Xu Hướng 10/2023 # Cách Làm Dầu Gấc Cho Bé Ăn Dặm # Top 18 Xem Nhiều | Avwg.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Cách Làm Dầu Gấc Cho Bé Ăn Dặm # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cách Làm Dầu Gấc Cho Bé Ăn Dặm được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Avwg.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cách làm dầu gấc cho bé ăn dặm cũng khá đơn giản, không tốn nhiều công sức, làm một lúc là có dầu gấc nguyên chất cho con ăn dài dài rồi. Để đảm bảo an toàn nhất cho con, các mẹ có thể bỏ một chút thời gian ra tự làm dầu gấc tại nhà.

Nên cho bé ăn dặm từ tháng thứ mấy là tốt nhất?

Nên cho bé ăn dặm từ tháng thứ mấy là câu hỏi của rất nhiều bà mẹ. Vậy câu trả lời chính xác là gì? Nên cho bé ăn dặm vào thời điểm nào là hợp lý nhất? Cách cho bé ăn dặm tốt nhất mẹ cần biết Nên cho…

Công dụng của dầu gấc

Dầu gấc rất tốt cho sức khỏe mẹ và bé, đặc biệt là cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết và làm đẹp nhưng mẹ không biết cách làm dầu gấc tại nhà như thế nào.

Trong dầu gấc chứa rất nhiều vitamin A, E và DHA rất cần thiết trong việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn. Hai loại vitamin này sẽ giúp cho bé phát triển toàn diện hơn.

Một điểm nổi bật khác của dầu gấc đó là chứa các vi chất như Beta caroten và Lycopen giúp bé tăng sức đề kháng và phòng ngừa được nhiều căn bệnh. Người ta cho rằng cà chua giàu Lycopen nhất nhưng trong một nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra hàm lượng Lycopen trong dầu gấc gấp…70 lần trong quả cà chua!

vitamin A và E trong dầu gấc giúp mẹ làm đẹp, chẳng hạn như làm đẹp da, chống rụng tóc và

Đối với các bà mẹ, ngoài các công dụng cho sức khỏe, thành phầnvà E trong dầu gấc giúp mẹ làm đẹp, chẳng hạn như làm đẹp da, chống rụng tóc và chống lão hóa . Đặc biệt hơn, những thành phần có trong dầu gấc vô hiệu hóa 75% các chất gây ung thư thư, đặc biệt là ung thư vú.

Công dụng của dầu gấc thật tuyệt vời phải không các mẹ!

Học cách làm đẹp bằng dầu gấc tại nhà

Gấc là một loại trái có màu cam đậm với những đặc trưng rất nổi bật. Không chỉ được sử dụng trong ẩm thực để nhuộm màu, gấc còn có những công dụng y học vô cùng hiệu quả. Đặc biệt các chị em phụ nữ ngày nay cũng tận…

Chuẩn bị nguyên liệu:

– Gấc: 1 trái khoảng 1 kg

– Dầu dừa: 300 ml (mẹ cũng có thể sử dụng dầu ăn, dầu đậu nành hoặc dầu oliu.

Hướng dẫn cách làm

Bước 1: Gấc sau khi mua về bổ đôi ra và cạo hết phần hạt và phần thịt vàng ra tô.

Bước 2: Dùng muỗng cạo mạnh hạt gấc để lấy toàn bộ lớp màng đỏ. Nếu mẹ có nhiều thời gian hơn thì đem phơi hạt gấc khoảng vài giờ để hạt gấc từ tróc màng. Nên nhớ phơi chỗ sạch sẽ, thoáng khí và ít bụi bẩn.

Bước 4: Có thể để nguội hoặc lọc dầu ngay lập tức bằng khăn khô.

Như vậy là mẹ đã có 1 lọ dầu gấc nguyên chất tự làm rồi đấy.

6 sai lầm khi mẹ nấu cháo dinh dưỡng cho bé ăn dặm

Có nhiều cách nấu cháo dinh dưỡng ăn dặm mà mẹ cho rằng tốt cho con những thật ra lại không phải. Nấu cháo ăn dặm mà làm theo cách này, mẹ vô tình gây hại cho sức khỏe của con 8 Cách nấu cháo cho bé ăn dặm Cách nấu…

Những lưu ý khi tự làm dầu gấc tại nhà

– Khi mua gấc phải lựa những quả tròn màu cam hơi đỏ, gai nở đều và cầm chắc tay.

– Nên chọn dầu dừa để làm dầu gấc vì nhiệt độ bốc hơi của dầu dừa nằm khoảng 177 độ C, điều này sẽ làm cho tinh dầu gấc ngấm đều vào dầu dừa hơn các loại dầu khác.

Cách sử dụng dầu gấc:

Khi nấu cháo ăn dặm cho bé xong, mẹ có thể thêm 1-2 thìa dầu gấc và khuấy đều là có thể cho bé thưởng thức.

Làm đẹp:

– Mẹ có thể cạo lớp màng đỏ đắp mặt để giúp căng da, sáng và và ngăn ngừa mụn và khô da.

– Ngoài ra, mẹ cũng có thể thoa dầu gấc hằng ngày để làm đẹp (nhớ tẩy trang kỹ càng để tinh chất thấm sâu vào da mặt).

Cách Chế Biến Thực Phẩm Ăn Dặm Cho Bé Ăn Ngon Đầy Dinh Dưỡng

1. Thịt

Không nên nấu thịt ở nhiệt độ cao và nấu quá lâu, như thế sẽ làm giảm dinh dưỡng từ chất đạm và sẽ gây khó tiêu cho bé. Việc chế biến lâu cũng làm mất chất khoáng, vitamin

Thịt say. Ảnh: Internet

2. Cá

Bột cá. Ảnh: Internet

3. Rau

Rau củ là thực phẩm rất cần thiết trong quá trình phát triển của trẻ. Cho nên chọn mua rau củ tươi ngon và rửa rau đúng cách là việc rất quan trọng.

Theo thói quen, việc rửa rau quả bằng cách ngâm lâu trong chậu ngập nước sẽ làm hao hụt các vitamin B, C và một số khoáng chất. Vì vậy,chỉ nên ngâm rau trong chậu nước khoảng 15 phút, sau đó rửa rau quả dưới vòi nước đang chảy là cách tốt nhất. Hấu hết các chất dinh dưỡng cho bé được lưu trữ trong hoặc ngay dưới lớp vỏ củ quả.

Rau củ quả say nhuyễn. Ảnh: Internet

Cách nấu ăn ngon là cần nấu rau quả trong thời gian ngắn nhất có thể. Nên rửa sạch rồi mới gọt – thái, và nấu ngay, nấu nhanh và sau đó ăn ngay, khi rau chín vừa là đủ. Nấu quá lâu sẽ khiến vitamin trong rau củ sẽ bị thất thoát, nhất là vitamin C.

Nếu nấu rau củ với bột/cháo thì hãy đợi đến khi bột/cháo chín mới cho vào, sôi lên là tắt bếp. Không nên cho quá sớm sẽ làm mất vitamin. Những loại dầu như dầu ô-liu dành cho trẻ nhỏ nên cho vào sau cùng, khi vừa tắt bếp. Không nên cho dầu vào khi món ăn vẫn đang nấu sôi lâu trên bếp, vì các vi chất trong dầu sẽ mất đi.

4. Sữa

Không nên nấu sữa quá lâu và nấu sôi nhiều lần, vì như thế sẽ làm giảm các dưỡng chất trong sữa và các vitamin bị phá huỷ. Không nên nấu sôi sữa quá 1-2 phút. Khi nấu các thực phẩm khác như bột, gạo, rau… với sữa, hãy nấu chín những thứ đó trong nước trước, sau đó mới đổ sữa tươi vào, đun tiếp đến khi sôi tim và bắc ra ngay, như vậy sẽ giúp giữ được chất dinh dưỡng cho bé từ sữa.

Sữa ăn dặm. Ảnh: Internet

Phương pháp chế biến thức ăn dặm cho bé

Chiên (rán)

Đối với bé ở giai đoạn ăn dặm, các mẹ không nên chế biến món ăn theo cách này, vì ở nhiệt độ cao dầu ăn có thể sinh ra nhiều độc tố không có lợi cho sức khỏe của bé.

Hấp

Đây được xem là cách chế biến thông minh nhất để giữ các chất dinh dưỡng cần thiết trong thức ăn cho bé, vì hấp là dùng hơi nóng để làm chín thức ăn, do đó thực phẩm sẽ không bị ngâm lâu trong nước. Đồng thời hấp sẽ làm thực phẩm mau chín và có màu sắc đẹp mắt hơn.

Hấp rau củ. Ảnh: Internet

Luộc và hầm

Dùng lò vi sóng

Điểm bất lợi khi chế biến thức ăn dặm bằng lò vi sóng là thực phẩm được nấu chín với số lượng nhỏ; nhiều chất dinh dưỡng bị mất do nhiệt độ cao. Tuy nhiên, mùi vị và giá trị dinh dưỡng trong hầu hết các loại rau xanh lại khá tốt khi được so sánh với một số phương pháp khác.

Thông tin cách nấu thức ăn dặm cho bé đúng chuẩn

Thời gian chuẩn bị 10M

Thời gian nấu : 20 – 30M

Tổng thời gian : 30 – 40M

Số lượng người ăn : 5

Món ăn dành cho bữa : sáng – trưa – chiều

Nguồn gốc xuất xứ của món ăn: Việt Nam

Tổng calories Món ăn : 245 calories

Đăng bởi: Huỳnh Ngọc Phúc

Từ khoá: Cách chế biến thực phẩm ăn dặm cho bé ăn ngon đầy dinh dưỡng

10 Thực Đơn Ăn Dặm Hấp Dẫn Nhất Cho Bé Tập Ăn Bốc

Trưởng thành cùng con là một quá trình dài đòi hỏi sự kiên nhẫn và cả những học hỏi của ba mẹ trong việc thay đổi cũng như làm mới thực đơn mỗi ngày. Khi ăn dặm, hãy ưu tiên việc cho bé ăn bốc, bé thường sẽ ăn với bản năng của mình. Bé nhà bạn đã sẵn sàng ăn bốc? Đây cũng là cách khuyến khích việc tự ăn một cách chủ động ở bé. Không chỉ giúp bé rèn luyện kỹ năng cầm nắm của các ngón tay, ăn bốc còn giúp bé cưng làm quen với thức ăn và mùi vị của chúng. Đặc biệt, theo các chuyên gia, tập cho bé ăn bốc còn là cách giúp bé phát triển khả năng nhận thức và học hỏi ngay từ nhỏ. Chế độ dinh dưỡng cho bé tập ăn bốc không cần quá cầu kỳ. Mẹ có thể cho bé tập ăn bất cứ món gì, miễn là mềm, dễ tán nhuyễn và phù hợp với độ tuổi của bé. Vì ở giai đoạn đầu tập ăn, bé chưa cần và chưa thể dùng răng để nhai được mà tạm thời dùng nướu răng của mình để nghiền nát thức ăn và đợi cho đến khi những chiếc răng hàm xuất hiện khi bé được khoảng 12-18 tháng tuổi. chúng mình sẽ giới thiệu cho ba mẹ 1 số món ăn đơn giản, dễ làm cho bé trong giai đoạn này.

Khoai lang chiên

Nguyên liệu:

6 củ khoai lang cỡ vừa

1 ít bột chiên

Dầu ăn

Gia vị: quế, gừng, đường nâu

Cách làm:

Bước 1: Làm nóng lò nướng với nhiệt độ khoảng 200 độ C

Bước 2: Chà rửa vỏ khoai sạch sẽ hoặc gọt vỏ

Bước 3: Cắt khoai lang thành từng miếng theo kích cỡ mình cần hay cắt thành vòng dài rồi sẽ cắt nhỏ lại sau khi nướng xong

Bước 4: Cho ¼ cốc dầu ô liu vào một cái tô lớn rồi thêm quế, gừng, 1 nhúm đường nâu

Bước 5: Nhúng khoai lang vào hỗn hợp gia vị vừa trộn và xốc đều lên để gia vị phủ đều mặt khoai

Bước 6: Sắp khoai lang lên khay nướng rồi dùng phần hỗn hợp dầu còn lại trải đều lên các hàng khoai rồi nướng khoảng 30-45 phút hoặc cho đến khi khoai mềm

Khoai lang chiên

Thịt gà phết bột / cốm

5 miếng ức gà sống, cắt lát mỏng (có thể dùng ½ kg ức gà rút xương và bỏ da)

½ cốc bột bắp

½ chén mầm lúa mạch

1 quả trứng

1 muỗng canh tỏi băm

Bước 1: Làm nóng lò nướng với nhiệt độ khoảng 180 độ C

Bước 2: Cắt thịt gà thành cục nhỏ rồi cho vào máy xay nhuyễn

Bước 3: Trộn đều gia vị với tỉ lệ bằng nhau như nắm/ vốc

Bước 4: Cho các nguyên liệu còn lại vào máy xay nhuyễn. Nếu không muốn dùng trứng thì 1 muỗng canh nước thêm vào

Bước 5: Đổ hỗ hợp ra tô rồi nặn thành những hình thù đặc biệt. Lưu ý, nhớ làm ẩm tay hay phết một lớp dầu lên lòng bàn tay để bột không bị dính vào.

Chuối chiên phong cách Brazil

1-2 trái chuối

1 muỗng canh bơ

Bước 1: Lột vỏ và cắt đôi quả chuối theo chiều dọc

Bước 2: Cho bơ vào chảo chiên nhỏ rồi làm cho bơ tan chảy

Bước 3: Cho chuối vào chảo bơ chiên khoảng 5 phút rồi lật mặt. Chuối lúc này sẽ rất mềm và có thể bị đứt thành từng khúc

Bước 4: Chiên tiếp trong 5 phút cho đến khi 2 mặt chuối đều chuyền sang màu nâu vàng

Bước 5: Rắc bột quế và/hoặc đường lên bề mặt chuối rồi xúc chuối ra dĩa và cho bé ăn khi thức ăn còn ấm.

Chuối chiên phong cách BrazilChuối chiên phong cách Brazil

Đậu hũ viên

1 miếng đậu hủ

Bột ngũ cốc, bánh qui giòn, yến mạch hay mầm lúa mì

Một số thảo mộc và/hoặc gia vị

Bước 1: Cắt đậu hủ thành từng cục nhỏ, vừa miệng bé

Bước 2: Nghiền nát bột/bánh ngũ cốc đã chuẩn bị rồi thêm một ít gia vị vào, sau đó cho đậu hủ đã cắt vào xốc đều cho đến khi bột phủ đều mặt đậu hủ

Bước 3: Đổ ra dĩa cho bé bốc ăn

Chuối chiên phong cách BrazilChuối chiên phong cách Brazil

Đậu hũ mềm, mịn sẽ phù hợp với cả các nhóc chưa mọc răng.

Đậu hũ viênĐậu hũ viên

Đậu hũ chiên xù

1 miếng đậu hủ

¼ cốc bột mì

2 lòng đỏ trứng

1 cốc bánh mì khô hay bánh qui giòn bóp nhỏ

1 muỗng cà phê bột tỏi

1 muỗng cà phê bột ớt chuông

1 ít tiêu xay

Bước 1: Làm nóng lò nướng với nhiệt độ khoảng 180 độ C

Bước 2: Cắt đậu hủ thành từng miếng với hình dạng tùy thích

Bước 3: Đổ bột mì ra dĩa

Bước 4: Đập trứng và gạn lấy lòng đỏ rồi đổ ra một cái dĩa sâu

Bước 5: Cho tất cả nguyên liệu còn lại vào dĩa trứng

Bước 6: Nhúng từng miếng đậu hủ qua bột, qua lòng đỏ trứng, qua vụn bánh rồi sắp vào khay nướng. Bột ớt chuông dùng để tạo màu cho món ăn hoặc cho vào lò nướng luôn.

Bước 7: Cho vào lò nướng khoảng 180 độ C trong vòng 15-20 phút hay cho đến khi giòn rồi lấy ra, dùng kèm với nước sốt khoai lang hay nước sốt đào đều ngon

Miếng que gà sốt táo

Khoảng ½ kg gà xay nhuyễn

1 quả trứng hay 2 lòng đỏ trứng đã đánh nhuyễn

½ cốc cà rốt xay nhuyễn

¼ cốc nước sốt táo

¼ cốc bột mì hay yến mạch tự nhiên, chưa qua chế biến

¼ cốc vụn bánh mì

1 nhúm húng quế

1 nhúm bột tỏi

Bước 1: Cho gà xay vào tô rồi thêm lòng đỏ trứng, cà rốt, nước sốt táo, gia vị, vụn bánh mì và bột vào trộn đều. Nếu hỗn hợp bị khô, cho thêm cà rốt hay nước sốt táo. Ngược lại, nếu quá lỏng, bạn có thể cho thêm bột hoặc vụn bánh mì.

Bước 2: Quét sẵn một lớp dầu ô liu vào mặt trong của khay, sau đó đổ hỗn hợp vào khay. Nướng ở 180 độ C trong vòng 45 phút hoặc cho đến khi có thể cắm con dao vào bánh được và khi rút lên thì không có bột bám vào dao. Có thể dùng giấy bạc bọc khay lại để mặt bánh không bị khô/cháy.

Bước 3: Khi bánh đã chín, để ra ngoài cho nguội rồi lấy bánh ra khỏi khay và cắt thành từng lát. Lấy một lát cắt thành từng cục nhỏ vừa miệng cho bé bốc ăn hay nghiền ra.

Đậu hũ chiên xùĐậu hũ chiên xù

Ngoài ra, với những bé có thể ăn được thức ăn lợn cợn và nhai được, mẹ có thể chế biến món “que gà tây” cho bé dễ bốc bắng cách cắt miếng bánh thành từng que nhỏ dài.

Bánh crepe bơ sữa

Miếng que gà sốt táoMiếng que gà sốt táo

Nguyên liệu:

50g bột mì

1/2 trái bơ

50ml sữa bột

Cách làm:

Bước 1: Dùng rây để rây bột mì giúp bánh mền mịn hơn.

Bước 2: Quả bơ bóc vỏ dằm hoặc xay thật nhuyễn.

Bước 3: Trộn bột mì, bơ và sữa với nhau thật đều để được hỗn hợp sánh mịn.

Bước 4: Đun chảo nóng cùng chút dầu oliu, múc từng thìa bột đổ từ từ xuống tráng bột lan rộng ra, để lửa nhỏ đến khi bánh khô mềm thì cuộn lại.

Pancake chuối mini

1-2 trái chuối chín (không nên quá chín hay quá mềm)

Bột làm bánh pancake

Bước 1: Cắt chuối thành từng khoanh mỏng

Bước 2: Rắc bột phủ đầy mặt chuối

Bước 3: Chiên chuối cho đến khi lớp bột phủ chuyển sang màu nâu vàng. Cho bé dùng khi bánh còn nóng.

Bông cải xanh quấn phô mai miếng chiên giòn

Bông cải xanh đông lạnh đã nấu chín, để ráo nước và cắt nhỏ

1 cốc vụn bánh mì đã tẩm gia vị (có thể thay thế bằng bột ngũ cốc của bé)

1 cốc rưỡi phô mai miếng cắt nhỏ

5 lòng đỏ trứng (có thể thay bằng trái cây hay rau củ xay nhỏ)

Dầu ô liu để quét lên khay nướng

Bước 1: Làm nóng lò nướng với nhiệt độ khoảng 180-200 độ C

Bước 2: Phủ một lớp dầu ô liu mỏng lên các khay nướng rồi để sang một bên

Bước 3: Trộn đều các nguyên liệu đã chuẩn bị rồi thêm trái cây hay rau củ xay nhuyễn vào để thay thế cho trứng. Có thể thêm một số loại gia vị như bột tỏi, tiêu, húng tây hay kinh giới vào, nếu muốn.

Bước 4: Nặn hộn hợp thành từng cục với hình dáng tùy thích rồi sắp vào khay nướng

Bước 5: Nướng khoảng 20-25 phút rồi lật mặt nướng tiếp 15 phút nữa. Cho bé ăn lúc thức ăn còn nóng và có thể bẻ nhỏ ra cho bé dễ ăn.

Bánh tôm rong biển

50g tôm đã bóc vỏ và làm sạch

30g trứng đánh tan

65g bột mì

15g bơ lạt

1 ít rong biển bóp vụn

1 xíu muối

Bước 1: Tôm đem hấp chín, xay nhuyễn, rồi dùng chảo sấy khô, thu được bột tôm khô.

Bước 2: Cho bột mì trộn đều cùng bơ cùng với 1 xíu muối, sau đó cho bột tôm, rong biển, trứng đánh tan vào trộn cùng, dùng tay trộn các nguyên liệu đến khi hòa quyện.

Bước 3: Chia nhỏ khối bột và tạo hình theo ý thích rồi đem đi nướng khoảng 18 phút ở 170 độ.

Đăng bởi: Hạ Uyên

Từ khoá: 10 Thực đơn ăn dặm hấp dẫn nhất cho bé tập ăn bốc

Mẹ Min Chia Sẻ Cách Chế Biến 9 Loại Bánh Ăn Dặm Cho Bé Dưới 1 Tuổi

9 Loại bánh ăn dặm cho bé dưới 1 tuổi vô cùng thơm ngon

Hôm nay, mẹ Min (Lona Lona) sẽ chia sẻ cho mọi người bộ Thực đơn và cách chế biến 9 bánh ăn dặm cho bé.

9 Loại bánh ăn dặm cho bé dưới 1 tuổi vô cùng thơm ngon 1. Bánh bí ngô Nguyên liệu

Bột mì: 5 thìa

Bí ngô :1 miếng

1 lòng đỏ trứng gà

Cách chế biến

Rây bột mì qua rây cho mịn.

Bí ngô cho vào nồi hấp chín sau đó dùng lọc rây lọc thật.l mịn.

Trộn hỗn hợp gồm bột mì, trứng gà và bí đỏ, thêm chút nước để tạo độ sánh.

Dùng chút dầu oliu tráng chảo, dùng thìa xúc bột đổ vào chảo.

Khi mặt dưới bánh chuyển hơi xém, dùng xẻng lật bánh lại, tương tự mặt bánh xém thì bánh đã chín.

Lưu ý: Để lửa vừa phải ko để nhỏ quá bánh khó chín, cũng k để to quá bánh dễ cháy

2. Bánh crepe bơ sữa Nguyên liệu

Bột mì: 5 thìa

Bơ: ½ quả

Sct hoặc sữa mẹ: 50ml

Cách chế biến

Rây bột mì qua rây cho mịn.

Bơ nghiền nhuyễn sau đó rây mịn.

Trộn hỗn hợp gồm: bột mì, bơ, sct thành một hỗn hợp sánh vừa ý.

Cho một chút dầu oliu vào chảo chống dính, dùng thìa xúc từng chút bột đổ vào chảo, mặt bánh chuyển xém nâu dùng xẻng lật lại, mặt sau tương tự.

3. Bánh trứng Nguyên liệu

Bột mì: 5 thìa

1 lòng đỏ trứng gà

Cách chế biến

Rây bột mì qua rây cho mịn

Trộn bột mì đã rây với lòng đỏ trứng gà, thêm chút nước để tạo độ sánh vừa ý.

Cho chút dầu oliu vào tráng chảo chống dính, dùng thìa đổ từng chút bột vào, mặt dưới bánh xém thì dùng xẻng lật lại, tương tự mặt sau cũng thế.

4. Bánh chuối yến mạch mix chia Nguyên liệu

Yến mạch : 1/2 cốc

Chuối chín: 1 quả (chuối tiêu, chuối tây hay chuối gì cũng được)

2 lòng đỏ trứng

Cách chế biến

Chuối nghiền nhuyễn

Trộn hỗn hợp gồm: yến mạch, chuối, trứng và đánh đều tay.

Cho chút dầu oliu vào chảo chống dính tráng chảo, dùng thìa xúc hỗn hợp đổ vào chảo, mặt bánh xém nấu thì dùng xẻng lật lại, tương tự mặt kia.

5. Bánh chuối yến mạch Nguyên liệu

Chuối: 1 quả nghiền nhuyễn

Yến mạch: 1/3 cốc xay vụn

Cách chế biến

Trộn yến mạch với chuối được hỗn hợp sền sệt, tạo hình cho bánh, mẹ có thể rắc chút vừng đen cho bánh thêm hấp dẫn và tăng độ ngậy.

Bỏ lò nướng bánh 180 độ trong 15-20p, hoặc nướng trên chảo đá và chảo chống dính.

Bánh thu đc có màu vàng nâu đẹp mắt.

6. Bánh rán doremon (phiên bản không đường- không lòng trắng trứng)

Phù hợp ăn dặm cho bé dưới 1 tuổi, bánh này mềm và rất thơm.

Nguyên liệu

100 gram bột mỳ đa dụng

100 ml sữa mẹ (sct)

10 gram bơ lạt

1 thìa cafe bột nở

2 lòng đỏ trứng gà

Cách chế  biến

Đổ sữa vào lòng đỏ trứng sau đó đánh đều

Bột nở cho vào bột mì rồi trộn đều

Đổ hỗn hợp trứng sữa vào âu bột, dùng phới lồng đánh đều tay cho hỗn hợp quện vào nhau, đổ bơ lạt đã đun chảy vào đánh đều tay.

Lọc hỗn hợp thu được qua rây lọc

Cho chảo lên bếp đun nóng, phết chút bơ lạt, sau đó dùng khăn giấy lau qua. Lấy muỗng múc bột đổ từ từ vào chảo.

Dùng xẻng lật bánh,bánh có màu vàng nâu tức là bánh đã chín,mặt còn lại tương tự

Lưu ý: Luôn để lửa nhỏ liu riu để được bánh ăn dặm cho bé thơm ngon nhất.

7. Bánh yến mạch khoai lang chia Nguyên liệu

1 củ khoai lang hấp chín nghiền nát

Yến mạch xay thành bột

2 thìa cafe chia

2 thìa sữa mẹ (sct)

Cách chế biến

Trộn các nguyên liệu: khoai lang, yến mạch, sữa mẹ với nhau, nhào bột vài lần cho đều.

Xắt từng miếng nhỏ, tạo hình và nướng bánh ở 160 độ trong vòng 15-20p

Đem ra và cho bé thưởng thức.

 8. Bánh bí ngô cá hồi chia Nguyên liệu

1 miếng bí ngô

30 gram bột mỳ đa dụng ăn dặm cho bé

Chia: (1-2 gram)

1 miếng cá hồi

1 lòng dỏ trứng gà

1 miếng bơ lạt hoặc dầu hạt cải.

Cách chế biến

Bí ngô cho vào nồi hấp chín sau đó tán nhuyễn.

Cá hồi cho vào nồi hấp chín tiếp tục tán tơi cá.

Cho bột mỳ vào âu trộn đều cùng hạt chia và trứng gà.

Tiếp theo cho bí ngô và cá hồi vào âu bột trộn đều, đảo qua đảo lại nhiều lần.

Chờ chảo nóng, phết bơ lạt hoặc dầu ăn. Rán bánh đến khi bánh xém nâu là bánh chín

9. Bánh chuối hấp mix chia

Bánh chuối tốt cho hệ tiêu hóa và ăn dặm cho bé.

Nguyên liệu

1 quả chuối tiêu chín thơm

5 thìa bột mì đa dụng

2 thìa bột ngô (giúp bánh dẻo hơn và có màu đẹp hơn)

1 gram bột nở

1 gram hạt chia

Cách chế biến

Trộn đều bột mỳ đa dụng, bột ngô và bột nở và hạt chia

Chuối tiêu chín nghiền nhuyễn

Trộn chuối vào âu bột cho thật đều, cho thêm chút nước (hoặc có nước cốt dừa thì càng ngon) để bánh hơi sánh sệt. Đảo thật đều tay.

Đổ bánh vào khuôn bánh, hấp cách thuỷ.

Sau đó đem ra cho bé thưởng thức.

Bật Mí 4 Công Thức Nấu Cháo Vịt Nấu Rau Gì Ngon Cho Bé Ăn Dặm?

Thịt vịt là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng cho cả người lớn và trẻ em. Thịt vịt dễ kiếm, nguyên liệu tươi và có thể chế biến được nhiều món ngon. Mách mẹ cách nấu cháo vịt cho bé ăn dặm thơm ngon, bổ dưỡng.

Đang xem: Cháo vịt nấu rau gì

Nội dung bài viết

Giá trị dinh dưỡng của thịt vịtCách chọn và sơ chế vịtCác cách nấu cháo vịt cho bé ăn dặm1. Cách nấu cháo vịt cho bé với đậu xanh, bí đỏ2. Cách nấu cháo vịt cho bé với yến mạch3. Cách nấu cháo vịt cho bé với khoai sọ4. Cách nấu cháo vịt khoai tây cho bé5. Cách nấu cháo vịt rau ngót cho bé6. Cách nấu cháo vịt đậu que, hạt senLưu ý khi nấu cháo vịt cho bé

Cách nấu cháo vịt cho bé rất cần thiết để mẹ lựa chọn khi cho con ăn dặm. Đây là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và lành tính cho bé. Ngoài bổ dưỡng thịt vịt còn mang dược tính tốt cho sức khỏe.

Giá trị dinh dưỡng của thịt vịt

Thịt vịt có chứa một lượng lớn protein, chất béo, sắt, phốt pho, vitamin A, vitamin B1, vitamin D thiết yếu cho sự phát triển toàn diện của bé. Ngoài ra, theo Đông y, thịt vịt có vị ngọt, tính mát và có tác dụng tốt trong việc thanh nhiệt, hỗ trợ nhuận tràng, phòng ngừa táo bón cho bé.

Đặc biệt, đối với những bé hay gặp các vấn đề đường ruột, ăn cháo vịt hoặc các món ăn từ vịt có tác dụng cải thiện tình trạng đầy bụng, khó tiêu

Cách nấu cháo vịt cho bé đổi vị

Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra lượng vi chất có trong thịt vịt còn cao hơn thịt gà. Do vậy, mẹ nên bổ sung thịt vịt vào thực đơn dinh dưỡng để đa dạng hóa các món ăn dặm cho bé, đặc biệt là các bé có thể chất yếu, biếng ăn, còi cọc hoặc với những bé vừa ốm dậy.

Món ngon từ thịt vịt đơn giản nhất có lẽ là cháo vịt. Mẹ có thể kết hợp cùng với nhiều loại rau củ khác nhau để tạo ra nhiều món cháo thơm ngon, bổ dưỡng cho bé.

Cách chọn và sơ chế vịt

Để có món cháo vịt ngon, khâu chọn vịt là rất quan trọng. Vịt nấu cháo nên chọn vịt xiêm hay vịt cỏ (vịt nhiều thịt, ít mỡ, thịt dai ngọt) vì thịt vịt nuôi thường khá mềm, có nhiều mỡ và không ngọt bằng.

Tốt nhất, bạn nên mua vịt sống về làm để đảm bảo vệ sinh. Nên chọn vịt trưởng thành, béo, ức đầy, da cổ và da bụng dày, mọc đủ lông. Những con vịt này không chỉ ngon mà khi làm lông cũng rất nhanh.

Nếu mua vịt làm sẵn, nên chọn vịt mới mổ. Vịt nhìn bề ngoài có vẻ tươi ngon, khi ấn vào vịt thấy thịt chắc. Những con vịt có hai bên đùi và phần lườn căng bóng, thớ thịt dày, dùng tay ấn vào thịt bị biến dạng thì đó là vịt bơm nước, không nên mua.

3 cách nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật siêu nhanh, đảm bảo dinh dưỡngCách nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật phải được thực hiện đúng, nếu sai cách sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ. Ở từng giai đoạn phát triển của trẻ, mẹ cần điều chỉnh cách nấu và những nhóm thực phẩm cho phù hợp.

Vịt sau khi làm sạch lông bạn rửa lại cho sạch. Chà xát muối hạt lên toàn bột con vịt để diệt khuẩn và loại bỏ mùi hôi, rửa lại với nước rồi xát lại lần nữa với hỗn hợp rượu, gừng. Cuối cùng, rửa lại với nước rồi để ráo. Ngoài cách làm trên, bạn có thể dùng chanh hoặc muối + giấm để chà xát lên mình vịt, mùi hôi cũng sẽ được loại bỏ.

Khi luộc vịt để tiến hành nấu cháo, nên cho vài lát gừng và một củ hành tím đập giập để nước dùng thơm, loại bỏ hoàn toàn mùi hôi.

Các cách nấu cháo vịt cho bé ăn dặm 1. Cách nấu cháo vịt cho bé với đậu xanh, bí đỏ

Nguyên liệu

300g thịt vịt30g gạo30g đậu xanh30g bí đỏGừng: một miếng nhỏGia vị: Nước mắm ngon, hành ngò

Cách nấu cháo vịt, đậu xanh, bí đỏ

Đầu tiên, mẹ làm sạch thịt vịt. Gừng nướng trên lửa than cho dậy mùi thơm.Đậu xanh vo sạch, đãi vỏ, ngâm nước cho mềm. Bí đỏ gọt vỏ, cắt thành các miếng vừa ăn, rửa sạch, để ráo.Cho vịt vào hầm với chút muối và gừng. Khoảng 5 phút sau cho gạo, đậu xanh, bí đỏ vào nấu cháo. Đến khi các nguyên liệu chín nhừ, mẹ nêm ít nước mắm để cháo vừa ăn thì tắt bếp.Thịt vịt lọc xương, xé nhỏ ra cho bé dễ ăn. Đối với các bé nhỏ hơn, mẹ nên xay cháo thành hỗn hợp nhuyễn cho bé.Múc cháo ra bát, cho thêm ít tiêu, rau mùi (ngò) và cho bé thưởng thức khi còn nóng ấm.

2. Cách nấu cháo vịt cho bé với yến mạch

Nguyên liệu

50g yến mạch30g thịt vịtNước dừa tươiGừng: một miếng nhỏGia vị: Nước mắm ngon, hành ngò

Cách nấu cháo thịt vịt, yến mạch

Thịt vịt rửa kỹ, sơ chế theo hướng dẫn trên cho hết mùi hôi. Yến mạch ngâm với nước trong vòng 20 phút rồi vớt ra, để ráo.Cho thịt vịt đã sơ chế vào nồi cùng nước dừa tươi, ít muối và một củ hành tím đập giập.Nấu hỗn hợp trên với lửa to trong vòng 15 phút để thịt vịt ngấm hương vị. Lúc này, cho thêm yến mạch vào và trộn đều tới khi yến mạch nở ra. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn và tắt bếp.Vớt phần thịt vịt ra, băm nhỏ hoặc xay nhuyễn tùy theo khả năng ăn thô của bé. Múc cháo ra bát, cho thịt vịt để lên trên, thêm xíu hành, rau mùi (ngò), tiêu cho bé thưởng thức ngay.

3. Cách nấu cháo vịt cho bé với khoai sọ

Cách nấu cháo vịt cho bé với khoai

Nguyên liệu

300g thịt vịt100g khoai sọ50g gạo tẻGừng, hành lá, các loại gia vị

Cách nấu cháo vịt khoai sọ

Khoai sọ sau khi mua về, mẹ gọt vỏ rồi luộc chín. Vớt ra, để ráo và dùng thìa tán nhuyễn hoặc cho vào máy xay.Thịt vịt rửa sạch, cho vào nồi nấu cháo với ít muối, 2 lát gừng. Khi thị gần chín tới thì cho thêm khoai sọ vào.Nấu thêm chút nữa thì nêm nếm gia vị và tắt bếp. Múc cháo vịt khoai sọ ra bát, thêm hành, rau mùi (ngò) rồi cho bé thưởng thức ngay khi nóng.

4. Cách nấu cháo vịt khoai tây cho bé

Cách nấu cháo thịt vịt cho bé cùng khoai tây

Nguyên liệu

300g thịt vịt100g khoai tây50g gạo tẻGừng, hành lá, các loại gia vị

Cách nấu cháo vịt khoai tây

Thịt vịt sau khi mua về mẹ rửa sạch với gừng cho hết mùi hôi. Gạo tẻ vo kỹ, ngâm với nước trong 15 phút.Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, thái thành các miếng vừa ăn.Cho thịt vịt, gạo tẻ đã sơ chế vào nồi, bắc lên đun với lửa lớn. Khi thịt chín mềm, cho thêm khoai tây vào. Nấu tiếp đến khi khoai tây nhừ thì nêm nếm gia vị cho vừa ăn, khuấy đều và tắt bếp.Múc cháo ra bát, cho thêm một ít hành hoa và tiêu để món cháo dậy mùi thơm rồi cho bé ăn ngay khi đang nóng.

5. Cách nấu cháo vịt rau ngót cho bé

Cách nấu cháo vịt cho bé với rau ngót

Nguyên liệu

300g thịt vịt1 nắm rau ngótGạo tẻGừng, hành láCác loại gia vị

Cách cháo vịt rau ngót

Thịt vịt rửa sạch, luộc chín kỹ rồi băm nhuyễn, ướp với ít nước mắm, hành tím. Giữ phần nước luộc vịt để nấu cháo.Rau ngót chọn lấy các lá non, đem xay mịn với xíu nước.Cho gạo đã vo cùng nước luộc vịt vào nồi, nấu tới khi cháo chín thì cho thịt vịt vào đảo đều. Nấu thêm khoảng 10 phút cho thịt chín nhừ thì thêm rau ngót vào nấu chung. Khi rau ngót chín, mẹ nêm nếm gia vị vừa ăn thì tắt bếp.Múc cháo thịt vịt cho bé thưởng thức khi còn nóng là ngon nhất.

6. Cách nấu cháo vịt đậu que, hạt sen

Cách nấu cháo thịt vịt cho bé với hạt sen

Nguyên liệu

300g thịt vịt30g đậu que10g hạt sen3ml dầu ăn30g gạo tẻCác loại gia vị

Cách nấu cháo vịt đậu que, hạt sen

Hạt sen lột vỏ lụa, bỏ tim, ngâm nước khoảng 1 giờ để giúp hạt sen mềm hơn khi ninh.Gạo vo sạch rồi cho cả gạo và hạt sen đã ngâm vào nồi nấu cháo.Thịt vịt rửa sạch, khử mùi hôi, bỏ da và xay nhỏ. Mẹ nên cho thêm chút nước vào thịt vịt rồi xay cho đỡ bị vón cục. Sau đó ướp thịt vịt với xíu nước mắm, hành tím.Đậu que nhặt rồi rửa sạch, luộc qua rồi băm hoặc xay nhỏ. Khi cháo gạo và hạt sen chín nhừ thì mẹ lấy hạt sen ra đánh nhuyễn.Lần lượt cho thịt vịt vào nấu cùng cháo khoảng 3-4 phút thì cho đậu que vào trộn đều lên, đun sôi đến khi cháo chín thì tắt bếp.Nêm nếm thêm chút dầu ăn, gia vị rồi múc ra bát đợi đến khi còn ấm nóng thì cho bé ăn.

Lưu ý khi nấu cháo vịt cho bé

Thịt vịt có tính hàn, vị ngọt, giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc phù hợp dùng trong những ngày hè oi ả. Tuy nhiên, thịt lại có mùi rất hôi nên trước khi cho vào nấu cháo, mẹ nên khử sạch mùi, bằng gừng, muối, chanh hoặc thậm chí là rượu.

Cách nấu cháo vịt cho bé tốt nhất là mẹ nên bóp thịt thật kỹ với gừng giã nhuyễn hoặc sát với rượu để loại bỏ mùi hôi, sau đó rửa sạch sẽ thêm một lần nữa.

Thịt vịt thường dai hơn các loại thịt khác như gà, lợn sẽ làm cho bé cảm giác khó ăn, vậy nên mẹ cần phải thái xéo thớ thịt trước khi cho vào nấu cháo vịt cho bé ăn dặm. Điều này sẽ giúp cho thịt vừa mềm vừa ngon miệng, kích thích vị giác của bé trong bữa ăn.

Với món cháo vịt cho bé, mẹ chỉ nên cho ăn khi bé đã quen ăn cháo thịt gà. Thời gian mới bắt đầu cho bé ăn cháo vịt, mẹ chỉ nên dùng với lượng nhỏ và chú ý quan sát xem bé có xảy ra bất kì dị ứng nào không. Nếu thấy không có biểu hiện dị ứng, bữa ăn sau, mẹ có thể tăng lượng thịt vịt trong cháo.

Nếu bé dưới một tuổi thì các mẹ nên hạn chế việc nêm nếm gia vị, đặc biệt là muối vì gia vị này không tốt cho thận của bé.

Tùy vào thời điểm ăn dặm của bé, mẹ hoàn toàn có thể điều chỉnh cách nấu cháo vịt cho bé độ thô của thức ăn cũng như độ lỏng của cháo sao cho phù hợp. Ví dụ, đối với những trẻ mới tập ăn dặm khi 6 tháng tuổi, cháo ăn dặm cần thật mịn. Bước sang 7 tháng, cháo cần được làm nhuyễn, nhưng giảm dần độ mịn. Và bước sang tháng thứ 8, mẹ có thể tăng dần độ thô của thức ăn cho bé tập nhai.

Thúy Tâm

1. Childrens food: safety and hygiene

2. Fruity porridge

3. Nutritional Food Fact Sheet Series

4. The Benefits of Eating Organic Duck

5. Duck Meat, Delicious yet low in Unsaturated Fat

See more articles in category: Món Cháo

About admin

Post navigation Maybe you are interested

Những Lợi Ích Sức Khỏe Của Dầu Gấc

Beta caroten và lycopen trong dầu gấc có tác dụng làm tăng sức đề kháng giúp cơ thể phòng chống được bệnh tật

Cơ thể cần bổ sung đầy đủ vitamin quan trọng như vitamin A, vitamin nhóm B và các vitamin C, D, E, K nhằm chuyển hóa chất dinh dưỡng thành năng lượng sống cho cơ thể và tăng sức đề kháng. Dầu gấc là một trong những sản phẩm thiên nhiên giàu vitamin, đặc biệt nó chứa hàm lượng rất cao beta caroten (tiền vitamin A) và alphatocopherol (tiền vitamin E), lycopen có tác dụng giúp tăng sức đề kháng, phòng chống bệnh tật, nhất là các bệnh theo mùa do thay đổi thời tiết.

Dầu gấc thúc đẩy các cơ chế tổng hợp protein, giúp phát triển và tăng chiều cao cơ thể

Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, beta caroten là một vitamin cần thiết cho sự tăng trưởng xương bởi vì nó được chuyển đổi thành vitamin A, giúp duy trì tốc độ tăng trưởng bình thường và phát triển xương. Sử dụng dầu gấc thúc đẩy các cơ chế tổng hợp protein, giúp phát triển và tăng chiều cao cơ thể.

Trong dầu gấc beta-caroten có tác dụng chống oxy hóa, chống lại các gốc tự do giúp bảo vệ võng mạc

Trẻ em với nỗi lo cận thị học đường, nên các bậc cha mẹ đặc biệt quan tâm đến các loại thực phẩm, dinh dưỡng hỗ trợ cho bé có đôi mắt khoẻ hơn. Cách hiệu quả nhất vẫn là phòng bệnh về mắt bằng chế độ dinh dưỡng với các vitamin tốt cho mắt, nhất là thực phẩm giàu Lutein và Zeaxanthin.

Cơ thể không thể tự sản sinh ra Lutein, Zeaxanthin, dưỡng chất chống oxy hóa. Cách để bổ sung Lutein, Zeaxanthin chính là chế độ ăn uống và các thực phẩm chức năng chứa Lutein, Zeaxanthin. Trong đó, dầugấc là loại thực phẩm có nhiều lutein và zeaxanthin hơn tất cả các loại quả đã được biết đến. Trong dầu gấc beta-caroten có tác dụng chống oxy hóa, chống lại các gốc tự do giúp bảo vệ võng mạc, tăng sự kết nối của các phân tử collagen, tăng cường lượng máu và oxy đến mắt, tăng cường dinh dưỡng cho mắt giúp mắt không bị mệt mỏi, cải thiện các dấu hiệu đau, nhức, mỏi mắt, đồng thờicó thể làm chậm quá trình lão hóa của mắt, giúp mắt khoẻ hơn.

Dầu gấc chứa các acid béo omega 3, 6, 9 và rất nhiều nguyên tố vi lượng, làm da có sức đề kháng và khỏe

Dầu gấc là đại diện tiêu biểu chống lão hóa vì gấc nổi trội với Lycopen cao hơn cà chua gấp 70 lần – loại quả được coi là giàu lycopen. Ngoài ra gấc còn chứa các acid béo omega 3, 6, 9 và rất nhiều nguyên tố vi lượng, làm da có sức đề kháng và khỏe. Hàm lượng lycopen 178mg trong gấc là chất carotenoid có khả năng chống lão hóa rất mạnh, có tác dụng dưỡng da, giúp cho da luôn hồng hào, tươi trẻ, khoẻ mạnh. Alphatocopherol có trong dầu gấc có tác dụng làm giảm nồng độ IgE- tác nhân làm sạm da, trả lại mầu sắc bình thường cho da, làm sáng da hơn.

Lượng Beta-carotene trong dầu gấc đặc biệt dành cho việc tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch cho cơ thể. Cơ thể khỏe mạnh hơn đồng thời chức năng gan được cải thiện giúp bài tiết hiệu quả. Da bị mụn vì thế mà được đẩy lùi, hoặc dùng trực tiếp dầu gấc mát xa da mặt cũng làm da hạn chế mụn hơn.

Dầu gấc cung cấp vitamin A giúp phòng chống được nhiều bệnh do thiếu vitamin A gây ra

PGS-TS Lê Bạch Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết một sự thật đáng ngạc nhiên là hiện nay, dù mức sống ngày càng cao, đồ ăn thức uống thậm chí dư thừa nhưng cứ 4 trẻ dưới 5 tuổi thì có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi, biếng ăn và dễ mắc bệnh. Một trong những nguyên nhân của tình trạng đó là thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu vitamin A. Nguy hiểm nữa là thiếu vitamin A sẽ khiến trẻ giảm sức đề kháng

Advertisement

dễ bị nhiễm trùng nặng đặc biệt là sởi, tiêu chảy và viêm đường hô hấp,…

Bổ sung dầu gấc với thành phần vitamin A vượt trội, sản phẩm hoàn toàn từ tự nhiên, an toàn tuyệt đối, cha mẹ sẽ không lo dư thừa như khi bổ sung vitamin tổng hợp.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Làm Dầu Gấc Cho Bé Ăn Dặm trên website Avwg.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!