (cuối ngõ 264 đường Âu Cơ)
Huyện Chương Mỹ:
Núi Trầm – Chùa Trầm – Long Tiên Động – Chùa Vô Vi
Chùa Trăm Gian (chùa Quảng Nghiêm, chùa Tiên Lữ)
Huyện Gia Lâm:
Huyện Thường Tín:
Chùa Đậu
Thị xã Sơn Tây:
Làng cổ Đường Lâm
Chùa Mía
Chùa Khai Nguyên
*** Bài viết có sử dụng tư liệu được tổng hợp và biên tập lại từ nhiều nguồn trên Internet, mang giá trị tham khảo.
Đăng bởi: Khải Nguyễn
Từ khoá: Tổng hợp những điểm tham quan du lịch “check-in” miễn phí ở Hà Nội
Cập nhật thông tin chi tiết về Du Lịch Chùa Một Cột Hà Nội Cách Đi, Điểm Tham Quan, Lưu Ý trên website Avwg.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!