Xu Hướng 10/2023 # Cây Trúc Nhật Trồng Trong Nước, Hướng Dẫn Cách Trồng Cụ Thể # Top 18 Xem Nhiều | Avwg.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Cây Trúc Nhật Trồng Trong Nước, Hướng Dẫn Cách Trồng Cụ Thể # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cây Trúc Nhật Trồng Trong Nước, Hướng Dẫn Cách Trồng Cụ Thể được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Avwg.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cây trúc nhật là một cây cảnh khá quen thuộc được nhiều người yêu thích. Thường bạn sẽ thấy cây trúc nhật trồng trong đất nhưng thực ra cây trúc nhật cũng có thể trồng trong nước còn được gọi là cây trúc nhật thủy sinh. Cây trúc nhật trồng trong nước cũng khá đẹp và có những nét độc đáo riêng. Nếu bạn đang muốn có một cây trúc nhật thủy sinh tự trồng thì hãy xem hướng dẫn sau từ Nông nghiệp Online (NNO).

Cây trúc nhật trồng trong nước (trúc nhật thủy sinh)

Các cây trồng trong nước thường có đặc điểm là có rễ màu trắng. Khi trồng trong nước, bình thủy sinh trồng cây sẽ là bình thủy tinh nên có thể nhìn thấy rễ cây rất đẹp. Cây trúc nhật thì khác, rễ cây màu xám chứ không phải màu trắng nên loại cây này không được nhiều người chọn làm cây thủy sinh. Tất nhiên, cây trúc nhật vẫn có thể trồng thủy sinh được. Nếu bạn thích thì có thể tự làm một chậu trúc nhật thủy sinh rất đơn giản. Mặc dù đơn giản nhưng bạn cần hiểu rõ cách làm nếu muốn tự trồng được một chậu trúc nhật thủy sinh tại nhà.

Hướng dẫn cách trồng trúc nhật thủy sinh

Để trồng cây trúc nhật thủy sinh các bạn cần chọn một cây trúc nhật khỏe mạnh đang trồng trong đất để làm cây thủy sinh. Nếu bạn lấy cây trúc nhật này trồng ngay xuống nước thì tỉ lệ chết rất cao do cây đang trong đất trồng sang môi trường khác cây sẽ không sống được. Do đó, các bạn cần phải làm cây quen dần với môi trường nước sau đó mới có thể chuyển cây sang trồng hoàn toàn trong nước. Cách làm như sau:

Bước 1: Chọn cây

Bạn hãy chọn một cây trúc nhật đang xanh tốt, khỏe mạnh, không bị sâu bệnh để làm cây trồng thủy sinh. Nếu bạn chọn các cây bị sâu bệnh hoặc cây bị vàng lá, héo lá thì có thể khi trồng cây sẽ yếu dần đi và chết.

Bước 2: Cho cây thích nghi dần với môi trường trong nước

Công đoạn này rất quan trọng nếu bạn muốn trồng cây trúc nhật thủy sinh tại nhà. Nếu bạn không để cây quen dần với môi trường nước mà chuyển cây sang trồng thủy sinh ngay thì tỉ lệ cây bị chết rất cao. Điều này đơn giản vì khi thay đổi môi trường sống, cây sẽ không thể thích nghi ngay được mà cần phải có thời gian. Trong thời gian cây đang dần thích nghi mà cây không đủ khỏe mạnh thì sẽ chết dần dẫn đến việc bạn dù có làm đúng theo hướng dẫn thì tỉ lệ thành công khi trồng thủy sinh không cao.

Để cho cây thích nghi dần với môi trường nước, các bạn chỉ cần cho cây vừa chọn được ở trên ra khỏi chậu. Nhẹ nhàng giũ bớt khoảng 1/3 đất ở phía đáy bầu đất cho rễ cây tỏa ra. Đặt cây vào một chậu nước sao cho phần rễ cây xõa ra nhúng vào trong nước, phần bầu đất phải ở trên mặt nước. Làm như vậy tương đương với việc chúng ta đang trồng cây trúc nhật bán thủy sinh để cây quen dần với môi trường nước.

Bước 3: Chuyển cây sang trồng thủy sinh

Sau khi trồng cây trúc nhật theo kiểu bán thủy sinh khoảng 3 – 4 tuần để cây quen dần với môi trường nước thì các bạn có thể giũ hết đất ở cây ra, nhẹ nhàng rửa sạch rễ cây bằng vòi nước chảy sau đó cho cây vào bình thủy sinh để trồng.

Khi chuyển cây vào bình thủy sinh, các bạn lưu ý chỉ để khoảng 1/3 rễ cây ở trong nước, các phần rễ cây khác phải để hở trên mặt nước để rễ cây có khoảng không gian hô hấp. Sau khi trồng trúc nhật trong bình thủy sinh, bạn có thể cho phân bón hoặc dung dịch thủy sinh vào trong nước để cây có dinh dưỡng phát triển.

Như vậy, có thể thấy rằng cây trúc nhật trồng trong nước cũng rất đẹp và lại không mất nhiều công chăm sóc. Nếu bạn đang chán với việc trồng cây trong đất thì có thể thử tự trồng cây thủy sinh để thay đổi diện mạo của cây. Kiểu trồng thủy sinh này hiện cũng đang được rất nhiều người yêu thích vì cách trồng độc đáo hơn nữa lại đẹp và không mất nhiều công chăm sóc.

Mệnh Hỏa Hợp Cây Gì? Nên Trồng Cây Gì Trước Nhà, Trong Bếp

Trồng cây xanh trong nhà không những tạo không gian sống tươi mát, giúp bạn sống gần gũi với thiên nhiên. Mà nò còn khai vận chiêu tài rất tốt, giúp gia chủ đạt những gì mình mong muốn. Và để được những điều đó, bạn cần chọn cây cảnh hợp phong thủy, hợp bản mệnh. Từng theo cung mệnh của mỗi người mà việc lựa chọn cây cảnh có sự khác biệt. Thế người mệnh Hỏa hợp cây gì nhất? Cùng tham khảo nội dung sau.

Mệnh Hỏa là gì? Đặc điểm của người mệnh Hỏa

Dựa theo ngũ hành tương sinh tương khắc thì vạn vật sinh sôi nảy nở đều tuân theo quy luật Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Trong đó mệnh Hỏa đại diện cho lửa, mùa hè, sức nóng, ngọn lửa bất diệt.

Những người mang mệnh Hỏa thường có tính cách nóng nảy và vội vàng. Thế nhưng họ rất nhiệt tình và nồng cháy với những đam mê của mìn. Ngọn lửa nhiệt huyết trong họ không bao giờ dập tắt.

Chính điều này đã tạo nên sự thành công trong cuộc sống của người mệnh Hỏa. Có thể nói người mệnh Hỏa là người ngoài lạnh trong nóng. Với người lạ lúc nào cũng giữ một khoảng cách nhất định, nhưng với người thân thiết. họ sẵn sàng chia sẻ tất cả.

Trong mệnh Hỏa sẽ tồn tại 6 nạp âm, cụ thể:

Tích Lịch Hỏa (lửa sấm sét)

Lư Trung Hỏa (lửa trong lò)

Phú Đăng Hỏa (lửa ngọn đèn)

Thiên Thượng Hỏa (lửa trên trời)

Sơn Hạ Hỏa (lửa dưới núi)

Sơn Đầu Hỏa (lửa trên núi)

Người mệnh Hỏa nên trồng cây gì trước nhà, trong bếp

Với người quan tâm phong thủy thì làm việc gì họ cũng dựa trên cung mệnh để tính toán và lập kế hoạch. Từ chọn hướng nhà, hướng xuất hành cho đến lựa chọn màu sắc, lựa chọn cây cảnh hợp phong thủy. Bởi vận may trong phong thủy luôn là yếu tố quyết định sự thành bại trong cuộc sống.

Thế nhưng trên thực tế, mọi người chọn cây cảnh theo sở thích. Thấy cây nào đẹp mắt, nở hoa đẹp là chọn. Thậm chí chỉ quan tâm đến loại cây nào dễ trồng dễ chăm sóc. Và đây là lý do khiến cuộc sống gặp nhiều biến cố mà không biết nguyên nhân tại sao.

Cây Vạn Lộc

Cây cảnh phong thủy chủ về may mắn, tài lộc. Trồng cây này trong nhà nhất định gia đình sẽ gặp nhiều may mắn, giúp công việc làm ăn luôn được thuận thành. Cây vạn lộc có tác dụng thanh lộc, điều hòa không khí rất tốt. Không những giúp không gian thêm thoáng mát, trong lành còn giúp mọi việc thêm thuận thành và suôn sẻ. Làm đâu thắng đó, tiền của rủng rỉnh đầy túi.

Cây Kim Tiền

Một loài cây sống theo bụi chùm, sức sống rất dẻo dai, xanh tươi tốt quanh năm. Chính đặc điểm này mà mọi người luôn chọn cây cảnh này để cải thiện vận khí. Trong phong thủy, loại cây này chủ về tiền của. Trang trí cây này sẽ giúp công việc ngày càng thuận thành, tiền vào nhưng không ra. Của cải một ngày tăng lên chứ không vơi dần theo năm tháng. Sống một cuộc sống sung túc và thoải mái đầy đủ.

Cây Hồng Môn Cây Bạch Mã Hoàng Tử

Cây Bạch Mã Hoàng Tử là giống cây mạnh mẽ, lịch lãm và sang trọng. Trồng cây này trước nhà hoặc trong bếp đều tốt, một loại cây chiêu tài rất tốt. Thế nhưng cây cảnh này không chịu nước, nếu bạn tưới nước thường xuyên dẫn bị úng và thúi gốc. Cũng vì thế mà nhiều người e ngại trong việc chọn cây cảnh này.

Cây Phú Quý

Đúng như tên gọi của nó. Trang trí cây này trong nhà sẽ mang lại tài lộc phú quý đầy nhà. Cuộc sống tràn ngập niềm vui và tiếng cười, làm gì cũng thuận thành và suôn sẻ. Loại cây này thích hợp cho những ai khai trương khai vận hút tài.  Cây này có thân hình màu trắng và lá cây xanh bóng và được bao bọc bởi lớn viền ngoài màu đỏ. Thoáng nhìn qua khá đặc biệt, trang trí trong nhà rất sang trọng và ấn tượng.

Mệnh Hỏa không nên trồng cây gì? Cây Thường Xuân

Đây là loài cây không hề thích hợp với người mệnh Hỏa. Nếu trồng cây này trong nhà hoặc bàn làm việc sẽ rước họa vào thân. Làm gì cũng xui xẻo, gặp trắc trở. Đặc biệt tình cảm giữa các thành viên rất dễ xảy ra xung đột và mâu thuẫn.

Cây Nhất Mạt Hương

Cây Ngọc Ngân

Đăng bởi: Lê Tâm

Từ khoá: Mệnh Hỏa hợp cây gì? Nên trồng cây gì trước nhà, trong bếp

Cây Hồng Môn: Ý Nghĩa Phong Thủy, Cách Trồng Và Chăm Sóc

Cây hồng môn là cây gì?

Đặc điểm cây hồng môn

Cây hồng môn là loại cây lâu năm, thường mọc thành bụi và có sức sống rất khỏe. Cuống lá có hình trụ, chiều cao từ 30 – 60 cm. Lá cây lớn và có hình trái tim xanh đậm, lá non sẽ có màu nhạt hơn tỏa khắp bụi cây. Cây hồng môn ra hoa quanh năm, hoa của cây mọc thành cụm dài và đính trên mo hoa. Mo hoa thường có màu hồng, đỏ và có hình trái tim.

Cây có vẻ ngoài rất đẹp nhưng không nên trồng trong nhà có trẻ nhỏ hoặc thú cưng. Vì cây hồng môn thuộc họ ráy nên hầu hết bộ phận trên cây có độc, bạn không cần phải quá lo lắng vì lượng độc không đủ để gây mất mạng. Nếu tiếp xúc tay chân thì chỉ có cảm giác ngứa nhưng nếu nuốt phải sẽ dẫn đến đau, rát môi, cuống lưỡi hay cổ họng.

Phân loại cây hồng môn

Cây hồng môn là loại cây cảnh được dùng để trang trí trong nhà, văn phòng, bàn làm việc giúp tạo không gian xanh mát, thanh lọc không khí và các khí độc hại như formaldehyde, xylene, toluene, và ammoniac.

Không chỉ vậy, nhờ có lá cây hình trái tim và những bông hoa đỏ sặc sỡ mà loài cây này cũng được các cặp đôi mua làm quà tặng cho nhau như một lời hứa về tình yêu đậm sâu.

Tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý rằng thân cây hồng môn có chứa độc tố Calcium oxalate và Asparagine có thể gây bỏng rát cổ họng, ruột, dạ dày nếu trẻ nhỏ ăn phải.

Trong tiếng Trung, “màu hồng” là màu của sự “may mắn” và “môn” tượng trưng cho “gia môn phú quý”, do đó nhiều gia đình trồng hồng môn trong nhà với hy vọng mang lại may mắn, tài lộc cho bản thân và gia đình của mình.

Trong tình yêu, bởi hình trái tim màu xanh của lá cây và màu đỏ của mo hoa đều mang ý nghĩa tình yêu chân thành và nồng cháy, nên bạn hoàn toàn có thể tặng một chậu hồng môn cho nửa kia của mình, sẽ rất cảm động đấy.

Đối với những người đang kinh doanh, nên đặt một chậu hồng môn nơi bàn làm việc của mình hoặc quầy lễ tân của công ty. Không những để trang trí cho khu vực làm việc rực rỡ hơn, mà còn có tác dụng như “mèo thần tài” vẫy gọi sự thuận lợi và tài lộc đến rất hiệu quả.

Khi trồng một chậu cây hồng môn trong gia đình sẽ có tác dụng lọc khí rất hiệu quả, lá của cây hấp thụ được nhiều bụi bẩn cũng như là những nguồn năng lượng tiêu cực của không gian sống và trả lại bầu không khí trong lành cho gia đình bạn.

Tuy nhiên, mệnh Hỏa cũng là những người khá nóng nảy và thiếu kiên nhẫn, vì vậy việc sở hữu một chậu cây hồng môn có ý nghĩa mang lại nhiều may mắn và sắc xanh của cây sẽ giúp “kiềm chế” được những tính cách gây trở ngại trên con đường sự nghiệp cũng như cuộc sống của người mang bản mệnh này.

Đối với những bản mệnh khác trong Ngũ hành vẫn có thể sở hữu cho mình một chậu cây hồng môn, tài lộc và may mắn của bạn cũng sẽ tiến tới không kém những người mệnh Hỏa.

Cách trồng cây hồng môn

Để trồng loại cây này phát triển tốt nên sử dụng đất giàu dinh dưỡng như phù sa, các loại đất thoát nước tốt và tơi xốp, có thể trộn nhiều loại như phân chuồng, xơ dừa,… tạo nên loại đất dinh dưỡng cho cây, nên rải thêm một lớp đá ở mặt trên của đất trồng, vừa mang lại thẩm mỹ mà còn hạn chế được hơi ẩm thoát ra.

Sau khi chọn giống cây con hồng môn ưng ý, đặt cây vào chậu và tưới nước đầy đủ cho cây, nên đặt cây con tại nơi có bóng mát, cây con sẽ bắt đầu ra rễ nhiều hơn và phát triển như bình thường.

Khi hồng môn đủ lớn thì bạn có thể trồng cây trong nước, nên sử dụng bình thủy tinh để bạn có thể dễ dàng quan sát và phát hiện nếu cây gặp vấn đề gì. Cố định cho phần rễ luôn ngập trong nước và thay nước mỗi tuần một lần để đảm bảo sự phát triển tốt nhất của cây.

Hồng môn thường được nhân giống từ phương pháp chiết cành. Nên chọn những cây mẹ khỏe mạnh và được trồng trên 4 tháng, bạn dùng dao để tách sát gốc cây con và sử dụng lá bèo tây để bó lại rồi ươm đến khi cây con ra thêm rễ mới rồi hãy trồng cây con vào chậu mới.

Cách chăm sóc cây hồng môn

Tưới nước: Hầu hết các loại cây sẽ chết nếu thiếu nước, vì vậy nên tưới cây thường xuyên. Đối với cây hồng môn chỉ cần cung cấp từ 100 – 200 ml nước, hay tầm ¾ chậu cây. Nên tưới 1 tuần 1 lần vào mùa lạnh và 2 lần 1 tuần vào mùa khô. Không nên tưới quá nhiều nước vì sẽ làm cây bị úng rễ.

Nhiệt độ: Nhiệt độ phù hợp để cây sống tốt khoảng từ 15 đến 30 độ C. Không nên để cây trực tiếp dưới ánh mặt trời vào buổi trưa nắng gắt vì cây sẽ rất dễ bị bỏng. Những không gian mát mẻ có điều hòa sẽ là môi trường thích hợp cho cây.

Ánh sáng: Nên để cây ở vị trí có thể hấp thụ được ánh nắng mặt trời, tốt nhất nên vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn. Cây vẫn có thể sống tốt ở các ánh đèn nhân tạo như đèn điện hoặc đèn huỳnh quang.

Advertisement

Bạn có thể dễ dàng tìm mua cây hồng môn tại các cửa hàng cây cảnh uy tín trên toàn quốc với giá khoảng 180.000đ – 300.000đ/1 cây. Bên cạnh đó giá bán còn có thể tùy thuộc vào loại và thời điểm bán, có chậu trồng hoặc không có chậu trồng cây. Do đó khi mua bạn nên tìm hiểu và liên hệ với chủ shop để được biết thông tin chi tiết về giá cụ thể hơn.

Phòng Khách Không Treo Tranh Tổ Tiên, Trong Vườn Không Trồng Loại Cây Này

Trong phong thủy người xưa rất kiêng kỵ việc phòng khách treo tranh tổ tiên và trong vườn trồng những cây này. Cùng tìm hiểu xem đó là cây gì.

Phòng khách không treo tranh tổ tiên, vì sao?

Người xưa rất đặc biệt quan tâm đến vấn đề “quần áo, ăn uống, nhà cửa và phương tiện đi lại”. Họ thậm chí còn đặt ra một số quy tắc khi xác định vị trí của ngôi nhà và cách bài trí các chi tiết ở bên trong.

Trong con mắt của người xưa, đại sảnh và cổng không chỉ là nơi tụ gió mà còn là mặt tiền của một ngôi nhà. Trong bố cục của các ngôi nhà cổ, sảnh chiếm phần lớn. Chẳng hạn ở các ngôi nhà cổ của Trung Quốc, nửa trước sẽ là sảnh và sân, nửa sau là phòng các phòng phụ.

Qua cách bố trí này có thể thấy, phòng ở hai bên là khu vực nghỉ ngơi yên tĩnh, còn đại sảnh là khu vực hoạt động ồn ào.

Nghĩa đen của “không treo tranh tổ tiên trong phòng khách” rất đơn giản. Nó có nghĩa là không được treo chân dung của tổ tiên trong hội quán hoặc phòng chính. Như đã nói ở trên, đây là khu vực tương đối ồn ào, người xưa cho rằng tổ tiên đã qua đời nên được an nghỉ ở nơi yên tĩnh.

Ngoài ra, có một số lý do khác nhau sau:

– Phòng khách là nơi thu hút vượng khí. Người xưa cho rằng dương khí ở đây tương đối nặng, trong khi chân dung của tổ tiên lại mang nhiều khí âm, hai khí không thể ở gần với nhau.

– Phòng khách là nơi tiếp đãi khách quý, nếu có treo tranh ảnh của tổ tiên thì khách quý không được tự tiện nói vì kiêng kỵ, không có lợi cho việc giao thiệp lẫn nhau.

Trong vườn không dựng lang nha bổng

Trước hết cần giải thích “lang nha bổng” ở đây là chùy, một loại vũ khí cổ xưa. Nhắc đến chùy, nhiều người sẽ nghĩ đến nhân vật Tần Minh, một trong những vị anh hùng của “Thủy Hử”.

Tần Minh được biết đến với vũ khí trong tay là cây chùy. Tuy nhiên, chùy trong câu nói này không dùng để chỉ vũ khí, mà chỉ những loại cây có gai.

Những câu tục ngữ xưa bàn về trước đã nói đến việc người xưa có nhiều điều kiêng kỵ trong việc trồng cây trước và sau nhà như: “Cây dâu phía trước, cây liễu phía sau”, “Phía Đông trồng lựu hốt vàng, phía Tây trồng hồng hốt bạc”…

Có rất nhiều loại cây có gai như hoa hồng, hoa giấy, xương rồng…

Tại sao người xưa cho rằng cây có gai không được trồng trong sân?

Theo các chuyên gia, do thời điểm câu nói ra đời, người xưa còn lạc hậu nên người xưa chủ yếu dựa vào những kiến thức phong thủy được truyền lại.

Dưới góc độ phong thủy, người ta cho rằng cây có gai sẽ thu hút thị phi, những điều không may mắn. Tuy nhiên, quan niệm này không đồng nhất ở các nơi. Một số khu vực lại cho rằng cây có gai có thể hóa giải những điều không may mắn vào nhà.

Hay nói cách khác, quan niệm nên trồng cây có gai hay không còn phụ thuộc vào quan điểm mỗi nơi.

Bên cạnh giải thích từ góc độ phong thủy, việc người xưa khuyên không nên trồng cây có gai còn xuất phát từ thực tế. Xét theo đặc điểm tự nhiên mà nói, trồng cây có gai trong sân dễ gây tổn thương cho con người.

Sân là nơi ra vào thường xuyên di chuyển của mọi người, nếu nhà có trẻ em thì lại càng nguy hiểm. Do đó, người xưa cho rằng nên hạn chế trồng các loại cây gai góc trong sân để tránh gây ra những bất tiện nhất định cho các thành viên gia đình.

* Thông tin chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm

Đăng bởi: Trần Thị Thúy Hiền

Từ khoá: Phòng khách không treo tranh tổ tiên, trong vườn không trồng loại cây này

Cây Bách Tán: Ý Nghĩa, Hình Ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà

Cây bách tán là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa cây bách tán

Cây bách tán hay cây tùng bách tán, hoặc cây vương tùng, có tên khoa học là Araucaria excelsa. Chúng thuộc họ Araucariaceae – Bách tán, có nguồn gốc từ New Caledonia – quốc đảo nằm ở phía nam Thái Bình Dương và phía đông châu Úc, Nam Mỹ, Úc, New Zealand,…

Ở Việt Nam, bạn có thể tìm thấy cây bách tán ở các vùng núi Tây Bắc và thường mọc trên các vách núi cheo leo.

Cây bách tán là một loại cây sống lâu năm, thường được tìm thấy ở những nơi có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như trong rừng hay ven biển.

Ý nghĩa phong thủy của cây bách tán

Theo phong thủy, cây tùng bách tán là biểu tượng của lối sống ngay thẳng, ngoan cường và bất khuất, chúng luôn mạnh mẽ vươn mình, dù cho có sống trên những môi trường khắc nghiệt, những địa hình hiểm trở một cách phi thường.

Cây bách tán còn được coi là biểu trưng cho mùa đông, vì nó vẫn hiên ngang phát triển dù cho có lạnh giá, thiếu nước và dinh dưỡng. Loại cây này cũng thường được nhiều người chọn để trồng lên phần mộ của người thân, với ý nghĩa dù đã khuất thì họ vẫn sống mãi trong lòng người nhà.

Đặc điểm của cây bách tán

Cây bách tán thuộc loại cây gỗ thường xanh mọc thẳng đứng, nếu mọc ngoài tự nhiên thì có thể cao đến 50m, với đường kính khoảng 40-60cm. Còn nếu là cây cảnh bonsai thì chỉ cao khoảng 1-2m. Thân thường khá xù xì và có vảy nhỏ dần khi lên cao.

Lá cây tán khá rộng khoảng 5-10cm, có màu xanh nhạt và đậm dần theo thời gian. Giống với cây thông, hoa (nón) của bách tán có màu trắng vàng, thường nở vào tháng giêng hoặc tháng 2 âm lịch.

Cũng giống như những người anh em họ khác, quả của cây bách tán khá đặc trưng, có hình cầu và nhiều mắt. Màu xanh lúc còn non, và dần chuyển sang màu nâu đậm, rồi rụng.

Tác dụng của cây bách tán

Cây bách tán không chỉ có công dụng trang trí, làm đẹp không gian sống mà còn có tác dụng xua đuổi tà khí, mang lại sự bình yên, an lành cho con người.

Bên cạnh đó cây bách tán còn được trồng để lấy gỗ, phục vụ cho xây dụng và làm đồ mỹ nghệ.

Cách trồng và chăm sóc cây bách tán Cách trồng cây bách tán tại nhà

Trồng cây bách tán bằng phương pháp giâm cành hoặc chiết cành. Lưu ý, bạn phải chiết và giâm ngọn thân chính thì cây mới thẳng và phát triển tốt.

Nếu muốn nhanh hơn, bạn có thể mua cây giống tại các vườn ươm, cửa hàng bán cây giống hay mua online qua các trang web chuyên bán cây giống, cây cảnh.

Cách chăm sóc cây bách tán

Cây tùng bách tán ư nắng và chịu hạn tốt, vì thế bạn hay trồng cây ở nơi có nhiều ánh sáng.

Bạn chỉ cần tưới nước trung bình 1 lần/ngày là đủ ẩm cho cây.

Tường xuyên cắt tỉa cành để tạo tán cho cây phát triển tốt, đồng thời loại bỏ những cành lá bị gãy, héo hay vàng úa.

Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây bách tán

Như nói ở trên thì cây bách tán khá dễ sống, tuy nhiên cũng có một số lưu ý sau đây:

5 hình ảnh đẹp về cây bách tán

Cây Cỏ Đồng Tiền: Ý Nghĩa, Hình Ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà

Cây cỏ đồng tiền là cây gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của cây cỏ đồng tiền

Cây cỏ đồng tiền hay còn gọi là rau má lá sen, rau má dù, sen dù lùn có tên khoa học là Hydrocotyle Verticillata. Đây là loại cây có nguồn gốc từ Nam Mỹ và rất thông dụng ở khu vực nóng ẩm ở châu Mỹ, sau đó được du nhập về Việt Nam và các nước Đông Nam Á.

Vốn là một loài cây có sức sống bền bỉ nên cây cỏ đồng tiền là một biểu tượng cho ý chí kiên cường và bất khuất, quyết không gục ngã trước mọi hoàn cảnh khó khăn.

Cây cỏ đồng tiền sẽ là món quà tặng đầy ý nghĩa cho những người thân yêu bởi cây tượng trưng cho lời chúc may mắn, thịnh vượng, thành đạt. Nếu tặng cho nửa kia tức là thể hiện mong muốn tình cảm hai bên luôn bền chặt, không bao giờ cách xa.

Còn nếu đặt cây trên bàn làm việc thì cây đóng vai trò như một vật hộ mệnh, bảo vệ và che chở cho gia chủ. Màu xanh mát của cây cỏ đồng tiền sẽ đem đến cảm giác rất yên bình, từ đó giúp đầu óc thư giãn và kiềm chế sự nóng tính, dễ nổi giận của gia chủ.

Ý nghĩa phong thuỷ của cây cỏ đồng tiền

Bên cạnh những ý nghĩa thực tiễn, cây cỏ đồng tiền còn mang lại rất nhiều ý nghĩa phong thủy, chẳng hạn như:

Theo quan niệm Trung Hoa, sở dĩ cây cỏ đồng tiền được gọi là cây đồng tiền vì lá rất giống với hình dạng đồng tiền. Và đúng như tên gọi cỏ đồng tiền, loại cây này được tin rằng sẽ giúp tăng tài tiến lộc cho gia chủ.

Việc cây phát triển rất nhanh bất chấp điều kiện thời tiết đồng mang ngụ ý tiền bạc vô như nước, gia đình khỏe mạnh, con cháu đầy đàn mọi sự đều an lành.

Cây tạo ra không khí trong lành, từ đó xua tan đi những năng lượng tiêu cực và vận xui để gia chủ luôn cảm thấy sáng suốt và tỉnh táo, thúc đẩy khả năng sáng tạo, giúp công việc thuận lợi, có nhiều cơ hội thăng tiến,…

Với những người làm kinh doanh, việc đặt một chậu cây cỏ đồng tiền trên bàn làm việc hoặc trồng xung quanh nhà sẽ giúp cải thiện phong thủy, gia tăng tài lộc cho gia chủ. Ngoài ra, việc này còn giúp gia chủ luôn giữ đầu óc tỉnh táo, minh mẫn, tránh bị tiểu nhân lừa lọc và hãm hại.

Trong phong thủy, cây cỏ đồng tiền và gan của chúng ta đều thuộc mệnh Mộc. Chính vì vậy, có một chậu cây rau má lá sen bên cạnh sẽ giúp hạn chế các bệnh về gan. Gan được khỏe mạnh thì việc thanh lọc độc tố trong cơ thể sẽ diễn ra hiệu quả hơn, từ đó giúp da đẹp, tinh thần sảng khoái, sinh lực tràn đầy…

Đặc điểm của cây cỏ đồng tiền

Đây là một loài cây thân thảo mềm, có lá dạng hình tròn như lá sen nhưng có kích thước nhỏ hơn với đường kính từ khoảng 2- 3 cm.

Mỗi cây cỏ đồng tiền thường chỉ có một chiếc lá. Lá có màu xanh mướt và nhẵn bóng. Khi còn non, thân cây có màu trắng và dần chuyển sang màu xanh thẫm lúc cây già.

Loài cây này thường sống thành bụi và sinh trưởng rất nhanh trong điều kiện ẩm ướt. Cây có hoa màu trắng, nở theo từng tán nằm sát mặt đất.

Cây cỏ đồng tiền có sức sống rất bền bỉ. Do vậy cây rất dễ trồng và chăm sóc kể cả khi trồng trong môi trường đất lẫn thủy sinh. Dù thời tiết có khắc nghiệt đến đâu thì cây vẫn phát triển rất tốt.

Tác dụng của cây cỏ đồng tiền

Tuy là một loài cây khá mỏng manh nhưng cây cỏ đồng tiền lại có vô số công dụng tuyệt vời. Các công dụng cần phải kể đến như:

Chất dịch được cây cỏ đồng tiền tiết ra có thể xua đuổi muỗi. Vì vậy bạn nên đặt cây xung quanh nhà hoặc nơi làm việc.

Người ta thường dùng lá cây cỏ đồng tiền để làm thuốc lợi tiểu, trị các bệnh về đường tiết niệu.

Cây cỏ đồng tiền có thể giảm lượng vi khuẩn tồn tại trong môi trường xung quanh, giúp khử độc tố bảo vệ sức khỏe con người.

Quá trình quang hợp của cây tạo ra độ ẩm trong không khí, điều này rất tốt cho da của chúng ta, giúp da không bị khô, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.

Uống nước nấu từ cây cỏ đồng tiền giúp hạ huyết áp. Có thể nói đây là một loại thuốc bổ dưỡng cho sức khỏe.

Ăn lá cây cỏ đồng tiền tươi cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra người ta còn sử dụng lá của loại cây này để giảm đau nhức và hạ sốt.

Cây cỏ đồng tiền còn được dùng trong việc điều trị các chứng phù; viêm thanh quản, phế quản; các bệnh trĩ,…

Đây là một loài cây khá xinh xắn nên thường được dùng để trang trí nhà cửa, văn phòng làm việc. Màu xanh của lá giúp tạo cảm giác mát mẻ và thư thái cho không gian xung quanh.

Cách trồng và chăm sóc cây cỏ đồng tiền Cách trồng cây cỏ đồng tiền tại nhà

Cây cỏ đồng tiền thường được nhân giống bằng cách gieo hạt hoặc tách bụi.

Gieo hạt: Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị một bát nước nhỏ rồi thả hạt cỏ đồng tiền vào. Sau khoảng 1 tuần hạt sẽ nảy mầm. Khi hạt nứt và có dấu hiệu nảy mầm thì hớt một lớp bùn mỏng hoặc đất mềm vào để hạt có thể bám vào và vươn lên.

Ngoài ra, bạn cũng có thể ươm trực tiếp vào bùn mềm. Nếu muốn trồng thủy sinh thì có thể thay nước 1 tuần/1 lần để cỏ đồng tiền không bị úng.

Tách bụi: Khi cây cỏ đồng tiền đẻ nhánh, tiến hành tỉa từ cây mẹ và trồng sau chậu đã chuẩn bị sẵn. Nếu trồng thủy sinh, bạn nên rửa sạch đất cát bám ở cây.

Cách chăm sóc cây cỏ đồng tiền

Cây cỏ đồng tiền là loài cây khá “dễ tính”, không có quá nhiều yêu cầu về độ ẩm hay kỹ thuật chăm sóc. Chỉ cần chăm chút một ít thôi, các “em ấy” sẽ xanh tốt, tràn đầy sức sống, mang đến vận may, tài vận cho bạn. Một số điều bạn cần chú ý khi trồng rau má lá sen như sau:

Ánh sáng: Cây cỏ đồng tiền có thể sống trong bóng mát nên bạn hoàn toàn có thể trồng chúng trong nhà, ở nơi làm việc. Tuy nhiên, cây vẫn cần quang hợp. Vì vậy, cứ cách 2 đến 3 ngày, bạn nên mang cây đi phơi nắng một lần để cây phát triển tốt nhất có thể.

Đất: Bạn có thể chọn trồng cây cỏ đồng tiền trong nước hoặc trong đất đều được. Nếu trồng trong đất, bạn nên chọn loại đất tơi xốp và thoáng khí, khả năng thoát nước tốt.

Nước: Cây cỏ đồng tiền khá “ưa nước”, nếu trồng cây trong đất, hãy cung cấp đủ nước cho cây, tưới nước thường xuyên để cây không bị khô. Trường hợp bạn chọn trồng rau má lá sen trong nước, bạn nên thay nước cho cây mỗi tuần một lần để tránh vi khuẩn tích tụ trong nước. Ngoài ra, khi trồng dạng thủy canh, bạn nên tạo một lớp bùn mỏng ở dưới đáy chậu để cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển tốt hơn.

Advertisement

Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây cỏ đồng tiền

Ngoài cách trồng chậu, bạn cũng có thể trồng cây cỏ đồng tiền ở bồn nước, bể cá hoặc vườn nhà. Những chiếc lá bé xinh, xanh tươi sẽ khiến nhà bạn càng thêm đẹp mắt, tràn đầy sức sống.

Bên cạnh đó, cây cỏ đồng tiền cũng có tác dụng thanh lọc, khiến không khí trong nhà càng trong lành hơn, tăng cường năng lượng xanh, cải thiện sức khỏe cho gia đình bạn.

5 hình ảnh đẹp về cây cỏ đồng tiền

Cập nhật thông tin chi tiết về Cây Trúc Nhật Trồng Trong Nước, Hướng Dẫn Cách Trồng Cụ Thể trên website Avwg.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!