Bạn đang xem bài viết Chả Cốm Ước Lễ – Món Ngon Từ Làng Nghề 500 Tuổi Có Gì Đặc Biệt? được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Avwg.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tác giả: Lisa Ngày đăng: 28/02/2023
Chả cốm Ước Lễ là một sản phẩm của làng giò chả nổi tiếng hơn 500 năm ở Hà Nội. Với nguyên liệu và công thức đặc biệt đã tạo nên tên tuổi vang danh trong bản đồ ẩm thực Việt.
Người Hà Nội thì đã quá quen với chả cốm Ước Lễ, một loại chả làm từ thịt heo và cốm do các thế hệ của người làng Ước Lễ chế biến. Vị đậm đà, dẻo thơm là thứ khiến chả cốm xuất hiện nhiều trên mâm cơm của người Hà thành, và giờ đây, nó càng quen thuộc hơn trên cả ba miền khi là một trong những nguyên liệu không thể thiếu của mẹt bún đậu mắm tôm hấp dẫn.
Làng Ước Lễ ở đâu?
Làng Ước Lễ thuộc huyện Thanh Oai, cách trung tâm TP Hà Nội khoảng 30km. Nơi đây có cảnh quan đẹp, không gian kiến trúc truyền thống đặc sắc và là nơi có nghề làm giò chả lâu đời nức tiếng. Những người lớn tuổi trong làng kể lại, vào thời nhà Mạc (năm 1527-1592) có một cung tần trong triều đình (vốn là người làng Ước Lễ) trở về quê hương xây cổng làng và dạy cho dân làng nghề làm giò chả. Từ đó, các thế hệ cha truyền con nối, nghề giò chả trở thành nghề truyền thống lâu đời của làng Ước Lễ.
Hiện nay, dẫu không còn tập trung tất cả ở làng, nhiều người Ước Lễ đã đi các địa phương khác nhưng họ vẫn tiếp tục giữ gìn nghề truyền thống này và phát triển nhờ bí quyết làm giò chả tạo nên chất lượng bậc nhất.
Trong các sản phẩm giò chả của người làng Ước Lễ thì chả cốm Ước Lễ là một sản phẩm được yêu thích rộng rãi. Sự ưa chuộng của thực khách mọi miền với món bún đậu mắm tôm đã khiến số lượng các quán bún đậu có mặt ở mọi nơi, chả cốm Ước Lễ vì thế cũng được nhiều người biết đến. Nhưng điều khiến chả cốm Ước Lễ chinh phục thực khách vẫn là chất lượng và hương vị của chính nó. Ăn miếng chả cốm khi nóng hổi, thực khách như cảm nhận được những nguyên liệu tinh tế của đất trời, là hạt cốm còn đong sữa dẻo thơm, là vị ngọt bùi, thơm thơm của thịt heo tươi, là lớp vỏ giòn tan ngay đầu lưỡi. Miếng chả ăn không hế ngấy hay ngán.
Chả cốm Ước Lễ được làm như thế nào?
Công thức đặc biệt tạo nên vị ngon của chả cốm Ước Lễ là nguyên liệu tươi thật và tỉ lệ cốm/thịt hài hòa.
Người Ước Lễ đặc biệt chú trọng chọn nguyên liệu. Với thịt heo phải là loại thịt mới mổ, còn tươi, nóng và họ sẽ chọn phần thịt vai/mông là những phần ngon nhất. Cốm tươi thì chọn loại bánh tẻ để miếng chả không bị khô. Một bí quyết quan trọng nằm ở khâu giã thịt sao cho thịt dẻo quánh thì trộn với cốm.
Hương vị độc đáo mà chả cốm Ước Lễ “sở hữu” đã trở thành biểu tượng cho nét ẩm thực tinh tế của đất Hà thành.
Mua chả cốm Ước Lễ ở đâu TP Hồ Chí Minh?
Tại TP Hồ Chí Minh, địa chỉ bán chả cốm Ước Lễ chính gốc, chả được chế biến theo công thức và bí quyết người Ước Lễ là chúng tôi . Có mặt trên thị trường nhiều năm nay, chúng tôi là địa chỉ cung cấp các đặc sản thơm ngon, chất lượng được tuyển chọn từ ba miền. Riêng với sản phẩm chả cốm, chúng tôi đã nơi uy tín được các quán bún đậu mắm tôm tại TPHCM và các tỉnh phía Nam tin tưởng nhập sỉ để phục vụ đông thực khách.
Bạn có thể dễ dàng thưởng thức đặc sản Hà Nội chả cốm Ước Lễ chính gốc tại nhà, thông qua chúng tôi . Hoặc gọi số 0901.486.486 để được đặt hàng sỉ và lẻ chả cốm nhanh nhất.
Chả Cá Hàn Quốc Là Gì? Mua Ở Đâu? 4 Món Ngon Từ Chả Cá Hàn Quốc
Chả cá Hàn Quốc là gì?
Chả cá Hàn Quốc được biết đến là một loại thực phẩm được chế biến từ thịt cá trắng xay và các nguyên liệu khác như khoai tây, đường hoặc có thể thêm ít tôm với mực để tăng thêm phần hấp dẫn cho món ăn. Ở Hàn Quốc, món ăn này có tên gọi là eomuk hoặc odeng.
Chả cá Hàn Quốc có nhiều hình dạng khác nhau như thanh dài, dạng viên hay được xiên vào những que tre vót nhọn. Đặc biệt, món ăn này được với hương vị thơm ngon, tròn vị, có độ dài vừa phải cùng với vị cay nồng đã tạo nên một hương vị đặc trưng khó quên cho món ăn này.
Chả cá Hàn Quốc là món ăn phổ biến tại vùng Busan được chế biến theo bí quyết riêng và qua nhiều công đoạn nhưng vẫn giữ được hương vị đặc trưng truyền thống.
Xiên chả cá Hàn Quốc có gì độc đáo?Hàn Quốc được biết đến là nơi có khí hậu lạnh nên món chả cá vừa cay, vừa nóng này rất được mọi người ưa chuộng. Hương vị hấp dẫn, hình thức cuốn hút và mang hơi hướng đường phố đã tạo nên sự tiện lợi và hấp dẫn cho món ăn này.
Để tạo nên sự độc đáo cho món ăn này thì người Hàn thường chế biến thành ba dạng: Miếng mỏng hình chữ nhật, dạng thanh dài và dạng viên. Dựa vào đặc trưng mỗi món ăn thì sẽ chọn dạng chả cá phù hợp.
Chả cá Hàn Quốc được biết đến là món ăn có nhiều chất dinh dưỡng chính như protein, canxi và một ít chất béo. Và được ước tính là trong 100g chả cá Hàn Quốc có khoảng 113 calo, trong đó có 12,3g cacbonhydrat; 13,2g protein; 0,67g chất béo và các khoáng chất khác.
Món ăn này là một món ăn lành tính, tốt cho hệ tiêu hóa. Song, món ăn này chứa ít đường và tinh bột nên tốt cho trẻ nhỏ, người lớn tuổi và là một món ăn hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Các món ngon từ chả cá Hàn Quốc Dùng trực tiếpChả cá Hàn Quốc được biến thành nhiều món ăn khác nhau, mang hương vị hấp dẫn và lạ miệng. Bạn có thể dùng trực tiếp khi còn nóng, chấm cùng nước tương cay.
Canh chả cá Hàn QuốcVới món ăn này bạn có thể kết hợp với củ cải trắng để tạo nên một món canh chả cá Hàn Quốc hấp dẫn và đậm vị. Và đây cũng được xem là một món ăn đặc trưng của người Hàn Quốc.
Mì xào chả cáNgoài ra, các bạn còn có thể kết hợp với mì để tạo nên món mì xào chả cá vừa lạ miệng, vừa hấp dẫn.
Tokbokki chả cáTokbokki chả cá được xem là món ăn đặc trưng và phổ biến ở Hàn Quốc với hương vị cay ấm, đậm đà phù hợp với thời tiết của Hàn Quốc
Bảo quản chả cá xiên Hàn Quốc đúng cáchVới món chả cá Hàn Quốc thì bạn có thể bảo quản từ 3 -12 tháng với ở nhiệt độ lạnh dưới 0 độ C. Với món chả cá được làm chín và đông lạnh thì bạn có thể bảo quản ở ngăn mát từ 6 – 7 ngàyvà ở ngăn đông thì được 12 tháng. Nhưng cần lưu ý, khi đã mở bao bì thì phải sử dụng hết trong vòng 3 – 4 ngày.
Đặc biệt, chả cá đông lạnh qua quá trình vận chuyển thì có thể bảo quản được 8 – 12 tiếng
Advertisement
3 – 4 tiếng với điều kiện thông thường. Các bạn lưu ý trước khi chế biến món chả cá thì cần rửa cá qua nước nóng, vừa an toàn vừa có thể loại bỏ được lớp dầu mỡ bám trên bề mặt chả cá.
Chả cá Hàn Quốc bán ở đâu?Với món chả cá Hàn Quốc thì bạn có thể dễ dàng tìm kiếm tại các siêu thị Hàn Quốc như: K Mart, K Market, Emart hay một số cửa hàng thực phẩm Hàn Quốc.
Kiến Trúc Quân Sự Trăm Tuổi Ở Đà Nẵng Có Gì Đặc Biệt?
Thành Điện Hải được xây dựng từ năm 1813 mang đậm phong cách thiết kế Vauban châu Âu. Hiện nơi đây còn lưu giữ những khẩu súng thần công hàng trăm năm tuổi mang giá trị lịch sử vô cùng to lớn.
Thành Điện Hải là một trong những địa điểm “must go” khi đi du lịch Đà Nẵng. Đến đây, du khách sẽ ấn tượng trước lối kiến trúc quân sự vô cùng độc đáo, đồ sộ và bề thế. Thành cổ Điện Hải còn là một chứng tích lịch sử, thể hiện tài năng cũng như tinh thần chiến đấu anh dũng của ông cha ta.
1. Thành Điện Hải nằm ở đâu?
Địa chỉ: số 24 đường Trần Phú, phường Thạch Thang, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Giờ mở cửa: 7h30 – 16h30 hàng ngày
Giá vé: 20.000 VNĐ/người (Miễn phí cho người cao tuổi, trẻ em, học sinh, sinh viên, người khuyết tật và công dân thường trú tại thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam).
Chỉ dẫn đường đi: Từ bãi biển Mỹ Khê, du khách đi theo đường Phạm Văn Đồng. Sau đó, đi qua cầu sông Hàn rồi rẽ phải sang đường Trần Phú là đến.
2. Lịch sử thành Điện Hải ở Đà Nẵng 2.1. Những lần đổi tên của thành Điện HảiTheo bản đồ du lịch Đà Nẵng, thành Điện Hải nằm ở tả ngạn phía Tây sông Hàn nên người Pháp gọi là Fort de l’,Ouest, có nghĩa là Pháo đài phía Tây. Thành được vua Gia Long cho xây dựng từ năm 1813 với vật liệu chính là đất với tên gọi là Bảo Điện Hải. Tuy nhiên, do thành nằm gần biển nên dễ bị hư hại.
Đến năm 1823, vua Minh Mạng chỉ dụ rời thành vào nội phủ, xây lại bằng gạch. Năm 1835, vua Minh Mạng đổi tên là thành Điện Hải và được dùng cho đến ngày nay.
2.2. Vai trò của thành Điện HảiNăm 1858, Pháp và Tây Ban Nha chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam. Lúc này, thành Điện Hải trở thành tiền đồn phòng thủ, ngăn bước chân của kẻ thù, góp phần quan trọng vào cuộc chiến đánh bại thực dân Pháp tại Đà Nẵng từ năm 1858 đến 1860.
3. Kiến trúc thành Điện Hải Hải Châu Đà Nẵng 3.1. Thành Điện Hải – Pháo đài cổ xưa bề thếThành Điện Hải được xây dựng theo lối thiết kế Vauban Châu Âu với chiều cao hơn 5m, chu vi hơn 556m và được bao quanh bởi các hào sâu 3m. Cổng chính của thành nằm ở phía Nam và cổng phụ nằm ở phía Đông.
Bên trong thành có các công trình như: hành cung, kỳ đài, kho chứa thuốc súng, đạn dược, thực phẩm. Có thể nói, thành cổ Điện Hải được xây dựng dựa trên sự tính toán kỹ lưỡng và khoa học của các vua triều Nguyễn.
3.2. Thành Điện Hải Đà Nẵng và những khẩu thần công trăm tuổiĐến thành Điện Hải, ngoài việc được chiêm ngưỡng vẻ đẹp trong kiến trúc, du khách còn được tận mắt chiêm ngưỡng những khẩu thần công hàng trăm năm tuổi. Trong đó có khẩu thần công được phát hiện vào năm 2008 có chiều dài 2,8m, đường kính phần đầu là 23cm và phần đuôi là 42cm.
Những khẩu thần công được làm bằng đồng, gang hoặc sắt có thể nặng tới 3 tấn. Đến nay, tuy đa số đã bị gỉ sét nhưng phần thân súng vẫn còn nguyên vẹn. Đến năm 1988, nhà nước công nhận nơi đây là Di tích quốc gia đặc biệt Thành Điện Hải.
4. Những kiến trúc lâu đời cực đẹp gần thành Điện Hải 4.1. Cầu Nguyễn Văn Trỗi Đà NẵngCầu Nguyễn Văn Trỗi Đà Nẵng được xây dựng vào năm 1960 và là cây cầu đầu tiên nối đôi bờ sông Hàn. Với thiết kế vòm độc đáo, kết hợp với gam màu vàng đầy ấn tượng, nơi đây là điểm check in sống ảo của rất nhiều du khách khi đến thành phố biển xinh đẹp.
4.2. Nhà thờ Chính Tòa Đà NẵngNhà thờ Chính Tòa Đà Nẵng được khởi công từ năm 1923 và là một trong những nhà thờ có thời gian xây dựng ngắn nhất ở thời Pháp thuộc. Nơi đây sử dụng lối kiến trúc Gothic cổ điển và sắc hồng rực rỡ. Ở bất cứ góc cạnh nào của nhà thờ, bạn cũng sẽ tìm được những trải nghiệm thú vị và khó quên.
4.3. Chùa Tam Bảo Đà NẵngĐược xây dựng từ năm 1953 và hoàn thành vào 10 năm sau đó, chùa Tam Bảo Đà Nẵng có 5 tòa tháp là 5 màu sắc khác nhau: vàng, đỏ, cam, trắng, xanh. Đây cũng chính là những gam màu của lá cờ Phật. Điểm đặc biệt là ở nước sơn, trước khi được quét lên bề mặt đã được đem nung khói, nên đảm bảo luôn bền đẹp theo thời gian.
Bên cạnh thành Điện Hải, ở Đà thành còn có nhiều địa điểm du lịch thú vị khác như: Ngũ Hành Sơn, cầu tình yêu Đà Nẵng, chùa Quan Âm… đang chờ du khách khám phá.
Bên cạnh đó, những tiện ích cao cấp, dịch vụ 5 sao như: bể bơi vô cực rộng lớn, phòng xông đá muối Himalaya, phòng tập yoga hay hệ thống nhà hàng & bar… tất cả sẽ đưa du khách đến một chốn nghỉ dưỡng đích thực và khác biệt.
Đăng bởi: Lộc Hoàngvn
Từ khoá: Thành Điện Hải – Kiến trúc quân sự TRĂM TUỔI ở Đà Nẵng có gì đặc biệt?
Cốm Làng Vòng – Đặc Sản Lưu Giữ Hương Sắc Mùa Thu Hà Nội
Tác giả: chúng tôi Ngày đăng: 07/08/2023
“Đặc sản Cốm làng Vòng có từ lâu đời và được làm từ nếp cái hoa vàng, một năm có hai vụ: vụ chiêm vào tháng tư. Và vụ mùa, bắt đầu từ ngày lễ vu lan cho đến tháng mười.
Có người nói rằng, nếu hè là khúc ca rộn ràng, Đông là bản nhạc sầu muộn thì thu Hà Nội nhẹ nhàng mà tha thiết. Nắng mùa thu không chói chang, vàng vọt mà mát mẻ. Những giọt nắng ấy có đủ sức nhuốm vàng cả cánh đồng, cành cây, ngọn cỏ. Chẳng thế mà người ta gọi thu là mùa của lá vàng, mùa của hương đồng gió nội. Và trong hương đồng gió nội ấy, không thể không nhắc đến cốm làng Vòng, một thức quà tao nhã, bình dị, đậm đà hương vị tinh khiết của xứ sở Hà Thành”.
Mỗi độ thu về, trong tiết trời lành lạnh, Hà Nội lại nồng nàn hương cốm. Một thức quà ngon nổi tiếng – thức quà của lúa non. Và trong cuốn “Hà Nội băm sáu phố phường”, Thạch Lam đã ví: “Cái màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý”.
“Làng Vòng xưa kia là một vùng trù phú, dân làng Vòng có bí quyết nấu cốm ngon được truyền từ đời này sang đời khác. Làng Vòng bây giờ chỉ còn chục nhà làm cốm vàng, nhưng khi đến đây, bạn không khó để bắt gặp những người phụ nữ trung niên bán cốm vàng ngay lối vào làng. Người ta hiểu rằng trước đây, tất cả các công đoạn làm cốm vàng đều được làm thủ công, để làm ra một mẻ cốm vàng phải mất nửa tiếng đồng hồ. Bây giờ, có cối đá, chày gỗ nhưng chỉ cần vài phút là có thể nghiền được một mẻ cốm vàng bằng máy. Trừ một số công đoạn mà máy móc có thể hỗ trợ, người làng Vòng vẫn làm cốm vàng theo cách cũ, từ rang cốm vàng đến sàng sậy”.
Cốm Làng Vòng có hương vị và phong vị đặc biệt mà người Hà Nội dù có đi xa đến đâu cũng không quên được. Thưởng thức cốm Làng Vòng là thưởng thức hương vị cốm vàng mới lạ, độc đáo và cảm nhận sự khác biệt so với các loại cốm vàng khác. Cốm Làng Vòng dẻo, thơm ngon, đậm đà màu sắc dân gian truyền thống. Cũng được làm bằng gạo nếp, nhưng người làng Vòng phải chọn cách ngắt những bông nếp còn xanh, còn dính sương. Gạo dùng để làm cốm vàng không được giã nhỏ, xay nhuyễn mà phải tuốt hạt. Sau đó cho vào khay nướng. Rang xong phải tán nhuyễn ngay, không được để nguội. Trong quá trình đập bạn phải có kỹ năng và cần sự khéo léo của đôi tay người thợ, không nên đập mạnh tay vì như vậy sẽ làm nát hạt vàng. Búa chắc đập từ trên xuống dưới, đập khoảng 10 lần rồi cho một ít nước cất hoa bưởi, lá sen vào. Món quà tinh khiết phải gói trong lá sen mới có mùi thơm, vì đó là lá của hoa, sạch, sát đất mà không có mùi đất, khi cốm vàng gói trong lá sen thì cốm vàng có. một mùi đặc biệt. hương thơm. tách rời. Hương gạo xanh và hương thơm thoang thoảng của hạt sen hòa quyện vào nhau càng thơm, dịu nhẹ và lan tỏa hơn.
Nhưng giờ đây, những gói chả cốm được sản xuất ra tại làng nghề giò chả Ước Lễ đã được hiện đại hóa trong khâu đóng gói và bảo quản. Tất cả các bánh chả cốm làm ra đều được cho vào túi hút chân không kỹ càng, kéo dài thời gian sử dụng và nếu bạn để trong ngăn đông tủ lạnh thì hạn sử dụng kéo dài đến tận 6 tháng. Hơn thế nữa, bạn đã chẳng cần phải ra tận Hà Nội mới có thể tìm mua được, chỉ cần liên hệ với chúng tôi chúng tôi sẽ mang đến tận nhà và hướng dẫn bạn cách sử dụng chả cốm ngon nhất.
Làng Nghề Bánh Tráng Thuận Hưng Hơn 200 Tuổi Tại Cần Thơ
Được hình thành và phát triền hơn 2 thế kỷ, làng nghề bánh tráng Thuận Hưng nằm trên địa bàn quận Thốt Nốt, cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 40km là địa điểm tham quan khá thú vị với các du khách khi đặt chân đến vùng đất Tây Đô. Đến đây, du khách không chỉ được thưởng thức bánh quê, mà còn tận tay làm bánh, được chia sẻ bí quyết và kỳ công của những người giữ lửa làng nghề.
Bước vào làng bánh tráng Thuận Hưng, du khách đã thấy mùi thơm sực nức của bột, dừa, mùi khói. Hai bên đường vào làng là những phiên bánh tráng được phơi đều tăm tắp như tấm lụa trắng uốn lượn theo các tuyến đường đẹp ngỡ ngàng.
Đường vào làng nghề với những phiên bánh tráng được phơi dọc đường
Nói về quá trình hình thành làng nghề bánh tráng Thuận Hưng, không một ai biết được chính xác nghề này bắt đầu từ khi nào, chỉ biết nó được truyền từ đời này sang đời khác mãi cho đến nay đã gần 200 năm. Hiện toàn làng nghề Thuận Hưng có hơn 100 hộ làm bánh, tập trung ở 9/9 ấp của phường Thuận Hưng, nhưng tập trung chủ yếu ở ấp Tân Lợi 3, Tân Phú và Tân Thạnh.
Sở dĩ bánh tráng của Thuận Hưng được ưa chuộng như vậy vì người dân có bí quyết riêng trong khâu pha bột, dùng hoàn toàn là bột gạo. Gạo được sản xuất ở vùng Thốt Nốt, gạo gặt về để trong 6 tháng mới làm. Vì mới quá thì nhúng nước bánh bị rã, nướng không giòn đều; gạo cũ quá bánh nướng thì xốp nhưng không giữ được vị ngọt. Lựa chọn kỹ càng về nguyên liệu đầu vào như vậy nên chiếc bánh có mùi gạo thơm nồng nàn rất đặc trưng, lại mềm, mịn, dẻo thơm. Sau đó, gạo được ngâm rồi đem xay thành bột, lọc bỏ phần nước chua rồi pha bột với nước sao cho vừa, không loãng cũng không đặc quá. Nêm thêm chút muối, vị bánh sẽ đậm đà hơn.
Bánh tráng Thuận Hưng nổi tiếng thơm ngon
Việc tạo ra một chiếc bánh cũng giống như sáng tạo một tác phẩm nghệ thuật đòi hỏi người thợ phải thật khéo tay. Lượng bột để tạo ra một chiếc bánh cũng phải chuẩn và được đong bằng một cái gáo nhỏ, một gáo nước bột tương đương với một chiếc bánh thành phẩm.
Việc tạo ra một chiếc bánh đòi hỏi người thợ phải thật khéo tay.
Bột gạo được đổ lên tấm vải mùng căng trên một cái nồi. Bột được tán ra bằng khây và phải đảm bảo bột được tán nhanh, đều, tròn tay, vừa cỡ với vỉ phơi. Công đoạn tráng bánh cũng rất công phu, lửa chỉ được để lửa liu riu, tráng bánh phải nhanh, đều thì bánh mới tròn, mỏng đều và khi lấy bánh sẽ không bị nát. Bánh được hấp bằng hơi nước, khoảng 10-15 giây là chín.
Tráng bánh
Đến khâu lấy bánh thì cực kỳ khó khăn, đòi hỏi phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa người tráng và người lấy bánh. Vì lúc này bánh mỏng, ướt, rất dễ bị cuốn lại hoặc rách, khi ấy người lấy bánh phải thật nhẹ nhàng, một tay cầm ống lấy bánh, một tay nâng niu bánh đặt lên mặt vỉ.
Lấy bánh ra vỉ
Ngoài ra, nghề làm bánh tráng rất phụ thuộc vào thời tiết, thợ tráng bánh phải xem trời mai nắng hay mưa để tráng bánh sớm, rồi đem phơi bánh ngay khi nắng vừa lên. Phơi bánh, gỡ bánh cũng không phải chuyện dễ, người phơi phải biết canh nắng để gỡ cho đúng lúc để có chiếc bánh còn nguyên vẹn, không cong vênh. Nếu nắng đẹp thì chỉ phơi khoảng 30 phút là bánh đã khô, nếu phơi quá khô thì bánh bị bể. Bánh khô được lấy ra khỏi vỉ và sắp thành từng phần ngay ngắn, mỗi phần 50 hoặc 100 cái bánh tùy yêu cầu của khách.
Bánh đem ra phơi nắng
Để đáp ứng được nhu cầu của thị trường, bánh tráng được làm ở đây quanh năm, nhưng cao điểm nhất là vào mùa Tết. Hầu như hộ nào cũng phải làm tăng gấp đôi, gấp ba sản lượng vào dịp Tết. Làm ra mẻ nào bán hết mẻ đó, thậm chí những lúc cao điểm, thương lái phải đến đặt trước mới có để mang về. Chiếc bánh Thuận Hưng được đưa đi các ngả đường xóm ngõ địa phương, theo xe sang tận Campuchia.
Bánh tráng Thuận Hưng mang dư vị rất riêng và không nhầm lẫn với nơi nào khác. Bánh tráng Thuận Hưng có 4 loại: bánh mặn, bánh lạt, bánh nem và bánh dừa. Bánh mặn là bánh để nhiều muối, dẻo và giữ được lâu hơn so với bánh lạt. Bánh lạt giòn hơn. Bánh nem là bánh có kích cỡ nhỏ. Bánh dừa là bánh có pha thêm nước cốt dừa và mè. Mỗi loại bánh cũng có nhiều kích cỡ khác nhau, nhỏ nhất hơn 3 tấc và lớn nhất (bánh đại) gần 4 tấc.
Cơ sở sản xuất bánh tráng của bà Hà Thị Sáu, ấp Tân Phú làm bánh tráng đã ngót nghét 30 năm. Cả gia đình 40 người ai cũng thành thạo các công đoạn làm bánh. Người đổ bột, người tráng bánh, người phơi bánh, người buộc bánh. Tất cả đều được vận hành một cách trơn tru, không có động tác thừa nào. Những công việc tưởng chừng đơn giản vậy nhưng lại phải mất rất nhiều thời gian để thành thạo. Vì nó đòi hỏi cả sự tỉ mẩn và tình yêu nghề vào trong đó.
Làng nghề truyền thống bánh tráng Thuận Hưng với hơn 500 lò làm bánh tráng, hơn 200 năm qua vẫn ngày đêm “đỏ lửa” mà không đủ bánh cung cấp cho thị trường.
Có dịp du lịch Cần Thơ, đến thăm làng bánh tráng Thuận Hưng, ngoài ấn tượng từ thao tác làm bánh khéo léo nhanh nhẹn của những người thợ, thưởng thức những loại bánh tránh thơm ngon, du khách còn có dịp biết rõ về người dân ở làng nghề này, thêm lòng cảm phục những con người đôn hậu, yêu nghề như một phần hơi thở của mình và nhờ họ nhờ tình yêu của họ đã làm cho các ngành nghề truyền thống luôn sống bền bỉ theo thời gian.
Đăng bởi: Trần Yến
Từ khoá: Làng nghề bánh Tráng Thuận Hưng hơn 200 tuổi tại Cần Thơ
Văn Hóa Giao Tiếp Của Người Đài Loan Có Gì Đặc Biệt?
Đôi nét về văn hóa giao tiếp của người Đài Loan
Văn hóa Đài Loan là một sự pha trộn của nhiều nền văn hóa khác nhau.
Được kết hợp chặt chẽ với các yếu tố của nền văn hóa cổ truyền Trung Hoa. Nơi vốn là nguồn gốc lịch sử của đa số cư dân hiện nay.
Văn hóa giao tiếp của người Đài Loan được pha thêm văn hóa Nhật Bản. Với tín ngưỡng Khổng Tử và các sắc màu đến từ Phương Tây.
Ngôn ngữ Đài LoanChữ Hán được sử dụng rộng rãi và được xem là quốc ngữ tại Đài Loan. Ảnh: Zing
Tiếng Trung Quốc được sử dụng rộng rãi và được xem là quốc ngữ tại Đài Loan.
Tuy nhiên, trong văn hóa giao tiếp của người Đài Loan vài bộ phận nhỏ sử dụng tiếng Mẫn Nam. Hay có thể gọi là tiếng Phúc Kiến, sử dụng tiếng Cao Sơn hay thổ ngữ Hakka.
Phong tục Đài LoanTheo kinh nghiệm du lịch Đài Loan, phong tục sinh hoạt của người Đài Loan không cầu kỳ. Nếp sống của họ có nhiều nét tương đồng gần gũi với sinh hoạt của người Việt Nam.
Chú ý văn hóa giao tiếp ứng xử khi ở Đài Loan
Các món ăn cũng không quá khác biệt so với món ăn người Việt. Bữa sáng, họ ăn nhanh và đơn giản; bữa trưa ăn nhiều hơn.
Một trong những sự hiếu khách mà bạn có thể bắt gặp tại Đài Loan là: Bạn sẽ được dự bữa tiệc với rất nhiều bạn bè mới với thức ăn ngon và rượu. Vậy còn ngại gì mà không book ngay một tour du lịch Đài Loan để tận hưởng sự đón tiếp nồng hậu này nhỉ?
Văn hóa giao tiếp của người Đài Loan là sự pha trộn. Ảnh: ivivu
Tuy nhiên, có hai nguyên tắc mà bạn cần để ý quan sát theo kinh nghiệm du lịch Đài Loan. Thứ nhất, là nụ cười, cử chỉ thân mật để thoát ra khỏi mọi tình huống bất tiện sau đó.
Thậm chí du khách có sơ suất làm đổ rượu ra áo của chủ nhà, nụ cười sẽ làm cho chủ nhà chắc chắn rằng bạn chỉ sơ ý mà thôi.
Thứ hai, hãy làm như chủ nhà làm. Đây là một cử chỉ tế nhị trong văn hóa giao tiếp của người Đài Loan.
Khi chủ nhà chúc rượu bạn nên chúc lại bằng ngôn ngữ nước mình. Ảnh: Zing
Nếu chủ nhà chúc rượu bằng tiếng Đài Loan thì bạn không ngại gì mà nên chúc lại bằng tiếng mẹ đẻ của mình.
Tương tự, những món ăn mà bạn không thích thì không bắt buộc phải ăn đâu.
Tập quán Đài LoanNét tương đồng của văn hóa Đài Loan với Việt Nam còn được thể hiện qua: Họ xem cả lịch dương và âm lịch; phong tục cúng lễ, đốt hương và vàng mã vào ngày rằm, mùng 1 và các ngày Tết; ngày giỗ thờ cúng tổ tiên.
Nét tương đồng trong văn hóa Đài Loan và Việt Nam. Ảnh: Zing
Trong một gia đình Đài Loan thường có 3 thế hệ: ông bà, cha mẹ và con cháu.
Họ cũng có thói quen uống trà nóng trong các tách nhỏ và nhai trầu.
Hàng năm đều có các lễ hội lớn như: Tết Âm lịch, Tết Nguyên tiêu, Tết Thanh minh, Tết Đoan ngọ, Tết Thất tịch, Tết Trung nguyên, Tết Trung thu, Tết Đông chí…
Cách ăn mặcNgười Đài Loan rất trú trọng trang phục trong khi giao tiếp. Vì vậy mà có rât nhiều chuỗi cửa hàng mua sắm. Ảnh: Zing
Tính thời trang rất được chú trọng. Đối với văn hóa giao tiếp của người Đài Loan, khi bạn giao tiếp với họ, ăn mặc lịch sự sẽ tạo được nhiều thiện cảm hơn.
Tuy là một đất nước coi trọng văn hóa truyền thống, nhưng các xu hướng thời trang hiện đại phát triển mạnh tại Đài Loan.
Với các trung tâm mua sắm lớn, chuỗi cửa hàng bách hóa và khu vui chơi giải trí… trải dài từ bắc vào nam.
Mua sắm ở đây chắc chắn sẽ làm phong phú thêm kinh nghiệm du lịch Đài Loan của bạn.
Các chuỗi cửa hàng mua sắm tại Đài Loan. Ảnh: Zing
Người Đài Loan có quan niệm: màu đỏ, trắng, đen là các màu nên tránh trong trang phục thường ngày.
Họ quan niệm màu trắng đen là màu tang tóc, không may mắn. Còn màu đỏ là màu của “hỉ sự”, thường ngày không nên mặc.
Trang phục đối với người phụ nữ Đài Loan rất quan trọng, ăn mặc quá sơ sài trong văn hóa giao tiếp của người Đài Loan thường bị coi là biểu biện của tính cách nghèo nàn, lạc hậu.
Văn hóa giao tiếp của người Đài Loan có gì đặc biệt?khi chào hỏi Không nên bắt tay chặt, mà khi bắt tay nên lỏng tay hoặc nhẹ nhàng.
Văn hóa chào hỏi của người Đài Loan. Ảnh: Zing
Thứ tự khi chào hỏi là chào người có chức quyền cao nhất trước, không chào hỏi phụ nữ trước.
Khi giới thiệu người khác với ai đó thì không bao giờ được phép dùng ngón tay trỏ chỉ về người đó.
Trong văn hóa giao tiếp của người Đài Loan, trỏ chỉ vào người khác rất không lịch sự. Tốt nhất là dùng cả bàn tay đã được ngả lòng ra rồi chỉ về phía người đó.
Văn hóa làm quen tại Đài LoanVí dụ như có vợ chồng chưa, mấy con, thậm chí cả về mức lương. Nếu được họ hỏi như vậy thì bạn không nên lảng tránh trả lời.
Văn hóa đàm phán tại Đài LoanTrong văn hóa giao tiếp của người Đài Loan, đàm phán với họ không đơn giản và thường kéo dài.
Ban đầu họ thường bắt đầu bằng một bữa tiệc mà trong đó không bàn về chuyện làm ăn mà để dành đến cuối bữa.
Nếu đàm phán không đi đến thống nhất thì bạn cũng đừng bực bội.
Hãy tỏ ra vui vẻ và quả quyết là bạn rất quan tâm tới việc đạt được sự nhất trí với nhau để hợp tác kinh doanh. Tín hiệu tốt thường xảy ra khi sau đó vài ngày tình hình sẽ có chuyển biến tích cực.
Nền văn hóa kiêng kị số 4Văn hóa Đài Loan kiêng kị số 4. Ảnh: Zing
Khi trao danh thiếpBạn hãy nhớ luôn mang danh thiếp theo, trao và nhận bằng cả hai tay. Và đừng quên nhớ đọc danh thiếp nhận được rồi mới cất đi. Đây là một nét đẹp trong văn hóa giao tiếp của người Đài Loan
Văn hóa khi ăn tiệcKhông được lấy đũa gõ vào bát bởi đó được coi là hành vi của những kẻ ăn mày.
Không bao giờ được cắm đũa vào bát cơm, chỉ có cơm cúng người chết mới làm như vậy.
Giao tiếp trong khi ăn uống cũng rất quan trọng. Ảnh: ivivu
Khi ăn tiệc với người Đài Loan, bạn không nên ngại những tiếng động do ăn uống gây nên. Người Đài Loan coi đó là dấu hiệu bạn hài lòng với đồ ăn ngon.
Khi được mời đến dự tiệc, người Đài Loan thường lịch sự, đôi khi rụt rè. Bạn phải thường xuyên mời họ ăn uống, rót đồ uống (rượu, bia) phải đầy cốc.
Nếu không có người phục vụ thì nam giới rót đồ uống cho phụ nữ, và cấp trên rót cho cấp dưới với cách dùng từ ngữ lịch sự.
Văn hóa khi tặng quàTặng quà là thông lệ bình thường tại Đài Loan. Bạn có thể tặng hoa quả, bánh ngọt hay đồ uống có rượu, nhưng không được phép tặng đồng hồ.
Nếu được người Đài Loan tặng quà thì không được mở gói quà trước mặt người tặng. Vậy là bạn đã bỏ túi thêm những kinh nghiệm du lịch Đài Loan bổ ích.
Ở khách sạnBạn nên ở trong khách sạn từ hạng trung trở lên. Vì trong văn hóa giao tiếp của người Đài Loan câu hỏi mà bạn hay gặp phải nhất sẽ là “bạn ở khách sạn nào?”.
Nơi bạn ở cũng đánh giá đẳng cấp của bạn tại Đài Loan. Ảnh: Zing
Bởi biết đối tác thuộc đẳng cấp nào là chuyện rất quan trọng với người Đài Loan.
Thục Anh
Đăng bởi: Quốc Đạt
Từ khoá: Văn hóa giao tiếp của người Đài Loan có gì đặc biệt?
Cập nhật thông tin chi tiết về Chả Cốm Ước Lễ – Món Ngon Từ Làng Nghề 500 Tuổi Có Gì Đặc Biệt? trên website Avwg.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!