Bạn đang xem bài viết Chè Cốm – Lưu Ngay 5 Công Thức Nấu Chè Thơm Ngon, Thanh Mát được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Avwg.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Cách làm chè cốm Hà Nội thơm ngon chuẩn vị 1.1. Cách nấu chè cốm hạt senChè cốm hạt sen bột sắn là một trong những món ăn rất quen thuộc với người Việt. Chè có vị ngậy bùi của những hạt cốm, vị ngọt của nước cốt dừa, vị béo của hạt sen và bột sắn… Món chè mang hương vị của mùa thu Hà Nội rất đáng để thử.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
150g cốm (nên lựa chọn cốm tươi sẽ ngon hơn), 300g hạt sen, 50g bột năng hoặc bột sắn dây, lá dứa, đường cát, muối.
Các bước chế biến món chè:
Bước 1: Sơ chế toàn bộ những nguyên liệu có sẵn
Cốm tươi chỉ cần rửa qua để sạch bụi bẩn. Còn nếu bạn sử dụng cốm khô thì nên ngâm nước lạnh trước khi chế biến khoảng 10 phút.
Hạt sen sau khi mua về đem ngâm với nước, sau đó tách bỏ phần tâm sen, nên chần qua với nước sôi để loại bỏ vị đắng.
Bột năng hoặc bột sắn đem pha loãng với nước. Đường phèn đem đi đun với 20ml nước, khuấy đều đến khi đường tan.
Lá dứa rửa sạch, cắt thành từng khúc sau đó xay nhuyễn, vắt lấy nước cốt và bỏ bã.
Bước 2: Nấu chè
Cho toàn bộ hạt sen vào nồi nước, ninh ở mức lửa vừa đến khi hạt nhừ. Khi hạt sen nở, bạn cho đường vào để sen ngấm. Sau đó, bạn cho phần nước lá dứa đã lọc vào và đun ở mức lửa nhỏ. Khi bắt đầu sôi thì cho cốm vào. Bạn có thể nêm nêm với 1/3 thìa cà phê muối để chè có vị thanh hơn.
Sau 2 phút, bạn cho tiếp toàn bộ nước đường phèn, bột sắn vào, khuấy đều đến khi chè sánh mịn lại. Lúc này bạn có thể nêm nếm đường tùy theo khẩu vị của gia đình.
Bước 3: Hoàn thiện thành phẩm
Chè cốm hạt sen có thể ăn nóng hoặc nguội. Đây là món chè rất thơm ngon, bổ dưỡng, bạn có thể ăn kèm với dừa tươi nạo sợi hoặc nước cốt dừa.
1.2. Cách nấu chè cốm đậu xanhNếu bạn muốn thử cách nấu chè cốm Hà Nội thì hãy thử ngay món chè cốm đậu xanh. Đây là món ăn rất đặc trưng của thủ đô, công thức thực hiện cũng rất đơn giản.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
100g cốm (nên ưu tiên chọn cốm tươi), 100g đậu xanh tách vỏ, 150g đường, bột năng, nước cốt dừa, vani, đường, muối.
Các bước chế biến món chè:
Bước 1: 100g đậu xanh hòa với 3 chén nước, sau đó đun sôi, liên tục vớt phần vọt ra ngoài và đun ở mức lửa vừa. Bạn có thể nêm thêm 1 ít muối, khuấy đều đến khi đậu mềm và sánh lại.
Bước 2: Cho bột năng hòa vào 3 muỗng canh nước rồi trộn đều. Hỗn hợp này đổ vào nồi khi đậu xanh mềm nhừ.
Bước 3: Trộn cốm với 150g đường cát sau đó tiếp tục cho vào nồi, đun lửa vừa thêm 15 phút đến khi cốm mềm.
Bước 4: Cho 1 ít vani vào nồi để tạo mùi thơm. Với những người thích ăn béo có thể cho thêm nước cốt dừa khi thưởng thức. Đây là cách nấu chè cốm không cần lá dứa mà bạn có thể dễ dàng thực hành.
1.3. Cách nấu chè cốm bưởi lá dứaSự kết hợp của cốm, bưởi và lá dứa tạo nên món chè rất đặc biệt. Món ăn này phù hợp với nhiều độ tuổi khác nhau, vì vậy bạn có thể thực hành chế biến cho cả gia đình.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Khoảng 200g vỏ bưởi (nếu thích ăn nguyên liệu này có thể cho nhiều hơn)
100g cốm tươi xanh (có thể dùng cốm khô)
200ml nước cốt lá dứa
200ml nước cốt dừa
100ml nước dão dừa (tức là nước cốt dừa lấy lần hai)
300g đường
180g bột năng
150g muối hột
Lá dứa (khoảng 5 lá)
Các bước chế biến món chè:
Bước 1: Sơ chế phần cùi bưởi
Vỏ bưởi sau khi rửa sạch, cắt bỏ phần vỏ xanh bên ngoài, lấu lớp vỏ trắng và cắt thành hạt lựu nhỏ.
Đun một nồi nước sôi hòa với 150g muối, sau đó chần cùi bưởi qua khoảng 3 phút rồi vớt ra cho vào thau nước lạnh. Bóp chặt phần cùi bưởi để ra hết chất đắng.
Bước 2: Làm thạch từ cùi bưởi
Lấy nước cốt lá dứa hòa với 20g bột năng, 60g đường, sau đó cho cùi bưởi vào ngâm khoản 10 phút, sau đó vớt ra để ráo nước.
Sau đó trộn đều cùi bưởi với 100g bột năng rồi luộc đến khi cùi bưởi trong là chín. Vớt ra bát nước lạnh sau đó tiếp tục vớt cùi bưởi ra, ướp với 40g đường.
Bước 3: Nấu chè
Nấu 1 lít nước kèm 5 lá dứa đun sôi. Khi nước sôi, lấy toàn bộ lá dứa ra, sau đó cho thêm 200g đường, cho tiếp phần bột năng đã pha lang vào. Vừa đổ vừa khuấy đều để có độ sánh mịn.
Tiếp tục cho 100g cốm xanh vào rồi tắt bếp. Khi chè ấm ở mức 50 độ thì bạn cho toàn bộ cùi bưởi đã sơ chế vào là hoàn tất.
1.4. Cách nấu chè cốm khoai mônNguyên liệu cần chuẩn bị:
1 củ khoai môn, 150g cốm, đường phèn, 1 củ gừng, 2 lá dứa, cơm dừa, 1 thìa bột sắn.
Các bước chế biến món chè:
Bước 1: Lá dứa mua về rửa sạch, cắt thành từng khúc rồi xay để lọc lấy nước, bỏ bã. Sau đó đun nước cốt lá dứa sôi thì cho cốm vào.
Bước 2: Khoai môn rửa sạch, cắt thành từng khúc nhỏ vừa ăn, sau đó đem đi hấp chín. Khi chín, tẩm khoai với đường khoảng 5 phút. Vì khoai chín rất nhanh nên bạn để đến khi chín tới có thể tắt bếp.
Bước 3: Cho toàn bộ khoai vào nồi chè cốm đang sôi. Hòa bột sắn với một ít nước sau đó đổ từ từ vào nồi chè và liên tục khuấy đều.
Bước 4: Múc chè ra bát và thưởng thức cùng dừa tươi nạo sợi, có thể ăn kèm với nước cốt dừa. Chè cốm khoai môn có thể ăn nóng hoặc thưởng thức cùng với đá bào cũng rất thơm ngon.
1.5. Cách nấu chè cốm nước cốt dừaChè cốm là món ăn quen thuộc với người Hà Nội nói riêng và người dân Việt Nam nói chung. Dù có nhiều cách kết hợp khác nhau, tuy nhiên chè cốm nước cốt dừa vẫn được đánh giá là thơm ngon, thanh mát nhất.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
150g cốm tươi (nếu dùng cốm khô phải ngâm trước khi nấu), 40g bột sắn dây, 200g đường phèn, 10 lá dứa, 200ml nước cốt dừa, dừa non thái sợi,…
Các bước chế biến món chè:
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu có sẵn
Cốm tươi bạn chỉ cần rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, đối với cốm khô, nên nhặt hết sạn, vỏ trấu, sau đó rửa sạch và ngâm với nước khoảng 10 phút.
Lá dứa rửa sạch, cuộn chặt và luộc với 1 nồi nước. Sau khi nước sôi, vớt bỏ phần lá dứa ra, cho đường phèn vào nồi và hòa tan.
Bước 2: Chế biến nguyên liệu cốm
Sau khi đường tan hết trong nồi, bạn cho cốm vào từ từ và liên tục đảo đều. Lúc này nên đun ở mức lửa nhỏ đến khi hạt cốm chín, nở to và có màu xanh.
Bước 3: Kết hợp nguyên liệu
Hòa bột sắn dây với đường phèn vào một bát nước nhỏ. Sau đó lần lượt đổ từ từ vào chè, khuấy đều đến khi chè có độ sánh. Lúc này bạn chỉ cần cho nước cốt dừa vào là hoàn thiện.
Chè cốm nước cốt dừa ăn kèm với đá bào sẽ ngon hơn, tuy nhiên, nếu bạn không ăn lạnh thì vị ngon của món chè này cũng đủ hấp dẫn rồi.
2. Một số lưu ý chọn mua cốm ngon khi làm chè cốmĐể có được một bát chè cốm thơm ngon, chuẩn vị, khâu lựa chọn nguyên liệu cốm là hết sức quan trọng. Cụ thể, bạn cần lưu ý một vài thông tin như sau:
Nên lựa chọn những hạt cốm chắc, dẹt, mỏng
Cốm ngon khi ngửi sẽ có mùi thơm của lúa non, ăn sẽ có vị ngọt bùi, dai dai
Không nên mua những loại cốm có màu xanh quá đậm. Bởi vì những sản phẩm này thường bị nhuộm màu, không tốt cho sức khỏe.
Lựa chọn cốm thật kỹ, tránh những sản phẩm bị ẩm mốc, chảy nhớ. Nếu bạn mua loại đóng gói sẵn thì nên xem kỹ thời hạn sử dụng.
Nếu mùa thu Hà Nội tạo ấn tượng bởi du khách bởi món chè cốm, xôi cốm thì Huế là thủ phủ của những món chè thơm ngon, trong đó có chè cốm lá dứa. Vì vậy, nếu bạn thuộc “team ghiền chè”, đừng quên ghé qua mảnh đất cố đô để thưởng thức những món chè đặc trưng và nhiều món ăn đặc sản khác.
Bên cạnh đó, du khách cũng có thể đặt phòng lưu trú tại Vinpearl Hotel Huế để thuận tiện hơn cho việc di chuyển đến các địa điểm du lịch, các quán ăn ngon. Đây là khách sạn trung tâm với nhiều tiện ích hàng đầu giúp bạn thoải mái nghỉ dưỡng.
Chè cốm là món ăn mang đậm màu sắc cổ truyền của ẩm thực Việt. Không chỉ thơm ngon, hấp dẫn, món ăn này còn có màu sắc rất bắt mắt, nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và phù hợp với khẩu vị của mọi lứa tuổi. Hy vọng công thức chế biến 5 món chè cốm đặc trưng sẽ giúp bạn dễ dàng thực hành nấu chè cho cả gia đình cùng thưởng thức!
Cách Nấu Chè Đậu Xanh Bột Báng Thơm Ngon Làm Dịu Mát Ngày Oi Nồng
1. Cách nấu chè đậu xanh bột báng truyền thống
Cách nấu chè đậu xanh với bột báng tương đối đơn giản và không mất quá nhiều thời gian. Với sự kết hợp giữa đậu xanh, bột báng và các nguyên liệu như nước cốt dừa, đường trắng, bột năng, bạn đã có ngay chén chè đậu xanh mát lạnh, thơm ngon nhâm nhi ngày hè.
1.1. Nguyên liệu
150 gram đậu xanh
50 gram bột báng
20 ml nước cốt dừa
100 gram đường trắng
1 muỗng canh bột năng
1/4 muỗng cà phê muối
1.2. Hướng dẫn cách nấu chè đậu xanh bột báng truyền thống
Đậu xanh mua về vo cho sạch, sau đó ngâm trong nước khoảng 3 – 4 tiếng để giúp thời gian nấu được rút ngắn. Trong thời gian ngâm đậu, bạn cũng đem bột báng rửa sạch và ngâm với nước cho mềm.
Ngâm đậu xanh trong nước. Ảnh: Internet
Bắc nồi đậu xanh lên bếp, châm nước cao gấp đôi so với mặt đậu, đun lửa lớn đến khi nước sôi thì vặn lửa nhỏ lại, ninh đậu khoảng 10 – 15 phút cho nở mềm.
Tiếp theo, cho bột báng vào nồi cùng 100 gram đường trắng. Khuấy đều để đường tan hẳn và không bị lắng xuống đáy nồi gây cháy.
Ninh đậu xanh và bột báng. Ảnh: Internet
Hòa bột năng với 2 muỗng canh nước cùng 1/4 muỗng cà phê muối. Sau đó đổ từ từ hỗn hợp vào nồi chè cũng 20 ml nước cốt dừa. Vặn lửa vừa và khuấy đều tay đến khi chè sôi lại thì tắt bếp.
Cho bột năng vào nồi nấu cùng đậu xanh. Ảnh: Internet
Để chè bớt nóng thì có thể múc ra chén thưởng thức. Chè đậu xanh bột báng bùi bùi, dai dai quyện với nước cốt dừa thơm béo tạo nên thứ hương vị quá đỗi tuyệt vời.
Chè đậu xanh bột báng truyền thống có vị bùi bùi dai dai rất ngon. Ảnh: Internet
2. Cách nấu chè đậu xanh bột báng phổ tai 2.1. Nguyên liệu
200 gram đậu xanh nguyên vỏ
120 gram phổ tai tươi
gram đường phèn
100 gram bột báng
200 ml nước cốt dừa
1 ống đường vani
1/4 muỗng cà phê muối
2.2. Hướng dẫn cách nấu chè đậu xanh bột báng phổ tai
Đậu xanh rửa sạch, loại bỏ những hạt lép hoặc sâu, sau đó đem ngâm qua đêm. Phổ tai đem bóp với ít muối ăn rồi xả lại nhiều lần với nước. Cách nay giúp giảm bớt mùi tanh. Bột báng rửa sạch và ngâm với nước 20 – 30 phút cho mềm.
Ngâm rong biển trong trong nước cho mềm. Ảnh: Internet
Tiếp theo, đem đậu xanh đã ngâm rửa lại với nước rồi cho vào nồi cùng 1,5 lít nước lọc, nấu lửa lớn cho đến khi hỗn hợp trong nồi sôi thì vặn lửa nhỏ ninh đậu trong 10 – 15 phút cho nở mềm. Thời gian này nhớ vớt bọt nổi lên trên để chè nấu ra được trong.
Khi đậu mềm, cho đường phèn, 1/4 muỗng cà phê muối cùng bột báng vào. Đun đến khi bột báng mềm thì tiếp tục cho vào phổ tai, nước cốt dừa và 1 ống đường vani.
Khuấy đều đến khi hỗn hợp trong nồi sôi lại thì tắt bếp. Với món chè này, bạn ăn nóng hay nguội cũng đều mang lại hương vị thơm ngon đấy.
Chè đậu xanh bột báng phổ tai. Ảnh: Internet
3. Cách nấu chè đậu xanh bột báng hột éNếu chè đậu xanh truyền thống thường ưu tiên những hạt đậu nở mềm, không bị nhừ nát thì cách nấu chè đậu xanh bột báng hạt é này lại phá vỡ quy tắc đó. Một chút biến tấu trong cách đánh nhuyễn đậu xanh kết hợp với hột é, bột báng và thạch rau câu chanh dây sẽ mang đến cho bạn hương vị vô cùng mới mẻ, độc đáo.
3.1. Nguyên liệu
300 gram đậu xanh không vỏ
100 gram bột báng
20 gram hạt é
100 ml nước cốt dừa
1/4 muỗng cà phê muối
150 gram đường trắng
3 gram bột rau cau
200 ml nước cốt chanh dây
3.2. Hướng dẫn cách nấu chè đậu xanh bột báng hốt é Nấu chè
Ngâm đậu xanh trong nước khoảng từ 3 – 4 tiếng hoặc ngâm qua đêm cho nở mềm. Tiếp đó rửa lại với nước và cho vào nồi hấp chín cùng 1/4 muỗng cà phê muối. Đậu xanh sau khi đã hấp chín, để bớt nóng bạn lọc qua rây hoặc cho vào máy xay nhuyễn.
Xay nhuyễn đậu xanh. Ảnh: Internet
Tiếp theo, cho đậu đã xay nhuyễn vào nồi cùng 100 ml nước lọc và 100 ml nước cốt dừa, đun lửa nhỏ để hỗn hợp sánh lại. Sau đó đổ ra hộp và để nguội.
Đậu xanh đem sên với đường. Ảnh: Internet
Bột báng đãi sạch, cho vào nước ngâm trong 30 phút. Tương tự, hạt é cũng đem ngâm với nước nóng già trong 10 phút để hạt nở mềm.
Ngâm bột báng cho nở mềm. Ảnh: Internet
30 phút sau khi ngâm bột báng, bạn cho vào nồi luộc khoảng từ 7 – 10 phút thì tắt bếp, đậy kín nắp ủ thêm 5 phút nữa thì vớt ra cho vào thau nước nguội để bột báng không dính lại với nhau.
Bắc một nồi khác lên bếp, cho vào 200 ml nước chanh dây pha loãng, thêm 3 gram bột rau câu và khuấy đều. Hỗn hợp sôi thì tắt bếp, đổ ra chén để rau câu đông lại thì cắt hạt lựu.
Thạch rau câu chanh dây. Ảnh: Internet
Thưởng thứcLần lượt cho tất cả nguyên liệu đã chế biến vào ly gồm đậu xanh, bột báng, hạt é, thạch rau câu chanh dây. Sau đó thêm vào ít đá bào. Như vậy, bạn đã có ly chè đậu xanh bột báng mát lạnh. Ngoài chè đậu xanh nha đam thì món này cũng giúp giải nhiệt ngày hè, mùa nóng rất tuyệt vời đó bạn ạ.
Chè đậu xanh bột báng hột é. Ảnh: Internet
Cách nấu chè đậu xanh bột báng với nhiều biến tấu khác nhau, mỗi một công thức đều mang đến hương vị tuyệt vời. Hy vọng, với những chia sẻ của chúng mình trên bài viết, bạn sẽ có ngay món chè thơm ngon giải nhiệt trong ngày hè.
Mỹ Lệ
Đăng bởi: Như Huỳnh
Từ khoá: Cách nấu chè đậu xanh bột báng thơm ngon làm dịu mát ngày oi nồng
Hướng Dẫn Cách Nấu Chè Đậu Ván Béo Bùi, Thơm Mát Hấp Dẫn
1. Nguyên liệu nấu chè từ đậu ván
– Đậu ván: 400g
– Dừa nạo: 300g
– Sữa tươi không đường: 100ml
– Đường trắng: 200g
– Bột năng: 50g
– Vani: 2 ống
2. Cách nấu chè đậu vánBước 1: Sơ chế nguyên liệu
– Đậu ván bạn nhặt bỏ hết những hạt bị hư, mốc hoặc lép. Sau đó rửa sơ với nước rồi đem ngâm đậu ván trong nước ấm ít khoảng 3 – 8 giờ để cho hạt đậu nở to và mềm. Sau khi ngâm đủ thời gian, bạn dùng tay vò nhẹ cho vỏ đậu bong vỏ ra rồi đãi sạch, lấy mình hạt đậu và để ráo nước.
– Dừa nạo bạn đem ngâm với nước nóng khoảng 15 – 30 phút. Sau đó, dùng rây lọc bỏ bã, lấy nước cốt dừa để riêng. Nên dùng tay bóp mạnh phần bã dừa để vắt hết nước cốt dừa.
– Bột năng bạn đem hòa tan với một tô nước nhỏ, sau đó khuấy thật đều cho bột tan hoàn toàn, không còn bị vón cục và để riêng.
Bước 2: Để tiếp tục cách nấu chè đậu ván, bạn cho đậu ván vào xửng hấp, sau đó bật bếp, cho xửng hấp lên hấp khoảng 30 – 40 phút cho đậu chín hoàn toàn. Bạn nên ăn thử thấy đậu mềm, bùi và có vị ngọt tự nhiên là được. Còn nếu khi ăn thấy đậu hơi cứng, chưa thấy vị bùi thì bạn hấp thêm chút nữa cho đậu chín hoàn toàn. Khi đậu đã chín, lấy xửng hấp ra để nguội tự nhiên.
Bước 3: Bắc nồi lên bếp, đổ phần nước cốt dừa vào đun sôi. Khi nước cốt dừa sôi, cho thêm 100ml sữa tươi không đường, 1 chén nhỏ nước bột năng đã hòa tan và 2 ống vani vào cùng, khuấy đều cho đến khi sôi, sánh lại thì tắt bếp, để nguội.
Bước 4: Tiếp tục cách nấu chè đậu ván, bạn dùng một cái nồi khác bắc lên bếp, cho 500ml nước, 1 chén nước bột năng hòa tan và 200g đường trắng vào đun sôi. Tiếp tục khuấy đều tay cho đường tan hết rồi cho đậu ván đã hấp chín vào nấu cùng. Khi chè sánh, đặc và sôi lại một lần nữa thì tắt bếp.
Như vậy đến đây bạn đã hoàn thành cách nấu đậu ván thơm ngon rồi. Để thưởng thức bạn múc chè ra chén, chan thêm 1 muỗng nước cốt dừa lên trên là có thể cảm nhận vị bùi bùi, béo ngậy của thành phẩm rồi.
3. Một số lưu ý cách nấu và bảo quả chè từ đậu ván– Để nấu món chè đậu ván ngon, bạn nên chọn những hạt đậu có dáng tròn đều, bóng, có màu sáng đều nhau, tránh những hạt bị đen sạm hay những hạt bị lép. Bạn nên mua đậu tại những cửa hàng uy tín để đảm bảo hạt đậu mới, ngon và không bị trộn với chất bảo quản.
– Tùy vào khẩu vị của những người trong gia đình mà bạn cho lượng đường vào nấu cùng chè cho phù hợp. Nếu thích ăn thanh mát thì cho ít đường, nếu muốn món chè ngọt ngào thì tốt nhất cho nhiều đường.
– Nếu không ăn hết ngay thì cho chè từ đậu ván đã nấu vào tô đậy nắp kín rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh có thể để được 2-3 ngày.
Đăng bởi: Công Trần
Từ khoá: Hướng dẫn cách nấu chè đậu ván béo bùi, thơm mát hấp dẫn
Học Nhanh 4 Cách Nấu Chè Vải Thơm Ngon Không Thể Bỏ Qua Trong Mùa Hè Này
Chè vải chắc chắn sẽ là món giải nhiệt thích hợp trong mùa hè này như chè sen vải thiều, chè vải nấu đậu xanh, chè sương sáo trái vải, chè vải thạch dừa.
Năm nay chính vụ thu hoạch vải thiều mới bắt đầu, bạn hãy tranh thủ lựa chọn những quả vải căng mọng, không chỉ ăn tươi mà vải còn có thể được chế biến với trà hoặc nấu chè nữa, ăn vừa ngọt vừa thanh mát cả mùa hè. Hãy tham khảo nhanh 4 công thức nấu chè vải thơm ngon để chế biến cho gia đình cùng thưởng thức nha!
Chè sen vải thiều
Món chè sen vải thiều là món chè đầu tiên mà mình muốn giới thiệu với các bạn, vì món chè sen vải thiều này rất rất đơn giản để làm luôn. Vừa có vị bùi bùi và giòn của hạt sen tươi nè, kết hợp cùng với vị ngọt thanh của vải là món giải khát lý tưởng luôn đó!
Nguyên liệu
Hạt sen tươi: 200 gr
Vải: 500 gr
Đường trắng: 150 gr
Vani: 1 ống
Cách làm
Vải cho vào nồi luộc trong vòng 3 phút sau đó cho ra thau ngâm nước lạnh. Sau đó, lột vỏ, bỏ hột vải. Với cách này sẽ giữ được nước ngọt của vải khi lột bỏ vỏ.
Cho 150 gram đường vào sen ướp khoảng 30 phút, đường sẽ tan. Cho thêm 600ml nước, bắc lên bếp nấu sen trong vòng 10 phút.
Sen chín nhồi sen vào trái vải, chừa lại một ít sen. Cho vải đã nhồi sen vào nồi, nấu tiếp thêm 5 phút cho vải ngấm nước đường, cho 1 ống vani vào.
Chè vải nấu đậu xanh
Tiếp theo là món chè vải nấu đậu xanh, nếu gia đình bạn đã quen với món chè sen vải thiều thì chuyển sang công thức món này xem thử nha. Vị ngọt tự nhiên của trái vải thì khỏi bàn nè, thêm chút bùi bùi của đậu xanh khác với vị bùi của hạt sen chắc chắn sẽ khiến gia đình bạn mê mẩn hơn thôi.
Nguyên liệu
Đậu xanh không vỏ: 200 gr
Vải: 400 gr
Đường trắng: 100 gr
Nước cốt dừa: 100 ml
Cách làm
Đậu xanh không vỏ ngâm trong nước khoảng 2 giờ. Vải bóc vỏ, tách lấy cùi vải, bỏ hạt.
Cho đậu xanh không vỏ vào nồi, thêm lượng nước vừa ăn, đun đến khi đậu chín bở. Chú ý khi nồi đậu xanh sôi thì hạ nhỏ lửa, đun liu riu cho đậu không bị trào ra khỏi nồi. Bạn có thể đặt một đôi đũa lên trên nồi để không bị trào ra.
Tiếp đến cho cùi vải, đường trắng vào, đun khoảng 5 phút, vải nổi lên mặt nước và đường tan hết là được. Cho nước cốt dừa nào, nấu thêm 1 phút nếu thích béo.
Tắt bếp, múc chè ra chén, trang trí tùy thích và thưởng thức. Món ăn vặt thanh mát, ngọt dịu, thích hợp trong những ngày hè.
Chè sương sáo trái vải
Công thức nấu chè vải thứ 3 là chè sương sáo trái vải nè, khi đã không thích vị bùi bùi của các loại hạt nữa thì chuyển qua vị giòn giòn của sương sáo nha. Chè sương sáo trái vải rất đơn giản dễ làm mà còn thơm ngon hấp dẫn nữa.
Nguyên liệu
Sương sáo: 200 gr
Long nhãn: 500 gr
Bột báng: 60 gr
Nước cốt dừa: 150 ml
Đường trắng: 100 gr
Muối: 1/4 muỗng cà phê
Cách làm
Cho 500ml nước vào nồi nấu sôi, sau đó cho bột báng vào luộc qua 5 phút. Tắt bếp. Để yên vài phút cho bột báng lắng xuống, chắt bỏ nước.
Bây giờ cho 600ml nước vào nồi bột báng, bắc lên bếp nấu, khi thấy bột báng trong thì cho đường vào nấu 10 phút. Cuối cùng cho nước cốt dừa vào đảo đều, nêm chút muối và nếm thử xem có vừa ngọt chưa thì tắt bếp.
Cho trái vải, sương sáo ra ly. Múc chè bột báng cho vào. Vậy là bạn có ly chè trái vải sương sáo ngon ơi là ngon rồi!
Chè vải thạch dừa
Món chè vải cuối cùng mà mình muốn giới thiệu đến bạn là món chè vải thạch dừa, món chè này chắc chắn sẽ lấy lòng cả nhà trong những ngày hè oi bức luôn. Đổi mới phương thức chế biến một chút, khác biệt hoàn toàn so với 3 món chè vải trên thì thử ngay món chè vải thạch dừa này liền nha.
Nguyên liệu
Nước dừa 300 ml
Vải 20 trái
Bột rau câu 20 gr
Lá dứa 1/2 bó
Củ dền 1 củ
Đường trắng 100 gr
Cách làm
Vải bóc vỏ, dùng dao nhọn tách lấy cùi vải, bỏ hạt, cho ra chén.
Đổ 1 lít nước, 50gr đường trắng vào nồi, bắc lên bếp, nấu sôi nhỏ lửa. Vừa nấu vừa khuấy đều để đường trắng tan hết.
Tiếp theo cho vải vào, khuấy đều, đợi nước sôi lại thì tắt bếp.
Củ dền gọt vỏ, cắt khúc, cho vào máy xay sinh tố cùng 1 chén nước, xay nhuyễn. Sau đó, lọc hỗn hợp đã xay qua rây lấy phần nước, bỏ bã.
Đổ nước củ dền vào nồi cùng 25gr đường trắng, 150ml nước dừa, 10gr bột rau câu và 800ml nước, bắc lên bếp, nấu sôi đến khi rau câu sệt lại. Tắt bếp, để nguội, cho hỗn hợp rau câu vào tủ lạnh để đông.
Lá dứa rửa sạch, cắt khúc, cho vào máy xay sinh tố cùng 1 chén nước, xay nhuyễn. Lọc lá dứa qua rây, bỏ bã, lấy phần nước.
Cho nước lá dứa, 25gr đường trắng, 10gr bột rau câu, 150ml nước dừa và 800ml nước vào nồi, bắc lên bếp, nấu sôi nhỏ lửa đến khi hỗn hợp sệt lại. Làm tương tự với phần rau câu củ dền ở trên
Cuối cùng, múc chè vải ra chén. Thêm rau câu củ dền, rau câu lá dứa cắt miếng nhỏ vào là món chè đã hoàn thành.
Hi vọng 4 công thức trên sẽ cho bạn có thêm ý tưởng để nấu chè vải cho mùa hè thêm phong phú nha!
Đăng bởi: Tú Quyên
Từ khoá: Học nhanh 4 cách nấu chè vải thơm ngon không thể bỏ qua trong mùa Hè này
Các Món Chè Nóng Thơm Ngon Cho Ngày Đông Hà Nội
Trong tiết trời se lạnh, cùng bạn bè dạo quanh phố phường và làm ấm người bằng món chè nóng thơm ngon sẽ cho bạn những trải nghiệm thú vị về mùa đông Hà Nội.
Các món chè nóng thơm ngon nên thưởng thức khi đến du lịch Hà Nội vào mùa đôngChè sắn nóng (39 Lý Quốc Sư) nổi tiếng với nước chè đặc sánh, thơm và có màu nâu vàng. Từng miếng sắn được sắt thành hình vuông vừa ăn rồi đem nấu đến khi dẻo mềm. Một bát chè sắn nóng hổi có giá từ 10.000 đồng. Ảnh: Kieu Giang.
Chè trôi nước (146 Quán Thánh) tại quán chè bà Thơm chuẩn vị truyền thống ở Hà Nội. Chè trôi nước thanh nhẹ, bánh trôi dẻo, nhân đậu xanh ngọt, bùi, thơm nức. Quán bắt đầu bán từ 15h, có tuổi đời khoảng 40 năm. Ở đây các loại chè đều đồng giá 15.000 đồng một bát. Ảnh: Miu miu Huỳnh
Quán chè bà Thơm còn có chè đỗ đen nóng cũng được mọi người yêu thích. Chè ngọt vừa phải, đỗ ninh nhừ vừa miệng, nấu với đường phèn và thêm nước cốt dừa béo ngậy. Ảnh: Thùy Kang Ji.
Bánh trôi tàu (số 4 Hàng Cân) với bánh trôi trong nước đường gừng ngọt lịm là món ăn hấp dẫn nhất mỗi khi đông về. Món này có nhân bánh làm bằng đỗ xanh, đỗ xanh dừa, vừng đen xào đường, vừng đen dừa. Để phân biệt các loại nhân, người ta nặn bánh theo hình tròn hay hình bầu dục. Giá 15.000 đồng một bát. Ảnh: Ngân Hà.
Xôi chè quán bà Thìn (số 1 Bát Đàn) thơm ngon nổi tiếng với nước cốt vàng nâu, trộn với xôi đỗ xanh hấp dẫn. Xôi vò vàng ươm, dẻo thơm. Chè ăn kèm xôi thường là chè bà cốt và chè hoa cau thanh nhẹ, không quá ngọt. Ảnh: Yen Dao.
Ngoài ra, quán bà Thìn có chè đỗ xanh, chè đỗ đen nóng, chè sen… giá 15.000 đồng một cốc. Đỗ xanh vàng dịu, thơm ngậy, hạt sen ninh nhừ không hề nát. Quán còn có kẹo lạc, bánh chín tầng mây, xôi cốm… Ảnh: Pham T Ha Van.
Chè chuối (35B Nguyễn Bỉnh Khiêm) cầu kỳ với chuối được nướng cháy xém rồi mới đem nấu thành chè. Do đó khi ăn, chuối rắn, ngọt mà không hề bị chát. Quán đông nhất là vào giờ tan tầm. Tới đây, bạn có thể thưởng thức thử bánh đúc nổi tiếng của quán. Ảnh: Tiểu Anh.
Chè khoai môn (31 Đào Duy Từ) thơm ngon, lạ miệng. Chè xanh trong thấy được cả miếng khoai bên dưới. Món chè này ăn cùng nước cốt dừa. Ngoài ra, đến đây các bạn có thể ăn chè sầu riêng, chè chuối, chè ngô… cũng rất ngon mà giá chỉ 20.000 đồng một bát. Ảnh: Hải Yến Evi.
Theo Afamily
Đăng bởi: Hoàng Truyền
Từ khoá: Các món chè nóng thơm ngon cho ngày đông Hà Nội
Tổng Hợp Cách Nấu Chè Nha Đam
1. Cách nấu chè nha đam đường phèn Nguyên liệu nấu chè nha đam đường phèn
– 2 lá nha đam to (nên chọn lá dày thịt, ít bầm dập)
– 250 g đường phèn
– 1 bó lá dứa
– 1 quả chanh
Cách nấu chè nha đam đường phèn:– Chanh vắt lấy nước cốt, bỏ hạt chanh.
– Nha đam cắt thành các khúc và gọt bỏ 2 hàng gai, lọc lấy phần thịt nha đam và ngâm vào nước muối khoảng 2-3 phút để loại bỏ hết phần mủ độc và phần nhớt của nha đam. Sau đó rồi vớt nha đam ra, cắt thành các hạt lựu vừa ăn rồi cho vào ướp với nước cốt chanh vừa vắt từ 3 – 5 phút để loại bỏ hết chất nhớt của nha đam rồi rửa lại thật sạch với nước (chú ý rửa kĩ để nha đam không bị ngấm muối hoặc chanh)
– Đặt nồi nước lên bếp (khoảng 1/2 nồi), để lửa lớn. Khi thấy nước sôi già thả nha đam vào nấu trong 30 giây rồi nhanh tay vớt ra và ngâm nha đam vừa nấu vào ấu nước đá lạnh.
– Lá dứa đem rửa sạch, bắc một chiếc nồi lớn lên bếp, cho 2.5 lít nước và 250 g đường phèn cùng lá dứa vào, mở lửa lớn. Khi thấy đường phèn tan hết thì thả nha đam ướp lạnh vào nấu thêm 2 phút nữa rồi tắt bếp.
– Cho chè nha đam vừa nấu bảo quản trong tủ lạnh. Đến khi ăn thì lấy ra cốc hoặc bát rồi dùng.
2. Cách nấu chè nha đam hạt sen Nguyên liệu nấu chè nha đam hạt sen:– 100g hạt sen tươi
– 400g lô hội (còn gọi là nha đam)
– 100g đường phèn bột
– Một ít muối
Cách nấu chè nha đam hạt sen:– Nha đam mua về gọt phần vỏ xanh bên ngoài, lấy phần thịt trắng bên trong thành hạt lựu.
– Sau khi thái nha đam thành các hạt lựu thì đem rửa sạch với một ít muối cho bớt đắng và sạch nhớt nha đam rồi vớt ra để ráo.
– Hạt sen rửa sạch, lấy tim sen (hoặc mua hạt sen đã được lấy tim sẵn) nấu cùng 1 lít nước cho hạt sen mềm nhuyễn.
– Sau đó cho nha đam vào nấu tiếp với nhiệt nhỏ trong khoảng 10 phút, trong quá trình nấu thường xuyên vớt bọt để nước chè được trong và ngon hơn.
– Bỏ đường phèn và nấu thêm khoảng 5 phút nữa rồi tắt bếp.
3. Cách nấu chè nha đam đậu xanh Nguyên liệu nấu chè nha đam đậu xanh:– Nha đam (loại lớn): 500g
– Đậu xanh (hạt đã bỏ vỏ): 200g
– Đường: 400g
– Đậu phộng rang sẵn: 100g
– Va ni: 2 ống
– Bột năng: 2 thìa
– Dầu chuối: 1 ống
– Chanh: 2 quả
Cách nấu chè nha đam đậu xanh:– Chanh vắt lấy nước cốt, gạt bỏ hạt chanh.
– Nha đam đem cắt bỏ phần vỏ xanh, thái hạt lựu, sau đó ngâm vào chậu nước có pha nước cốt chanh và 1 thìa đường trong 30 phút, bước này giúp nha đam sạch hết hẳn nhớt. Dùng tay bóp sạch nhớt, rửa qua lại với nước lạnh, rồi để vào rổ cho ráo nước.
– Đậu xanh đem ngâm vào nước ấm 30 phút, đãi sạch hết hạt sâu, hạt lép, để ráo.
– Đậu phộng đem xa sạch vỏ, giã nhỏ.
– Bột năng hòa tan cùng một ít nước lạnh.
– Sau đó vừa dùng thìa khuấy đều vừa đổ bột năng đã hòa nước lạnh vào nồi chè để bột năng tan đều, không bị vón cục.
– Cho tiếp nha đam và vani vào, đợi sôi lại thì tắt bếp.
– Múc chè ra từng chén, để nguội cho vào ngăn mát tủ lạnh là bạn đã hoàn thành món chè vừa ngon vừa bổ rồi đấy!
4. Cách nấu chè nha đam đậu đen Nguyên liệu nấu chè nha đam đậu đen:– 200gr đậu đen và đậu đỏ
– 200gr nha đam
– 200gr đường
– 20gr bột thạch hoặc bột rau câu
– Nước cốt dừa
– Dầu chuối
Cách nấu chè nha đam đậu đen:– Đầu tiên bạn đem ngâm nước đậu đen khoảng 4-5 tiếng cho nở mềm. Sau đó đãi rửa sạch rồi cho vào nồi, đổ ngập nước và ninh chín mềm.
– Sau đó vớt lấy phần đậu chín đem xào với đường cho ngấm. Nếu nước cạn thì lại cho thêm chút nước ninh đậu.
– Nha đam gọt thật sạch phần vỏ xanh, thái miếng nhỏ.
– Rửa sạch nhớt nha đam rồi ngâm vào chậu pha nước muối loãng.
– Rửa sạch nha đam lần nữa rồi ướp nha đam với đường.
– Cho vào nồi thạch một ít nước cốt dừa, quấy đều cho nước cốt dừa hòa đều vào thạch rồi tắt bếp. Để thạch nguội hẳn thì dùng dao cắt miếng nhỏ.
– Đổ đỗ xào đường cùng nha đam vào nồi nước ninh đỗ. Đun sôi trở lại rồi tắt bếp, để cho chè thật nguội là bạn đã hoàn thành xong cách nấu chè nha đam đậu đen rồi đó!
Đăng bởi: Đặng Thị Anh Thư
Từ khoá: Tổng hợp cách nấu chè nha đam
Cập nhật thông tin chi tiết về Chè Cốm – Lưu Ngay 5 Công Thức Nấu Chè Thơm Ngon, Thanh Mát trên website Avwg.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!