Xu Hướng 9/2023 # Bộ Đề Thi Học Sinh Giỏi Môn Ngữ Văn Lớp 10 Đề Thi Hsg Văn 10 # Top 10 Xem Nhiều | Avwg.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Bộ Đề Thi Học Sinh Giỏi Môn Ngữ Văn Lớp 10 Đề Thi Hsg Văn 10 # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Bộ Đề Thi Học Sinh Giỏi Môn Ngữ Văn Lớp 10 Đề Thi Hsg Văn 10 được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Avwg.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đề thi học sinh giỏi Văn 10 – Đề 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO……..

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

LỚP 10 THPT

Môn thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề

Đề thi có 01 trang

Câu 1 (8,0 điểm)

“Người bi quan phàn nàn về cơn gió; người lạc quan chờ đợi nó đổi chiều; người thực tế điều chỉnh lại cánh buồm.”

(William Arthur Ward )

Suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên.

Câu 2 (2,0 điểm)

Bàn về chức năng của văn học, có ý kiến cho rằng:

Văn học đem lại cho con người niềm vui trong sáng trước cái đẹp của sự sống.

Bằng kiến thức văn học lớp 10, anh/chị hãy làm sáng tỏ vấn đề trên

-HẾT-

HƯỚNG DẪN CHẤM KỲ THI HSGLỚP 10THPT

Môn: NGỮ VĂN

Hướng dẫn chấm có 03 trang

YÊU CẦU CHUNG

– Giám khảo cần vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, sử dụng các mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.

– Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.

– Điểm toàn bài thi cho lẻ đến 0,25 điểm.

YÊU CẦU CỤ THỂ

Câu 1. (8 điểm)

a. Yêu cầu về kĩ năng:

Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp…

b. Yêu cầu về kiến thức:

Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến, trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần chính xác, hợp lí, rõ ràng, thuyết phục… và nêu được các ý cơ bản sau:

Giải thích vấn đề:

– Người bi quan phàn nàn về cơn gió: Người có cái nhìn chán nản. tuyệt vọng, tiêu cực, không tin tưởng ở ở tương lai sẽ phàn nàn về những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống.

– Người lạc quan chờ đợi nó đổi chiều: Trái với người bi quan, người lạc quan luôn có cách nhìn, thái độ tin tưởng ở tương lai. Họ luôn chờ đợi và hi vọng những điều tốt đẹp sẽ đến.

– Người thực tế điều chỉnh lại cánh buồm: Người thực tế là những người hiểu rõ và sống với thực tại. Họ không ảo tưởng hão huyền. Bởi vậy, để đến đích, họ không “phàn nàn”, không “chờ đợi” mà chủ động “điều chỉnh”, thay đổi những thứ mình có cho phù hợp hoàn cảnh.

* Để đến với thành công, con người không nên có thái độ bi quan, cũng không nên chờ đợi vào sự may mắn mà cần đối diện với thực tế, dám thay đổi bản thân.

2. Phân tích, chứng minh:

– Sống thực tế giúp con người có cái nhìn, sự đánh giá đúng đắn về bản thân cũng như về thế giới khách quan. Từ đó, xác định cho mình những hướng đi, những con đường phù hợp với năng lực và hoàn cảnh.

– Sự nhận thức và tự nhận thức sẽ giúp những người thực tế biết cách tự thay đổi, điều chỉnh mình theo chiều hướng tích cực để vươn lên.

(Dẫn chứng cần cụ thể, tiêu biểu, thực tế)

– Phê phán những kẻ bi quan, cũng như những kẻ sống trong ảo tưởng, hão huyền.

– Con người cần có lối sống thực tế, nhưng cần phân biệt thực tế với thực dụng – lối sống quá chú trọng vào vật chất và lợi ích cá nhân.

– Sống thực tế nhưng con người cũng cần có những hi vọng và sự lạc quan. Đây chính là yếu tố quan trọng giúp con người có thêm sự nỗ lực để vượt lên những khó khăn, thử thách của cuộc đời.

Câu 2 (12,0 điểm)

II. Yêu cầu cụ thể: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

1. Giải thích ý kiến

– Văn học: là loại hình nghệ thuật dùng ngôn từ làm chất liệu để sáng tạo nên tác phẩm. Văn học nhận thức, phản ánh, khám phá đời sống theo quy luật của cái đẹp, nhằm thỏa mãn cho con người những tình cảm thẩm mĩ vô cùng phong phú. Văn học nhận thức, phản ánh, khám phá đời sống và thể hiện tư tưởng tình cảm bằng hình tượng nghệ thuật.

– Niềm vui trong sáng: những xúc cảm vui sướng lành mạnh của con người khi tiếp nhận một tác phẩm văn học nào đó.

– Cái đẹp của sự sống: Đó có thể là cái đẹp của thiên nhiên, của con người, của tình đời, của tình người…

– Học sinh giải thích thêm chức năng thẩm mĩ của văn học. Chức năng thẩm mĩ là vẻ đẹp do văn học mang lại cho con người. Nó có sức hấp dẫn lôi cuốn con người một cách vô tư bằng sự hứng thú của hoạt động nhận thức. Nó giúp con người vượt lên trên cái hữu hạn hằng ngày để sống bằng tâm hồn, bằng mơ ước. Nó khơi dậy ở người đọc những xúc cảm xã hội tích cực, thỏa mãn cho người đọc nhu cầu được nếm trải sự sống.

– Ý kiến trên đã thể hiện khá sâu sắc chức năng quan trọng nhất của văn học là chức năng thẩm mĩ. Vì với tư cách là một hoạt động sáng tạo, văn học đảm nhận chức năng thẩm mĩ tích cực, không một lĩnh vực nào khác thay thế nổi.

– Trong rất nhiều lí do dẫn đến sự tồn tại có ý nghĩa của tác phẩm văn học trong đời sống thì việc làm thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ cho con người có tính chất quyết định.

– Văn học là sản phẩm của quá trình sáng tạo tuân theo quy luật của cái đẹp. Vì vậy văn học không những làm thỏa mãn nhu cầu thưởng thức cái đẹp của con người mà còn giúp con người có khả năng nhận thức, hành động theo cái đẹp. Một khi tác phẩm văn học làm được điều đó là đã có đóng góp vào việc hoàn thiện nhân cách của con người. Bởi lẽ, con người khi đã có nhận thức, hành động theo cái đẹp thì sẽ giảm thiểu được cái xấu, cái ác.

3.Chứng minh

– Hoc sinh tự chọn văn bản và biết phân tích văn bản theo định hướng: văn bản đó đem lại niềm vui trong sáng gì cho bạn đọc.

– Học sinh cũng cần có kĩ năng hệ thống hóa lại văn bản theo nhóm, theo đề tài, theo thể loại…

+ Nhóm truyện cổ tích thần kì: mang lại cho người đọc niềm vui, niềm tin trước sự chiến thắng của cái thiện, của công lí, của lẽ công bằng.

+ Nhóm những bài ca dao: mang lại cho con người niềm lạc quan vui sống vượt lên trên hiện thực tăm tối, gian khổ.

+ Nhóm những tác phẩm viết về đề tài thiên nhiên: mang lại cho con người sự tận hưởng cái đẹp tinh tế của tạo hóa ban cho đất trời.

+ Nhóm những tác phẩm viết về vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn của con người mang lại niềm tin, niềm hy vọng rằng phẩm chất tốt đẹp luôn hiện hữu trong cuộc đời này.

4. Đánh giá, mở rộng, nâng cao

– Những tác phẩm văn học nào mang lại cho bạn đọc những xúc cảm xã hội tích cực sẽ đứng vững được trước sự sàng lọc khắc nghiệt của thời gian.

– Như trên đã nói, chức năng thẩm mĩ có tính chất quyết định đến sự sống của một tác phẩm văn học. Nhưng nói như thế không có nghĩa là khước từ việc phản ánh chân thực cuộc sống. Những cảm xúc tốt đẹp được hình thành nơi bạn đọc đều bắt nguồn từ sự phản ánh chân thực cuộc sống.

– Bài học cho quá trình tiếp nhận văn học:

+ Văn chương vốn mang trên mình nó tính đa chức năng. Nó có tác động tích cực đến đời sống tinh thần của con người. Nó làm phong phú đời sống tinh thần của con người. Nó giúp con người nhạy cảm hơn, tinh tế hơn trong nhận thức, hành động và cảm thụ thế giới.

+ Đọc văn là quá trình bạn đọc tự đi tìm chân trời của sự sống để thỏa mãn những xúc cảm thẩm mĩ của mình.

Đề thi học sinh giỏi Văn 10 – Đề 2

Câu 1 (8,0 điểm)

Trong thư gửi thầy giáo của con mình, một người cha viết: “Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất nhưng không bao giờ được để cho ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình”.

(Theo Ngữ văn 10, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2023, tr.135)

Suy nghĩ của anh /chị về ý kiến trên.

Câu 2 (12 điểm)

“Văn học chẳng những giúp ta nhận ra cái thiện và cái ác, cái đúng và cái sai ở đời, mà còn khơi dậy ở ta những tình cảm thẩm mĩ phong phú, đa dạng”.

( Theo Ngữ văn 10, Tập hai, NXB Giáo dục, 2000, tr. 113)

Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy liên hệ với một tác phẩm văn học dân gian chương trình Ngữ văn 10 để làm sáng tỏ vấn đề.

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI

Câu 1

1. Về hình thức và kĩ năng:

Thí sinh được tự do lựa chọn các kiểu bài và thao tác tạo lập văn bản, nhưng phải phù hợp và nhuần nhuyễn. Thí sinh được tư do huy động chất liệu thuộc tri thức sách vở, tri thức đời sống và những trải nghiệm của riêng mình… Tuy nhiên vẫn phải xác định rõ vấn đề thuộc phạm vi nghị luận xã hội chứ không phải nghị luận văn học.

2. Về nội dung:

a. Giải thích:

– “ Cơ bắp” và “trí tuệ”: là sức khỏe và hiểu biết, năng lực, là khả năng lao động và làm việc trong cuộc sống.

– “Trái tim” và “tâm hồn”: là tình cảm, lương tâm, phẩm chất tốt đẹp có trong mỗi con người.

– Nội dung câu nói: Chúng ta có quyền bán những sản phẩm do bàn tay và khối óc – cơ bắp và trí tuệ – của mình cho người khác với giá cả thoả thuận, nhưng không bao giờ được bán trái tim và tâm hồn mình cho dù giá cao đến bao nhiêu đi chăng nữa.

b. Bàn bạc, mở rộng vấn đề:

– “Có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất”:

+ “Cơ bắp” và “trí tuệ” là sức khỏe, là hiểu biết, năng lực trong lĩnh vực cụ thể.

+ Để có được nó không phải là điều dễ dàng, phải trải qua một quá trình rèn luyện, học tập và đúc kết lâu dài. “Cơ bắp” và “trí tuệ” đó là thành quả lao động của chúng ta. Chẳng ai trách được bạn khi sử dụng “cơ bắp” và “trí tuệ” của mình. Chúng ta làm nên nó, chúng ta có quyền sử dụng nó, có quyền bán nó với giá cả phù hợp.

– “Nhưng không bao giờ được để cho ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình”:

+ “Trái tim” và “tâm hồn” là di sản tinh thần của mỗi người. “Trái tim” và “tâm hồn” chỉ có thể giàu lên khi nó biết cho đi, biết yêu thương, đồng cảm, sẻ chia với con người…

+ Bán “trái tim” và “tâm hồn” là bán cả nhân cách và lương tâm của mình, chẳng khác nào đánh mất đi bản thân, khiến chúng ta trở thành những người thiếu tình cảm, vô cảm, thờ ơ, thậm chí là sa ngã vào nhiều tệ nạn xã hội, gây tội ác…( dẫn chứng chứng minh).

– Trong xã hội hiện nay, có nhiều người làm được điều như người cha đã mong mỏi. Họ biết sử dụng bàn tay, trí tuệ của mình vào những công việc trong cuộc sống, mà vẫn giữ được phẩm chất tốt đẹp, lương tâm trong sáng. (dẫn chứng chứng minh).

– Nhưng bên cạnh đó, vẫn có một bộ phận con người có tài năng, có hiểu biết, nhưng chỉ vì những tham vọng về mặt vật chất mà sẵn sàng đánh mất đi “trái tim” và “tâm hồn” mình, và họ phải chịu những hậu quả khôn lường. (Học sinh lấy dẫn chứng chứng minh).

– Tuy nhiên không phải lúc nào cũng phải bán “cơ bắp” và “trí tuệ” của mình. Có khi chúng ta cũng cần phải biết sẽ chia như đã sẽ chia “trái tim” và “tâm hồn” vậy.

c. Bài học nhận thức và hành động:

– Nhận thức được câu nói ấy là một đề xuất cho ngành Giáo dục trong quá trình “trồng người”. Đó là đào tạo những con người có sức khỏe, có tài năng, biết sử dụng năng lực của mình trong công việc, biết coi trọng và giữ gìn đạo đức, nhân cách…

– Là một người học sinh, cần phải không ngừng rèn luyện sức khỏe, tài năng, học tập chăm chỉ, phải tránh xa những thói hư tật xấu để hình thành một nhân cách tốt, đạo đức tốt, luôn có ý thức giữ gìn phẩm cách của mình trong xã hội đầy cám dỗ như hiện nay.

3. Cách cho điểm

– Điểm 7-8: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.

– Điểm 5-6: Đáp ứng 2/3 các yêu cầu, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt

– Điểm 3-4 : Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, mắc một số lỗi diễn đạt.

– Điểm 1-2 : Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi chính tả

– Điểm 0 : Hoàn toàn lạc đề.

Câu 2

1. Về hình thức và kĩ năng

– Thí sinh phải biết sử dụng, kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận để giải quyết một cách đúng hướng yêu cầu của đề bài..

2. Về nội dung kiến thức:

a. Giải thích

– Nhận định đã đề cập đến những chức năng cơ bản của văn học như: nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ.

Advertisement

+ Văn học chẳng những giúp ta nhận ra cái thiện và cái ác, cái đúng và cái sai ở đời: Đáp ứng nhu cầu hiểu biết của con người, văn học thực sự trở thành “cuốn sách giáo khoa của đời sống”, đồng thời có tác dụng rất lớn trong việc xây dựng nhân cách, giáo dục con người. Qua các tác phẩm, người đọc hiểu người, hiểu đời thêm, đồng thời cũng làm phong phú hơn cho kinh nghiệm sống của mình.

+ Văn học còn khơi dậy ở ta những tình cảm thẩm mĩ phong phú, đa dạng: Nhờ có văn học mà đời sống tình cảm của con người ngày càng tinh tế, sâu sắc hơn. Cái hay, cái đẹp trong văn học tạo ra trong lòng người đọc những rung động thẩm mĩ, tình yêu đối với cái đẹp, thậm chí còn khơi dậy kích thích năng lực sáng tạo, khám phá của mỗi người.

(HS chú ý giải thích các từ, cụm từ “cái thiện”, “cái ác”, “cái đúng”, “cái sai”, “tình cảm thẩm mĩ phong phú đa dạng”)

b. Chứng minh

c. Bàn luận

– Khẳng định đây là ý kiến xác đáng về chức năng của văn chương nghệ thuật

– Từ đó, vai trò của người nghệ sĩ cũng được đặt ra trong quá trình sáng tạo: Người nghệ sĩ phải sống sâu sắc với cuộc đời, có được tình cảm chân thành, mãnh liệt, đồng thời phải luyện rèn tài năng, làm phong phú, giàu có thêm vốn ngôn ngữ của mình

– Nhận định này còn góp phần định hướng cho người tiếp nhận văn học. Qua các tác phẩm văn học, người đọc sẽ khám phá và lĩnh hội được những tình ý sâu kín mà nhà văn gửi gắm. Người đọc đến với tác phẩm văn chương nghệ thuật để hiểu đời, hiểu người, hiểu mình. Ở đây, nhu cầu nhận thức gắn liền với nhu cầu tự nhận thức xoay quanh vấn đề con người, vấn đề sự sống có tính chất nhân bản.

3. Cách cho điểm

– Điểm 9- 10: Hiểu nhận định, giải thích còn bỏ sót ý nhỏ, có kiến thức lí luận song chưa sâu. Kiến thức tác phẩm sâu sắc, chứng minh nhuần nhuyễn, văn viết tinh tế, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc.

– Điểm 6-7: Hiểu nhận định nhưng giải thích còn chung chung. Diễn đạt mạch lạc có hình ảnh, có cảm xúc nhưng chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa hai phần: lí luận và tác phẩm, giải thích và chứng minh

– Điểm 4: Cảm nhận còn chung chung sơ sài, diễn đạt lủng củng, mắc nhiều lỗi trong diễn đạt.

– Điểm 1- 2: Hoàn toàn không hiểu đề, kiến thức tác phẩm nghèo nàn, diễn đạt kém.

……………

Bộ Đề Thi Học Kì 2 Môn Ngữ Văn Lớp 11 Năm 2023 – 2023 8 Đề Thi Học Kì 2 Ngữ Văn 11 (Ma Trận + Đáp Án)

Phần I: Đọc hiểu (4 điểm). Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 3

(Tương tư – Nguyễn Bính)

Câu 1: Đoạn thơ trên thể hiện nội dung gì? (1 điểm)

Câu 2: Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn thơ ? Nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó .(1 điểm)

Câu 3: Từ nội dung đoạn thơ trên anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về tình bạn, tình yêu tuổi học đường? (2 điểm)

Phần II. Làm văn (6 điểm)

Cảm nhận của em về hai khổ thơ đầu của bài thơ “Tràng Giang” (Huy Cận) ?

(Trích – Tràng giang – Huy Cận)

——————–HẾT——————–

Ý

Nội dung

Điểm

Đọc hiểu

1

– Nội dung: nỗi khát khao tình yêu hạnh phúc của lứa đôi. Một tình yêu đằm thắm, chân quê.

1.0

2

– Nghệ thuật: điệp từ, điệp ngữ, ẩn dụ, hoán dụ, câu hỏi tu từ…

– Tác dụng :

+ Cách biểu đạt tình cảm kín đáo, ý nhị .

+ Tạo ra 2 nỗi nhớ song hành, chuyển hóa: người nhớ người, thôn nhớ thôn ; biểu đạt được qui luật tâm lí: khi tương tư thì cả không gian sinh tồn xung quanh chủ thể cũng nhuốm nỗi tương tư.

0.5

0.5

3

Từ nội dung đoạn thơ trên anh ( chị) hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về tình bạn, tình yêu tuổi học đường?

– Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần đáp ứng được các ý sau:

*. Tình bạn tuổi học đường không thể thiếu

– Ý nghĩa và sức mạnh của tình bạn

– Vấn đề chọn bạn và phát triển tình bạn

– Bác bỏ việc chọn bạn tràn lan

* Tình yêu tuổi học đường

– Con đường từ tình bạn tới tình yêu không phải là tất yếu, cần phải nuôi dưỡng tình bạn trong sáng…

– Hệ quả của tình yêu:

+ Chưa phát triển về cả tinh thần lẫn thể chất, bi kịch nhẹ là sa sút học tập; nặng thì trả giá khôn lường. Vì thế phải vượt lên chính mình.

+ Rút ra bài học cho chính bản thân mình.

2 .0

Làm văn

Cảm nhận của em về hai khổ thơ đầu của bài thơ “Tràng Giang” (Huy Cận) ?

6.0

MB

Trong phần mở đề, cần khẳng định Huy Cận (1919-2005) là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của phong trào “Thơ Mới” (1932-1945), bài thơ Tràng giang trong tập Lửa thiêng là một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của Huy Cận. Bài thơ mang vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại.

0.5

TB

– Khổ 1

+ Ba câu đầu mang đậm màu sắc cổ điển, vẽ lên hình ảnh con thuyền nhỏ nhoi, lênh đênh, trôi dạt trên dòng sông rộng lớn, mênh mông gợi cảm giác buồn, cô đơn, xa vắng, chia lìa.

+ Câu thứ 4 mang nét hiện đại với hình ảnh rất đời thường: cành củi khô trôi nổi gợi lên cảm nhận về thân phận của những kiếp người nhỏ bé, bơ vơ giữa dòng đời.

– Khổ 2: Bức tranh tràng giang được hoàn chỉnh thêm với những chi tiết mới: cồn nhỏ, gió đìu hiu, cây cối lơ thơ, chợ chiều đã vãn, làng xa, trời sâu chót vót, bến cô liêu… nhưng không làm cho cảnh vật sống động hơn mà càng chìm sâu vào tĩnh lặng, cô đơn, hiu quạnh.

– Nghệ thuật:

+ Sự kết hợp hài hòa giữa sắc thái cổ điển và hiện đại (Sự xuất hiện của những cái tưởng như tầm thường, vô nghĩa và cảm xúc buồn mang dấu ấn cái tôi cá nhân,…).

Advertisement

+Nghệ thuật đối, bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình, hệ thống từ láy giàu giá trị biểu cảm.

Xuân Diệu

(Đỗ Phủ).

(CPN Đặng Trần Côn)

1.5

1.0

1.5

1.0

KB

Tràng giang của Huy Cận đẹp vì những hình ảnh, những từ ngữ đẹp như thơ cổ, cho người đọc thưởng thức những bức tranh quen thuộc của phong cảnh sông nước quê hương.

– Tràng giang của Huy Cận thực sự là một bài thơ của thơ hiện đại, mang cảm nhận về nỗi buồn và nỗi cô đơn của con người hiện đại, nhất là con người trong khoảng những năm ba mươi của thế kỉ trước.

0.5

Lưu ý:Giáo viên vận dụng linh hoạt đáp án khi chấm bài. Đề cao tính sáng tạo của học sinh.

……………

Đề Thi Vào 10 Môn Ngữ Văn Năm 2023 – 2024 Sở Gd&Amp;Đt Bình Thuận Đáp Án Đề Thi Vào Lớp 10 Môn Văn Năm 2023

Đề thi vào 10 môn Toán năm 2023 – 2024

Đề thi vào 10 môn Tiếng Anh năm 2023 – 2024

I. ĐỌC HIỂU

TRÍCH 1:

Câu 1: Đoạn thơ trên được trích trong tác Đồng Chí của tác giả Chính Hữu.

Câu 2: Thành ngữ được sử dụng trong đoạn thơ trên: Nước mặn, đồng chua; Đất cày lên sỏi đá.

Câu 3: “Nước mặn đồng chua” là vùng đất ven biển nhiễm phèn, “đất cày lên sỏi đá” là vùng đồi núi trung du đất bị đá ong hóa. Đó đều là những vùng đất nghèo khó, đất đai khô cằn, khó canh tác. Hai câu thơ giới thiệu quê hương anh và tôi nhưng lại chỉ nói về đất bởi với người nông dân, đất đai là mối quan tâm hàng đầu, là tài sản lớn nhất. Qua đó, ta thấy được cơ sở đầu tiên của tỉnh đồng chí đó là cùng cảnh ngộ, xuất thân nghèo khó, họ đều là những người nông dân nghèo mặc áo lính – có sự đồng cảm giai cấp.

TRÍCH 2:

Câu 4:

– Phương thức biểu đạt: Nghị luận.

– Vấn đề nghị luận: Vai trò của lời khen trong cuộc sống.

Câu 5:

– Hình ảnh so sánh: “lời khen” được ví với “ánh mặt trời”

– Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh:

+ Nhấn mạnh tầm quan trọng của lời khen trong cuộc sống: lời khen chân thành sẽ đem đến năng lượng tích cực, cũng như ánh mặt trời đem lại sức sống mạnh mẽ cho vạn vật.

+ Tăng khả năng biểu đạt cho văn bản.

II. PHẦN LÀM VĂN

Câu 1.

1. Giới thiệu vấn đề: Trong cuộc đời con người ai cũng muốn được mọi người công nhận và khẳng định bằng lời khen.

2. Nội dung:

Lời khen là gì?

– Lời khen là sự ghi nhận, tán thưởng, ngưỡng mộ, ghi nhận, động viên, khích lệ người khác khi họ làm được việc tốt.

Ý nghĩa của lời khen chân thành:

– Lời khen chân thành là lời Lời khen chân thành chân thành, Lời khen đúng nơi, đúng lúc, xuất phát từ sự thật với động cơ trong sáng.

– Lời khen chân thành giống như một liều thuốc thần kỳ tạo nên sức mạnh, thắp lên niềm tin rằng điều tốt của người được khen trở thành điều tốt của mọi người, nó làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

Tác hại của lời khen giả tạo:

– Khen sai là lời khen hàm chứa cơn mưa lời chê (khen quá đáng, tán tỉnh, xu nịnh,…) xuất phát từ cái nhìn không chính xác về thực tế hoặc từ động cơ không lành mạnh.

– Lời khen chỉ để xu nịnh, tung hô rất nguy hiểm, nó mang lại áp lực cho người được khen hoặc khiến họ hiểu lầm, ảo tưởng rồi tự biến mình thành người khác. Nó hủy hoại những giá trị sống, phá vỡ những mối quan hệ tốt đẹp của con người.

Bài học nhận thức:

– Những lời khen tặng không tốn một xu, nhưng nhiều người sẵn sàng trả giá cao cho nó. Học cách Lời khen trung thực và thông minh. Sử dụng lời Lời khen như một món quà của cuộc sống. Đồng thời, tỉnh táo và tỉnh táo khi nhận được những lời Lời khen.

3. Kết thúc vấn đề: Khẳng định lại vấn đề: Hãy động viên, lời khen kịp thời, đúng lúc, đúng người, đúng việc.

Câu 2.

1. Mở bài

– Giới thiệu tác giả Nguyễn Quang Sáng, tác phẩm Chiếc lược ngà.

– Giới thiệu nhân vật bé và lần cuối gặp cha.

2. Thân bài

Khi bé Thu nhận ông Sáu là ba:

– Sau khi nghe bà ngoại giải thích, bé Thu đã trở về nhà trong sáng ngày ông Sáu lên đường về đơn vị. Con bé đã thay đổi hoàn toàn thái độ trong sự ngỡ ngàng của ông Sáu và mọi

+ Nó cau có, bướng bỉnh mà buồn rầu và nghĩ ngợi sâu xa.

+ Khi bắt gặp cái nhìn trìu mến, buồn bã của ba đôi mắt nó bỗng xôn xao. Đó là cái xôn xao của sự đồng cảm Bé Thu nhận ra những tiếc nuối, xót xa, yêu thương trong ánh mắt của ba mình.

+ Đến giây phút cuối cùng, khi ông Sáu cất lời từ biệt con bé mới cất lên tiếng gọi ba xé lòng bị kìm nén suốt năm.

Tiếng gọi chất chứa bao tình yêu thương thảm thiết

+ Không chỉ vậy, nó xô đến ôm chặt lấy ba, hôn ba, hôn lên vết thẹo:

Con bé muốn giữ chặt ba, không cho ba đi.

Nó lo sợ ba sẽ đi mất.

Nó muốn bày tỏ tất cả tình yêu của mình dành cho ba.

– Qua đó, ta thấy bé Thu gan góc, bướng bỉnh nhưng rất giàu tình cảm và dễ xúc động.

3. Kết bài:

– Nội dung: Câu chuyện đã tái hiện thành công tình yêu cha sâu sắc của bé Thu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Từ đó, tác giả cho thấy sự tàn bạo của chiến tranh; những bi kịch cùng tình cảm gia đình đẹp đẽ trong thời chiến.

– Nghệ thuật:

+ Tình huống truyện bất ngờ, độc đáo, éo le.

+ Phân tích tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc.

+ Lối kể chuyện tự nhiên, giàu cảm xúc.

+ Hình ảnh giản dị mà giàu sức gợi.

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc kĩ các phần trích sau và trả lời câu hỏi:

Trích 1:

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.Anh với tôi đôi người xa lạTự phương trời chẳng hẹn quen nhau,”

Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

Câu 2 (0,5 điểm). Tìm một thành ngữ được sử dụng trong đoạn thơ.

Câu 3 (1,0 điểm). Em hiểu như thế nào về hai câu thơ:

Trích 2:

“Lời khen như tia nắng mặt trời, nó cần thiết cho muôn loài, trong đó có con người phát triển. Vậy mà hầu hết chúng ta luôn sẵn sàng sử dụng những làn gió lạnh như cắt để phê phán và thường ngần ngại khi tặng người thân của mình những tia nắng ấm áp từ những lời khen tặng. Ngẫm nhìn kỹ, chúng ta sẽ thấy có những lời khen đã làm thay đổi hẳn cuộc đời của một ai đó.”

(Trích Đắc nhân tâm, Dale Carnegie, NXB Tổng hợp T.P Hồ Chí Minh, 2023, tr.290)

Câu 4 (0,5 điểm). Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 5 (0,5 điểm). Nêu tác dụng của phép tu từ so sánh trong câu văn: “Lời khen như tia nắng mặt trời, nó cần thiết cho muôn loài, trong đó có con người phát triển.”

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm). Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của lời khen trong cuộc sống.

Câu 2 (4,0 điểm). Cảm nhận của em về tâm lí, hành động của bé Thu trong lần gặp cha cuối cùng, khi anh Sáu được về phép.

(Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, tr.195 – 200)

Bộ Đề Thi Khảo Sát Chất Lượng Đầu Năm Môn Ngữ Văn Lớp 7 Năm 2023 – 2023 2 Đề Thi Khảo Sát Đầu Năm Lớp 7 Môn Văn

I. Đọc hiểu (4 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Truyền thuyết Trung Quốc kể rằng, thời Xuân Thu chiến quốc Tề Trang Công đi săn, giữa đường gặp một con bọ ngựa, nghểnh đầu giơ càng ra để chặn xe vua lại. Vua hỏi quần thần: “Con gì đấy?” một lính hộ giá thưa: “Một con bọ ngựa không tự lựa sức mình!”. Câu này về sau cho đến nay thành thành ngữ “Bọ ngựa không biết lượng sức”. Đúng là bọ ngựa cản xe, cũng hơi quá đáng, nhưng nó có đôi tay lợi hại, côn trùng thấy nó đều phải ngại.

Bọ ngựa có một đôi chân trước, co trước ngực, trên cái cổ dài là một cái đầu nhỏ hình tam giác bẹt. Trên chiếc miệng nhỏ xíu có một cặp hàm đen tía xấu xí, cổ nó rất mềm mại, có thể quay đầu đi mọi phía. Thần thái của nó rất nhu mì.

Lúc thường, bọ ngựa đậu trên cây, màu thân nó hòa vào với môi trường làm một, nên rất khó phát hiện. Nó thường nghênh đầu, giơ chân, quan sát tình địch. Khi phát hiện mục tiêu, như tên bắn, phóng đôi dao quắm ra vồ mồi, chẳng bao giờ vồ trượt.

Bọ ngựa là côn trùng ăn thịt. Nó ăn châu chấu, ruồi, nhặng, muỗi, bướm ngài, đa số là côn trùng có hại. Một con bọ ngựa trong 2- 3 tháng, ăn hết 700 con muỗi. Sở dĩ nó bắt mồi chính xác là vì cặp mắt kép của nó có hệ thống ngắm hoàn chỉnh. Nhờ hệ thống ngắm này, quá trình vồ mồi chỉ mất 0.05 giây, trăm phát trăm trúng….

(Trích Bách khoa toàn thư tuổi trẻ, thiên nhiên và môi trường, Nguyễn văn Thi – Nguyễn Kim Đô dịch, NXB Phụ nữ, lưu chiểu 2002, tr.511- 512 )

Ghi chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 5):

Câu 1. Đoạn trích cung cấp cho người đọc thông tin chính nào?

A. Đặc điểm của con bọ ngựa.

B. Một truyền thuyết Trung Quốc thời Xuân Thu chiến quốc.

C. Bọ ngựa cản xe Tề Trang Công, hơi quá đáng.

D. Con trùng thấy bọ ngựa đều ngại.

Câu 2. Những từ nào sau đây là từ láy?

A. bọ ngựa

B. nhỏ xíu

C. truyền thuyết

D. mềm mại

Câu 3. Chức năng của trạng ngữ trong câu: “Nhờ hệ thống ngắm này, quá trình vồ mồi chỉ mất 0.05 giây, trăm phát trăm trúng.”?

A. Chỉ thời gian

B. Chỉ mục đích

C. Chỉ phương tiện

D. Chỉ địa điểm

Câu 4. Biện pháp tu từ nào được sử dụng chủ yếu trong câu văn: “Thần thái của nó rất nhu mì.”?

A. So sánh

B. Nhân hóa

C. Ẩn dụ

D. Hoán dụ

Câu 5. Dòng nào nêu không đúng tác dụng của biện pháp tu từ được xác định ở câu hỏi 4?

A. Gợi tả hình ảnh một con bọ ngựa hiền lành, nết na như người con gái.

B. Con bọ ngựa trở nên vô cùng sinh động, gần gũi và dễ thương.

C. Tạo ấn tượng sâu sắc, lôi cuốn cho người đọc.

D. Lý giải sự lợi hại của con bọ ngựa.

Câu 6. Đặt một câu về ích lợi của con bọ ngựa. Trong đó có sử dụng ít nhất một biện pháp tu từ em đã học.

II. Viết (6,0 điểm)

Viết bài văn tả lại một giờ ra chơi (hoặc một giờ học) mà em hứng thú.

I. Đọc hiểu

– Câu 1 đến câu 5 mỗi đáp án đúng được tối đa 0.5 điểm.

– Câu 6: Tối đa được 0.5 điểm.

Điểm Tiêu chí Ghi chú

0.5

– Đảm bảo hình thức 1 câu văn: có đủ CN-VN, có một biện pháp tu từ. (0,25)

– Nội dung: Viết về ích lợi của con bọ ngựa. (0,25)

– Đặt một câu về ích lợi của con bọ ngựa. Trong đó có sử dụng ít nhất một biện pháp tu từ em đã học.

0.25

– Đạt ½ yêu cầu:

+ Đảm bảo hình thức 1 câu văn: có đủ CN-VN, có một biện pháp tu từ .

+ Nội dung: Viết về ích lợi của con bọ ngựa.

0

– HS chưa đặt được hoặc đặt câu không đúng yêu cầu.

– Câu 7: Tối đa được 1 điểm.

Điểm Tiêu chí Ghi chú

1

– HS viết đúng thể thức 1 đoạn văn (bắt đầu bằng chữ cái viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng), đảm bảo dung lượng từ 5 đến 7 câu. (0,25)

– Không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa, văn phong trong sáng, mạch lạc. (0,25)

– Qua đoạn trích, trình bày những hiểu biết sâu sắc và bài học ý nghĩa của bản thân về con bọ ngựa, về thế giới côn trùng, thiên nhiên, cuộc sống,…(0,5)

– Nội dung: HS trình bày những hiểu biết và bài học của bản thân sau khi đọc đoạn trích.

– Hình thức: Một đoạn văn từ 5 đến 7 câu.

0.75

– HS viết đúng thể thức 1 đoạn văn (bắt đầu bằng chữ cái viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng), đảm bảo dung lượng từ 5 đến 7 câu. (0,25)

– Không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa, văn phong trong sáng, mạch lạc. (0,25)

– Qua đoạn trích, trình bày những hiểu biết mới và bài học ý nghĩa của bản thân về con bọ ngựa, về thế giới côn trùng, thiên nhiên, cuộc sống,…(0,5)

0.5

– HS viết đúng thể thức 1 đoạn văn (bắt đầu bằng chữ cái viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng), đảm bảo dung lượng từ 5 đến 7 câu nhưng còn mắc lỗi về chính tả, ngữ pháp. (0,25)

– Qua đoạn trích, trình bày hiểu biết và bài học của bản thân về con bọ ngựa. (0,25)

0.25

– HS viết 1 đoạn văn nhưng còn chưa đúng thể thức, chưa đảm bảo dung lượng từ 5 đến 7 câu, nhưng còn mắc nhiều lỗi về chính tả, ngữ pháp.

– Trình bày được hiểu biết, bài học của mình nhưng còn lộn xộn.

0

– HS chưa viết 1 đoạn văn đúng thể thức hoặc không viết.

– Chưa trình bày được những hiểu biết, bài học của bản thân.

II. Viết

I. Mở bài:

Giới thiệu giờ ra chơi của trường em đang học

Trong cuộc đời mỗi chúng ta, ai cũng đều trải qua thời cắp sách đến trường mười hai năm học, một quãng thời gian vô cùng dài của một đời người. Quãng thời gian đó, mang lại cho chúng ta vui buồn, bao cảm xúc khác nhau. Nhưng dù bạn học bất kì trường nào bạn đã từng trải qua những giây phút thư thái và thoải mái của giờ ra chơi. Đó thời gian gian chúng ta có thể làm rất nhiều điều với bạn bè, thầy cô và mái trường thân yêu của chúng ta.

II. Thân bài: tả trường em giờ ra chơi

1. Tả bao quát giờ ra chơi

Sân trường tấp nập người

Tiếng ồn vang khắp nơi

Ai cũng vui vẻ chơi cùng các bạn

2. Tả chi tiết giờ ra chơi

a. Tả người giờ ra chơi

Mọi người chơi các trò chơi khác nhau

Người thì chơi đá cầu, người thì bịt mắt bắt dê, người thì nhảy dây,…

Những ai không thích chơi thì ngồi ghế đá tám với bạn bè hoặc đọc sách,….

Trường lúc này âm thanh hỗn độn, ồn ào, không phân biệt được giọng của ai

Cả sân trường nhộn nhịp vui vẻ

b. Tả cảnh giờ ra chơi

Cây cối đong đưa theo gió, thôi những cơn gió mát lành khiến giờ ra chơi thêm phấn khởi

Chim kêu rả rích

c. Cảnh sân trường sau giờ ra chơi

Sân trường yên ắng hẳn

Không một bóng người

Chỉ nghe những tiếng giảng bài của thầy cô giáo

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về trường về giờ ra chơi

Em rất thích giờ ra chơi

Câu 1 (3 điểm)

a/ So sánh là gì ? (1 điểm)

b/ Xác định phép so sánh và nêu tác dụng của phép so sánh được sử dụng trong bài ca dao sau đây. (2 điểm)

Advertisement

Câu 2 (2 điểm)

Qua văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”, em rút ra bài học gì qua lời nhắn nhủ của tác giả.

Câu 3 (5 điểm)

Hãy tả về người thân của em (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, thầy ,cô,…………)

Câu 1 (3 điểm)

a/ So sánh là đối chiếu sự vật.sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. (1 điểm )

b/Tác dụng: So sánh lấy cái to lớn mênh mông của thiên nhiên để làm nổi bật hình ảnh so sánh công cha nghĩa mẹ vô cùng lớn lao đối với con cái. Bài ca dao là lời khuyên dạy con cái sau khi thấm thía công ơn nghĩa tình cao sâu của cha mẹ con hãy ghi lòng tạc dạ suốt đời không quên, đó là lòng biết ơn hiếu thảo với cha mẹ.

Câu 2 (2 điểm)

Qua câu chuyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” rút ra bài học:

– Vai trò trách nhiệm của gia đình đối với con cái

– Đảm bảo quyền sống,quyền hạnh phúc cho trẻ

Lời nhắn nhủ của tác giả: Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá. Mọi người hãy cố gắng bảo vệ và giữ gìn nó, không nên vì bất kỳ lý do gì mà làm tổn hại đến tình cảm tự nhiên, trong sáng ấy.

Câu 3 (5 điểm)

I/ Yêu cầu chung:

a/ Kiểu bài: Văn tự sự

b/ Nội dung: Đối tượng tả về người thân của mình.

c/ Hình thức: Bài viết mạch lạc kết hợp tả kể và bộc lộ cảm xúc.

Ngôn ngữ tự nhiên, trong sáng, chân thực

II/ Yêu cầu cụ thể:

A/ Mở bài (1 điểm) Giới thiệu khái quát về đối tượng được tả.

B/ Thân bài (3 điểm) Tả chi tiết: Từ hình dáng bên ngoài đến cử chỉ, hành đông, lời nói, suy nghĩ, việc làm. (kết hợp tả, kể xen biểu cảm)

C/ Kết bài (1 điểm) Cảm nghĩ về đối tượng

Đề Thi Hsg Lớp 12 Môn Hóa Thpt Sơn Động Bắc Giang

Đề thi hsg lớp 12 môn hóa THPT Sơn Động Bắc Giang

Đề thi hsg lớp 12 môn hóa THPT Sơn Động Bắc Giang

SỞ GD&ĐT BẮC GIANG

TRƯỜNG THPT SƠN ĐỘNG SỐ 1

*****

(Đề đề xuất)

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 12 NĂM HỌC 2023-2023

MÔN: HOÁ HỌC LỚP 12

(Thời gian làm bài 12 phút)

PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7 điểm)

Câu 1: Cho các phát biểu sau:

(a) Đốt cháy hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở luôn thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.

(b) Trong hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có cacbon và hiđro.

(c) Những hợp chất hữu cơ có thành phần nguyên tố giống nhau, thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 là đồng phân của nhau.

(d) Dung dịch glucozơ bị khử bởi AgNO3 trong NH3 tạo ra Ag.

(e) Saccarazơ chỉ có cấu tạo mạch vòng.

Số phát biểu đúng là

A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.

Câu 2: Hoà tan hoàn toàn 8,94 gam hỗn hợp gồm Na, K và Ba vào nước, thu được dung dịch X và 2,688 lít khí H2 (đktc). Dung dịch Y gồm HCl và H2SO4, tỉ lệ mol tương ứng là 4 : 1. Trung hoà dung dịch X bởi dung dịch Y, tổng khối lượng các muối được tạo ra là

A. 13,70 gam. B. 14,62 gam. C. 18,46 gam. D. 12,78 gam.

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 4,64 gam một hiđrocacbon X (chất khí ở điều kiện thường) rồi đem toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2. Sau các phản ứng thu được 39,4 gam kết tủa và khối lượng phần dung dịch giảm bớt 19,912 gam. Công thức phân tử của X là:

A. C3H4. B. CH4. C. C2H4. D. C4H10.

Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp 3 ancol đơn chức, thuộc cùng dãy đồng đẳng, thu được 3,808 lít khí CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Giá trị của m là

A. 7,42. B. 5,72. C. 4,72. D. 5,42.

Câu 5: Thủy phân hỗn hợp gồm 0,01 mol saccarozơ và 0,02 mol mantozơ trong môi trường axit, với hiệu suất đều là 60% theo mỗi chất, thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X, thu được dung dịch Y, sau đó cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là

A. 6,480 B. 9,504 C. 8,208 D. 7,776

Câu 6 : Axit malic là hợp chất hữu cơ tạp chức, có mạch cacbon không phân nhánh, là nguyên nhân chính gây nên vị chua của quả táo. Biết rằng 1 mol axit malic phản ứng được với tối đa 2 mol NaHCO3. Công thức của axit malic là

A. CH3OOC-CH(OH)-COOH. B. HOOC-CH(OH)-CH(OH)-CHO. C. HOOC-CH(OH)-CH2-COOH. D. HOOC-CH(CH3)-CH2-COOH.

Câu 7: Cho các phát biểu sau

Khí CO2 gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính

Khí SO2 gây ra hiện tượng mưa axit.

Khi được thải ra khí quyển, freon (chủ yếu là CFCl3 và CF2Cl2) phá hủy tầng ozon

Moocphin và cocain là các chất ma túy

Số phát biểu đúng là

A. 2 B. 4 C. 3 D. 1

Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 16,84 gam hỗn hợp X gồm CxHyCOOH, CxHyCOOC2H5, C2H5OH thu được 16,8 lít CO2 (đktc) và 14,4 gam H2O. Mặt khác, cho 8,67 gam X phản ứng vừa đủ với 85 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 2,76 gam C2H5OH. Công thức của CxHyCOOH là:

A. C2H3COOH. B. CH3COOH. C. C2H5COOH. D. C3H5COOH.

Câu 9: Cho hình vẽ thí nghiệm dùng để phân tích hợp chất hữu cơ:

Hãy cho biết thí nghiệm trên dùng để xác định nguyên tố nào trong hợp chất hữu cơ

A. Xác định C và S B. Xác định H và Cl C. Xác định C và N D. Xác định C và H

Câu 10 : Cho x mol Fe phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 thu được y mol khí NO2 và dung dịch chứa hỗn hợp 2 muối. Mối liên hệ giữa x và y là

A. . B. . C. . D. .

Câu 11. Chỉ dùng Cu(OH)2/OH– có thể phân biệt được

A. lòng trắng trứng, glucozơ, fructozơ, glixerol B. saccarozơ, glixerol, andehit axetic, etanol

C. glucozơ,mantozơ,glixerol,andehit axetic D. Glucozơ, long trắng trứng,glixerol, etanol

Câu 12: Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch hỗn hợp chứa Ca(OH)2 và NaAlO2. Khối lượng kết tủa thu sau phản ứng được biểu diễn trên đồ thị như hình vẽ. Giá trị của m và x lần lượt là

A. 39 gam và 1,013 mol B. 66,3 gam và 1,13 mol

C. 39 gam và 1,13 mol C. 66,3 gam và 1,013 mol

Câu 13: Cho hỗn hợp bột gồm Al, Cu vào dung dịch chứa AgNO3 và Fe(NO3)3 sau phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn X gồm hai kim loại và dung dịch Y chứa 3 muối. Các cation trong dung dịch Y là:

A. Fe3+, Ag+, Cu2+ B. Al3+, Fe2+, Cu2+ C. Al3+, Fe3+, Cu2+ D. Al3+,Fe3+,Fe2+

Câu 14: Hóa chất nào sau đây có thể sử dụng làm mềm nước cứng chứa nhiều Ca2+ và Cl– ?

A. Ca(OH)2 B. . NaOH C. HCl D. Na2CO3

Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn m gam một chất béo X cần 1,106 mol O2, sinh ra 0,798 mol CO2 và 0,7 mol H2O. Cho 24,64 gam chất béo X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa a mol Br2. Giá trị của a là:

A. 0,10. B. 0,12. C. 0,14. D. 0,16.

Câu 16: Cho dung dịch chứa 14,6 gam Lysin (H2N-[CH2]4-CH(NH2)COOH) tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:

A. 21,90. B. 18,25. C. 16,43. D. 10,95.

Câu 17: Chất nào sau đây không tạo kết tủa khi cho vào dung dịch AgNO3?

A. HCl. B. H3PO4. C. H2S. D. HBr.

Câu 18: Cho các dung dịch sau: Ba(HCO3 )2,NaOH,AlCl3,KHSO4 được đánh số ngẫu nhiên là X, Y, Z, T. Tiến hành các thí nghiệm sau:

Hóa chất

X

Y

Z

T

Quỳ tím

xanh

đỏ

xanh

đỏ

Dung dịch HCl

Khí bay ra

đồng nhất

Đồng nhất

Đồng nhất

Dung dịch Ba(OH)2

Kết tủa trắng

Kết tủa trắng

Đồng nhất

Kết tủa trắng, sau tan

Dung dịch chất Y là

A. KHSO4. B. NaOH. C. AlCl3. D. Ba(HCO3)2.

Câu 19: Phát biểu nào sau đây đúng ?

A. Tất cả các amino axit đều lưỡng tính.

B. Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bền trong môi trường axit.

C. Trong môi trường kiềm, đipeptit mạch hở tác dụng được với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím. D. Trong 1 phân tử tetrapeptit có 4 liên kết peptit.

Câu 20: Đốt cháy hỗn hợp gồm 1,92 gam Mg và 4,48 gam Fe với hỗn hợp khí X gồm Clo và Oxi, sau phản ứng chỉ thu được hỗn hợp Y gồm các oxit và muối clorua (không còn khí dư) hòa tan Y bằng một lượng vừa đủ 120 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Z. Cho AgNO3 dư vào dung dịch Z, thu được 56,69 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của Clo trong hỗn hợp X là

A. 51,72%. B. 76,70%. C. 53,85%. D. 56,36%.

A.70%. B. 45%. C.67,5%. D.30%.

Câu 22: Hòa tan hoàn toàn 0,1 mol FeS2 trong 200 ml dung dịch HNO3 4M, sản phẩm thu được gồm dung dịch X và một chất khí thoát ra. Dung dịch X có thể hòa tan tối đa m gam Cu. Biết trong các quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất của N+5 đều là NO. Giá trị của m là

A. 12,8. B. 6,4. C. 9,6. D. 3,2.

Câu 23: Trộn 2,43 gam Al với 9,28 gam Fe3O4 rồi nung nóng sau một thời gian thu được hỗn hợp X gồm Al, Fe, Al2O3, FeO và Fe3O4. Cho toàn bộ X phản ứng với dung dịch HCl dư thu được 2,352 lít H2 (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn Y được a gam muối khan. Xác định giá trị của a là:

A. 27,965. B. 16,605. C. 18,325. D. 28,326.

Câu 24: Cho 8,64 gam Al vào dung dịch X (được tạo thành bằng cách hòa tan 74,7 gam hỗn hợp Y gồm CuCl2 và FeCl­3 vào nước). Kết thúc phản ứng thu được 17,76 gam chất rắn gồm hai kim loại. Tỉ lệ số mol FeCl3 : CuCl2 trong hỗn hợp Y là:

A. 2 : 1. B. 3 : 2. C. 3 : 1. D. 5 : 3.

Câu 25: Bệnh nhân phải tiếp đường (tiêm hoặc truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch), đó là loại đường nào?

A. Glucozơ. B. Fructozơ. C. Mantozơ. D. Saccarozơ.

Câu 26 : Nung hỗn hợp X gồm Al và Fe3O4 có tỷ lệ khối lượng 1:1, sau khi các phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn Y Thành phần của chất rắn Y

A. Al2O3, Fe, Al B. Al2O3, Fe, Fe3O4 C. Al2O3, FeO, A D. Al2O3, Fe

Câu 27: Hòa tan 13,68 gam muối MSO4 vào nước được dung dịch X. Điện phân X (với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi) trong thời gian t giây, được m gam kim loại M duy nhất ở catot và 0,784 lít khí ở anot. Còn nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng thể tích khí thu được ở cả hai điện cực là 2,7888 lít. Biết thể tích các khí ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của m là:

A. 4,788. B. 4,480. C. 1,680. D. 3,920.

Câu 28: Chất X có công thức phân tử C2H7O3N. Khi cho X tác dụng với dung dịch HCl hoặc dung dịch NaOH đun nóng nhẹ đều thấy khí thoát ra. Lấy 0,1 mol X cho vào dung dịch chứa 0,25 mol KOH. Sau phản ứng cô cạn dung dịch được chất rắn Y, nung nóng Y đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Giá trị của m là:

A. 16,6. B. 18,85. C. 17,25. D. 16,9.

Câu 29: Thủy phân 1kg khoai (chứa 20% tinh bột) trong môi trường axit. Nếu hiệu suất phản ứng 75% thì lượng glucozo thu được là9

A. 150g. B. 166,6g. C. 120g. D. 200g.

Câu 30: Cho m gam X gồm Na, Na2O, Al, Al2O3 vào nước dư thấy tan hoàn toàn, thu được dung dịch Y chứa một chất tan và thấy thoát ra 4,48 lít khí H2 (đktc). Sục khí CO2 dư vào dung dịch Y, thu được 15,6 gam chất rắn X. Giá trị của m là:

A. 14,2 B. 12,2 C . 13,2 D. 11,2

Câu 31: Chất nào sau đây đổi màu quỳ tím sang xanh?

A. anilin B. etylamin C. alanin D. glyxin

Câu 32: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2 (SO4)3 dư

(b) Sục khí Cl2vào dung dịch FeCl2

(c) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng

(d) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư

(e) Nhiệt phân AgNO3

(g) Đốt FeS2 trong không khí

(h) Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ.

Sau khi kết thúc các phản ứng. Số thí nghiệm thu được kim loại là:

A. 4 B. 5 C. 2 D. 3

Câu 33: Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc, xúc tác axit sunfuric đặc, nóng. Để có 29,7 kg xenlulozơ trinitrat, cần dùng dung dịch chứa m kg axit nitric, hiệu suất phản ứng đạt 90%. Giá trị của m là:

A. 6,3. B. 21,0. C. 18,9. D. 17,0.

Câu 34: Cho 0,1 mol amino axit X có công thức dạng R(NH2)(COOH)2 vào dung dịch H2SO4 1,5M thu được dung dịch Y. Để tác dụng hết với chất tan trong dung dịch Y cần dùng dung dịch NaOH 1M và KOH 1,5M, sau phản ứng thu được dung dịch chứa 43,8 gam hỗn hợp muối. Công thức của X là

A. C4H7(NH2)(COOH)2. B. C5H9(NH2)(COOH)2.

C. C3H5(NH2)(COOH)2. D. C2H3(NH2)(COOH)2.

Câu 35: Dung dịch X chứa 0,15 mol H2SO4 và 0,1 mol Al2(SO4)3. Cho V ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X, thu được m gam kết tủa. Thêm tiếp 450 ml dung dịch NaOH 1M vào, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,5m gam kết tủa. Giá trị của V là:

A. 550,0 ml. B. 500,0 ml. C. 600,0 ml. D. 450,0 ml.

PHẦN TỰ LUẬN(3đ):

Câu 1: Hỗn hợp A gồm một peptit X và một peptit Y (mỗi chất được cấu tạo từ 1 loại aminoaxit, tổng số nhóm –CO–NH– trong 2 loại phân tử là 5) với tỉ lệ số mol nX:nY=2:1. Khi thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp A thu được 5,625 gam glyxin và 10,86 gam tyrosin. Tính giá trị m ?

Câu 2 :Dung dịch A chứa NaOH 1M và Ba(OH)2 0,5M. Dung dịch B chứa AlCl3 1M và Al2(SO4)3 0,5M. Cho V1 lít dung dịch A vào V2 lít dung dịch B thu được 56,916 gam kết tủa. Nếu cho dung dịch BaCl2 dư vào V2 lít dung dịch B thu được 41,94 gam kết tủa.

Xác định giá trị V1 và V2.

Câu 3: Cho 0,3 mol hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 2M đun nóng. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 37,6 gam hỗn hợp gồm hai muối hữu cơ khan có khối lượng hơn kém nhau 11,6 gam, phần hơi có chứa nước và một hợp chất hữu cơ no, mạch hở Y. Hợp chất Y có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc, đốt cháy hoàn toàn Y rồi cho sản phẩm hấp thụ hết vào bình chứa dung dịch nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 24,8 gam so với ban đầu. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các chất khí đều đo ở đktc.Xác định công thức cấu tạo có thể có của 2 este.

***** Hết *****

Hướng dẫn giải phần tự luận

Câu 1:Hỗn hợp A gồm một peptit X và một peptit Y (mỗi chất được cấu tạo từ 1 loại aminoaxit, tổng số nhóm –CO–NH– trong 2 loại phân tử là 5) với tỉ lệ số mol nX:nY=2:1. Khi thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp A thu được 5,625 gam glyxin và 10,86 gam tyrosin. Tính giá trị m ?

ngly=0,075 nTyr=0,06 nX=2a nY=a

TH1: Hỗn hợp gồm: 2a mol X (phân tử có t nhóm -CONH- được tạo ra từ Gly) và a mol Y (phân tử có 5-t nhóm -CONH- được tạo ra từ Tyr)

2a*(t+1)=0,075 a*(5-t+1)=0,06 at=0,0236 a=0,0139 t=1,697 không nguyên loại.

TH2: Hỗn hợp gồm: 2a mol X (phân tử có t nhóm -CONH- được tạo ra từ Tyr) và a mol Y (phân tử có 5-t nhóm -CONH- được tạo ra từ Gly)

2a*(t+1)=0,06 a*(5-t+1)=0,075 at=0,015 a=0,015 t=1 thõa mãn

 Hỗn hợp gồm 0,03 mol X (gồm 2 gốc Tyr) và 0,015 mol Y (gồm 5 gốc Gly)

m=14,865 gam

Câu 2 :Dung dịch A chứa NaOH 1M và Ba(OH)2 0,5M. Dung dịch B chứa AlCl3 1M và Al2(SO4)3 0,5M. Cho V1 lít dung dịch A vào V2 lít dung dịch B thu được 56,916 gam kết tủa. Nếu cho dung dịch BaCl2 dư vào V2 lít dung dịch B thu được 41,94 gam kết tủa. Xác định giá trị V1 và V2.

Phản ứng:

Ba2+ + SO42-  BaSO4 (1)

Al3+ + 3OH–  Al(OH)3 (2)

Al(OH)3 + OH–  AlO2– + H2O (3)

– Trong V1 lít A có OH–: 2V1 mol, Ba2+ : 0,5V1 mol

Trong V2 lít B có Al3+ : 2V2 mol, SO42- : 1,5V2 mol

– Khi cho V2 lít tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thì:

n(SO42-)=n(BaSO4)=0,18 mol

V2=0,12 lít

0,25

Dung dịch B chứa: Al3+ (0,24 mol); SO42-(0,18 mol)

– Nếu Al3+ bị kết tủa vừa hết thì  V1= 0,36

SO42- bị kết tủa vừa hết

Có 2 trường hợp xảy ra:

0,25

Trường hợp 1: Nếu 2V1 <0,24. 3 Al3+ dư, SO42- dư

nBaSO4= 0,5V1 mol (SO42- đủ hay dư)

nAl(OH)3=(56,916 – 116,5V1)/78

(56,916- 116,5V1)3/78=2V1 V1=0,338 lít

0,25

nBaSO4= 0,18 mol nAl(OH)3=(56,916 – 233.0,18)/78=0,192

nOH– =2V1= 4. 0,24 – 0,192 V1=0,384 lít

0,25

Câu 3: Cho 0,3 mol hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 2M đun nóng. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 37,6 gam hỗn hợp gồm hai muối hữu cơ khan có khối lượng hơn kém nhau 11,6 gam, phần hơi có chứa nước và một hợp chất hữu cơ no, mạch hở Y. Hợp chất Y có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc, đốt cháy hoàn toàn Y rồi cho sản phẩm hấp thụ hết vào bình chứa dung dịch nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 24,8 gam so với ban đầu. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các chất khí đều đo ở đktc.Xác định công thức cấu tạo có thể có của 2 este.

+ Mà 2 este là đơn chức  trong hỗn hợp có 1 este của phenol.

+ Khi thủy phân X thu được hỗn hợp rắn chỉ có 2 muối 2 este có cùng gốc axit.

+ Mặt khác khi thủy phân hỗn hợp thu được 1 chất hữu cơ no mạch hở có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc Sản phẩm đó phải là anđehit no đơn chức mạch hở  trong hỗn hợp có một este có gốc ancol kém bền.

0,25

Gọi công thức của 2 este là RCOOCH=CHR’và RCOOC6H4R’’

RCOOCH=CHR’ + NaOH RCOONa + R’CH2CHO (1)

x mol x mol x mol x mol

RCOOC6H4R’’ + 2NaOHRCOONa + R’’C6H4ONa+H2O (2)

y mol 2y mol y mol y mol

theo bài ra ta có hệ :

Gọi CTPT của anđehit no đơn chức mạch hở Y là CnH2nO ta có

CnH2nO+(3n-1)/2O2  nCO2 + nH2O (3)

0,2 0,2n 0,2n

m bình tăng = 0,2n.44 + 0,2n.18 = 24,8 →n =2

CTPT là C2H4O hay CH3CHO.

0,25

Vì tổng khối lượng 2 muối bằng 37,6 gam và 2 muối hơn kém nhau

Xét 2 trường hợp

TH1:

TH2:

0,25

Viết các công thức cấu tạo của 2 este

0,25

O2 Education gửi các thầy cô link download đề thi

Sơn Động Số 1 (2023-2023)

Đề Thi Hsg Lớp 12 Môn Hóa Tỉnh Ninh Bình Năm 2023

Đề thi hsg lớp 12 môn hóa tỉnh Ninh Bình năm 2023

Đề thi hsg lớp 12 môn hóa tỉnh Ninh Bình năm 2023

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TỈNH NINH BÌNH

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 CẤP TỈNH

NĂM HỌC 2023 – 2023

MÔN: HÓA HỌC – THPT

Ngày thi: 15/12/2023

Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian phát đề

(Đề thi gồm 56 câu TNKQ, 03 câu tự luận, trong 07 trang)

Mã đề thi 128

Họ và tên thí sinh: ……………………………………………….. Số báo danh: ………………………….

Họ và tên, chữ ký – Giám thị thứ nhất: ……………………………………………………………………

Giám thị thứ hai: ……………………………………………………………………..

Cho nguyên tử khối trung bình của các nguyên tố: H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Ni = 59; Cu = 64; Br = 80; Rb = 86; Ag = 108; Ba = 137; Pb = 207.

I. TRẮC NGHIỆM (14,0 điểm) – THÍ SINH LÀM BÀI VÀO PHIẾU TLTN

Câu 1: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X mạch hở thu được 3 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala) và 1 mol valin (Val). Thủy phân không hoàn toàn X thu được hai đipeptit Gly-Ala, Ala-Gly và tripeptit Gly-Gly-Val nhưng không thu được peptit nào sau đây?

A. Gly-Gly-Gly. B. Gly-Ala-Gly. C. Ala–Gly-Gly. D. Gly-Gly.

Câu 2: Cho ancol X có công thức phân tử là C5H12O. Đun nóng X với H2SO4 đặc ở 170oC thu được anken duy nhất. Số công thức cấu tạo có thể có của X là

A. 3. B. 4. C. 6. D. 5.

Câu 3: Cho chất hữu cơ X mạch hở, có công thức phân tử là C4H6O4 tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, thu được ancol Y và muối natri của axit cacboxylic Z. Biết rằng Y và Z có cùng số nguyên tử cacbon. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Đun nóng Y với H2SO4 đặc ở 1700C thu được một anken duy nhất.

B. Y hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường tạo phức xanh lam.

C. X là hợp chất hữu cơ đa chức.

D. Z có phản ứng tráng gương.

Câu 4: Axit salixylic (axit o-hiđroxi benzoic) tác dụng với ancol metylic (có xúc tác, to) tạo ra este X, tác dụng với anhiđrit axetic tạo ra este Y. Cho X, Y lần lượt tác dụng với dung dịch NaOH đều thu được chất hữu cơ M. Công thức cấu tạo của M là

A. CH3COONa. B. . C. . D. .

Câu 5: Cho các phát biểu sau:

(a) Tinh bột, tripanmitin và lòng trắng trứng đều bị thủy phân trong môi trường axit.

(b) Xenlulozơ là chất rắn, dạng sợi, màu trắng, không tan trong nước.

(c) Saccarozơ thuộc loại monosaccarit.

(d) Glucozơ và Gly-Ala-Gly đều có phản ứng với Cu(OH)2.

(e) Từ glyxin và alanin có thể tạo ra tối đa 8 tripeptit.

(f) Este hai chức, mạch hở tạo bởi axit cacboxylic no, đơn chức và ancol không no có 1 liên kết đôi, hai chức có công thức phân tử là CnH2n-4O4 (n ≥ 4).

Số phát biểu đúng là

A. 6. B. 5. C. 4. D. 3.

Câu 6: Chất rắn X không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. X có nhiều trong quả nho chín nên còn gọi là đường nho. Khử chất X bằng H2 thu được chất hữu cơ Y. Tên gọi của X và Y lần lượt là

A. glucozơ và sobitol. B. fructozơ và sobitol.

C. glucozơ và fructozơ. D. saccarozơ và glucozơ.

Câu 7: Dãy các kim loại nào sau đây tan hết trong axit HCl loãng, dư, ở điều kiện thường?

A. Na, K, Cu. B. Ca, Mg, Al. C. Cr, Mg, Hg. D. Na, Ag, Be.

Câu 8: Cho các phát biểu sau:

(a) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, thu được khí H2 ở catot.

(b) Cho CO dư qua hỗn hợp MgO và Fe3O4 nung nóng, thu được MgO và Fe.

(c) Nhúng thanh Zn vào dung dịch chứa CuSO4 và H2SO4, xảy ra ăn mòn điện hóa.

(d) Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là W, kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag.

(e) Cho mẩu Na vào dung dịch muối CuSO4, sau phản ứng thu được Cu kim loại.

Số phát biểu đúng là

A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.

Câu 9: Tơ nitron dai, bền với nhiệt và giữ nhiệt tốt nên thường được dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi len đan áo rét. Tơ nitron được tổng hợp từ monome nào sau đây?

A. Axit ԑ – aminocaproic. B. Vinyl clorua.

C. Caprolactam. D. Acrilonitrin.

Câu 10: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Sục khí etilen vào dung dịch KMnO4.

(b) Sục khí Cl2 vào dung dịch H2S.

(c) Sục khí NO2 vào dung dịch NaOH.

(d) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch AlCl3.

(e) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2.

(f) Cho Fe2O3 vào dung dịch HI.

Số thí nghiệm có phản ứng oxi hóa – khử xảy ra là

A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.

Câu 11: Trong các chất: m-HOC6H4OH, p-CH3COOC6H4OH, CH3CH2COOH, CH3NH3HCO3, HOOCCH2CH(NH2)COOH, ClH3NCH(CH3)COOH. Có bao nhiêu chất phản ứng tối đa với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 2?

A. 3. B. 5. C. 4. D. 6.

Câu 12: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Nung NH4NO3 rắn.

(b) Đun nóng tinh thể NaCl với dung dịch H2SO4 đặc.

(c) Cho CaOCl2 vào dung dịch HCl đặc.

(d) Cho (NH4)2CO3 vào dung dịch Ca(OH)2 dư.

(e) Cho K2S vào dung dịch AlCl3.

(f) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3.

(g) Cho FeS vào dung dịch HCl loãng.

(h) Cho CuS vào dung dịch H2SO4 loãng.

Số thí nghiệm tạo ra chất khí là

A. 8. B. 5. C. 7. D. 6.

Câu 13: Đun nóng hỗn hợp gồm chất X có công thức phân tử CH4ON2 và chất Y có công thức phân tử C2H10O3N2 với dung dịch NaOH (dư), thu được hỗn hợp Z gồm hai khí và dung dịch gồm hai chất tan, trong đó có một muối T. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Chất X tác dụng với dung dịch HCl thấy khí không màu thoát ra.

B. Muối T có công thức là NaNO3.

C. Y là chất lưỡng tính.

D. Hai khí trong Z là amoniac và metylamin.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. CrO3 là chất rắn màu đỏ thẫm, có tính oxi hóa rất mạnh.

B. Cho dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch Na2CrO4, thu được dung dịch có màu da cam.

C. Cr2O3 vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH loãng.

D. Trong môi trường axit, các muối Cr(III) thể hiện tính oxi hóa.

Câu 15: Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp BaCO3, MgCO3, Al2O3 thu được chất rắn X và khí Y. Cho chất rắn X vào nước thu được chất rắn không tan E và dung dịch Z. Cho E vào dung dịch NaOH dư thấy tan một phần. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, dung dịch Z chứa

A. Ba(AlO2)2 và Mg(OH)2. B. Ba(OH)2.

C. Ba(AlO2)2. D. Ba(OH)2 và Ba(AlO2)2.

Câu 16: Cho các phản ứng hóa học sau:

(a) BaCl2 + H2SO4 → (b) Ba(OH)2 + Na2SO4 →

(c) Ba(OH)2 + (NH4)2SO4 → (d) Ba(OH)2 + H2SO4 →

Số phản ứng có phương trình ion thu gọn Ba2+ + SO42- → BaSO4 là

A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.

Câu 17: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm x mol Fe, y mol Cu, z mol Fe2O3 và t mol Fe3O4 trong dung dịch HCl không thấy khí bay ra khỏi bình, dung dịch thu được chỉ chứa 2 muối. Phương trình biểu diễn mối quan hệ giữa số mol các chất có trong hỗn hợp X là

A. x + 2y = z + 2t. B. x + y = z + t. C. x + y = z + 2t. D. x + y = 2z + 3t.

Câu 18: Cho các chất: Cu, Al2O3, FeCl2, Fe2(SO4)3, BaCl2, NaHCO3. Số chất tác dụng được với dung dịch chứa hỗn hợp gồm NaNO3 và NaHSO4 là

A. 5. B. 3. C. 6. D. 4.

Câu 19: Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch gồm các chất tan là

A. Fe(NO3)2, AgNO3. B. Fe(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3.

C. Fe(NO3)3, AgNO3. D. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3.

Câu 20: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Đốt dây sắt trong khí clo dư.

(b) Nung hỗn hợp gồm bột sắt và lưu huỳnh (trong điều kiện không có không khí).

(c) Cho bột sắt dư vào dung dịch axit nitric loãng.

(d) Cho bột sắt vào dung dịch đồng (II) sunfat.

(e) Cho bột đồng vào dung dịch sắt (III) clorua.

(f) Cho oxit sắt từ tác dụng với dung dịch axit clohiđric.

Số thí nghiệm chỉ tạo ra muối sắt (II) là

A. 6. B. 5. C. 3. D. 4.

Câu 21: Cho cân bằng hóa học: 2SO2 (k) + O2 (k) 2SO3 (k) ∆H < 0.

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm áp suất hệ phản ứng.

B. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.

C. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ SO3.

D. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ O2.

Câu 22: Cho hỗn hợp X gồm silic và nhôm. X tan hoàn toàn trong dung dịch chứa chất nào sau đây?

A. NaOH. B. KHCO­3. C. HCl. D. BaCl2.

Câu 23: Cho các chất sau: C2H5NH2 (1), C6H5NH2 (2), NH3 (3), NaOH (4), p-O2N-C6H4NH2 (5). Lực bazơ của các chất giảm dần theo thứ tự là

A. (2), (5), (3), (1), (4). B. (4), (1), (3), (5), (2).

C. (5), (2), (3), (1), (4). D. (4), (1), (3), (2), (5).

Câu 24: Cho các dung dịch sau đều có nồng độ 0,1M: KOH, Ba(OH)2, NaCl, H2SO4, Na2CO3. Số dung dịch làm đổi màu quỳ tím là

A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.

A. O2. B. SO2. C. N2. D. CO2.

Câu 26: Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy?

A. Cu. B. Al. C. Cr. D. Ag.

Câu 27: Cho ba lá kẽm giống nhau vào ba dung dịch có nồng độ mol và thể tích như nhau (lấy dư), đựng trong ba ống nghiệm riêng biệt được đánh số thứ tự (1), (2), (3). Sau khi phản ứng kết thúc, lấy ba lá kẽm ra cân thấy: lá kẽm thứ nhất không thay đổi khối lượng; lá kẽm thứ hai có khối lượng giảm đi; lá kẽm thứ ba có khối lượng tăng lên. Giả sử toàn bộ kim loại sinh ra đều bám vào lá kẽm, ống nghiệm (1), (2), (3) lần lượt chứa dung dịch

A. Pb(NO3)2, NiSO4, MgCl2. B. MgCl2, FeCl2, AgNO3.

C. FeSO4, NaCl, Cr(NO3)3. D. AlCl3, CuCl2, FeCl2.

Câu 28: Cho sơ đồ: NaHCO3 Na2SO4 NaCl  NaNO3. Chất X, Y, Z lần lượt là

A. (NH4)2SO4, HCl, HNO3. B. H2SO4, BaCl2, HNO3.

C. K2SO4, HCl, AgNO3. D. NaHSO4, BaCl2, AgNO3.

Câu 29: Cho chất X có công thức phân tử là C11H10O4 và sơ đồ phản ứng sau :

X + NaOH Y + Z + T + H2O

Y + NaOH CH4 + Na2CO3 (Biết nY : nNaOH = 1 : 2)

Z + AgNO3 + NH3 + H2O M + Ag + NH4NO3

T + CO2 + H2O C6H5OH + NaHCO3

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Công thức phân tử của Y là C2H3O2Na. B. Chất X có 2 công thức cấu tạo phù hợp.

C. Trong phân tử Z có 4 nguyên tử hiđro. D. T là chất lưỡng tính.

Câu 30: Cho sơ đồ các phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ mol):

(a) X Y + CO2 (b) Y + H2OZ

(c) T + Z R + X+ H2O (d) 2T + Z Q + X+ 2H2O

Các chất R, Q thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là

A. NaHCO3, Ca(OH)2. B. Ca(OH)2, NaHCO3.

C. Na2CO3, NaOH. D. NaOH, Na2CO3.

Câu 31: Cho các polime: tơ tằm, sợi bông, tơ visco, nilon-6, tơ nitron. Những polime có nguồn gốc từ xenlulozơ là

A. sợi bông, tơ visco và tơ nilon-6. B. tơ tằm, sợi bông và tơ nitron.

C. sợi bông và tơ visco. D. tơ visco và tơ nilon-6.

Câu 32: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu xanh?

A. Alanin. B. Metyl amin. C. Axit axetic. D. Phenyl amin.

Câu 33: Trong các chất: axetilen, anđehit fomic, vinyl axetat, isoamyl axetat, triolein, axit acrylic. Số chất có khả năng làm mất màu nước brom ở điều kiện thường là

A. 6. B. 5. C. 4. D. 3.

Câu 34: Cho các hình vẽ sau mô tả phương pháp thu khí trong phòng thí nghiệm:

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Hình (1), (3) có thể áp dụng thu các khí: NH3, H2, N2.

B. Hình (1) có thể áp dụng thu các khí: H2, SO2, Cl2, NH3.

C. Hình (3) có thể áp dụng thu các khí: O2, H2, N2.

D. Hình (2) có thể áp dụng thu các khí: CO2, H2, SO2, Cl2.

Câu 35: Cho 7,6 gam hỗn hợp X gồm Mg và Ca phản ứng vừa đủ với 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm Cl2 và O2 thu được 19,85 gam chất rắn Z chỉ gồm các muối clorua và các oxit kim loại. Khối lượng của Mg trong X là

A. 1,8 gam. B. 4,6 gam. C. 2,4 gam. D. 3,6 gam.

Câu 36: Hòa tan hoàn toàn 5,22 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al trong dung dịch HNO3 loãng, dư. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và khí N2O duy nhất. Cho dung dịch NaOH dư vào X, thấy khí mùi khai thoát ra đồng thời thu được 8,7 gam kết tủa. Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng là

A. 0,64 mol. B. 0,5 mol. C. 0,6 mol. D. 0,56 mol.

Câu 37: Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đậm đặc có H2SO4 đặc, nóng xúc tác. Để thu được 29,7 kg xenlulozơ trinitrat cần dùng vừa đủ dung dịch chứa m kg axit nitric. Biết hiệu suất phản ứng đạt 90%, giá trị của m là

A. 21 kg. B. 42 kg. C. 30 kg. D. 10 kg.

Câu 38: Cho 4,12 gam α–amino axit X (phân tử có một nhóm –COOH và một nhóm –NH2) phản ứng với dung dịch HCl (dư) thì thu được 5,58 gam muối. Chất X là

A. H2NCH(C2H5)COOH. B. H2NCH(CH3)COOH.

C. H2N[CH2]2COOH. D. H2NCH2CH(CH3)COOH.

Câu 39: Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn hỗn hợp X gồm Al; 0,02 mol Cr2O3 và 0,03 mol FeO thu được 7,36 gam hỗn hợp Y. Hỗn hợp Y tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch NaOH 0,1M. Giá trị của V là

A. 0,2. B. 0,5. C. 1,2. D. 0,8.

Câu 40: Cho hỗn hợp bột X chứa 0,02 mol Al và x mol Fe vào 400ml dung dịch Y gồm AgNO3 0,2M và Cu(NO3)2 0,1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Z và 12,32 gam kim loại. Giá trị của x là

A. 0,07. B. 0,035. C. 0,06. D. 0,05.

Câu 41: Hỗn hợp M gồm một este no, đơn chức, mạch hở và 2 amin X, Y no, đơn chức, mạch hở, là đồng đẳng kế tiếp (MX < MY). Đốt cháy hoàn toàn một lượng M thu được N2, 7,56 gam nước và 5,376 lít khí CO2 ­(đktc). Phân tử khối của chất X là

A. 59. B. 31. C. 45. D. 73.

Câu 42: Hỗn hợp X gồm C4H4, C4H2, C4H6, C4H8 và C4H10. Tỉ khối của X so với H2 là 27. Đốt cháy hoàn toàn X cần dùng vừa đủ V lít khí O2 (đktc), thu được CO2 và 0,03 mol H2O. Giá trị của V là

A. 3,696. B. 1,232. C. 7,392. D. 2,464.

Câu 43: Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 bằng một lượng O2 vừa đủ thu được khí X. Hấp thụ hết X vào 1 lít dung dịch Y chứa Ba(OH)2 0,15M và KOH 0,1M thu được dung dịch Z và 21,7 gam kết tủa. Cho dung dịch NaOH vào Z thấy xuất hiện thêm kết tủa. Giá trị của m là

A.  18,0.         B.  24,0. C.  23,2.        D.  12,6.

Câu 44: Hỗn hợp E chứa hai hợp chất hữu cơ mạch hở gồm este X (CnH2n-2O2) và axit Y (CmH2m-4O4). Đốt cháy hoàn toàn 28,0 gam E thu được CO2 có số mol nhiều hơn H2O là 0,35 mol. Nếu đun nóng 28,0 gam E với dung dịch KOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 0,15 mol CH3OH và a gam muối. Giá trị của a là

A. 39,2. B. 33,6. C. 42,8. D. 41,0.

Câu 45: Đốt cháy hoàn toàn 29,16 gam hỗn hợp X gồm RCOOCH3, HCOOC2H3 và CH3COOCH3 thu được m gam H2O và 21,952 lít khí CO2 (đktc). Mặt khác, cho 29,16 gam hỗn hợp X phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 0,5 mol NaOH. Giá trị của m là

A. 8,1 gam. B. 9,0 gam. C. 10,8 gam. D. 12,6 gam.

Câu 46: Hỗn hợp X gồm 3 este đơn chức, tạo thành từ cùng một ancol Y với 3 axit cacboxylic (phân tử chỉ có nhóm –COOH); trong đó có hai axit no là đồng đẳng kế tiếp nhau và một axit không no (có đồng phân hình học, chứa một liên kết đôi C = C trong phân tử). Thủy phân hoàn toàn 5,88 gam X bằng dung dịch NaOH thu được hỗn hợp muối và m gam ancol Y. Cho m gam Y vào bình đựng natri dư, sau phản ứng thu được 896 ml khí (đktc) và khối lượng bình tăng 2,48 gam. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 5,88 gam X thì thu được CO2 và 3,96 gam H2O. Phần trăm khối lượng este không no trong X gần nhất với giá trị là

A. 40,8%. B. 38,8%. C. 29,3%. D. 34,1%.

Câu 47: Cho dung dịch X gồm NaHCO3 0,1M và K2CO3 0,2M; dung dịch Y gồm HCl 0,2M và NaHSO4 0,6M. Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 300 ml dung dịch X vào 100 ml dung dịch Y và khuấy đều thu được V lít khí CO2 thoát ra (đktc) và dung dịch Z. Thêm 100 ml dung dịch gồm KOH 0,6M và BaCl2 1,5M vào dung dịch Z, thu được m gam kết tủa. Các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V và m là

A. 0,448 và 25,8. B. 0,448 và 11,82.

C. 1,0752 và 8,274. D. 1,0752 và 22,254.

Câu 48: Đốt cháy hoàn toàn m gam triglixerit X cần vừa đủ 2,31 mol O2, thu được H2O và 1,65 mol CO2. Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và 26,52 gam muối. Mặt khác, m gam X tác dụng được tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là

A. 0,18. B. 0,12. C. 0,15. D. 0,09.

Câu 49: Điện phân dung dịch chứa đồng thời NaCl và CuSO4 với cường độ dòng điện không đổi (điện cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân 100%, bỏ qua sự hòa tan của các khí trong nước và sự bay hơi của nước). Kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau:

Thời gian điện phân (giây)

Khối lượng catot tăng (gam)

Khí thoát ra ở anot

Dung dịch thu được sau điện phân có khối lượng giảm so với khối lượng dung dịch ban đầu (gam)

965

m

Một khí duy nhất

3,375

2895

3m

Hỗn hợp khí

8,75

t

4m

Hỗn hợp khí

11,2

Giá trị của t là

A. 9650. B. 5790. C. 4825. D. 3860.

Câu 50: Đốt cháy hoàn toàn 9 gam hỗn hợp X gồm etylamin và đimeylamin bằng lượng O2 vừa đủ. Cho toàn bộ sản phẩm cháy sinh ra vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 59,1 gam kết tủa và dung dịch có khối lượng giảm m gam so với khối lượng dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. Giá trị của m là

A. 28,9.  B. 50,1. C. 26,1. D. 35,2. 

Câu 51: Cho hai axit cacboxylic X, Y đều đơn chức, mạch hở, không no (có một liên kết đôi C=C; MX < MY); Z là ancol có cùng số nguyên tử cacbon với X; T là este ba chức tạo bởi X, Y và Z. Chia 40,38 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T làm 3 phần bằng nhau:

– Phần 1: Đem đốt cháy hoàn toàn thu được 0,5 mol CO2 và 0,53 mol H2O.

– Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch brom dư thấy có 0,05 mol Br2 phản ứng.

– Phần 3: Cho tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch gồm KOH 1M và NaOH 3M rồi cô cạn được m gam rắn khan.

Giá trị của m là

A. 6,66. B. 6,80. C. 5,04. D. 5,18.

Câu 52: Hòa tan hoàn toàn a gam Al trong dung dịch Ba(OH)2, thu được dung dịch X. Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 0,5M vào dung dịch X và lắc nhẹ để các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc tổng khối lượng kết tủa (m gam) theo thể tích dung dịch H2SO4 (V ml) như sau:

Giá trị của a là

A. 8,10. B. 4,05.  C. 5,40.  D. 6,75.

Câu 53: Nung nóng 60,01 gam hỗn hợp X gồm KMnO4, KClO3 và MnO2, sau một thời gian thu được khí O2 và 48,81 gam chất rắn Y gồm K2MnO4, MnO2, KMnO4, KCl. Để hòa tan hoàn toàn Y cần vừa đủ dung dịch chứa 1,6 mol HCl thu được 9,688 lít khí Cl2 (đktc). Phần trăm khối lượng KMnO4 bị nhiệt phân là

A. 70,83%. B. 72,92%. C. 77,08%. D. 75,00%.

Câu 54: Hỗn hợp E gồm hai peptit mạch hở P1 và P2 (phân tử P1 nhiều hơn phân tử P2 một liên kết peptit và đều được tạo thành từ X, Y là hai amino axit có dạng H2N-CnH2n-COOH; MX < MY­). Đun nóng 0,25 mol hỗn hợp E với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch chứa 1,05 mol muối của X và 0,35 mol muối của Y. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 66,0 gam E cần dùng vừa đủ 3,15 mol O2. Phân tử khối của P1 là

A. 359. B. 402. C. 303. D. 387.

Câu 55: Hỗn hợp X gồm M2CO3, MHCO3 và MCl (M là kim loại kiềm). Cho 32,65 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được dung dịch Y và 8,96 lít khí CO2 (đktc). Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y, thu được 100,45 gam kết tủa. Kim loại M là

A. Na. B. Rb. C. K. D. Li.

Câu 56: Cho 20,88 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3 vào nước (dư) thấy còn lại 10,08 gam rắn không tan. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn 20,88 gam X trong dung dịch HCl loãng thu được dung dịch Y chỉ gồm các muối của kim loại và hỗn hợp khí Z gồm hai khí không màu (trong đó có một khí hóa nâu). Tỉ khối của Z so với He bằng 4,7. Cho dung dịch AgNO3 (dư) vào Y thu được m gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 101. B. 106. C. 103. D. 104.

II. TỰ LUẬN (6,0 điểm) – THÍ SINH LÀM BÀI VÀO TỜ GIẤY THI

Câu 1. (2,0 điểm)

1. Viết phương trình hóa học biểu diễn dãy biến hoá sau:

X YZ T M

Biết X là muối amoni chứa lưu huỳnh có phân tử khối là 51.

2. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất hữu cơ X no, mạch hở thu được sản phẩm cháy gồm CO2 và 1 mol H2O. X phản ứng với được dung dịch AgNO3/NH3. Viết công thức cấu tạo có thể có của X và phương trình hóa học xảy ra.

Câu 2. (2,0 điểm)

1. Hỗn hợp E gồm hai este đơn chức, là đồng phân cấu tạo của nhau và đều chứa vòng benzen. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 8,064 lít khí O2 (đktc) thu được 14,08 gam CO2 và 2,88 gam H2O. Cho m gam E phản ứng tối đa với dung dịch chứa 2,8 gam NaOH (đun nóng) thu được dung dịch T chứa 6,62 gam hỗn hợp ba muối. Tính khối lượng muối của axit cacboxylic trong T.

2. Hỗn hợp E gồm chất X (CnH2n+4O4N2, là muối của axit cacboxylic hai chức) và chất Y (CmH2m+3O2N, là muối của axit cacboxylic đơn chức). Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol E cần vừa đủ 0,24 mol O2 thu được N2, H2O và 0,2 mol CO2. Mặt khác, cho 0,12 mol E tác dụng hết với dung dịch NaOH thu được hỗn hợp Z gồm hai khí đều làm xanh quỳ tím ẩm. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam hỗn hợp muối khan. Tính m.

Câu 3. (2,0 điểm)

1. Nhỏ từ từ dung dịch HCl loãng (đến dư) vào dung dịch X gồm 0,05 mol Ba(OH)2 và 0,15 mol Ba(AlO2)2 (hoặc Ba[Al(OH)4]2). Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của số mol kết tủa thu được vào số mol HCl phản ứng và giải thích.

2. Hòa tan hoàn toàn 21,78 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, MgCO3, Al(NO3)3 trong dung dịch chứa 0,12 mol HNO3 và 0,65 mol H2SO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối trung hòa và hỗn hợp khí Z gồm CO2, N2, N2O và H2 (trong đó số mol của H2 là 0,06 mol). Tỉ khối của Z so với He bằng 7,25. Dung dịch Y phản ứng tối đa với 57,6 gam NaOH thu được 24,36 gam kết tủa. Tính phần trăm khối lượng của N2O trong hỗn hợp khí Z.

—–Hết—–

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu, giám thị coi thi không giải thích gì thêm).

O2 Education gửi các thầy cô link download đề thi

HSG 12 HOA HOC_128

HSG 12 HOA HOC_219

HSG 12 HOA HOC_387

HSG 12 HOA HOC_468

HDC Hoa Hoc – TL

HSG 12 HOA HOC_dapan- cham

Tổng hợp đề thi HSG lớp 12 môn hoá học

Cập nhật thông tin chi tiết về Bộ Đề Thi Học Sinh Giỏi Môn Ngữ Văn Lớp 10 Đề Thi Hsg Văn 10 trên website Avwg.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!