Bạn đang xem bài viết Cách Làm Bánh Chưng Ngon Truyền Thống Ngày Tết được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Avwg.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ngày Tết nhà ai cũng phải có món bánh chưng xanh chưng trên bàn thờ nhưng không phải ai cũng biết cách làm bánh chưng. Đây là món ăn truyền thống của người Việt Nam, cho nên tất cả chúng ta ai cũng nên cố gắng học cách làm để sau này dạy lại cho con cháu mình. Ngon.online sẽ hướng dẫn chi tiết các bước làm bánh chưng cho ngày Tết sắp tới. Để có một cái bánh chưng ngon, vuông vức, đẹp không phải là điều đơn giản, đòi hỏi sự khéo kéo, cẩn thận từng khâu, từ bước lựa chọn nguyên liệu làm bánh chưng cho đến bước gói bánh, nấu bánh,.. tất cả đều là nghệ thuật. Giờ thì các bạn đã sẵn sàng để chúng ta bước vào quy trình làm bánh chưng chưa nè?
Các bước làm bánh chưng ngon
Nguyên liệu làm bánh chưng
1 kg gạo nếp
400 gram đậu xanh
500 gram thịt ba chỉ
Lá dong hoặc lá chuối
Lạt buộc dẻo, mềm
Nguyên liệu làm bánh chưng
Các chọn nguyên liệu làm bánh chưng ngon Chọn nếpNếp là một nguyên liệu chính nhất, muốn có được một cái bánh chưng ngon thì các bạn phải chọn loại nếp ngon. Người ta hay chọn loại nếp cái hoa vàng, hạt to và đều, có mùi thơm và dẻo.
Chọn đậu xanhCác bạn nên chọn loại đậy xanh đã bóc vỏ để khỏi mất thời gian bốc vỏ. Bạn có thể mua đậu xanh đã tách vỏ hoặc chưa tách vỏ. Nếu mua đậu đã tách vỏ bạn chỉ cần ngâm đỗ, nhưng đậu chưa tách thì bạn cần ngâm để đỗ tróc vỏ và đãi sạch vỏ.
Chọn thịt ba chỉMuốn có thịt ba chỉ ngon các bạn nên mua ở những chỗ quen, nên chọn loại thịt có da mỏng, phần thịt nạc và mỡ tương đường bằng nhau
Chọn lá dong / lá chuốiNgười miền Bắc hay dùng lá dong để gói bánh nhưng người miền Trung và miền Nam lại thường hay sử dụng lá chuối. Muốn bánh có màu xanh đẹp tự nhiên thì các bạn nên chọn loại lá dong không quá non hoặc quá già sẽ làm cho màu bánh xấu hơn.
Chọn lạt buộcChọn đốt giang có độ dài từ 70 – 90 cm sau đó chẻ từng miếng đều nhau. Nên ngâm ống giang trước khi chẻ để có độ mềm, còn khi chẻ thành lạt thì phơi khô để khi gói bánh sẽ chắc tay, mềm và dễ buộc. Miền nam có thể dùng dây từ thân của tàu lá chuối, dây cũng được chẻ thành những sợi nhỏ phơi khô.
Những nguyên liệu này chỉ cần ra chợ là các bạn có thể mua được tất cả trong cùng một lúc mà không cần mất quá nhiều thời gian.
Các bước sơ chế nguyên liệu làm bánh chưng Các bước làm bánh chưng Cách gói bánh chưng không dùng khuônBước 1:
– Xếp 4 lá vuông góc.
– 2 lá dưới úp mặt phải xuống (2 lá dưới để như vậy vì khi bọc bánh lại, phần mặt phải sẽ nằm bên ngoài làm cho bánh đẹp hơn).
– 2 lá trên ngửa mặt phải lên (2 lá trên làm vậy để khi bóc bánh, bánh không bị dính).
Bước 2:
– Cho một chén nếpvào giữa lá dong / lá chuối
– Cho đậu xanh vào và nhấn nhẹ cho phần đậu xanh trũng xuống
– Cho phần thịt vào giữa phần trũng đó
– Cho đâu xanh lên phần thịt nặn nhân sao cho phần đậu xanh bao kín gần hết miếng thịt.
Bước 3:
Cho thêm một lớp nếp lên phần nhân vừa rồi dùng tay san đều sao cho nếp phủ kín nhân.
Bước 4:
– Dùng tay gấp lần lượt lá dong / lá chuối bên phải và trái vào nhưng lưu ý chú ý phải chắc tay. Phần lá thừa thì gập mép lại (gập vào bên trong để giấu lá thừa).
– Gấp phần đầu lá dưới lên, bóp mép 2 bên phần đầu trên của bánh sau đó gấp nốt phần lá thừa ở bên trên lại cho vuông vắn.
Bước 5:
– Dùng 2 chiếc lạt đầu tiên buộc song song nhau để giữ cho bánh chặt, lá không bung ra. 2 chiếc lạt sau vuông góc với hai lạt trước.
Sau đó giỗ bánh xuống bàn để bánh thêm chặt, hoặc lắc thử nếu nghe tiếng nếp bên trong thì bánh chưa được gói chặt, và tiến hành buộc lại cho bánh chặt hơn.
Cách gói bánh chưng không dùng khuôn
Cách gói bánh chưng bằng khuônBước 1:
– Xếp lá như ở phần gói bánh không dùng khuôn, 2 lá dưới úp mặt phải xuống và đè lên nhau (2 lá dưới để như vậy vì khi bọc bánh lại, phần mặt phải sẽ nằm bên ngoài làm cho bánh đẹp hơn). 2 lá trên ngửa mặt phải lên (2 lá trên làm vậy để khi bóc bánh, bánh không bị dính). Sau đó đặt khuôn lên trên.
– Lồng khuôn trong vào khuôn ngoài, sau đó mở lá và nhắc khuôn trong ra, như vậy bạn đã hoàn thành bước xếp lá thành hình khối vuông rồi đấy.
Tạo khuôn bánh – hình 1
Tạo khuôn bánh – hình 2
Tạo khuôn bánh – hình 3
Bước 2:
– Cho nếp vào dàn đều khuôn bằng phẳng,
– Một lớp đậu xanh (dàn đều khuôn)
– Cho thịt canh giữa khuôn.
– Bước tiếp theo lại cho vào một lớp đậu xanh phủ thịt, cuối cùng là mmột lớp nếp tán đều khuôn. Gói các lá thừa còn lại vào thật kín và gọn.
Cho nếp, đậu, thịt vào khuôn
Bước 3:
– Sau khi cuốn gọn các phần lá thừa, dùng tay nhấn phần lá thừa xuống, tay kia nhấc nhẹ khuôn bánh ra và dùng lạt buộc chặt bánh. Sau khi buộc lại thì các bạn dùng hai tay nén cho bánh dẹp lại.
Buộc bánh chưng bằng dây lạt
Cách nấu bánh chưng ngonKhi bánh chín các bạn vớt ra để ở nơi thoáng mát, dùng vật nặng đè lên 2 mặt bánh để cho bánh săn chắc hơn.
Cách bảo quản bánh chưng sử dụng được lâu– Bánh chưng sau khi nấu chín, vớt ra và rửa lại trong nước lạnh cho sạch nhựa bánh và để ráo nước.
– Dùng vật nặng nè bánh để ép bánh cho ra nước, chắc mịn (để cho rền bánh) và phẳng đều trong vài giờ.
– Treo bánh nơi thoáng mát, không bụi.
Bánh chưng ăn kèm với gì không bị ngán?– Bánh chưng ăn kèm dưa hành. Đây là sự kết hợp amng phong cách miền Bắc.
– Bánh chưng với dưa cải chua và củ kiệu, tôm khô. Đây là sự kết hợp người miền Nam hay sử dụng.
– Bánh chưng ăn kèm rau xanh và hoa quả.
– Bánh chưng cắt nhỏ và chiên giòn, có thể kết hợp với dưa hành, củ kiệu, và nước tương.
Bánh chưng ăn kèm dưa hành, củ kiệu
Làm bánh chưng không hề dễ, đòi hỏi các bạn phải kĩ lượng trong từng chi tiết, nếu không bánh sẽ không ngon. Với các bước làm bánh chưng ở trên, hy vọng các bạn sẽ thành công!
Theo Ngon.online tổng hợp
Đăng bởi: Hợp Lê
Từ khoá: Cách làm bánh chưng ngon truyền thống ngày Tết
Tako – Món Bánh Truyền Thống Thái Lan Thơm Ngon, Khó Cưỡng
Giới thiệu Tako – món bánh truyền thống của Thái Lan
Ẩm thực Thái Lan chưa bao giờ làm du khách thất vọng. Bởi có vô vàn những món ăn đặc sắc. Trong bữa ăn của người Thái, món chính thường là cơm tẻ hoặc xôi ăn cùng nhiều món có hương vị khác nhau. Đó là các món súp, cà ri, món hầm, rán hoặc salad. Món tráng miệng là hoa quả tươi hoặc các loại bánh truyền thống. Tako là món tráng miệng phổ biến hơn cả.
Tako – món bánh truyền thống của Thái Lan
Tako vốn là món ăn truyền thống lâu đời của đất nước Thái Lan chứ không phải món ăn từ nước ngoài du nhập vào. Điểm nổi bật của Tako là được pha chế nhiều màu sắc cực kỳ bắt mắt, hương vị thơm ngon. Đặc biệt màu sắc của bánh hầu như được làm từ nguyên liệu tự nhiên. Đó là lá dứa xanh, hoa đậu biếc xanh hoặc tím, màu trắng của nước cốt dừa, màu nâu đỏ của đậu đỏ, màu vàng của mít… Còn hương vị của Tako chủ yếu là vị ngọt và béo ngậy. Vị ngọt của thạch, của các loại topping ăn kèm, vị béo của nước cốt dừa tươi.
Món bánh Tako truyền thống của Thái Lan có gì hấp dẫn? Nguyên liệu, cách chế biến đơn giảnMón bánh truyền thống Tako có nguyên liệu và cách chế biến đơn giản
Tako có nguyên liệu dễ tìm trong tự nhiên và cách chế biến không quá phức tạp. Tako bao gồm 3 lớp chính, phần bên dưới cùng là thạch đông được làm từ bột mì, nước và đường. Lớp kế tiếp là một số loại topping như ngô hạt, khoai môn, đậu đỏ hoặc mít… Lớp cuối cùng là phần nước cốt dừa trắng đục như kem sữa. Đôi khi người bán sẽ tiếp tục cho thêm một lớp topping lên trên phần nước cốt dừa để làm nổi bật thêm màu sắc cho món ăn.
Phiên bản không có nước cốt dừa của Tako
Tuy nhiên, cũng có phiên bản khác khi người bán không cho nước cốt dừa vào bánh Tako chỉ có hai lớp là thạch đông và topping. Món này dành cho những bạn không thích vị béo của nước cốt dừa.
Khuôn đựng bánh Tako được làm từ nguyên liệu tự nhiên
Ngoài ra, chiếc khuôn bánh dùng để đổ bánh Tako cũng làm du khách thấy thích thú. Bởi chiếc khuôn này làm bằng nguyên liệu tự nhiên là lá dứa hoặc lá chuối cuộn tròn chứ không phải bất cứ nguyên liệu nhân tạo nào khác. Chính nhờ chiếc khuôn này mà món bánh Tako đậm chất truyền thống và thu hút hơn
Hương vị của món bánh truyền thống Tako cực hấp dẫnMặc dù hiện nay có nhiều món bánh từ phương Tây du nhập vào Thái Lan. Thế nhưng, Tako vẫn là món bánh truyền thống của Thái Lan được du khách yêu thích bởi sự đẹp mắt, hương vị ngon lành không lẫn vào đâu của mình. Tako còn thể hiện nghệ thuật làm bánh khéo léo của người Thái. Bởi thực khách có thể thưởng thức bằng mắt trước rồi mới nếm hương vị bằng miệng.
Bánh Tako có hình thức bắt mắt và hương vị thơm ngon
Khi ăn thực khách sẽ dùng thìa để múc bánh Tako. Bạn sẽ cảm nhận ngay được độ mềm, mịn và hơi dai của bánh. Đặc biệt bánh có nhiều lớp nên sau khi múc một thìa, các lớp bánh bắt đầu lộ ra trông lại càng hấp dẫn và ngon miệng hơn. Đảm bảo chỉ cần nhìn thấy là bất cứ ai cũng muốn thưởng thức ngay bởi độ hấp dẫn của món ăn thực sự rất khó chối từ
Phiên bản có nước cốt dừa của bánh Tako
Bánh có hai dạng với nước cốt dừa và không có nước cốt dừa. Vì vậy dù bạn thích vị béo hay không vẫn có thể mua ăn thỏa thích. Du lịch Thái Lan nếu muốn thưởng thức hương vị truyền thống của các món Thái thì Tako chính là món bánh bạn không nên bỏ qua. Bánh được bán ở hầu hết đường phố ở Bangkok, Thái Lan.
Đào Nguyễn
Đăng bởi: Nguyễn Lệ Mỹ
Từ khoá: Tako – Món bánh truyền thống Thái Lan thơm ngon, khó cưỡng
Cách Làm Bánh Chưng Chay Thơm Ngon Tốt Cho Sức Khỏe, Đơn Giản Tại Nhà
1.Nguyên liệu làm Bánh chưng chay
Các nguyên liệu chính để làm bánh chưng chay
Nếp 450 gr
Đậu xanh 200 gr(cà vỏ)
Hạt nêm chay 1 muỗng cà phê
Hành boa rô 3 cây
Dầu ăn 5 muỗng canh
Gia vị phổ biến 1 ít(muối/ đường/ tiêu)
Dụng cụ thực hiện: Nồi, tô, dao, lá dong, giấy bạc,…
2.Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon Cách chọn mua nếp mẩy ngonGạo nếp sau khi ngâm với nước rau ngót xay để tạo màu đẹp khi luộc
Cách chọn mua đậu xanh ngonCách chọn mua đậu xanh ngon
3.Cách chế biến Bánh chưng chay · Bước 1: Chuẩn bịBước 1 Chuẩn bị
Nếp & đậu xanh bạn cho vào 2 thau rồi lần lượt bạn vo nhẹ tay nếp, đậu xanh với nước 5 – 6 lần cho thật sạch. Kế tiếp, bạn đổ nước ngập hơn mặt nếp & đậu xanh cỡ 2 lóng tay rồi để yên ngâm qua đêm.
Bước 1 Chuẩn bị
3 cây hành boa rô cắt rễ, cắt phần lá xanh đậm cứng, già, rửa sạch rồi cắt nhỏ.
Kế tiếp, cho lên chảo 5 muỗng canh dầu ăn đun sôi rồi cho toàn bộ hành boa rô băm vào phi vàng. Sau đó lọc hành boa rô phi qua rây cho ráo dầu.
Mách nhỏ: Bạn phi hành boa rô ở mức lửa lớn. Khi hành thơm bạn lập tức chuyển xuống lửa nhỏ và đảo thật đều tay đến khi hành bắt đầu chuyển vàng đều. Lúc này bạn tắt bếp rồi tiếp tục đảo khoảng 1 – 2 phút. Và nhấc chảo xuống. Bằng cách này bạn sẽ không lo hành boa rô bị cháy nữa.
· Bước 2: Sơ chế lá chuốiBước 2 Sơ chế lá
Lá chuối mua về bạn dùng khăn lau sạch hai mặt theo chiều dọc gân lá nội địa ấm. Sau đấy bạn rửa lại với nước lạnh rồi đem luộc trong nồi nước sôi từ 4 – 5 phút cho lá mềm.
Kế tiếp, bạn vớt lá chuối ra xả lại với nước 1 lần rồi dùng khăn khô lau sạch nước trên lá chuối.
Bạn dùng thước đo chiều rộng của khuôn gói bánh rồi cắt lá chuối theo đúng kích cỡ này.
· Bước 3: Làm nhân bánhBước 3 Làm nhân bánh
Đậu xanh đã ngâm nở bạn chắt ráo nước rồi cho vào nồi. Đổ nước ngập mặt đậu rồi luộc với lửa vừa. Khi nước trong nồi hơi cạn. Đậu xanh bắt đầu mềm thì bạn giảm lửa xuống mức nhỏ. Tiếp tục nấu đến khi nước trong nồi cạn hẳn, đậu mềm & tơi.
Đổ đậu xanh ra tô, nghiền nhuyễn rồi thêm vào 1 muỗng cà phê hạt nêm chay, 1 muỗng cà phê đường, 50% muỗng cà phê muối, một nửa muỗng cà phê tiêu, hành boa rô phi và 4 muỗng canh dầu hành phi.
Sau đó bạn trộn thật đều cho đậu xanh trộn lẫn với gia vị. Rồi chia đậu xanh thành 3 phần. Nắn vuông mỗi phần đậu.
Nếp đã ngâm nở bạn chắt ráo nước rồi trộn đều với 50% muỗng canh muối, 1/2 muỗng canh đường, 1 muỗng canh dầu phi hành.
· Bước 4: Xếp lá & đặt nhân bánhBước 4 Xếp lá và đặt nhân bánh
Bạn cho luồn 4 lá vào từng cạnh khuôn rồi gập lá lại sao cho mỗi cạnh khuôn nằm giữa mỗi lá. Tiếp đến, bạn đặt vào giữa khuôn 1 lá theo chiều dọc và 1 lá theo chiều ngang.
Sau đó, bạn cho phần nhân vào lần lượt theo trình tự nếp, đậu xanh, nếp. Bạn đặt phần nhân sao cho đầy vừa và phẳng với mặt khuôn. Rồi dùng tay nén chặt phần nhân, quan trọng là ở bốn góc khuôn.
· Bước 5: Gói bánhBước 5 Gói bánh
Nhân bánh đã nén chặt khuôn. Lúc này bạn gấp chặt tay 2 lá trong cùng vào. Rồi đến 2 lá lớp kế tiếp. Sau đó ở những lớp lá kế tiếp. Bạn gấp đôi là thành hình tam giác, vuốt mạnh tạo nếp rồi gấp vào.
Bánh gói xong bạn dùng dây quấn quanh bánh chưng rồi cột chặt. Bạn cột dây xen kẽ nhau tạo hình bàn cờ là được.
· Bước 6: Luộc bánhBạn chuẩn bị một nồi lớn rồi cho bánh chưng vào. Đổ nước đầy 2/3 nồi rồi đập nắp và luộc bánh trong thời gian khoảng từ 3 – 4 tiếng.
Bước 6 Luộc bánh Bánh chưng chay
Bí kíp luộc bánh chưng xanh tự nhiên:Để bánh luộc xong lá chuối vẫn duy trì được màu xanh. Thì bạn bọc bánh với giấy bạc rồi mới đem luộc. Cách khác bạn có thể xếp lá chuối còn dư phủ đáy nồi rồi luộc.
Trong lúc luộc bạn chú ý lượng nước trong nồi. Nếu thấy nước cạn đến nửa nồi thì bạn châm thêm nước sôi vào để luộc. Bạn làm như vậy đến khi hết thời gian luộc bánh.
Nồi tole là loại nồi có năng lực tạo môi trường kiềm. Do vậy, thay vì dùng các kiểu nồi khác để nấu bánh chưng. Bạn nên dùng nồi tole để nấu.
Vì môi trường kiềm sẽ giữ được màu xanh của lá dong. Vì vậy tạo điều kiện cho bánh chưng có một màu xanh thật tự nhiên.
Vì tro có tính kiềm nhẹ. Nên trước khi nấu, một vài người gia đình miền Trung đã ngâm nếp cùng với nước tro. Việc này giúp tăng độ kiềm của nếp. Và từ đó khi nấu bánh chưng, nếp sẽ trong hơn, có màu xanh ngọc rất đẹp. Thế nhưng vẫn giữ được hương vị thơm ngon nên có của bánh chưng.
Trước khi gói bánh bạn nên chần lá qua nước sôi để giúp cho lá trở nên mềm hơn, dễ gói hơn. Song song với cách này còn giúp diệt hết mầm nấm mốc trên lá, giúp lá xanh hơn.
Ngoài ra, lá dong mua về phải được rửa sạch từng lá một qua nhiều nước. Xong dùng khăn sạch lau từng chiếc lá. Số lượng lá gói mỗi chiếc bánh cũng phải xem thời tiết, trời mát thì gồm 6 lá. Còn trời nóng phải dùng 10 lá để hợp với việc bảo quản, giúp bánh giữ được lâu hơn.
· Bước 7: hoàn thànhBước 7 Hoàn thành Bánh chưng chay
Luộc bánh xong bạn vớt ra xả sạch hết nhớt với nước lạnh rồi dùng khăn lau khô bánh.
Tiếp theo bạn dùng vật nặng vừa phải đè lên bánh chưng để bánh tiết sạch nước thừa ra ngoài. Chờ bánh nguội là bạn có thể mang ra thưởng thức.
· Bước 8: Thành phẩmBước 8 Thành phẩm Bánh chưng chay
Bánh chưng chay xanh tươi đẹp đẽ, vừa bóc ra là đã ngửi thấy được mùi nếp ngọt, thơm nức. Cắn một miếng là cảm nhận được ngay sự hòa hợp tuyệt hảo giữa nếp dẻo ngon cùng đậu xanh bùi thơm và hành phi beo béo.
4.Mẹo bảo quản bánh chưng chay không bị thiuCách Bảo Quản Bánh Chưng Để Được Lâu Hơn Tránh Bị Hư Hỏng Ngày Tết
Trước khi mở góiBánh chưng chay trước khi mở gói muốn bảo quản bánh được lâu. Bạn nên bảo quản chúng trong ngăn mát tủ lạnh. Khi bảo quản, nhớ thường xuyên kiểm tra xem bánh có bị nấm mốc hay không. Bảo quản bánh trong ngăn đá tủ lạnh có thể để được khoảng 15 đến 20 ngày.
Hơn nữa bạn cũng có thể treo nơi thoáng mát & bảo quản tầm khoảng 2 – 3 ngày.
Sau khi mở góiBạn nên ăn bánh chưng chay đến đâu thì cắt đến đấy. Sau khi cắt bạn dùng màng bọc thực phẩm bao kín bánh lại và đặt vào tủ. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đưa vào lò vi sóng hoặc hấp, ngoài ra, cũng có thể chiên.
Tuy nhiên, nếu chiên bạn chỉ nên chiên từ 1 đến 2 lần.Vì nếp sẽ hấp thụ lượng dầu lớn khi ăn, không bổ dưỡng.
5.Bí quyết gói bánh chưng chay đẹp & vuông vắn nhấtBí quyết gói bánh chưng chay đẹp & vuông vắn nhất
Để có thể gói những chiếc bánh chưng chay đẹp đẽ và vuông vắn nhất. Chẳng phải ai cũng tự tin làm được. Thế nhưng, nếu như bạn chưa có nhiều kinh nghiệm gói bánh chưng có thể sử dụng khuôn gói bánh. Để việc gói bánh chưng được nhanh chóng và vuông vắn hơn.
Khi gói bánh bằng khuôn, bạn phải cần chú ý để lá dong sát thành bánh. Các lớp lá dong phải được xếp chồng lên nhau vừa khít, gạo được trải đều ở trên lá dong. Nhân bánh được để ngay ngắn ở giữa, vị trí trung tâm để khi cắt bánh ra nhìn đẹp mắt hơn.
Bạn dùng lạt mềm để cố định & buộc bánh lại. Chú ý trong lúc buộc bánh không nên buộc quá chặt. Bởi vì trong lúc luộc bánh có thể khiến lá dong bị rách nếu bạn buộc quá chặt. Sau khi gói xong bánh chưng, bạn cần rà soát lại 4 góc bánh xem đã chắn chắn hay chưa sau đó mới mang bánh chưng đi luộc chín.
Lời kếtNhư vậy, cách làm bánh chưng chay rất dễ dàng và bất kỳ ai cũng có thể thực hiện thành công. Trong những ngày cuối năm, còn gì tuyệt vời hơn khi chúng ta được sum họp cùng gia đình, gói những chiếc bánh chưng. Cùng nhau ôn lại kỷ niệm về năm đã qua và chia sẻ về những dự định của năm tới. Chúc độc giả sẽ có những khoảng thời gian sum họp, vui vẻ bên gia đình. Và gói những chiếc bánh chưng thật thơm ngon, mang đậm hương vị truyền thống của ẩm thực nước ta.
Đăng bởi: Quốc Thuận
Từ khoá: Cách làm bánh chưng chay thơm ngon tốt cho sức khỏe, đơn giản tại nhà
Gọi Tên Những Món Bánh Truyền Thống Của Việt Nam
Bánh chưng – Bánh tét
Ảnh: “Zing” Đây là hai loại bánh đặc biệt xuất hiện trong dịp Tết cổ truyền, đại diện cho hai miền Nam – Bắc. Với những nguyên liệu giống nhau: Nếp, thịt ba rọi, đậu xanh, chuối,…hương vị của bánh chưng – bánh tét khá tương đồng nhau. Phía trong lớp nếp dẻo có nhiều loại nhân khau: Nhân thịt ba rọi, nhân đậu, nhân chuối,…Bánh chưng hình vuông vức được gói bằng lá dong và bánh tét thì hình trụ dài và gói bằng lá chuối tươi.
Bánh cốmLà một trong các loại bánh đặc sản Việt Nam có nguồn gốc từ Hà Nội, bánh cốm cổ truyền chính là món bánh thơm ngon không ai là không biết đến. Bánh cốm Hà Nội được làm từ những hạt cốm chọn lọc nhất, đều, mịn màng và thơm phức. Nhân được làm từ đậu xanh, dừa nạo, mứt sen hay mứt bí. Bánh cốm đặc sản Hà Nội ngon nhất vào mùa thu chính là mùa cốm thu hoạch nên vẫn giữ lại được gần như toàn bộ tinh túy trong từng hạt. Thật ngon khi bạn thưởng thức món bánh đặc sản này cùng với trà, sẽ cho hương vị rất đặc biệt.
Bánh tẻVới thành phần chính là bột gạo tẻ nên bánh tẻ ăn rất ngon và không bị ngán. Bánh có phần nhân thịt và mộc nhĩ đậm đà rất dễ ăn. Đây là món ăn vặt phổ biến ở các làng quê Việt Nam và hiện nay được bán khá nhiều để làm món ăn sáng, món bánh ăn lót dạ khi đói.
Bánh tiêuChẳng biết có từ bao giờ nhưng bánh tiêu ngày nay đã trở thành một phần của lịch sử, của văn hóa ẩm thực, từ đầu phố cuối hẻm đều có thể bắt gặp hình ảnh bánh tiêu thơm ngon.
Bánh cănBánh căn là món ăn phổ biến tại vùng Nam Trung Bộ. Bánh có thành phần chính là bột gạo. Người chế biến dùng loại khuôn đúc làm từ đất nung, có nhiều lỗ tròn để đặt bánh. Nước chấm ăn kèm thường là nước mắm tỏi, ớt pha loãng hoặc nước cá kho. Ngày nay món bánh này rất phổ biến, được bán tại nhiều nơi khác nhau.
Bánh ít lá gaiMột chiếc bánh ít ngon được đánh giá là phải dẻo nhưng khi ăn thì không bị dính răng, có vị tinh khiết của lá gai, vị dẻo thơm của gạo nếp, vị ngọt của đường, vị béo của dầu, vị bùi của đậu hòa quyện mà thành. Khi ăn chỉ cần bóc nhẹ lớp lá chuối xanh là hiện ra lớp da bánh ít màu đen bóng đầy hấp dẫn. Bánh ít lá gai là đặc sản của đất võ Bình Định, về sau lan rộng ra các tỉnh thành và trở nổi tiếng trong văn hóa ẩm thực miền Trung.
Theo Lê Yến (Wiki Travel)
Đăng bởi: Bích Ngọc Nguyễn Thị
Từ khoá: Gọi tên những món bánh truyền thống của Việt Nam
Cách Làm Lồng Đèn Ông Sao Truyền Thống Đơn Giản Với 3 Bước
Bỏ qua những chiếc đèn điện, đèn giấy công nghiệp, đưa trẻ về với tuổi thơ truyền thống đầy ắp kỷ niệm của ba mẹ, ông bà qua những chiếc đèn ngôi sao bằng tre đơn giản dễ làm nào.
Nguồn gốc và ý nghĩa lồng đèn Ông sao Sự tích về chiếc lồng đèn Ông saoNgày xửa ngày xưa tại một ngôi làng gần khu rừng nọ, ngôi làng này rất nghèo,bọn trẻ trong làng thường cầm những cành cây nhỏ và nhảy múa như vẫy gọi phía trời cao. Trên Trời, Trăng tỏa sáng nên làm Sao trở nên mờ nhạt. Nhìn bọn trẻ đông vui nên Sao xin Ngọc Hoàng xuống trần gian vui chơi cùng.
Mỗi ngôi sao xuống trần gian nhấp nháy trên những cành cây trên tay lũ trẻ. Sao sáng cả đêm vào dịp Trăng lên. Từ đó cứ đến rằm Trung thu, khi nhớ đến Sao, bọn trẻ lấy những nguyên liệu như tre nứa, cành cây làm hình ngôi sao và rước đi chơi. Từ những thời gian đầu bây giờ lồng đèn Ông sao đã phát triển và tồn tại đến bây giờ.
Ý nghĩa lồng đèn Ông saoLồng đèn ông sao là loại lồng đèn được nhiều trẻ em sử dụng trong đêm trung thu. Vì hình dáng đẹp và cách làm đơn giản, dễ làm. Ngoài ra, lồng đèn ông sao cũng mang thêm nhiều ý nghĩa khác.
Nếu để ý một chút bạn sẽ thấy sự kết hợp của vòng tròn xung quanh năm cánh sao và các gọng tre dùng để nâng đỡ giấy bóng. Đó chính là hình ảnh tượng trưng cho phong thủy theo văn hóa phương đông với 5 hành chính: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, như muốn gửi gắm thông điệp về sự cân bằng, hài hòa trong các mối quan hệ của cuộc sống.
Cách làm lồng đèn Ông sao Dụng cụ làm lồng đèn Ông sao
10 thanh tre vót dẹp, mỏng, dài khoảng 50 cm/thanh (độ dài cần đều nhau).
5 thanh tre dẹp dài 8 cm/thanh.
Hồ dán.
Giấy kiếng màu bé yêu thích.
Kéo, kềm, dây kẽm mỏng.
Các bước làm lồng đèn Ông sao đơn giảnBước 1 Tạo khung hình ông sao
Nối 10 thanh tre dài đã chuẩn bị thành 2 hình ông sao 5 cánh, cố định các đầu nối bằng dây kẽm cho chắc chắn.
Chồng 2 ngôi sao lên nhau rồi tiếp tục cố định 5 đầu nhọn của 2 ngôi sao lại bằng dây kẽm.
Dùng các đoạn tre ngắn chống vào các điểm giao nhau tạo thành hình ngũ giác ở giữa 2 ngôi sao để tạo khung xương hoàn chỉnh cho lồng đèn. Cố định chắc chắn các cây chống này để chúng không xê dịch khi dán giấy kiếng lên.
Bước 2 Dán giấy kiếng cho lồng đèn
Trước tiên bôi hồ dán lên 2 mặt chính của ngôi sao (thực hiện từng mặt 1).
Cắt giấy kiếng to hơn phần cánh tam giác của ngôi sao rồi dán đè lên phần keo đã bôi trước đó. Để keo khô và cắt bỏ phần giấy thừa.
Thực hiện lần lượt với các ô trống còn lại của khung đèn, chừa lại 2 ô đáy và 2 ô bên trên để châm đèn cầy cho lồng đèn và để thông khí.
Bước 3 Trang trí cho lồng đèn ngôi sao thêm sinh động
Advertisement
Tùy theo sở thích của bé mà bạn trang trí các họa tiết, hoa văn đa màu sắc cho lồng đèn trở nên bắt mắt và sinh động hơn.
Lưu ý khi làm lồng đèn ông sao Trung Thu
– Cẩn trọng khi dùng hồ dán trên giấy kiếng, hồ dán lem ra có thể khiến giấy kiếng bị nhăn, giảm độ bóng mịn.
– Sau khi hoàn thành lồng đèn sẽ cần sấy khô nhẹ hoặc phơi nắng để giấy kiếng căng ra, tạo độ căng bóng đẹp mắt cho lồng đèn.
Vậy là chiếc lồng đèn ngôi sao bằng tre đã hoàn thành cho bé đón Trung thu. Hẳn bé sẽ thật hào hứng và yêu thích chiếc lồng đèn hơn nếu được cùng tham gia vào quá trình sáng tạo lồng đèn này.
Nghề Làm Hương Bài Truyền Thống Ở Quảng Ninh
Nghề làm hương bài truyền thống không chỉ là kế sinh nhai người xưa đã để lại mà hơn hết, nó là biểu tượng của mạch nguồn văn hóa làng xã, văn hóa gia đình được bồi đắp từ bao đời nay.
Nghề làm hương bài truyền thống ở Quảng NinhHương bài không thể thiếu trong những ngày Tết của mỗi gia đình Việt. Mùi hương gợi thương gợi nhớ, gợi không khí ấm cúng đoàn viên, là mùi hương ai xa quê cũng nhớ. Mùi hương thơm dịu nhẹ, đặc trưng rất riêng được làm từ những nguyên liệu tự nhiên như rễ bài, quế, hồi, cam thảo, đinh hương…
Cây hương bài. Ảnh: Vinmec.
Tùy từng vùng, công thức làm hương bài lại có sự khác biệt, nhưng nguyên liệu không thể thiếu là rễ cây bài. Tại huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, cây hương bài phát triển rất tốt ở vùng rừng này.
Rễ bài khô. Ảnh: Mai Dung.
Thời điểm thu mua cây bài thường bắt đầu vào tháng 11 hàng năm. Rễ cây bài sau khi mua từ người dân lên rừng khai thác thì được rửa sạch, phơi khô sau đó sơ chế.
Các nguyên liệu được xay mịn. Ảnh: Mai Dung.
Cây bài ở Bình Liêu mọc hoàn toàn tự nhiên trên các đồi, rừng, cây mất khoảng 3 năm mới có thể cho bộ rễ đạt tiêu chuẩn làm hương bài.
Ngoài rễ cây bài, người làm hương ở Bình Liêu còn sử dụng quế, hồi và bã mía trong quá trình làm. Tất cả đều được phơi khô, nghiền nhỏ, rồi trộn với nhau theo tỷ lệ nhất định.
Vỏ cây quế sử dụng trong hương bài. Ảnh: Báo Quảng Ninh.
Quy trình trong nghề làm hương bài tuy không quá phức tạp nhưng lại có những bí quyết nhất định, đặc biệt việc phối trộn các loại hương liệu phải tuân theo tỷ lệ và đảm bảo độ chính xác cao nếu không sẽ ảnh hưởng đến mùi hương và độ cháy của hương.
Người Bình Liêu thu hoạch hồi. Ảnh: Báo Quảng Ninh.
Sau khi cân các hương liệu theo tỷ lệ thật chuẩn, hỗn hộp bột hương sẽ được đổ vào máy trộn rồi vừa trộn vừa thêm nước sao cho hương đạt độ ẩm và tạo độ kết dính cần thiết khi se hương. Ngày nay với sự hỗ trợ của máy móc thiết bị ở một số công đoạn như nghiền, trộn, xe hương thì nghề làm hương bài ở Bình Liêu đạt được năng suất cao mang lại thu nhập tốt.
Phơi hương. Ảnh: Báo Lao động.
Những cây hương được cuộn lớp giấy để bó chặt lớp bột bài bên trong. Ảnh: Mai Dung.
Những bó hương được phơi từ 1 đến 2 nắng rồi được đóng gói. Trong quá trình phơi, phải rất chú ý về nhiệt độ để tránh đứt gãy. Trong những ngày thiếu nắng, người làm hương phải mang vào máy sấy và sấy trong vòng 5 tiếng với nhiệt độ không quá 45 độ C.
Sau khi sấy hoặc phơi xong, hương thành phẩm đã hoàn thiện, công đoạn cuối cùng là kiểm tra, loại bỏ những que hương không đạt chuẩn và đóng gói trước khi đưa ra thị trường.
Sản phẩm hương bài tận dụng những nguyên liệu có sẵn ở Bình Liêu, vừa tạo công ăn việc làm cho người dân, vừa đưa ra thị trường loại hương đạt chuẩn chất lượng, không sử dụng hóa chất để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
Mỗi khi đốt lên một nén hương bài, mùi thơm phảng phất dễ chịu của các loại hương liệu khiến lòng người háo hức, rạo rực hơn và ngày Tết cũng trở nên ấm cúng hơn.
Mùi khói hương tồn tại trong tiềm thức của mọi người Việt. Ảnh: Báo Tuổi trẻ.
Mặc dù ngày nay nghề làm hương bài ở Bình Liêu chỉ còn một bộ phận người theo nghề nhưng các giá trị văn hóa vẫn được gìn giữ. Mùi hương bài từ đó vẫn tự nhiên len lỏi, lưu hương vào tâm khảm mỗi người con đất Việt.
chúng mình gợi ý một số tour miền Bắc – Hạ Long:
Đăng bởi: Tiến Nguyễn Mạnh
Từ khoá: Nghề làm hương bài truyền thống ở Quảng Ninh
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Làm Bánh Chưng Ngon Truyền Thống Ngày Tết trên website Avwg.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!